Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn Làm quen văn học theo hướng Giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 3 trường Mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
PHẦN THỨ NHẤT : MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Đặt vấn đề <br />
<br />
<br />
Lý do lí luận:<br />
<br />
Đất nước Việt Nam ta đang dần chuyển sang thời kì thực hiện công <br />
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập Quốc tế. Và để làm được điều <br />
đó vấn đề năng cao dân trí, đào tạo nhân tài và bồi dưỡng nhân tài đất nước là <br />
vấn đề được xã hội quan tâm hàng đầu. Đó là bước ngoặt là nhiệm vụ của <br />
Ngành Giáo dục, dù ở thời đại nào Giáo dục cũng được đặt lên hàng đầu và <br />
chiếm một vị trí rất quan trọng trong xã hội. Giáo dục mầm non là bậc học <br />
đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non thực hiện <br />
nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến năm <br />
tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình <br />
cảm, ngôn ngữ, tư duy, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên nhân <br />
cách con người mới của trẻ.<br />
<br />
Không những thế, theo ý kiến các chuyên gia tại module mầm non thì <br />
các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng “Cách tiếp cận tốt nhất <br />
để giáo dục trẻ đó là lấy trẻ làm trung tâm là ứng dụng các phương pháp dạy <br />
học tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển, tính chủ động, khả năng tư duy <br />
phản biện và giải quyết vấn đề của trẻ”. <br />
<br />
Đến trường lớp Mầm non và trong chương trình Giáo dục mầm non, trẻ <br />
không chỉ được chăm sóc một cách khoa học, mà trẻ con được học hỏi và <br />
làm quen nhiều lĩnh vực với các môn học khác nhau, dù lĩnh vực hay môn học <br />
nào cũng đều thú vị và chiếm vị trí quan trọng nhất định cho sự phát triển của <br />
trẻ nhưng trước tiên nếu muốn tiếp thu và thực hiện tốt lĩnh vực khác thì <br />
ngôn ngữ nói của trẻ phãi rõ ràng , cụ thể và mạch lạc bằng nhiều hình thức <br />
thông qua các môn học và các hoạt động; giáo dục mầm non đã góp phần xây <br />
dựng và giáo dục con người mới ở lứa tuổi ngay từ khi còn thơ ấu. Mà trong <br />
đó làm quen với văn học là một môn học chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, <br />
nó không chỉ giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mĩ mà còn kích thích trí tưởng <br />
tượng sáng tạo của trẻ. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học sẽ giúp trẻ <br />
phát triển trí tưởng tượng, trẻ được hóa thân vào những nhân vật ngộ nghĩnh, <br />
ly kỳ trong những câu chuyện cổ tích, hay trẻ được thể hiện cảm xúc của <br />
bản thân khi đọc những bài thơ, ca dao, đồng dao qua hoạt động làm quen văn <br />
học ở lớp, không những vậy trong quá trình cô giáo kể chuyện, đọc thơ qua <br />
lời kể, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ của cô đã một phần giúp trẻ phân biệt được <br />
cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác, từ đó giúp hình thành và phát triển tình cảm <br />
1 Người thực hiện: Đỗ Thị Thùy Trang<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn Làm quen văn học theo hướng Giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 3 trường Mầm non Hoa Hồng<br />
trong con người trẻ, trẻ biết yêu “cái đẹp”, bảo vệ “cái đẹp”, hướng về “cái <br />
đẹp” trong cuộc sống hàng ngày và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời mới, <br />
chân trời nhận thức cho trẻ. Trẻ được cảm nhận, đồng điệu với niềm vui, <br />
nỗi buồn của những nhân vật trong truyện, cảm nhận được vẻ đẹp thiên <br />
nhiên qua các tác phẩm thơ, ca dao, tục ngữ… Nó còn góp phần tích cực giúp <br />
trẻ hình thành và phát triển kỹ năng, lời nói trong các hoạt động đời sống, mở <br />
rộng hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, giáo dục đạo đức thẩm mỹ <br />
thông qua các tác phẩm văn học. Mặt khác thực hiện giảng dạy tốt bộ môn <br />
làm quen với văn học còn là điều kiện thuận lợi, tạo tiền đề cho trẻ học tốt <br />
môn văn học sau này khi học phổ thông. <br />
<br />
Thuở thơ ấu không biết từ khi nào những lời ru, câu thơ, câu vè, bài hát <br />
câu chuyện của bà và mẹ ..in sâu trong trí nhớ của mỗi chúng ta. Có lẽ từ khi <br />
còn nằm trong nôi mỗi con người chúng ta đều được nghe lời ru à ơi!! Của <br />
bà của mẹ. Những lời ru ấy đã theo mỗi tuổi thơ đến hết cuộc đời . Văn học <br />
là một loại hình nghệ thuật, là người bạn không thể thiếu đối với trẻ thơ <br />
nhất là lứa tuổi mẫu giáo, Văn học còn giúp trẻ những hiểu biết đầu tiên về <br />
cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng, <br />
sáng tạo ở trẻ. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến với trẻ rất quan trọng <br />
và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm <br />
văn học phải từ đơn giản đến phức tạp, từ đó giúp trẻ bộc lộ khả năng cảm <br />
thụ văn học của mình. Đồng thời góp phần giúp trẻ phát triển một cách toàn <br />
diện.Các hoạt động ở trường mầm non có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ, vì vậy <br />
việc làm thế nào để thu hút được trẻ tích cực tham gia vào hoạt động là rất <br />
cần thiết. <br />
<br />
Lý do thực tiễn: <br />
<br />
Hiện nay trên thực tế cho thấy nhiều giáo viên còn hạn chế trong quá <br />
trình tổ chức các hoạt động cho trẻ. Giáo viên còn rập khuôn, áp đặt trẻ thực <br />
hiện theo bài mẫu mà mình đã soạn, chưa tạo được hứng thú cho trẻ, chưa <br />
phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ, giáo viên đã thực hiện được <br />
