T<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN QUỐC TOẢN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT <br />
ĐỘNG THƯ VIỆN THÂN THIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC <br />
TRẦN QUỐC TOẢN<br />
Thuộc lĩnh vực: Quản lý<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Võ Văn Tính<br />
Chức danh: Hiệu trưởng<br />
Trình độ chuyên môn: Đại học<br />
Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục Tiểu học<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU:<br />
<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, hoạt động thư <br />
viện có một vai trò đóng góp rất quan trọng. Hoạt động thư viện góp phần <br />
nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về <br />
khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu của giáo viên đặc biệt là <br />
việc đọc sách của học sinh. Trong trường tiểu học, thư viện nhà trường giúp <br />
học sinh tiếp cận và nhận thức về cuộc sống, thế giới xung quanh một cách dễ <br />
dàng, thực tế hơn, thúc đẩy lòng ham học hỏi, thích khám phá ở lứa tuổi học <br />
sinh qua nội dng các câu chuyện từ sách báo, tài liệu, tranh ảnh...<br />
Từ thực tế hoạt động thư viện của trường tiểu học Trần Quốc Toản <br />
trong những năm trước đây, cho thấy hoạt động thư viện chưa thực sự đáp ứng <br />
được nhu cầu cần thiết của học sinh trong việc đọc sách, tìm hiểu, tra <br />
cứu..Hoạt động thư viện chưa đa dạng, chủ yếu chỉ mới là nơi mượn sách, đồ <br />
dùng dạy học của giáo viên, học sinh. Học sinh chưa có chỗ ngồi đọc rộng rãi, <br />
thoải mái, thoáng mát. Học sinh chưa có phương pháp đọc sách tốt và phù hợp <br />
với trình độ đọc của mình. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở vật chất thư viện <br />
còn hạn chế, phòng đọc chật hẹp, không thu hút được học sinh đến thư viện <br />
đọc sách thường xuyên. Bản thân tôi rất trăn trở, tìm giải pháp xây dựng và chỉ <br />
đạo đổi mới hoạt động thư viện để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục <br />
trong nhà trường.<br />
Chính vì vậy tôi chọn đề tài về “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao <br />
hiệu quả hoạt động thư viện thân thiện trường tiểu học Trần Quốc <br />
Toản" để nhằm chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp trong việc chỉ <br />
đạo hoạt động thư viện ở trường tiểu học.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
2.1. Mục tiêu:<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
2<br />
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác thư viện ở trường Tiểu học <br />
Trần Quốc Toản, đề ra những giải pháp nhằm chỉ đạo hoạt động công tác thư <br />
viện trong nhà trường đạt hiệu quả.<br />
Xây dựng thư viện thân thiện thu hút học sinh đến đọc sách nhằm nâng <br />
cao chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một đi lên.<br />
2.2. Nhiệm vụ:<br />
Qua khảo sát tình hình thực tế, đánh giá thực trạng công tác thư viện của <br />
nhà trường. Đưa ra những giải pháp tích cực để chỉ đạo công tác, nghiệp vụ thư <br />
viện nhà trường qua các việc làm cụ thể.<br />
Định hướng việc tổ chức các hoạt động thư viện trong năm học đạt hiệu <br />
quả.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Hoạt động của thư viện thân thiện trường tiểu học<br />
4. Giới hạn của đề tài:<br />
Thư viện trường Tiểu học Trần Quốc Toản năm học 2015 2016 và <br />
2016 2017.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu;<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.<br />
b) Nhom ph<br />
́ ương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
