SKKN: Hiệu trưởng phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng <br />
cao hiệu quả công tác dạy và học.<br />
MỤC LỤC<br />
A. Phần mở đầu...................................................................................................2<br />
I. Lí do chọn đề tài:............................................................................................2<br />
II. Mục tiêu,nhiệmvụ của đề tài:.........................................................................3<br />
III. Đối tượng nghiêncứu:...................................................................................3<br />
IV. Phạmvi nghiêncứu:......................................................................................3<br />
B. Nội dung.........................................................................................................3<br />
I. Cơ sở lý luận:................................................................................................3<br />
II. Thực trạng:...................................................................................................4<br />
III. Nhữnggiải pháp,biện phápquản lý chỉ đạo của hiệu trưởng nhằmpháthuy tínhtự<br />
chủ, năngđộng,sángtạo trongsinhhoạt của tổ chuyênmôn........................................4<br />
C. Kết luận, kiến nghị:.........................................................................................15<br />
I. Kết luận: ....................................................................................................15<br />
II. Kiến nghị, đề xuất:.......................................................................................15<br />
Tài liệu thamkhảo:..............................................................................................17<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
SKKN: Hiệu trưởng phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng <br />
cao hiệu quả công tác dạy và học.<br />
Tên đề tài: Hiệu trưởng phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong sinh hoạt tổ <br />
chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy và học.<br />
( Có cập nhật bổ sung)<br />
A. Phần mở đầu<br />
<br />
I. Lí do chọn đề tài:<br />
Với quá trình 37 năm làm hiệu trưởng các trường phổ thông cơ sở, trung <br />
học cơ sở, tiểu học và 5 năm đi học đại học quản lý giáo dục. Qua tham khảo <br />
tài liệu, các tập sam Thế giới trong ta cùng các tài liệu chuyên đề của Bộ giáo <br />
dục, tôi thấy:<br />
Người hiệu trưởng trong nhà trường là người tổ chức thực hiện những <br />
chủ trương, đường lối giáo dục thông qua nội dung, phương pháp và hình thức <br />
tổ chức giáo dục phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội và thực tiễn.<br />
Người hiệu trưởng nắm vững mục tiêu giáo dục của cấp học, am hiểu <br />
nội dung giáo dục, nắm chắc các phương pháp giáo dục và các phương pháp <br />
dạy học cũng như các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa.<br />
Chức năng quyền hạn, nhiệm vụ của hiệu trưởng đã được quy định tại <br />
điều lệ của trường học. Hiệu trưởng vừa là người lãnh đạo, vừa là người quản <br />
lý một trường học.<br />
Chức năng lãnh đạo thể hiện rõ về mặt quyền lực và điều hành hoạt <br />
động của đơn vị trường học mà hiệu trưởng nắm trọng trách.<br />
Chức năng quản lý có thể hiểu là một dạng hoạt động quản lý tác động <br />
vào khách thể quản lý nhằm thực hiện và đạt được một mục tiêu nhất định.<br />
Tổ hợp các chức năng quản lý nhân sự, quản lý cơ sở vật chất, quản lý <br />
công tác dạy và học tạo nên nội dung của quá trình quản lý.<br />
Giáo dục là một dạng hoạt động đặc biệt của con người có mục đích, có <br />