chương trình giáo dục mầm non mới song khi thực hiện giáo dục “Lấy trẻ <br />
làm trung tâm” còn lúng túng, trong cách lựa chọn biện pháp, hình thức tổ <br />
chức các hoạt động sao cho trẻ được tích cực hứng thú, chưa có kinh nghiệm <br />
thực tiễn trong việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. <br />
Đa số còn dạy trẻ theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn <br />
nhiều, nói nhiều, trẻ ít được thực hành và trao đổi. Đa số trẻ trong giờ học <br />
còn nhút nhát, khi trả lời câu hỏi của cô chưa diễn đạt được mạch lạc, trọn <br />
câu… việc trẻ thiếu vốn từ, chưa mạnh dạn trong giao tiếp và ngôn ngữ chưa <br />
phát triển hoàn thiện là một trong những rào cản lớn để giáo viên cung cấp <br />
kiến thức cho trẻ, nhất là ở hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. Một <br />
<br />
2 Người thực hiện: Đỗ Thị Thùy Trang<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn Làm quen văn học theo hướng Giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 3 trường Mầm non Hoa Hồng<br />
số câu chuyện dài không có kịch tính, trẻ thường khó khăn trong việc nhớ nội <br />
dung câu chuyện, hay nói chuyện riêng, không chú ý nghe hết câu chuyện, đối <br />
với các tác phẩm thơ trẻ mới chỉ đọc qua hình thức đọc thuộc lòng, khả năng <br />
đọc thơ diễn cảm của trẻ còn hạn chế, đa số trẻ ở địa phương đa số là trẻ <br />
người đồng bào dân tộc thiểu số và trẻ từ các nơi khác về tạm trú cùng bố <br />
mẹ canh tác trên địa bàn xã nên khả năng giao tiếp vẫn còn nói ngọng, sai <br />
dấu; cũng có một số câu chuyện giáo viên còn gặp khó khăn trong việc <br />
chuyển thể sang thể loại đóng kịch, các học liệu cho trẻ sử dụng trong hoạt <br />
động này còn ít dẫn đến kết quả giờ học chưa linh hoạt , sáng tạo. Chính vì <br />
vậy để cải thiện thực trạng trên và nâng cao chất lượng giáo dục làm quen <br />
văn học cho trẻ 5 tuổi? Việc thay đổi thực trạng này sẽ tác động như thể nào <br />
đến chất lượng phát triển nhận thức và trí tuệ của trẻ hay không?<br />
<br />
Để có được tiết làm quen văn học cuốn hút trẻ vào tiết học giáo viên <br />
phải có những đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động vì đồ dùng đồ chơi là một <br />
phần quan trọng không thể thiếu trong các tiết văn học. Giáo viên cần chú ý <br />
về giọng đọc thơ, kể chuyện sao cho diễn cảm, phù hợp với từng nhân vật <br />
trong nội dung câu chuyện. Cùng với sự thay đổi phương pháp dạy học của <br />
các bậc học mầm non là dạy học tích cực và xây dựng môi trường giáo dục <br />
lấy trẻ làm trung tâm nhằm gây hứng thú, thu hút trẻ để trẻ tiếp thu bài một <br />
cách nhẹ nhàng, không gò bó, không áp đặt nhưng lại đạt hiệu quả cao trong <br />
quá trình nhận biết của trẻ. Nhận thấy được tính cần thiết của việc giáo <br />
dục lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động ở trường mầm non nói chung <br />
và hoạt động làm quen tác phẩm văn học nói riêng. Tôi mạnh dạn chọn đề <br />
tài “Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm quen Văn học theo <br />
hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại lớp lá 3 trường Mầm non Hoa <br />
Hồng”<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp sư phạm giúp học tốt môn <br />
Làm quen văn học theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn <br />
Làm quen văn học theo hướng Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường <br />
Mầm non Hoa Hồng.<br />
<br />
Đối tượng khảo sát: Trẻ 56 tuổi lớp lá 3 trường Mầm non Hoa <br />
Hồng.<br />
<br />
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 03 năm 2019<br />
<br />
Theo Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: “Chương trình giáo dục mầm non tốt <br />
là một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa <br />
trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này <br />
3 Người thực hiện: Đỗ Thị Thùy Trang<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn Làm quen văn học theo hướng Giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 3 trường Mầm non Hoa Hồng<br />
sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự <br />
phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng <br />
giao tiếp xã hội của trẻ.”<br />
<br />
Đây là bài học mang nhiều lợi ích cho bản thân tôi cũng như đồng <br />
nghiệp giáo viên trong trường Mầm non Hoa Hồng khi tổ chức hoạt động <br />
môn làm quen văn học cho trẻ theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm ”. Với <br />
mong muốn được đóng góp một số kinh nghiệm nhỏ của mình trong quá <br />
trình chăm sóc và giáo dục trẻ nhằm nâng cao chất lương giáo dục nên tôi đã <br />
mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn <br />
làm quen văn học theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại lớp Lá <br />
3 trường Mầm non Hoa Hồng”. <br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
* Mục tiêu:<br />
<br />
Đề tài được thực hiện với mục tiêu đặt ra là: <br />
<br />
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng giáo dục <br />
lấy trẻ làm trung tâm.<br />
<br />
Phát triển nhận thức, thẩm mỹ của trẻ thông qua lời nói và hành động, <br />
sự biểu cảm của cô. Mặt khác trẻ còn biết thể hiện, cử chỉ hành động của <br />
mình qua từng nhân vật của tác phẩm văn học. <br />
<br />
Trẻ bộc lộ được tình cảm của mình trước các nhân vật qua nội dung <br />
của bài thơ , câu chuyện; rèn khả năng đọc, kể diễn cảm, luyện tập để phát <br />
âm đúng tất cả các từ trong tiếng Việt, kể cả các từ khó. Phát triển khả năng <br />