Phương pháp điều tra;<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; <br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG:<br />
1. Cơ sở lý luận:<br />
Năm học 20162017, toàn ngành tiếp tục tập trung kế hoạch hành động <br />
thực hiện Nghị quyết số 29/NQTW về "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục <br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
3<br />
và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện <br />
kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Mục tiêu trong giai <br />
đoạn hiện nay là phải tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực <br />
tự học coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, bổ sung những thành <br />
tựu khoa học công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.<br />
Quy chế về tổ chức và hoạt động của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu <br />
rõ: " Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là <br />
trung tâm sinh hoạt văn hóa của nhà trường. Nó góp phần nâng cao chất lượng <br />
giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, xây dựng <br />
thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo từng bước thay đổi phương <br />
pháp dạy học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư <br />
tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa cho các thành viên của nhà <br />
trường".<br />
Thư viện sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học <br />
sinh những sách báo cần thiết phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa <br />
học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ phận khoa học, góp phần vào việc <br />
nâng cao chất lượng giảng dạy toàn diện “Công tác tổ chức và hoạt động của <br />
thư viện phải là một nội dung quan trọng trong đánh giá để công nhận trường <br />
chuẩn quốc gia và Danh hiệu thi đua hàng năm” (Quyết định số 61/1998/QĐ – <br />
BGD&ĐT). <br />
Chính vì tầm quan trọng của hoạt động thư viện, trong những năm học vừa <br />
qua, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Ana đã chỉ đạo các <br />
trường xây dựng và tăng cường hiệu quả của hoạt động thư viện của các trường <br />
học. Chỉ đạo các trường hợp tác với tổ chức Room To Read để xây dựng thư viện <br />
thân thiện, tạo môi trường đọc sách tốt nhất thu hút học sinh và cộng đồng tham gia <br />
đọc sách.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:<br />
2.1. Đặc điểm tình hình:<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
4<br />
Trường Tiểu học Trần Quốc Toản là một trường nằm trên địa bàn xã <br />
thuần nông cách trung tâm huyện khoảng 5km. Nhân dân trên địa bàn từ địa bàn <br />
Quảng Nam đến đây xây dựng kinh tế mới. Trường được thành lập năm 1989 <br />
đến nay đã trải qua gần 28 năm xây dựng và phát triển. Ngay từ những ngày <br />
đầu thành lập trường đã gặp không ít những khó khăn. Nhân dân làm nghề <br />
nông, đời sống còn nghèo khó nên việc huy động sự đóng góp để xây dựng cơ <br />
sở vật chất không thể thực hiện được. Thời gian gần đây, kinh tế địa phương <br />
có phần phát triển nên trường lớp đã được xây dựng tương đối khang trang. Cơ <br />
sở vật chất đảm bảo cho công tác dạy học.<br />
Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và Đào <br />
tạo, chính quyền địa phương, cùng với sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ <br />
giáo viên và học sinh nhà trường, năm 2012 trường đã được công nhận Trường <br />
chuẩn quốc gia mức độ 1. Hiện nay trường có 2 điểm trường với 15 lớp, 336 <br />