nội dung, có kế hoạch… Chức năng quản lý giáo dục là để thực hiện mục đích <br />
giáo dục theo mục tiêu giáo dục đã đề ra.<br />
Trong nhà trường nhiệm vụ chính và trọng tâm nhất đó là: “Dạy và học”.<br />
“ Đổi mới quản lý nâng cao chất lượng giáo dục” là yêu cầu nhiệm vụ <br />
đang được đặt ra hàng đầu trong những năm qua.<br />
Muốn đạt được mục đích, mục tiêu giáo dục thì việc: “Đổi mới quản lý là <br />
tất yếu”.<br />
<br />
<br />
2<br />
SKKN: Hiệu trưởng phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng <br />
cao hiệu quả công tác dạy và học.<br />
Vì thế; Tôi chọn đề tài: “ Hiệu trưởng phát huy tính tự chủ, sáng tạo <br />
trong sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy và <br />
học”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
Qua nhiều năm làm hiệu trưởng ở các trường trung học cơ sở, tiểu học <br />
và qua thực tiển lãnh đạo, quản lý công tác “Dạy và học”. Tôi mạnh dạn đưa ra <br />
những gỉai pháp: “Hiệu trưởng phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong sinh hoạt <br />
của tổ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy và học”. Trong đó vị <br />
trí, vai trò của người tổ trưởng tổ chuyên môn được xác định là mắt xích, cầu <br />
nối quan trọng của nhà quản lý ( Hiệu trưởng).<br />
Để phát huy, tạo điều kiện cho các tổ trưởng, tổ chuyên môn hoạt động <br />
đạt được ý tưởng và mục đích đã đề ra, người tổ trưởng, tổ chuyên môn cần <br />
thực hiện các giải pháp chung đặt ra và phát huy sự sáng tạo của mọi thành viên <br />
trong tổ nhằm đưa sinh hoạt tổ đi tới mục đích, mục tiêu cần đạt.<br />
<br />
III. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Tập thể giáo viên các tổ chuyên môn và học sinh trong các trường học và <br />
các nhà quản lý giáo dục<br />
<br />
IV. Phạm vi nghiên cứu:<br />
Việc tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn trong các trường học.<br />
<br />
B. Nội dung<br />
<br />
I. Cơ sở lý luận:<br />
Trước tiên cần có nhận thức đầy đủ về sinh hoạt của tổ chuyên môn theo <br />
điều lệ trường học đã quy định.<br />
Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trường học, là một bộ phận <br />
như một cánh tay của hiệu trưởng để triển khai các hoạt động giáo dục, hoạt <br />
động dạy và học của nhà trường.<br />
Tổ trưởng là người đứng đầu trong một khối (hoặc hai khối chuyên môn) <br />
chịu sự quản lý của hiệu trưởng.<br />
<br />
<br />
3<br />
SKKN: Hiệu trưởng phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng <br />
cao hiệu quả công tác dạy và học.<br />
Tổ trưởng chuyên môn tổ chức sinh hoạt tổ theo điều lệ trường học, và <br />
được hiệu trưởng giao thêm các quyền tự chủ trong quản lý chỉ đạo hoạt động <br />
của tổ như: quyền sắp xếp thời khóa biểu phù hợp với hoàn cảnh của từng giáo <br />
viên, phù hợp với đặc điểm của trường có nhiều điểm lẻ…<br />
Tổ trưởng cùng giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, chủ <br />
động các hoạt động như: Chuyên đề, bồi dưỡng giáo viên thông qua thao giảng <br />
dự giờ góp ý trao đổi,… Tổ trưởng được phép sắp xếp cho giáo viên nghỉ đột <br />
xuất 1 buổi dạy sau đó báo cáo về Ban Giám Hiệu để đảm bảo không để lớp <br />
trống. Được ủy quyền cùng các giáo viên nồng cốt, giáo viên giỏi có kinh <br />
nghiệm kiểm tra toàn viện giáo viên trong tổ đánh giá kết quả và báo cáo về <br />
hiệu trưởng và chuyên môn nhà trường. Nhiệm vụ khó khăn đặt ra để tổ trưởng <br />
tổ chuyên môn cùng các thành viên thực hiện đó là: Trong tổ còn có những giáo <br />
viên yếu kém, kém về mặt này mặt khác thì cả tổ phải có trách nhiệm dìu dắt, <br />
giúp đỡ để giáo viên đó tiến bộ.<br />
Các tổ chuyên môn qua dân chủ sẽ đề ra các quy định hoạt động riêng của <br />