ghi nhớ, tăng khả năng cảm thụ. Hoạt động làm quen văn học sẽ rất hứng <br />
thú, gây sự quan sát chú ý của trẻ thông qua hoạt động học, dạo chơi ở mọi <br />
lúc mọi nơi...<br />
<br />
Giúp trẻ nhớ và thuộc các tác phẩm văn học, nâng cao khả năng đọc, <br />
kể diễn cảm, phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ tích lũy và mở rộng vốn từ <br />
phong phú, đa dạng, giúp trẻ phát âm đúng, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, là <br />
điều kiện tốt cho trẻ học đọc, học viết sau này.<br />
<br />
Giúp cho trẻ hình thành và phát triển nhân cách, đồng thời trẻ mạnh <br />
dạn hơn, tự tin hơn, có lối ứng xử văn minh trong cuộc sống hàng ngày.<br />
<br />
* Nhiệm vụ:<br />
<br />
4 Người thực hiện: Đỗ Thị Thùy Trang<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn Làm quen văn học theo hướng Giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 3 trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Đề tài được thực hiện với nhiệm vụ đặt ra là: <br />
<br />
Tìm hiểu về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non. Trong <br />
thực tế vì sao chất lượng giáo dục môn làm quen ăn học mà trẻ lĩnh hội chưa <br />
cao? Tại sao chưa phát huy hết khả năng, tiềm thức của mỗi đứa trẻ? Trong <br />
thực tế trẻ còn học dưới hình thức cũ, trẻ học còn bị chi phối nhiều của giáo <br />
viên, trẻ chưa được phát huy đúng hướng lấy trẻ làm trung tâm qua môn học, <br />
nghĩa là trẻ chưa thể hiện được hết khả năng, nhu cầu và hứng thú trong các <br />
hoạt động học. Giáo viên cần phải xây dựng kế hoạch giảng dạy và lựa chọn <br />
hình thức tổ chức hoạt động linh hoạt nhưng đảm bảo tính vừa sức nhằm lấy <br />
trẻ làm trung tâm thì mới mang lại hiệu quả, sát với thực tế, phù hợp với tình <br />
hình nhận thức của trẻ trong lớp theo từng độ tuổi.<br />
<br />
Hình thành cho trẻ những kĩ năng đọc thơ, kể chuyện diễn cảm; <br />
Phát <br />
<br />
triển khả năng giao tiếp hàng ngày giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và trẻ với <br />
mọi người xung quanh. Lựa chọn nội dung, xác định mục tiêu và đổi mới <br />
trong hình thức tổ chức hoạt động, nhằm lôi cuốn sự tham gia tích cực của <br />
trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường lớp mầm non qua môn <br />
làm quen Văn học.<br />
<br />
Dạy trẻ phát âm chính xác ngôn ngữ tiếng Việt; luyện cho trẻ kĩ năng <br />
nghe, hiểu, đọc thơ hay kể lại câu truyện, các sự việc, trong cuộc sống và <br />
trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ một cách linh hoạt.<br />
<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề<br />
<br />
Trong lý luận dạy và học có những quan niệm khác nhau về vai trò <br />
của nhà giáo dục và vai trò của học sinh, nhưng quy tụ lại có hai hướng: <br />
Hoạt động lấy giáo viên làm trung tâm hoặc hoạt động lấy học sinh làm <br />
trung tâm, những năm gần đây các tài liệu giáo dục và dạy học ở nước ngoài <br />
và trong nước thường nói tới việc cần thiết phải chuyển từ dạy học lấy giáo <br />
viên làm trung tâm sang dạy học lấy học trẻ làm trung tâm, đây là một xu <br />
hướng tất yếu của nền giáo dục mà chúng ta nên áp dụng và đổi mới.<br />
<br />
Vậy trong công tác giảng dạy học người giáo viên luôn quan tâm <br />
trước hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền thụ tới trẻ <br />
cho hết nội dung quy định trong chương trình, cố gắng làm cho mọi học sinh <br />
hiểu và nhớ những lời cô dạy. Cũng từ đó hình thành kiểu học thụ động, <br />
thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ. Để khắc phục tình trạng đó, cần phát huy <br />
tính tích cực chủ động học tập của trẻ, quan tâm đến nhu cầu khả năng của <br />
5 Người thực hiện: Đỗ Thị Thùy Trang<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn Làm quen văn học theo hướng Giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 3 trường Mầm non Hoa Hồng<br />
mỗi cá nhân trẻ trong tập thể lớp. Các phương pháp “Dạy học tích cực”, <br />
“Lấy người học làm trung tâm” đã đưa lại hiệu quả cao .Tiếp tục thực hiện <br />
Kế hoạch số 56/KHBGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ GDĐT về việc triển <br />
khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn <br />
2016 – 2020, Bộ GDĐT tổ chức hội thảo sơ kết 02 năm triển khai thực hiện <br />
chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Tổ chức cuộc <br />
thi “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở <br />
giáo dục mầm non”.<br />
<br />
Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1008/QĐTTG ngày 2/6/2016 của <br />
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ <br />
mầm non” <br />
<br />
Thực hiện có hiệu quả Chương trình Giáo dục mầm non mới, chú <br />
trọng vào việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong công tác giáo dục nhằm <br />
nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ <br />
về đổi mới phương pháp giáo dục; “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ <br />
làm trung tâm” củng cố, phát triển số lượng và chất lượng ở trường mầm <br />
non.<br />
<br />
Hoạt động làm quen văn học giúp cho trẻ hình thành và phát triển ngôn <br />
ngữ là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng. Làm <br />
quen văn học còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu <br />
thương con người rộng lớn. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh <br />
hoạt tập thể đó là tính tổ chức kỷ luật tự chủ mạnh dạn trước mọi người. <br />
Dạy trẻ làm quen văn học còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp <br />