học sinh học 2 buổi/ngày. <br />
2.2. Những ưu điểm của thư viện nhà trường trong thời gian qua<br />
Thư viện của nhà trường đã đạt chuẩn theo quy định. Hoạt động thư <br />
viện đảm bảo phục vụ cho công tác dạy học. Hàng năm nhà trường đã trích 15 <br />
17% kinh phí chi thường xuyên đầu tư cho thư viện để mua sách, thiết bị đồ <br />
dùng dạy học. Cụ thể năm học 2015 2016, thư viện nhà trường có 1 phòng với <br />
diện tích 54m2 dùng chung cho cả học sinh và giáo viên. Tủ và kệ và giá sách <br />
thư viện được trang bị đầy đủ. Số lượng sách tham khảo, sách phục vụ cho <br />
học sinh mượn để học tập, báo, sách tra cứu,....tương đối đảm bảo để phục vụ <br />
dạy học.<br />
Nhân viên thư viện có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo quy định, có <br />
năng lực, nhiệt tình trong công việc.<br />
Hồ sơ thư viện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
5<br />
Hồ sơ thư viện đầy đủ, cập nhật thường xuyên việc mượn trả sách của <br />
học sinh. Theo dõi và kiểm kê sách hàng năm theo quy định. Kế hoạch hoạt <br />
động được lên kịp thời và sát thực tế nhà trường.<br />
Hoạt động của thư viện<br />
Thư viện phục vụ việc mượn và trả sách, thiết bị đồ dùng dạy học cũng <br />
như việc đọc sách của giáo viên và học sinh.<br />
Việc mượn trả sách, đồ dùng dạy học được thực hiện thường xuyên <br />
theo nhu cầu của giáo viên và học sinh nhà trường.<br />
Hiệu quả đạt được của thư viện:<br />
Trong 2 năm 2014 2015 và 2015 2016, thư viện trường Tiểu học Trần <br />
Quốc Toản đã được công nhận thư viện Thư viện đạt chuẩn. Thư viện đã <br />
đảm bảo các loại sách thiết bị và đồ dùng phục vụ cho công tác dạy học của <br />
nhà trường.<br />
2.3. Những hạn chế <br />
Tuy hoạt động thư viện đã có những kết quả nhất định song còn một số <br />
hạn chế. Cụ thể như:<br />
Chưa có phòng đọc dành riêng cho học sinh. Phòng đọc không đủ rộng, <br />
chưa thoáng mát. Phòng đọc không được trang trí xung quanh, không gian chưa <br />
thân thiện để thu hút học sinh đến nhiều với thư viện.<br />
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của thư viện chưa phong phú, một số loại <br />
tủ, kệ sách chưa phù hợp với học sinh.<br />
Khu vực đọc sách chưa tạo cho các em một tinh thần thoải mái và hứng <br />
thú, môi trường đọc chưa thoáng mát.<br />
Hoạt động của thư viện chưa đa dạng, chưa có sự tham gia của học <br />
sinh trong việc quản lý, hỗ trợ thư viện.<br />
Chưa có sự tham gia hỗ trợ của cha mẹ học sinh và cộng đồng trong <br />
việc phát triển thư viện.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
6<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp<br />
Việc chỉ đạo đổi mới hoạt động thư viện, xây dựng một thư viện thân <br />
thiện ở trường học nói chung, ở trường tiểu học nói riêng là rất cần thiết. Nó <br />
nhằm mục đích:<br />
Thay đổi cách thức hoạt động của thư viện.<br />
Tạo môi trường thân thiện thu hút học sinh đến thư viện đọc sách.<br />
Thu hút sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng. <br />
Về hiệu quả mang lại: <br />
Học sinh tham gia đọc sách nhiều hơn, rèn cho các em thói quen đọc <br />
sách thường xuyên và trở thành người đọc độc lập.<br />
Từ việc đọc sách thường xuyên và hứng thú, hỗ trợ cho các em trong <br />
việc giao tiếp, học tập, đặc biệt là học tốt môn Tiếng Việt.<br />
Cha mẹ học sinh hỗ trợ kinh phí để tu sửa cơ sở vật chất, mua sách cho <br />
Thư viện.<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
3.2.1. Chỉ đạo xây dựng và thiết lập thư viện thân thiện<br />
Tháng 6 năm 2016, trường Tiểu học Trần Quốc Toản được sự chỉ đạo <br />