tổ nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ của từng giáo viên trong công tác “Dạy và <br />
học” cũng như các hoạt động khác, đồng thời làm tốt công tác thi đua một cách <br />
dân chủ, công khai, công bằng. Trên cơ sở đó phát huy nội lực sáng tạo của <br />
trường thành viên trong tổ góp phần hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã đề ra và đạt <br />
kết quả cao nhất, tốt nhất.<br />
<br />
II. Thực trạng:<br />
Hiện tại có rất nhiều trường học, các nhà quản lý chưa chú trọng đến <br />
công tác chỉ đạo sinh hoạt các tổ chuyên môn. Qua đi phúc tra thi đua, tìm hiểu <br />
hồ sơ và thực tế sinh hoạt các tổ chuyên môn cho thấy: sinh hoạt tổ chuyên môn <br />
ở một số trường đang còn gò bó, hình thức, hiệu quả sinh hoạt chưa thiết thực, <br />
chưa có tính chủ động trong sinh hoạt…<br />
<br />
III. Những giải pháp, biện pháp quản lý chỉ đạo của hiệu trưởng <br />
nhằm phát huy tính tự chủ, năng động, sáng tạo trong sinh hoạt của tổ <br />
chuyên môn.<br />
1.Tạo sự đồng bộ làm việc hài hòa giữa Phó hiệu trưởng với các tổ <br />
trưởng chuyên môn. đề cao tính chủ động sang tạo trong việc tổ chức thực hiện <br />
kế hoạch của hiệu trưởng đã triển khai hàng tháng. Đây là cốt lõi của việc phát <br />
huy tính chủ động, sang tạo trong công tác dạy và học của các tổ chuyên môn <br />
Hệ thống quản lý chỉ đạo hoạt động dạy & học trong trường học theo <br />
quy trình sau đây:<br />
<br />
4<br />
SKKN: Hiệu trưởng phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng <br />
cao hiệu quả công tác dạy và học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hiệu trưởng<br />
Người đứng đầu và là người lập kế <br />
hoạch công tác Dạy & học của trường <br />
( sau khi đã có phản hồi góp ý của các tổ <br />
chuyên môn) <br />
<br />
↕<br />
Phó hi ệu trưởng<br />
Lập kế hoạch cụ thể theo kế hoạch Hiệu <br />
trưởng. có phân công và biện pháp thực <br />
hiện đối với các tôt chuyên môn<br />
<br />
↕<br />
Các tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch <br />
thực hiện của chuyên môn phân công cụ <br />
thể nhiệm vụ công việc của các thành viên <br />
trong tổ và ghi nhận kết quả hang tháng <br />
báo cáo về cho chuyên môn và Hiệu <br />
trưởng <br />
<br />
2. Thành lập và chọn các tổ trưởng tổ chuyên môn <br />
Vào đầu năm học, hiệu trưởng căn cứ biên chế lớp để bố trí, phân công <br />
giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên giảng dạy bộ môn. Thành lập tổ chuyên <br />
5<br />
SKKN: Hiệu trưởng phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng <br />
cao hiệu quả công tác dạy và học.<br />
môn theo khối chuyên môn (hoặc 2 khối chuyên môn) theo quy định của điều lệ <br />
trường học.<br />
Tiến hành thăm dò tín ngiệm để ra quyết định cử tổ trưởng (tổ phó) <br />
chuyên môn, (tổ trưởng chuyên môn là giáo viên có kinh nghiệm, có uy tín và có <br />
đạo đức tốt, tổ trưởng phải là người đồng hành thân thiện cùng hiệu trưởng.<br />
3. Hiệu trưởng công bố quyết định và giao quyền tự chủ trong sinh hoạt <br />
tổ chuyên môn trước toàn thể cơ quan.<br />
4. Chỉ đạo và đồng nhất việc xây dựng kế hoạch, năm học, học kỳ, tháng, <br />
tuần (Mẫu kế hoạch được thống nhất từ chuyên môn nhà trường đến tổ chuyên <br />
môn).<br />
a. Chỉ đạo viêc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn.<br />
Trước tiên tổ trưởng dự thảo kế hoạch thông qua tổ chuyên môn để góp ý <br />
đồng nhất và hoàn chỉnh. (Dựa theo nhiệm vụ năm học của ngành theo bậc học, <br />
lớp học và của trường).<br />
b. Quá trình xây dựng kế hoạch có thể theo trình tự sau:<br />
Tổ trưởng chuyên môn lập dự thảo kế hoạch năm học ( gọi là kế hoạch <br />
năm học của tổ chuyên môn, việc trước tiên là: Nắm rõ đặc điểm, tình hình <br />