trẻ phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập vui <br />
chơi. Không những thế văn học còn là nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng, phát triển <br />
tâm hồn cho trẻ, truyền cho các cháu vẻ đẹp truyền thống của cha ông, lòng <br />
nhân ái thuỷ chung tính công bằng, yêu lẽ phải, đức cần cù chăm chỉ, yêu <br />
nước thương nòi tự tin, lạc quan, yêu đời. Văn học là phương tiện, là mục <br />
đích để thực hiện quá trình giáo dục, đào tạo.<br />
<br />
Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là chúng ta đã góp phần mở <br />
rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát <br />
triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻ kĩ năng đọc và kể truyện…những điều này <br />
vai trò rất lớn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đặc <br />
biệt hoạt động Làm quen với tác phẩm văn học là hoạt động giúp trẻ phát <br />
triển ngôn ngữ và là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất ở trường <br />
Mầm non. Hoạt động này không những nhằm giúp trẻ hình thành và phát <br />
triển các năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, đọc và tiền viết mà còn giúp trẻ <br />
phát triển khả năng tư duy, nhận thức, tình cảm thông qua các bài thơ câu <br />
chuyện. Vì vậy trẻ nói năng mạch lạc, hứng thú với các tác phẩm văn học là <br />
6 Người thực hiện: Đỗ Thị Thùy Trang<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn Làm quen văn học theo hướng Giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 3 trường Mầm non Hoa Hồng<br />
một trong những nhiệm vụ giáo dục mầm non có ảnh hưởng lớn đến việc <br />
giáo dục và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.<br />
<br />
Với mong muốn mang những điều tốt đẹp nhất đến cho trẻ thông qua <br />
các hoạt động ở trường nói chung và các tác phẩm văn học nói riêng, là một <br />
giáo viên mầm non khi lên kế hoạch tôi đã lựa chọn các tác phẩm văn học <br />
phù hợp với lứa tuổi của trẻ và tình hình thực tế của đơn vị mình nhằm cung <br />
cấp những kiến thức mới cho trẻ giúp nâng cao chất lượng dạy và học tại <br />
trường lớp mầm non theo hướng “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm”. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của một người giáo viên mầm <br />
non trong giai đoạn mới hiện nay.<br />
<br />
II. Thực trạng vấn đề <br />
<br />
Thực hiện kế hoạch của Bộ giáo dục, năm học 20182019 là năm học <br />
tiếp tục hưởng ứng và thực hiện nghiêm túc có hiệu quả chuyên đề “Xây <br />
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non”. <br />
Riêng đối với trẻ 5 tuổi sẽ phải chuẩn bị kỹ hơn về mọi mặt để trẻ bước <br />
tiếp vào một môi trường hoàn toàn mới lạ đó là môi trường của trường tiểu <br />
học. Nhưng trẻ lại gặp khó khăn trong phát triển ngôn ngữ nói chung và quá <br />
trình làm quen với tác phẩm văn học nói riêng. Chính vì vậy nhiệm vụ của <br />
người giáo viên mầm non không chỉ giúp trẻ chiếm lĩnh được những kiến <br />
thức, những kĩ năng ở trường mầm non mà còn cần phải tạo cho trẻ có một <br />
tâm thế vững vàng, mạnh dạn, tự tin, sẵn sàng bước vào lớp một một cách tốt <br />
nhất. <br />
<br />
Kết quả khảo sát cuối năm học 20182019 được thống kê cụ thể như <br />
sau: <br />
<br />
Năm học 20182019. Với tổng số học sinh 56 tuổi là 25 cháu; trong đó <br />
nữ 12; dân tộc 20; nữ dân tộc 10. Khi chưa áp dụng sáng kiến<br />
<br />
Đạt Chưa đạt<br />
Nội dung Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ %<br />
đạt % chưa đạt<br />
<br />
Trẻ nói rõ ràng, <br />
8/25 32 17/25 68<br />
mạch lạc<br />
<br />
Trẻ đọc thơ, kể <br />
7/25 28 18/25 72<br />
chuyện diễn cảm<br />
<br />
Trẻ biết kể truyện 6/25 24 19/25 76<br />
7 Người thực hiện: Đỗ Thị Thùy Trang<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn Làm quen văn học theo hướng Giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 3 trường Mầm non Hoa Hồng<br />
<br />
sáng tạo.<br />
<br />
Trẻ diễn đạt ý tốt 6/25 24 19/25 76<br />
<br />
Thực tế trong giảng dạy cho trẻ 56 tuổi trong tr ường mầm non hi ện <br />
nay còn nhiều vấn đề cần khắc phục như: Sự am hiểu tính cách độ tuổi từng <br />
trẻ, cách xây dựng kế hoạch, lựa chọn chỉ số, lối dẫn dắt lôi cuốn trẻ, đa số <br />
còn dạy trẻ theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn nhiều, nói <br />
nhiều, trẻ ít được thực hành, trao đổi, một phần cũng do đồ dùng đồ chơi ít, <br />
chưa đầy đủ để trẻ hoạt động.<br />
<br />
Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học hiện nay chưa mang lại kết <br />
quả như mong muốn, những biện pháp đã sử dụng trước đây như dạy trẻ làm <br />
quen văn học thông qua các hoạt động, tích hợp lồng ghép…chưa đạt hiệu <br />
quả cao. 94,6% trẻ đều là con em nông dân dân tộc Êđê nên ít được sự quan <br />
tâm, chăm sóc, bồi dưỡng của bố mẹ, trẻ còn nhút nhát, khả năng nhận thức <br />
còn kém công tác phối kết hợp của giáo viên với phụ huynh trong việc cho trẻ <br />
làm quen với văn học còn có nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất không đảm bảo, <br />
chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành, đồ dùng đồ chơi chưa đảm bảo chưa <br />
đầy đủ, đồ dùng phục vụ môn văn học còn hạn chế nên việc học tập của các <br />
cháu chưa đảm bảo. Khi làm đồ dùng đồ chơi, giáo viên hạn chế về năng <br />
khiếu thẩm mỹ. Trong lớp còn một số trẻ học yếu nên việc nhận thức còn <br />
hạn chế. Đa số giáo viên nắm vững nội dung, phương pháp và chương trình <br />
dạy song việc vận dụng các phương pháp, thủ pháp vào trong các tiết học để <br />