của Phòng Giáo dục và Đào tạo đã hợp tác với tổ chức Room To Read xây <br />
dựng thêm thư viện thân thiện với diện tích phòng 54m 2 và đã đưa vào sử dụng <br />
từ tháng 9 năm 2016. Từ lúc bắt đầu thiết lập, nhà trường đã nỗ lực, sát sao chỉ <br />
đạo cán bộ giáo viên, phối hợp với cha mẹ học sinh hoàn thiện từng công đoạn <br />
và hiện nay đã đưa vào hoạt động. Cụ thể:<br />
Trang trí phòng đọc sách cho học sinh<br />
Phòng đọc sách cho học sinh chỉ dành cho các em đến đọc sách, truyện, <br />
tra cứu, viết vẽ....<br />
Phòng đọc được sơn màu sáng. Các cửa sổ phải đảm bảo rộng và làm <br />
bằng kính để tận dụng tối đa ánh sáng từ ngoài vào. Các mảng tường được vẽ <br />
những hình ảnh đẹp mắt, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Như hình ảnh thiên <br />
nhiên, cây cối, hoa và các loài thú hoặc những bức tranh có trong các câu truyện <br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
7<br />
các em được đọc. Bố trí những hình ảnh đẹp tạo cho một không gian đọc vừa <br />
đẹp và thân thiện. Vì thế khi đến thư viện các em không chỉ được đọc sách mà <br />
còn được thưởng thức những cảnh đẹp qua những bức tranh, tạo cho các em <br />
tinh thần thoải mái và thích thú khi đến thư viện.<br />
Dưới đây là một số hình ảnh của một số bức tranh trong phòng đọc <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Bố trí các góc<br />
Góc trò chơi: Góc trò chơi là góc dành riêng cho những học sinh thích <br />
chơi các trò chơi như nặn hình hay chơi các trò chơi trí tuệ. Từ các trò chơi, các <br />
em sẽ phát triển tư duy tốt hơn và tạo cho các em nhiều hứng thú. Đặc biệt, <br />
góc trò chơi khuyến khích học sinh khối 1 khi các em chưa đọc được thì đến <br />
thư viện để chơi các trò chơi giáo dục, làm quen với thư viện và hình thành thói <br />
quen đến thư viện.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
8<br />
Góc viết vẽ:<br />
Góc viết vẽ dành cho những em yêu thích vẽ lại các nhân vật hoặc viết <br />
những đoạn văn, thơ hoặc những cảm nghĩ của các em sau khi đọc một câu <br />
truyện. Góc viết vẽ khuyến khích học sinh chia sẻ những cảm xúc khi đọc sách <br />
thông qua hình thức viết, vẽ. Góc viết vẽ tạo môi trường thân thiện với học <br />
sinh với các sản phẩm do các em tự tạo ra đồng thời xây dựng môi trường văn <br />
bản trong thư viện.<br />
Những sản phẩm viết, vẽ của các em được trưng bày trên góc viết vẽ để <br />
động viên khuyến khích các em.<br />
Dưới đây là hình ảnh góc viết vẽ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
9<br />
Góc tra cứu:<br />
Góc tra cứu khuyến khích học sinh sử dụng sách tra cứu phục vụ học tập <br />
và nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng tra cứu cho học sinh. Góc tra cứu bao <br />
gồm một số loại sách từ điển, sách về động vật, thiên nhiên, thế giới và con <br />
người.v.v.. khi cần thiết các em đến tra cứu nâng cao kiến thức, hiểu biết hỗ <br />
trợ học tập và cuộc sống. <br />
Hình ảnh của góc tra cứu:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
10<br />
+ Các bảng biểu và nội quy thư viện<br />
Các bảng biểu, nội quy thư viện phải có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, <br />
trang trí đẹp mắt và đặt đúng vị trí để các em dễ nhìn, dễ đọc và thực hiện. <br />
Như bảng hướng dẫn tìm sách theo mã màu, bảng nội quy thư viện, bảng nhắc <br />
nhở giữ gìn vệ sinh chung, lịch đọc sách.v.v...Bảng tìm sách theo mã mà bao <br />
gồm 6 màu : Xanh lá cây, đỏ, cam, trắng, xanh dương, vàng tương ứng với màu <br />