thuận lợi, khó khăn, thu thập thông tin… tiếp theo là xác định mục tiêu nhiệm <br />
vụ… việc thứ ba là đề ra các giải pháp, biện pháp để hoàn thành nhiệm vụ, chỉ <br />
tiêu đã đề ra và việc cuối cùng là: Dự kiến công việc, thời gian, biện pháp và <br />
phân công.<br />
Thông qua tổ chuyên môn để góp ý kiến.<br />
Hoàn chỉnh kế hoạch đã được góp ý.<br />
Trình hiệu trưởng (hoặc phó hiệu trưởng) để phê duyệt.<br />
Triển khai thực hiện và thường xuyên theo dõi để có sự điều chỉnh cần <br />
thiết, kịp thời.<br />
* Quy trình xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn: “ Đã tham khảo theo <br />
văn bản chỉ đạo của đồng chí phó trư phòng Giáo dục&Đào tạo Nguyễn Văn <br />
Lỡi”.<br />
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TCM<br />
<br />
<br />
<br />
TTCM Hiệu TTCM TTCM <br />
điều trưởng hoàn Đạt<br />
công bố <br />
chỉnh kế phê duyệt thiện kế và triển <br />
kế hoạch <br />
hoạch hoạch Chưa đạt khai thực 6<br />
TCM của TCM TCM hiện KH <br />
SKKN: Hiệu trưởng phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng <br />
cao hiệu quả công tác dạy và học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TTCM<br />
xây dựng <br />
dự thảo <br />
kế hoạch <br />
TCM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thông <br />
qua, lấy ý <br />
kiến của <br />
tập thể <br />
TCM<br />
5. Sau khi triển khai kế hoạch của tổ. Tổ trưởng chuyên môn tổ chức sinh <br />
hoạt tổ để hướng dẫn các giáo viên làm kế hoạch cá nhân (Hoạt động dạy và <br />
học, chủ nhiệm lớp, lớp học tiên tiến, chất lượng học sinh…) Theo kế hoạch <br />
của tổ chuyên môn và của trường để giáo viên lập kế hoạch hoạt động của cá <br />
nhân một cách thiết thực, phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình dạy.<br />
6. Tự chủ trong các buổi sinh hoạt chuyên môn:<br />
Hiệu trưởng hoặc phó Hiệu trưởng trực tiếp tham gia sinh hoạt vói một <br />
tổ chuyên môn nhưng với danh nghĩa là một thành viên của tổ, qua sinh hoạt để <br />
tiếp thu, lắng nghe ý kiến của giáo viên để phối hợp cùng tổ trưởng chỉ đạo <br />
hoạt động của tổ. Tổ trưởng chuyên môn chủ động triển khai các hoạt động <br />
một cách tự nhiên không gò ép… để phát huy tính sáng tạo của các thành viên <br />
trong tổ.<br />
* Nội dung các buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn có thể theo các hoạt <br />
động như sau:<br />
Sinh hoạt tổ chuyên môn (Họp tổ chuyên môn) mỗi tháng 02 lần (Mỗi <br />
lần có thể từ 45 150 phút).<br />
7<br />
SKKN: Hiệu trưởng phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng <br />
cao hiệu quả công tác dạy và học.<br />
Trình tự một buổi sinh hoạt chuyên môn có thể vận dụng theo nội dung, <br />
trình tự như sau:<br />
+ Đánh giá công tác thời gian đã qua (Kế hoach đã triển khai cuộc họp lúc <br />
trước đó) đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại cần phải tiếp tục điều <br />
chỉnh để hoàn thành đúng tiến trình theo kế hoạch đã đề ra.<br />
+ Triển khai công tác mới: Triển khai công tác mới sau khi đã có ý kiến <br />
chỉ đạo của lãnh đạo trường, tổ trưởng chuyên môn cần phân công nhiệm vụ cụ <br />
thể công việc cho các thành viên và gợi ý cho họ cách tổ chức thực hiện.<br />
+ Thảo luận ý kiến đưa ra giải pháp thực hiện kế hoạch<br />
Các thành viên trong tổ có ý kiến đề xuất, các giải pháp, biện pháp thực <br />
hiện theo kế hoạch đã đề ra.<br />
Sau khi không còn ý kiến thì tổ trưởng tổng hợp, thống nhất chung trước <br />
khi mời lãnh đạo trường tham dự sinh hoạt có ý kiến (Lúc này ý kiến của Hiệu <br />
trưởng (Phó hiệu trưởng) là ý kiến lãnh đạo không còn là ý kiến của một thành <br />
viên của tổ). Quá trình này được thư kí cuộc họp ghi đầy đủ vào sổ nghị quyết <br />