các tiết học đạt hiệu quả còn chưa cao, nhiều giáo viên đã chú ý làm thế nào <br />
để nâng cao chất lượng của giờ học nhưng do một số yếu tố chủ quan và <br />
khách quan nên kết quả dạy tiết học còn ở nhiều mức độ khác nhau, có cô <br />
giáo có khả năng về vẽ tranh nhưng khả năng về ngôn ngữ và năng khiếu sư <br />
phạm lại còn hạn chế<br />
<br />
Trang thiết bị dạy học của nhà trường còn thiếu thốn: ví dụ như nhà <br />
trường chưa có máy chiếu hoặc ti vi màn hình lớn để kết nối với máy tính để <br />
áp dụng công nghệ thông tin vào trong tiết dạy. Những yếu tố khách quan <br />
khác làm cho thực trạng của đề tài còn tồn tại nhiều hạn chế. <br />
<br />
Để tháo gỡ khó khăn này, tôi đã chọn phương pháp giáo dục lấy trẻ <br />
làm trung tâm, thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và cách <br />
lập kế hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.Vì vậy đòi hỏi <br />
giáo viên phải có trình độ chuyên môn cao, sáng tạo, năng động trong giảng <br />
dạy để trẻ đạt được kết quả tốt nhất khi cho trẻ tự khám phá tìm tòi cái mới <br />
trong mọi hoạt động ,để chất lượng giáo dục được nâng cao bản thân cô và <br />
trẻ cần phải cố gắng hơn trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục <br />
mầm non<br />
8 Người thực hiện: Đỗ Thị Thùy Trang<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn Làm quen văn học theo hướng Giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 3 trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Nguyên nhân chủ quan: <br />
<br />
Ưu điểm: Là một giáo viên mầm non yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi, <br />
luôn tìm tòi vận dụng các biện pháp, hình thức đổi mới về các hoạt động <br />
nhằm lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động một cách chủ động. <br />
Thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn và các đợt sinh hoạt <br />
chuyên đề, các hội thi…để học tập và rút kinh nghiệm cho bản thân.<br />
<br />
Hạn chế: Kinh nghiệm giảng dạy chưa lâu, sự tích lũy chuyên môn <br />
còn nhiều hạn chế.<br />
<br />
Nguyên nhân khách quan:<br />
<br />
Ưu điểm: Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa <br />
phương, hội cha mẹ học sinh và đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của bộ <br />
phận chuyên môn Phòng giáo dục và đào tạo cũng như Ban lãnh đạo nhà <br />
trường đầu tư về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, bộ phận chuyên môn <br />
luôn tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn, chuyên đề, <br />
các chị em đồng nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ tôi hoàn thành tốt công <br />
tác của mình. Một số cha mẹ học sinh quan tâm đến con em mình, luôn có sự <br />
phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, thường xuyên <br />
ủng hộ nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho các cháu.<br />
<br />
Hạn chế: Trường Mầm non Hoa Hồng là một trường quốc lập với <br />
nhiệm vụ là thực hiện công tác giáo dục chất lượng ở cấp mầm non . Đơn vị <br />
trường đóng thuộc vùng đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp, chưa đảm <br />
bảo được mức sống cho người dân. Một số bộ phận không nhỏ người dân <br />
chưa có nhận thức đúng mức về vị trí vai trò, tầm quan trọng của việc đưa <br />
trẻ đến trường đúng độ tuổi. Hầu hết các cháu 5 tuổi đến trường <br />
phần đa chưa học qua lớp 3 tuổi, 4 tuổi, các cháu còn bở ngỡ với tất cả các <br />
hoạt động ở trường mầm non nói chung hoạt động làm quen với tác phẩm <br />
văn học nói riêng. Những yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến thực <br />
trạng, từ những gì tích lũy, học hỏi được, qua những kinh nghiệm thực tế <br />
vận dụng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức cho trẻ làm quen với tác <br />
phẩm văn học qua 3 năm giảng dạy, cộng với việc nhìn nhận rõ thực trạng <br />
khách quan và chủ quan, chỉ rõ ra các nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng <br />
đó.Vì vậy định hướng của bản thân về việc giúp trẻ học tốt môn văn học tại <br />
lớp lá 3 trường Mầm non Hoa Hồng là tiếp tục vận dụng và phát triển các <br />
biện pháp cũ để phát huy những mặt mạnh, những thành công, những điểm <br />
mới để tận dụng những thuận lợi của thực trạng và bổ sung những cái mới <br />
linh hoạt hơn, có hiệu quả hơn.<br />
<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
<br />
9 Người thực hiện: Đỗ Thị Thùy Trang<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn Làm quen văn học theo hướng Giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 3 trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Lựa chọn các biện pháp, giai phap phù h<br />
̉ ́ ợp với từng độ tuổi và tình <br />
hình thực tế của đơn vị để giải quyết một số vấn đề khó khăn trong quá <br />
trình giúp trẻ tham gia vào hoạt động làm quen các tác phẩm văn học.<br />
<br />
Hình thành ở trẻ các kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt rõ <br />
ràng, mạch lạc. <br />
<br />
Hình thành cho trẻ kĩ năng đọc thơ, kể truyện diễn cảm, sáng tạo…<br />
giúp trẻ học tốt môn văn học theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.<br />
<br />
Trẻ cảm nhận được những nội dung và giá trị nghệ thuật trong tác <br />
phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn học.<br />
<br />
Trẻ tham gia hoạt động ngày một chủ động hơn, không áp đặt, không <br />
gò bó, trẻ có thể phát huy được năng lực và tính sáng tạo của bản thân trong <br />
quá trình tham gia vào các hoạt động.<br />
<br />