kệ sách và mã màu sách. Nhìn vào bảng các em dễ dàng tìm sách phù hợp với <br />
trình độ đọc của mình. Cụ thế: học sinh lớp 1 đọc sách theo mã màu xanh lá <br />
cây, đỏ, cam. Những loại sách này phù hợp trình độ đọc của học sinh lớp 1 bởi <br />
vì sách có ít chữ, nhiều tranh dễ đọc. Càng lên lớp lớn hơn, trình độ đọc cao <br />
hơn thì các em đọc các sách nhiều chữ, ít tranh và có nội dung khó hơn... như <br />
theo bảng hướng dẫn.<br />
Dưới đây là một số hình ảnh các bảng biểu:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
11<br />
Bảng nội quy thư viện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
12<br />
Bảng hướng dẫn tìm sách theo mã màu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng nội quy bên ngoài<br />
+ Sắp xếp các kệ<br />
Các kệ sách ở đây được sơn theo 6 mã màu phù hợp với từng loại sách <br />
phù hợp trình độ đọc của học sinh. Độ cao của kệ vừa phải, dễ trưng bày sách. <br />
Khi nhìn màu kệ các em biết ngay kệ đó là trưng bày sách phù hợp trình độ đọc <br />
đối với học sinh lớp mấy. kệ sách được sắp xếp xung quanh phòng và có vị trí <br />
phù hợp.<br />
+ Sắp xếp sách theo mã màu<br />
Sách thuộc mã màu nào thì được xếp lên kệ có màu đó. Ví dụ sách có mã <br />
màu trắng thì xếp lên kệ màu trắng, sách có mã màu xanh thì được xếp lên kệ <br />
màu xanh.v.v..để học sinh dễ tìm và trả sách xếp vào màu kệ quy định.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
13<br />
Kệ sách được xếp sách theo mã màu<br />
+ Khu vực ngồi đọc của học sinh<br />
Khu vực ngồi đọc sách của học sinh là vị trí trung tâm của phòng và <br />
khoảng không gian rộng nhất. Khu vực này được trải thảm xốp để học sinh <br />
ngồi. Các bàn để các em ngồi đọc có chiều cao phù hợp, màu sắc đẹp. Vì vậy <br />
các em ngồi đọc với tư thế thoải mái, không bị gò ép.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
14<br />
3.2.2. Trang bị sách truyện cho thư viện<br />
Hiện nay thư viện đã có khoảng gần 1000 quyển sách. Hàng năm thư <br />
viện được tổ chức Room ToRead tài trợ ¾ số sách. Còn lại nhà trường huy <br />
động đóng góp của cha mẹ học sinh và cộng đồng. Như vậy nguồn sách được <br />
bổ sung thường xuyên đáp ứng nhu cầu mượn về nhà và đọc sách tại chỗ của <br />
học sinh.<br />
3.2.3. Tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thư viện và <br />
giáo viên.<br />
Đối với nhân viên thư viện<br />
Nhân viên thư viện được cấp trên tổ chức tập huấn thường xuyên về <br />
nghiệp vụ thư viện.<br />
Đối với giáo viên<br />
Sau khi nhân viên thư viện được các cấp tập huấn về nghiệp vụ thư <br />
viện, nhà trường tổ chức tập huấn lại cho toàn bộ giáo viên toàn trường để <br />
giáo viên được nắm bắt và thực hiện trong các họat động liên quan đến thư <br />
viện. Như tập huấn về thiết lập thư viện, cách hướng dẫn học sinh tìm sách <br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
15<br />
theo mã màu phù hợp với trình độ đọc; tập huấn về tổ chức tiết đọc thư viện <br />
cho học sinh.v.v.<br />
Dưới đây là một số hình ảnh tập huấn của giáo viên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3.3.4. Chỉ đạo hoạt động của thư viện <br />
Thành lập đội hỗ trợ thư viện<br />
Đội hỗ trợ thư viện gồm khoảng 6 đội, mỗi đội có 6 em học sinh lớp <br />
4,5. Đội hỗ trợ thư viện được giao nhiệm vụ giúp nhân viên thư viện ghi phiếu <br />
cho các bạn mượn, trả sách, thu hồi sách và xếp lên kệ.v.v.. Thời gian hoạt <br />
động của Đội là trước giờ vào lớp, giờ ra chơi và sau giờ học. Nhờ có đội hỗ <br />
trợ thư viện mà công việc của nhân viên thư viện đỡ vất vả hơn. Vì thế mà <br />