và có những công việc quan trọng thì phải thông qua trước khi cuộc sinh hoạt <br />
kết thúc.<br />
* Tổ chức sinh hoạt chuyên đề cấp tổ có thể theo các bước sau:<br />
+ Công tác chuẩn bị:<br />
Xác định những vấn đề cần thiết, bức xúc cần phải được giãi quyết trong <br />
công tác dạy và học để thu thập tài liệu chuẩn bị chuyên đề.<br />
+ Làm bản thảo chuyên đề (Nếu là chuyên đề dưới dạng SKKN)<br />
+ Thông qua các giáo viên có kinh nghiệm và lãnh đạo trường để có ý <br />
kiến góp ý và hoàn chỉnh báo cáo chuyên đề.<br />
+ Chuẩn bị tiết dạy thực hành phục vụ chuyên đề (Nếu có).<br />
+ Tổ chức chuyên đề vào thời gian sinh hoạt tổ phù hợp (Để mời các tổ <br />
chuyên môn khác cùng dự chuyên đề).<br />
Tổ trưởng hoặc thành viên được giao báo cáo chuyên đề sau khi đã tập <br />
trung đầy đủ các thành viên của tổ và các thành phần mời (Nếu có).<br />
Dự giờ minh họa (Nếu có).<br />
Tổ chức góp ý rút kinh nghiệm báo cáo chuyên đề và tiết dạy phục vụ <br />
chuyên đề (Nếu có).<br />
<br />
<br />
8<br />
SKKN: Hiệu trưởng phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng <br />
cao hiệu quả công tác dạy và học.<br />
Cuối cùng là tổ trưởng tổng hợp ý kiến thống nhất từng nội dung đưa vào <br />
áp dụng trong công tác dạy và học.<br />
7. Tổ trưởng chuyên môn thực hiện công tác kiểm tra chuyên đề, kiểm tra <br />
toàn diện (Được hiệu trưởng ủy quyền) giáo viên là một công tác mang tính tự <br />
chủ cao.<br />
Qua kiểm tra để nắm vững nề nếp giảng dạy và học tập của học sinh <br />
cũng như các công tác khác như: Chấm chữa bài, đặc biệt là nhận xét vào bài <br />
làm của học sinh theo quy định mới…. Qua kiểm tra kịp thời giúp các thành viên <br />
trong tổ giải quyết những khó khăn vướng mắc phải đồng thời tham mưu với <br />
ban giám hiệu trường để có giải pháp thực hiện có hiệu quả tốt trong công tác <br />
dạy và học cũng như mọi hoạt động.<br />
Thông qua sinh hoạt tổ, dự giờ, kiểm tra…người tổ trưởng đã phát huy <br />
tính tự chủ, dám nghĩ, dám làm để đẩy mạnh việc thực hiện các “ Ý tưởng mới” <br />
và đúc rút kinh nghiệm cho mọi thành viên của tổ. Tạo nên một môi trường hoạt <br />
động “Thân thiện Trách nhiệm và hiệu quả”.<br />
Có thể nói phát huy tính tự chủ trong sinh hoạt tổ chuyên môn và Hiệu <br />
Trưởng, Phó Hiệu trưởng là những thành viên đã thực sự tạo nên môi trường <br />
quản lý “Thân thiện, hiệu quả” trong công tác dạy và học. Qua sinh hoạt Hiệu <br />
trưởng, Phó Hiệu Trưởng đi sâu, đi sát các hoạt động dạy và học cũng như các <br />
hoạt đông khác.<br />
Việc Hiệu Trưởng, Phó Hiệu Trưởng tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn <br />
và phát huy vai trò người tổ trưởng chuyên môn không thể tách rời trong công <br />
tác quản lý chỉ đạo hoạt động dạy và học của trường học.<br />
Thiết nghĩ: Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng) thực sự say mê đối với công <br />
tác phát huy tính tự chủ trong sinh hoạt của tổ chuyên môn (thực sự là thông qua <br />
sinh hoạt tổ chuyên môn để quản lý dạy và học của các nhà quản lý) thì chắc <br />
chắc sẽ đem lại rất nhiều giá trị, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng học tập <br />
của học sinh cũng như năng lực chuyên môn, tay nghề của giáo viên.<br />
<br />
<br />
* Các tổ chuyên môn phát huy tính sáng tạo của tập thể giáo viên để <br />
làm đồ dùng dạy học:<br />
Qua các hội thi tự làm đồ dùng dạy học đều đạt giải cao. Trong kỳ thi làm <br />
đồ dùng cho trẻ khuyết tật do tỉnh tổ chức. Trường được Phòng GD& ĐT huyện <br />
Krông Ana cử làm 5 đồ dùng dạy học dự thi đã đạt 3 giải nhất, nhì, ba và đạt <br />
giải nhất toàn đoàn về làm đồ dùng dạy học.<br />
<br />