Cha mẹ trẻ cảm nhận được sự thay đổi của con mình, từ đó có những <br />
suy nghĩ tích cực hơn trong công tác phối hợp với nhà trường chăm sóc và <br />
giáo dục trẻ.<br />
<br />
* Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
<br />
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp tổ chức hoạt <br />
động phù hợp cho trẻ làm quen với văn học theo hướng lấy trẻ làm <br />
trung tâm <br />
<br />
* Biện pháp1:Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí, đặc điểm ngôn ngữ và <br />
hoàn cảnh gia đình của trẻ trong lớp để xây dựng kế hoạch, lựa chọn <br />
phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp cho trẻ làm quen với văn học<br />
<br />
Giáo viên nghiên cứu đặc điểm tâm lí của trẻ, quan tâm đến vai trò <br />
dạy học và có các kế hoạch cụ thể giúp trẻ tích cực trong các hoạt động <br />
hoạc tập môn làm quen văn học.<br />
<br />
Như chúng ta đã biết mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, trẻ khác <br />
nhau về thể chất, tình cảm, trí tuệ, tâm lý, hoàn cảnh gia đình và văn hóa. <br />
Chính vì thế nhiệm vụ của mỗi giáo viên mầm non là phải lựa chọn nội dung, <br />
xác định mục tiêu và đổi mới trong hình thức tổ chức hoạt động, nhằm lôi <br />
cuốn sự tham gia tích cực của trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.<br />
<br />
Đặc điểm tâm sinh lý của mỗi đứa trẻ là hoàn toàn khác nhau, mỗi trẻ <br />
có sự hứng thú, cách học và tốc độ tiếp thu kiến thúc khác nhau nhưng chúng <br />
đều có thể thành công nếu được giáo viên hướng dẫn một cách rõ ràng, linh <br />
10 Người thực hiện: Đỗ Thị Thùy <br />
Trang<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn Làm quen văn học theo hướng Giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 3 trường Mầm non Hoa Hồng<br />
hoạt trong cách nghỉ, cách nhận thức mà người giáo viên cần truyền đạt. Vì <br />
vậy điều cần thiết là chúng ta phải nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của <br />
từng trẻ để từ đó có kế hoạch cũng như biện pháp giáo dục cụ thể phù hợp <br />
với đặc điểm phát triển của trẻ.<br />
<br />
Ngay từ đầu năm học tôi xác định khă năng nhận thức của trẻ trong <br />
lớp và phân loại theo từng nhóm, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm <br />
sinh lý và ngôn ngữ của trẻ. Đối với trẻ, tuy cùng độ tuổi nhưng sự phát <br />
triển tâm sinh lý trẻ sẽ không đồng đều, có cháu thì nhanh nhẹn, hoạt bát, <br />
nói năng lưu loát và tiếp thu nhanh nhẹn. Trái lại, có trẻ trong giao tiếp nói <br />
năng chưa biết diễn đạt ý nghĩ của mình rõ ràng bằng ngôn ngữ, thể hiện <br />
chưa trọn câu, trọn nghĩa. Do vậy, đòi hỏi cô giáo phải hiểu được đặc điểm <br />
tâm lý từng trẻ. Từ đó xây dựng kế hoạch và lựa chọn những biện pháp <br />
hướng dẫn, rèn luyện, đề tài sao cho phù hợp với từng đối tượng. Tôi xây <br />
dựng kế hoạch theo ngày, tuần, tháng mục đích để theo dõi sự phát triển và <br />
khả năng lĩnh hội kiến thức của trẻ một cách trọn vẹn hơn.<br />
<br />
Cùng với việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm phát triển <br />
ngôn ngữ của trẻ cô giáo còn chú ý đến hoàn cảnh gia đình của trẻ, bởi gia <br />
đình chính là cái nôi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách con người. <br />
<br />
Về hoàn cảnh gia đình: Mỗi trẻ có mỗi hoàn cảnh khác nhau, vì vậy <br />
cô giáo cần có sự quan tâm, tìm hiểu hoàn cảnh, gia đình của trẻ để có sự <br />
lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp và phối hợp với gia đình trong công <br />
tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Sau khi tìm hiểu gia đình trẻ…Nắm được đặc <br />
điểm tâm lý và đặc điểm ngôn ngữ của trẻ, căn cứ vào nhu cầu học tập của <br />
trẻ, những điều kiện sẵn có ở địa phương để lựa chọn các tác phẩm văn học <br />
có nội dung phù hợp. <br />
<br />
Chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt tâm lý, đổi mới hình thức và phương <br />
pháp giáo dục theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ chủ động, <br />
tự chủ trong các hoạt động là điều vô cùng quan trọng, trẻ có một tinh thần <br />
tốt, luôn thoải mái, vui vẽ, hứng thú tham gia mọi hoạt động, giải quyết tốt <br />
nhiệm vụ cô giao, không những vậy trẻ còn được tự trải nghiệm và xử lý <br />
những tình huống xảy ra trong quá trình tham gia hoạt động, trẻ không bị gò <br />
bó, áp đặt…điều này giúp trẻ có thêm niềm tin khi tham gia vào các hoạt <br />
động nói chung và hoạt động làm quen với tác phẩm văn học nói riêng. <br />
<br />
Ví dụ : Với những trẻ thông minh nhanh nhẹn, chỉ bằng lời nói, câu đố, <br />
câu hỏi gợi mở hoặc hình ảnh trên màn hình trẻ đã hiểu ra. Nhưng đối với trẻ <br />
chậm chạp, nhút nhát, cô cần có kế hoạch chuẩn bị những câu hỏi ngắn gọn, <br />
đơn giản, dễ hiểu và dành nhiều thời gian quan tâm đến trẻ nhiều hơn. Đặc <br />
<br />
11 Người thực hiện: Đỗ Thị Thùy <br />
Trang<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn Làm quen văn học theo hướng Giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 3 trường Mầm non Hoa Hồng<br />
biệt chú ý đến việc sửa sai đối với những trẻ đồng bào những trẻ có hoàn <br />
cảnh khó khăn ít được va chạm với các bạn còn nói ngọng, nói lắp. <br />
<br />
*Biện pháp 2: Tìm hiểu về đặc điểm vốn từ của trẻ<br />
<br />
Vốn từ của trẻ bước đầu còn nghèo nàn trẻ ngại giao tiếp với cô giáo, <br />
với bạn, chưa hiểu nghĩa của câu hoặc của từ…<br />
<br />
Ví dụ: Có trẻ hay sai dấu ngã nói thành dấu hỏi (“Mũ” nói thành “mủ” <br />
“cái mủ”).“Sữa” trẻ nói thành “sửa” – ( uống sửa). Lại có trẻ hay ngọng <br />