việc điều hành các hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
16<br />
Hình ảnh học sinh đến thư viện đọc sách trong giờ ra chơi<br />
Phân bổ Lịch đọc sách theo tiết đọc thư viện của từng lớp<br />
Tiết đọc thư viện được thực hiện theo từng lớp. Mỗi lớp thực hiện tiết <br />
đọc tại thư viện mỗi tuần 1 tiết do giáo viên chủ nhiệm phụ trách và hướng <br />
dẫn. Nội dung tiết đọc thư viện được quy định theo trình độ đọc của học sinh. <br />
Như đọc to nghe chung( Giáo viên đọc cho học sinh nghe) dành cho lớp 1, đọc <br />
cặp đôi, đọc cá nhân, cùng đọc...<br />
Dưới đây là hình ảnh tiết đọc thư viện của trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
17<br />
Ngoài các hoạt động thường xuyên, nhà trường đã tổ chức có hiệu quả <br />
các hoạt động nhằm tạo hứng thú và bổ ích cho học sinh, góp phần tạo môi <br />
trường học tập thân thiện để các em cảm thấy mỗi ngày đến trường là một <br />
ngày vui. Cụ thể như tổ chức ngày hội đọc sách, giới thiệu sách, kể chuyện <br />
theo sách, thi vui đọc sách, rung chuông vảng.v.v..<br />
Dưới đây là một số hình ảnh tổ chức các hoạt động:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
18<br />
Tổ chức Ngày hội đọc sách<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
19<br />
Giới thiệu sách<br />
Lịch mượn, trả sách của từng lớp<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
20<br />
Lịch mượn trả sách được nhân viên quy định thời gian mượn trả cho <br />
từng lớp để tránh chồng chéo. Ví dụ: Lớp 1A, 3A mượn và trả vào thứ 3 thì <br />
1B, 4B mượn và trả vào thứ 4 hàng tuần.<br />
* Hoạt động thư viện tại phân hiệu<br />
Việc chỉ đạo hoạt động thư viện tại phân hiệu được thực hiện như ở <br />
điểm trường chính song chủ yếu giao cho giáo vên chủ nhiệm thực hiện tại <br />
lớp. Hàng tuần, nhân viên thư viện đến trực tại phân hiệu 1 ngày vào cuối tuần <br />
để thu hồi sách và cho mượn sách. Vì thế nên các em học sinh tại phân hiệu <br />
vẫn được mượn sách, đọc sách như những học sinh tại điểm trường chính.<br />
<br />
3.3. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
Sau gần một năm hoạt động, thư viện của nhà trường đã đạt hiệu quả <br />
rất tốt. các em học sinh đến thư viện đọc sách nhiều hơn. Kết quả dạy học đạt <br />
cao hơn. Đặc biệt thư viện nhà trường đã có sự phối hợp tích cực của cha mẹ <br />
học sinh và cộng đồng. Cụ thể:<br />
3.3.1. Về đầu tư kinh phí cho thư viện:<br />
<br />
Năm học Kinh phí Kinh phí Kinh phí cha mẹ học sinh Số lượng <br />
mua sách mua sắm tu sách hàng <br />
đóng góp<br />
báo, tài liệu sửa CSVC năm<br />
20152016 14 000 000 0 0 3560<br />
20162017 17 000 000 18 000 000 5 800 000 4343<br />
<br />
<br />
3.3.2. Tình hình học sinh đọc sách thư viện:<br />
<br />
Năm học Số lượt học Số lượt học Tỷ lệ học sinh Ghi chú<br />
sinh mượn sinh đến thư đọc sách của thư <br />
sách về đọc/ viện đọc viện<br />
tháng sách/ngày<br />
<br />
2015 2016 74 34 45%<br />
<br />
2016 2017 280 200 100%<br />
<br />
3.3.3. Công tác tuyên truyền giới thiệu sách:<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
21<br />
Số lần Kể chuyện Thi vui đọc Tổ chức Ghi chú<br />
Năm học giới thiệu theo sách sách (lần) Ngày đọc <br />
sách (lần) sách<br />
2015 2016 3 2 0 0<br />
<br />
2016 2017 7 5 1 1<br />
<br />
3.3.4. Danh hiệu thư viện đạt được:<br />
<br />
Năm học Danh hiệu Ghi chú<br />
<br />
2015 2016 Thư viện đạt chuẩn<br />
<br />
2016 2017 Thư viện tiên tiến<br />
<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận: <br />