9<br />
SKKN: Hiệu trưởng phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng <br />
cao hiệu quả công tác dạy và học.<br />
Những hình ảnh trong lễ trao giải tại hội thi:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tập thể cán bộ, giáo viên tham gia hội thi làm ĐDDH cho trẻ khuyết tật<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
SKKN: Hiệu trưởng phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng <br />
cao hiệu quả công tác dạy và học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sở GD& ĐT tỉnh Đăk Lăk trao cờ và giấy chứng nhận đạt giải ba toàn đoàn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sở GD& ĐT tỉnh Đăk Lăk trao thưởng đạt giải nhất về thi làm ĐDDH cho trẻ <br />
khuyết tật<br />
<br />
11<br />
SKKN: Hiệu trưởng phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng <br />
cao hiệu quả công tác dạy và học.<br />
<br />
* Những hình ảnh sinh hoạt tổ chuyên môn:<br />
Một buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn khối 1:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tổ chuyên môn khối 2, 3 đang triển khai kế hoạch tháng:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
SKKN: Hiệu trưởng phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng <br />
cao hiệu quả công tác dạy và học.<br />
<br />
Tổ chuyên môn khối 4, 5 đang tổ chức chuyên đề đổi mới phương pháp <br />
dạy học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
IV. Kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm:<br />
1. Kết quả đạt được:<br />
Sau 3 năm triển khai thực hiện bằng những hình thức khác nhau trong <br />
việc giao quyền tự chủ có nghĩa là giao thêm quyền điều hành đối với tổ trưởng <br />
chuyên môn ngoài các quyền mà điều lệ trường học đã quy định.<br />
Việc sinh hoạt tổ chuyên môn đã trở thành nề nếp và linh hoạt, có những <br />
buổi sinh hoạt tổ chỉ tranh thủ giờ ra chơi 20 phút để sinh hoạt nhưng có những <br />
buổi sinh hoạt tổ kéo dài gần cả buổi..<br />
Hiệu quả các buổi sinh hoạt cho thấy tính thân thiện trách nhiệm – Dân <br />
chủ và phát huy khả năng sáng tạo của từng thành viên trong tổ là một thành <br />
công nhất, 100% giáo viên các tổ đều có tinh thần thi đua sáng tạo và trách <br />
nhiệm cao với học sinh nhất là trường có gần 100% học sinh đều là dân tộc <br />
thiểu số.<br />
Kết quả thanh tra viên, thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên thì có trên <br />
2/3 giáo viên được đề nghị xếp loại xuất sắc.<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
SKKN: Hiệu trưởng phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng <br />
cao hiệu quả công tác dạy và học.<br />
Việc cải tiến phương pháp dạy học, dạy học lấy học sinh làm trung tâm <br />
đang từng bước vận dụng có hiệu quả khá tốt.<br />
Hàng năm số giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện số lượng <br />
năm sau cao hơn năm trước.<br />
Năm học 2013 – 2014, trường đăng kí dự thi 3 giáo viên và đạt 3 giáo viên <br />
giỏi cấp huyện. <br />
Trường đã có trên 2/3 giáo viên trình độ trên chuẩn, còn 2 giáo viên là dân <br />
tộc thiểu số đang theo học đại học. Đội ngũ giáo viên của trường đang từng <br />
bước thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.<br />
Chất lượng học sinh là minh chứng rõ ràng nhất. Năm 2008 chất lượng <br />
học sinh thấp nhất huyện. Trường đã có báo cáo chuyên đề: “Giải pháp chống <br />
học sinh bỏ học ngồi nhầm lớp” , tại thời điểm đó tỷ lệ ngồi nhằm lớp chiếm <br />
xấp xĩ 50%.<br />
Đến nay tỷ lệ học sinh khá giỏi năm sau cao hơn năm trước. Học sinh lên <br />
lớp hàng năm đạt từ 8790%.<br />
Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học trong 3 năm gần đây đạt 100%, <br />