nguyên âm: L phát âm thành N, S phát âm thành X…. Cô có thể sửa tật của trẻ <br />
bằng cách: cô phát âm câu mẫu nhiều lần những câu có chứa thanh nguyên âm <br />
hay phụ âm đầu mà trẻ hay sai, trẻ thực hành nói theo mẫu của cô. Cho trẻ <br />
phát âm những từ nói về đồ vật, cảnh vật, con vật v.v….có chứa những âm <br />
liên quan đến lỗi của trẻ như: cái mũ, bé ngã, lá xanh, con sâu.<br />
<br />
Ví dụ: Cô hỏi trẻ con ăn sáng chưa?Trẻ trả lời “chưa”…<br />
<br />
Trước những tình huống trên cô giáo giúp trẻ nhận định đâu là câu hỏi <br />
của cô, đâu là câu trẻ cần trả lời, khuyến khích trẻ sử dụng câu có nghĩa, cô <br />
giáo sử dụng những câu hỏi mở để kích thích tư duy của trẻ khi trẻ trả lời <br />
cô, hạn chế sử dụng những câu hỏi đóng như: “có không” <br />
<br />
Với những trẻ nói năng không lưu loát, một phần do đặc điểm cá tính, <br />
nhưng một phần có lẽ cũng vì vốn từ của trẻ còn nghèo. Với những trẻ này, <br />
cô nên rèn luyện và cung cấp vốn từ cho trẻ bằng cách tạo cơ hội cho trẻ <br />
được giao tiếp nhiều với cô, với bạn như: Thường xuyên cho trẻ được trả lời <br />
những câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp của cô trong giờ học, giờ chơi. Bên <br />
cạnh đó cần tạo tình huống và điều kiện cho trẻ được giao tiếp với bạn <br />
thông qua hoạt động vui chơi, học tập, qua trò chơi phân vai, vận động, dân <br />
gian … từ đây trẻ sẽ nghe bạn đọc, cô đọc và đọc theo. Như vậy sẽ giảm đi <br />
phần nào những lời nói ngọng.<br />
<br />
*Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của <br />
lớp<br />
<br />
Vào đầu năm học, khi lên kế hoạch cho chủ đề trường mầm non, cô <br />
giáo chọn những bài thơ, câu truyện có nội dung phù hợp với chủ đề, phù hợp <br />
với đặc điểm, nhận thức của trẻ. Thông qua các bài thơ, câu truyện cô giáo <br />
kết hợp luyện tập các bài tập cho trẻ như bài tập phát âm, bài tập nói, bài tập <br />
tai nghe cho trẻ qua hình thức “Học bằng chơi, chơi mà học”. Các chủ đề tiếp <br />
theo cô giáo tiếp tục lựa chọn những tác phẩm văn học với nội dung yêu cầu <br />
cao hơn, thực hiện và lồng ghép các bài tập phát triển vốn từ cho trẻ. Ở các <br />
12 Người thực hiện: Đỗ Thị Thùy <br />
Trang<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn Làm quen văn học theo hướng Giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 3 trường Mầm non Hoa Hồng<br />
bài tập này lời hướng dẫn của cô cần phải nói rõ ràng, giải thích nghĩa của <br />
từ khó giúp cho trẻ hiểu, nhớ và vận dụng được từ để đặt câu. Để đẩy <br />
mạnh sự phát triển khả năng vận động các cơ quan phát âm cần tập cho trẻ <br />
các bài tập luyện cơ quan phát âm thích hợp, Thiết kế những trò chơi luyện <br />
tai nghe, luyện trí nhớ, những trò chơi giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch <br />
lạc như: Trò chơi Tôi là ai, bé yêu thơ, bé chọn vai nào, ai nói đúng, truyền <br />
tin…<br />
<br />
Cho ví dụ: Với truyện “Chú Dê Đen”. Dê trắng là con vật nhút nhát, cô <br />
kể giọng nhỏ, chậm, yếu ớt và ngắt quãng. Dê đen dũng cảm, thông minh, cô <br />
kể với giọng bình tĩnh, cường độ âm thanh mạnh mẽ, thể hiện sự đanh thép. <br />
Giọng Sói thì hách dịch, quát nạt, sau chuyển dần sang lo lắng, ngần ngừ. <br />
Khi kể nhất thiết phải đảm bảo nội dung cốt chuyện, biết kết hợp hài hoà <br />
ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ và khéo léo sử dụng giáo cụ trực quan. <br />
Thống nhất giữa lời nói và hành động. Đặt câu hỏi để trẻ suy nghĩ trả lời, <br />
hoặc dùng tranh ảnh, mô hình rối để cùng đàm thoại về nội dung cốt truyện. <br />
Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng đảm bảo tính hệ thống và logic từ đầu đến <br />
cuối, câu hỏi từ dễ đến khó, kích thích trẻ tư duy, câu hỏi mang tính sáng <br />
tạo, không dùng câu hỏi mà trẻ chỉ trả lời có hoặc không<br />
<br />
Giải pháp 2: Tổ chức các tiết học nhẹ nhàng lôi cuốn trẻ<br />
<br />
Để lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động học một cách nhẹ nhàng, <br />
hứng thú trước hết người giáo viên ngoài tình yêu nghề, mến trẻ cần phải có <br />
năng lực sư phạm, có kiến thức, có trình độ chuyên môn vững vàng, có hiểu <br />
biết về tâm lý trẻ. Đối với trẻ mầm non “Học mà chơi, chơi mà học” trẻ <br />
làm trung tâm cô chỉ là người hướng dẫn, gợi ý. Tất cả trẻ trong học tập đều <br />
thật sự thoải mái, không bị gò bó mà giáo viên biết lựa chọn những biện <br />
pháp tổ chức thích hợp giúp tất cả trẻ đều hứng thú và hoạt động học tập <br />
một cách tích cực. Nhằm đáp ứng được những vấn đề trên bản thân tôi <br />
không ngừng học tập, nghiên cứu tài liệu và sưu tầm những “Nghệ thuật lên <br />
lớp” để tổ chức tiết học một cách linh hoạt, sinh động, tạo cơ hội cho trẻ <br />
được trãi nghiệm, khám phá và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo <br />
dục và phát triển riêng của trẻ:<br />
<br />
*Biện pháp 1: Tổ chức dạy trẻ đọc diễn cảm tác phẩm văn học<br />
<br />
Để tiết văn học diễn ra nhẹ nhàng, cuốn hút trẻ thì giáo viên lên lớp <br />
cần phải có thủ thuật dẫn dắt bài học , muốn truyền thụ một tác phẩm văn <br />
học đến trẻ trước hết giáo viên phải tự rèn luyện và nắm được các thủ thuật <br />
đọc, kể, phải nghiên cứu, phân tích kĩ tác phẩm thì mới sử dụng đúng giọng <br />
<br />
<br />
13 Người thực hiện: Đỗ Thị Thùy <br />
Trang<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn Làm quen văn học theo hướng Giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 3 trường Mầm non Hoa Hồng<br />
điệu, ngắt nhịp và cường độ ngôn ngữ, âm thanh phù hợp với trẻ, qua bài thơ <br />
cung cấp cho trẻ những nội dung gì, giáo dục trẻ như thế nào? <br />
<br />
Ví dụ: Bài thơ “Hoa kết trái”. Bài thơ ngắt nhịp 2/2, khi đọc diễn cảm <br />
cô nhấn mạnh ở các tính từ chỉ màu sắc như “Tim tím”, “Vàng vàng”, “Chói <br />
chang”… Trẻ sẽ hình dung ra đặc điểm nổi bật của hoa Cà, hoa Mướp, hoa <br />
Lựu và gây ấn tượng đặc biệt với trẻ về những màu sắc ấy. Trước kia trẻ <br />
mới chỉ biết đến màu tím, màu vàng, màu đỏ… Nhưng qua bài thơ trẻ có <br />
những khái niệm mới về màu sắc màu “Tim tím”, màu “Vàng vàng”, màu “Đỏ <br />
chói chang” là màu như thế nào? Đó là màu đặc trưng của những loại hoa nào, <br />
Trẻ biết những loại hoa nào kết trái, và muốn hoa kết trái thì trẻ không được <br />
làm gì.<br />
<br />
Khi tổ chức cho trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức: Đọc luân phiên theo <br />
tổ, nhóm, đọc đối đáp giữa các tổ, giữa cô và trẻ, đọc thơ qua tranh minh họa, <br />
tranh chữ, đọc thơ phối hợp với các động tác minh họa… làm cho tiết học <br />
sinh động.<br />
<br />
Ngoài ra để thực hiện có hiệu quả các hoạt động cô và trẻ cùng nhau <br />
chuẩn bị đồ dùng dạy học phù hợp với chủ đề, sử dụng những nguyên vật <br />
liệu mở, sẵn có ở trường (lớp), ở địa phương điều này theo tôi nghĩ là rất <br />
cần thiết vì nó tạo cho trẻ sự hứn g thú qua những tiết học giúp trẻ nắm bắt <br />
được nội dung bài thơ, câu truyện. Trẻ biết cách đọc thơ, kể truyện cũng <br />
như biết trả lời câu hỏi của cô và chơi trò chơi thành thạo…Điều này đã góp <br />
phần không nhỏ trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ nói riêng và phát <br />
triển toàn diện nói chung thú hơn khi được sử dụng những đồ dùng gần gũi, <br />
thân quen.<br />
<br />
*Biện pháp 2: Tổ chức dạy trẻ kể chuyện qua tác phẩm văn học: <br />
<br />
Hiểu được đặc tính của trẻ, đặc biệt với sự áp dụng chương trình <br />
lấy trẻ làm trung tâm đòi hỏi một giờ hoạt động phải nhẹ nhàng và chủ <br />
động trên trẻ nhiều hơn, trong đó người giáo viên chỉ là người định hướng <br />
cho trẻ, dẫn dắt trẻ tới nội dung của bài thơ hoặc câu chuyện để trẻ hiểu và <br />
cảm nhận được những bài học ẩn trong mỗi tác phẩm văn học, cô là người <br />
hướng dẫn, gợi ý trẻ trả lời những câu hỏi đàm thoại về nội dung bài thơ, <br />
câu chuyện. <br />
<br />
Đối với kể chuyện thì lời kể rõ ràng mạch lạc và diễn cảm (Không nói <br />
ngọng, nói lắp, không dùng từ địa phương). Chú ý sử dụng ngôn ngữ, giọng <br />
kể phù hợp với tính cách nhân vật .<br />
<br />
<br />
14 Người thực hiện: Đỗ Thị Thùy <br />
Trang<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn Làm quen văn học theo hướng Giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm tại lớp lá 3 trường Mầm non Hoa Hồng<br />
Ví dụ: Với truyện “Chú Dê Đen”. Dê trắng là con vật nhút nhát, cô kể <br />
giọng nhỏ, chậm, yếu ớt và ngắt quãng. Dê đen dũng cảm, thông minh, cô kể <br />
với giọng bình tĩnh, cường độ âm thanh mạnh mẽ, thể hiện sự đanh thép. <br />
Giọng Sói thì hách dịch, quát nạt, sau chuyển dần sang lo lắng, ngần ngừ. Khi <br />
kể nhất thiết phải đảm bảo nội dung cốt chuyện, biết kết hợp hài hoà ánh <br />
mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ và khéo léo sử dụng giáo cụ trực quan. Thống <br />
nhất giữa lời nói và hành động. Đặt câu hỏi để trẻ suy nghĩ trả lời, hoặc dùng <br />
tranh ảnh, mô hình để cùng đàm thoại về nội dung cốt truyện. Câu hỏi phải <br />
ngắn gọn, rõ ràng đảm bảo tính hệ thống và logic từ đầu đến cuối, câu hỏi từ <br />
dễ đến khó, kích thích trẻ tư duy, câu hỏi mang tính sáng tạo, không dùng câu <br />
hỏi mà trẻ chỉ trả lời có hoặc không.<br />
<br />
Ví dụ: Với câu truyện “Tích chu”, giáo viên đặt câu hỏi để trẻ tư duy:<br />
<br />
“Nếu con là cậu bé, con sẽ làm thế nào?”<br />
<br />
Câu hỏi mang tính sáng tạo:<br />
<br />
Cho trẻ đặt tên sáng tạo cho bài thơ, câu chuyện.<br />
<br />
Ví dụ: Trong bài thơ “Tết đang vào nhà” giáo viên đặt câu hỏi cho trẻ <br />
<br />
“Con đặt tên khác cho bài thơ này là gì?”<br />
<br />
Quá trình đàm thoại, cô có thể yêu cầu trẻ thể hiện tính cách nhân vật <br />
bằng ngữ điệu, cử chỉ giống như thể hiện một vai diễn, như vậy đã góp phần <br />
giảm bớt sự gò bó, căng thẳng, tạo không khí sôi nổi, nhẹ nhàng, thoải mái <br />
cho phần đàm thoại. Khi trẻ đã cảm nhận được câu chuyện, sau phần kể <br />
chuyện, để tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện khả năng của mình, cô tổ chức <br />
cho trẻ kể lại truyện dưới nhiều hình thức: <br />
<br />
Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động làm quen văn học, chủ đề “Các hiện <br />
tượng tự nhiên” đề tài: Truyện “Giọt nước tí xíu”,cô tổ chức cho trẻ đi đến <br />
vườn cổ tích, sau đó dẫn dắt trẻ vào hoạt động. Để tạo sự hứng thú cho trẻ <br />
cô sử dụng chính góc trang trí của chủ đề để kể truyện cho trẻ nghe, lời cô <br />
kể cần phải rõ ràng và thể hiện nổi bật tính cách của từng nhân vật, không <br />
nói ngọng… Khi đặt câu hỏi đàm thoại, cô lựa chọn câu hỏi vừa sức với trẻ, <br />
từ dễ đến khó, động viên khen trẻ khi trẻ trả lời đúng, gợi ý cho trẻ khi trẻ <br />
trả lời chưa đúng, cho trẻ lự chọn hình thức kể chuyện mà trẻ thích, không <br />
áp đạt trẻ, luôn khuyến khích sự sáng tạo của trẻ. Trò chơi củng cố cho hoạt <br />
động nhẹ nhàng, linh hoạt nhưng không kém sự lôi cuốn trẻ, đảm bảo tất cả <br />
trẻ trong lớp đều được tham gia. <br />
<br />
<br />
15 Người thực hiện: Đỗ Thị Thùy <br />
Trang<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi họ