Trong công tác dạy học, việc nâng cao chất lượng giáo dục thì hoạt động <br />
thư viện góp phần rất lớn. Việc đổi mới hoạt động thư viện chính là một phần <br />
cốt lõi của đổi mới giáo dục. Chúng ta đang xây dựng trường học thân thiện, <br />
xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh thì việc xây dựng một thư viện <br />
thân thiện là hết sức cần thiết. Thư viện có thân thiện thì mới thu hút học sinh <br />
và mọi người đến với thư viện. Thư viện có thân thiện thì hiệu quả và mục <br />
đích của nó mới đạt được cao nhất. <br />
Thư viện của trường Tiểu học Trần Quốc Toản thực sự là một địa điểm <br />
bổ ích và thân thiện đã thu hút tất cả học sinh nhà trường đến đọc sách, tra cứu <br />
cũng như thể hiện năng khiếu, chơi các trò chơi trí tuệ.v.v...Đặc biệt các em <br />
học sinh vào thư viện đọc sách nhiều sẽ rèn cho các em kỹ năng đọc và hiểu <br />
tiếng Việt, cảm thụ các bài văn hay, các nội dung câu truyện bổ ích hình thành <br />
nhân cách và phẩm chất cũng như giúp các em có kết quả học tập tốt hơn. Vì <br />
thế mà chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một nâng cao. <br />
2. Kiến nghị: <br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
22<br />
Việc xây dựng thư viện thân thiện và để duy trì hoạt động lâu dài, có <br />
hiệu quả, Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện cần hỗ trợ thêm kinh phí <br />
để các trường tu sửa cơ sở vật chất hàng năm và mua thêm sách bổ sung vào <br />
thư viện.<br />
Krông Ana, tháng 3 năm 2017<br />
Người viết sáng kiến<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Võ Văn Tính<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÂP TRƯỜNG<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÂP HUYỆN<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
23<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 03 tháng 01 năm 2003 của <br />
Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện <br />
trường phổ thông.<br />
<br />
3. Hướng dẫn số 11185/GDTH ngày 17 tháng 12 năm 2004 của Bộ <br />
GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.<br />
<br />
4. Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 06 tháng 11 năm 1998 của <br />
Bộ GD&ĐT về việc Ban hành qui chế về tổ chức hoạt động thư viện trường <br />
phổ thông.<br />
<br />
5. Cẩm nang thiết lập và quản lý thư viện.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
24<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
PHỤ LỤC Trang<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài 1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 2<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 2<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận 2<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 3<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp 5<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp 5<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 5<br />
3.2.1. Chỉ đạo xây dựng và thiết lập thư viện 5<br />
3.2.2. Trang bị sách, truyện cho thư viện 12<br />
3.2.3. Tập huấn cho giáo viên, nhân viên 12<br />
3.3. 4. Chỉ đạo hoạt động thư viện 13<br />
3.3. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 17<br />
cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
3.3.1. Về đầu tư kinh phí cho thư viện 17<br />
3.3.2. Tình hình học sinh đọc sách thư viện 17<br />
3.3.3. Công tác tuyên truyền giới thiệu sách 17<br />
3.3.4. Danh hiệu thư viện đạt được 18<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận 18<br />
2. Kiến nghị 18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
25<br />