học sinh dự thi giao lưu tiếng việt, thi học sinh giỏi, phát hiện học sinh năng <br />
khiếu đều đạt giải.<br />
Năm 2012 2013 dự thi phát hiện học sinh giỏi văn Tiếng việt trường <br />
dự thi 6 học sinh đạt công nhận 5 học sinh – 100% học sinh dân tộc. Trong lúc <br />
đó các trường xung quanh học sinh dự thi 6 học sinh chỉ đạt 4 em (2 trường tiểu <br />
học trong xã). <br />
Năm học 2013 2014 qua kì thi phát hiện năng khiếu đã có 2 em được <br />
công nhận và đạt giải. <br />
Năm học 2014 – 2015 và năm 20152016 số học sinh hoàn thành chương <br />
trình năm học được lên lớp đạt 97,3%. Có nhiều học sinh đạt giải qua cuộc thi <br />
Violimpic, Ioe cấp huyện và dự thi cấp tỉnh<br />
Riêng học sinh giỏi môn thể dục thể thao đã đạt nhiều giải nhất, nhì, ba.<br />
Các cuộc thi tiếng hát dân ca đều đạt giải nhất, nhì, ba.<br />
Trong ba năm liền trường đều được uỷ ban nhân dân huyện tặng giấy <br />
khen và công nhận tập thể lao động tiên tiến<br />
Rõ ràng phát huy tính tự chủ năng động sáng tạo trong sinh hoạt tổ chuyên <br />
môn đã tạo nên những thành công, kết quả tốt.<br />
2. Bài học kinh nghiệm:<br />
14<br />
SKKN: Hiệu trưởng phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng <br />
cao hiệu quả công tác dạy và học.<br />
Phát huy tính tự chủ trong sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn cần <br />
phối hợp tốt hơn sự “ Thân thiện – Hợp tác” của các nhà quản lý để kết quả đạt <br />
tốt hơn.<br />
Phát huy cao hơn, tốt hơn tính tự chủ, sáng tạo, năng động của giáo viên <br />
thông qua hoạt động trên lớp và ngoài giờ lên lớp nhằm làm cho học sinh thêm <br />
yêu trường, yêu lớp, mến yêu thầy cô và học tập tốt hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
C. Kết luận, kiến nghị:<br />
<br />
I. Kết luận: <br />
Sinh hoạt tổ chuyên môn là hoạt động thường kỳ diễn ra 2 lần/ tháng tại <br />
các trường học.<br />
Để sinh hoạt tổ chuyên môn ngày càng có môi trường “ Thân thiện và <br />
hiệu quả” cần được các nhà lãnh đạo, quản lý quan tâm nhiều hơn nhằm nâng <br />
cao chất lượng đội ngũ giáo viên về năng lực chuyên môn, tay nghề và nâng cao <br />
chất lượng học tập của học sinh.<br />
<br />
II. Kiến nghị, đề xuất:<br />
Phòng giáo dục cần tổ chức chuyên đề bồi dưỡng kỹ năng quản lý sinh <br />
hoạt tổ chuyên môn cho các tổ trưởng chuyên môn.<br />
Ở các đơn vị trường học cần tổ chức tốt hơn việc sử dụng công nghệ <br />
thông tin vào soạn bài, giảng dạy và nghiên cứu khoa học về công tác dạy và <br />
học. <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết chuyên đề<br />
<br />
<br />
<br />
Cử nhân QLGD Phạm Văn Liên<br />
Hiệu trưởng trường Tiểu học Tình Thương.<br />
Nhận xét của hội đồng chấm SKKN cấp trường<br />
………………………………………………………………………………...<br />
<br />
15<br />
SKKN: Hiệu trưởng phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng <br />
cao hiệu quả công tác dạy và học.<br />
………………………………………………………………………………...<br />
………………………………………………………………………………...<br />
Chủ tịch hội đồng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
SKKN: Hiệu trưởng phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng <br />
cao hiệu quả công tác dạy và học.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo:<br />
1. Giáo dục vi mô 3. Giáo sư Tạ quang Uẩn Đại học sư phạm Hà Nội.<br />
2. Các tập san thế giới trong ta số 71+72 ( 2008).<br />
3. Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn Trung học cơ sở của bộ <br />
GD&ĐT (tháng 7 2013).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
SKKN: Hiệu trưởng phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng <br />
cao hiệu quả công tác dạy và học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />