Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn Làm quen văn học <br />
tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
<br />
I.Đặt vấn đề<br />
<br />
Như chúng ta đã biết “Mẫu giáo tốt, mở đầu cho nền giáo dục tốt”. Chính <br />
vì vậy mà người giáo viên mầm non được xem là người thợ đầu tiên đặt <br />
“viên gạch” nền móng cho việc đào tạo nhân cách cũng như tri thức con <br />
người mới Xã Hội Chủ Nghĩa.<br />
<br />
Văn học là một loại hình nghệ thuật, là người bạn không thể thiếu đối <br />
với trẻ thơ nhất là lứa tuổi mầm non. Văn học nuôi dưỡng và sáng tạo nghệ <br />
thuật, phát triển trí tưởng tượng ở trẻ. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học <br />
đến với trẻ rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được <br />
tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, <br />
từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó <br />
là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức, ngôn ngữ, tình <br />
cảm xã hội và phát triển toàn diện.<br />
<br />
Có lẽ từ thuở còn nằm trong nôi mỗi chúng ta ai cũng một lần được nghe <br />
những lời ru à ơi của bà, của mẹ hay được nghe những câu chuyện mà bà và <br />
mẹ đã kể và cũng từ đó những lời ru, những câu hát, hay những câu chuyện đã <br />
theo chúng ta suốt cả cuộc đời và để lại trong mỗi chúng ta những bài học <br />
kinh nghiệm trong cuộc sống. Có rất nhiều nhà thơ, nhà văn đã viết những tác <br />
phẩm hay dành cho lứa tuổi thiếu nhi và nhi đồng, đặc biệt là Bác Hồ kính <br />
yêu của chúng ta, tuy Bác bận trăm công nghìn việc nhưng Bác đã dành rất <br />
nhiều thời gian để sáng tác những tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi. Thông <br />
qua tác phẩm văn học các tác giả muốn nhắn nhủ đến chúng ta hãy dành <br />
những tình yêu thương cho các cháu thiếu nhi không những vậy còn giáo dục <br />
các cháu những điều hay lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày, hình thành trong <br />
các cháu những tình cảm, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, yêu <br />
con người, con vật...Và từ đó giúp phát triển toàn diện cho trẻ.<br />
<br />
<br />
1 Người thực hiện: Võ Thị Hiền<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn Làm quen văn học <br />
tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang<br />
<br />
Trong chương trình Giáo dục mầm non, hoạt động cho trẻ làm quen với <br />
tác phẩm văn học (thơ, truyện…) có ưu thế nhiều hơn trong việc giáo dục <br />
phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Qua mỗi lần lên lớp với môn làm quen <br />
văn học của trẻ 56 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số đặc điểm tâm lý mà <br />
tôi nhận thấy nổi bật nhất của trẻ đó là: trẻ rất thích những điều mới lạ, đẹp <br />
mắt, ngộ nghĩnh, hấp dẫn, và những trò chơi sinh động… Là một người giáo <br />
viên mầm non, thông qua hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học chúng <br />
ta đã mang đến cho trẻ những bài thơ, câu truyện có nội dung hay, đáng yêu, <br />
ngộ nghĩnh, thiết thực và bổ ích giúp cho trẻ hình thành và phát triển tình cảm <br />
trong con người trẻ, trẻ biết yêu cái đẹp, hướng về cái đẹp trong cuộc sống <br />
hàng ngày và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời mới, chân trời mơ ước, chân <br />
trời nhận thức cho trẻ. Và đặc biệt chuẩn bị hành trang cho trẻ về mọi mặt <br />
để trẻ có một tâm thế bước vào lớp một. <br />
<br />
Năm học 20172018 nhận thấy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm <br />
sóc và giáo dục trẻ người đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. <br />
Trẻ đến lớp nhút nhát, ngại giao tiếp, trẻ chủ yếu sử dụng tiếng mẹ đẻ để <br />
giao tiếp, vốn từ tiếng việt của trẻ hạn chế. Riêng đối với trẻ 5 tuổi sẽ <br />
phải chuẩn bị kỹ hơn về mọi mặt để trẻ bước tiếp vào một môi trường <br />
hoàn toàn mới lạ đó là môi trường của trường tiểu học . Nhưng trẻ lại gặp <br />
khó khăn trong phát triển ngôn ngữ nói chung và quá trình làm quen với tác <br />
phẩm văn học nói riêng. Chính vì vậy cô giáo là người đóng vai trò rất quan <br />
trọng trong quá trình giúp trẻ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển ngôn ngữ <br />
tiếng Việt, và nghe, hiểu nội dung các tác phẩm văn học. <br />
<br />
Năm học 20182019 nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc và giáo <br />
dục trẻ nói chung và hoạt động làm quen văn học nói riêng. Người giáo viên <br />
lựa chọn nội dung, phương pháp và cách lồng ghép sao cho phù hợp, thích ứng <br />
với đặc điểm tâm sinh lý phát triển của trẻ. Do đặc điểm trường Mầm non <br />
Cư Pang đơn vị mà tôi công tác, nằm trong vùng đặc biệt khó khăn, học sinh là <br />
2 Người thực hiện: Võ Thị Hiền<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn Làm quen văn học <br />
tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang<br />
<br />
người dân tộc thiểu số chiếm hơn 90%. Để trẻ đồng bào dân tộc thiểu số 56 <br />
tuổi lớp lá 4 trường mầm non Cư Pang được thuận lợi trong việc giao tiếp và <br />
tham gia vào các hoạt động ở trường lớp nói chung và hoạt động làm quen văn <br />
học nói riêng, ngoài kế thừa các các phương pháp cũ bản thân tôi đưa ra <br />
những giải pháp để giúp trẻ tiếp thu được kiến thức mới đồng thời tạo hứng <br />
thú cho trẻ đến trường mạnh dạn, tự tin và tích cực hoạt động, nâng cao chất <br />
lượng nhận thức cho trẻ. Xuất phát từ tầm quan trọng đó bản thân tôi đã <br />
mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người đồng bào <br />
dân tộc thiểu số học tốt môn làm quen văn học tại lớp lá 4 trường Mầm non <br />
Cư Pang”. <br />
<br />
II. Mục đích nghiên cứu:<br />
<br />
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ; Hình thành cho trẻ <br />
đồng bào dân tộc thiểu số những kĩ năng nói, đọc rõ ràng, kể chuyện diễn <br />
cảm; Phát triển khả năng giao tiếp hàng ngày giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ <br />
và trẻ với mọi người xung quanh. <br />
<br />
Dạy trẻ phát âm chính xác ngôn ngữ tiếng Việt; Luyện cho trẻ phát âm <br />
đúng từ, câu. Rèn cho trẻ kĩ năng nghe, hiểu, đọc thơ, kể lại câu truyện, các <br />
sự việc, trong cuộc sống và trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ một cách linh <br />
hoạt.<br />
<br />
Giúp cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số hình thành và phát triển nhân <br />
cách, đồng thời trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn, có lối ứng xử văn minh trong <br />
cuộc sống hàng ngày.<br />
<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
<br />
I.Cơ sở lí luận của vấn đề<br />
Hoạt động làm quen văn học ở trường mầm non là một trong những hoạt <br />
động có vai trò quan trọng đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, <br />
<br />
3 Người thực hiện: Võ Thị Hiền<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn Làm quen văn học <br />
tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang<br />
<br />
là phương tiện giúp trẻ rèn luyện ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, giúp tăng <br />
cường vốn tiếng Việt cho trẻ. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là <br />
chúng ta đã góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, <br />
giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻ kĩ năng đọc và kể <br />
truyện…những điều này sẽ góp phần rất lớn trong quá trình hình thành và <br />
phát triển nhân cách của trẻ. <br />
<br />
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 56/KHBGDĐT ngày 25/01/2017 của <br />
Bộ GDĐT về việc triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ <br />
làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020, Bộ GDĐT tổ chức hội thảo sơ kết 02 <br />
năm triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm <br />
trung tâm”. <br />
<br />
Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1008/QĐTTg ngày 2/6/2016 của Thủ <br />
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm <br />
non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 20162020, định <br />
hướng 2025 với mục tiêu: Tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm <br />
non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số đảm bảo các em có kỹ năng cơ <br />
bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục <br />
mầm non và chương trình giáo dục tiểu học, tạo tiền đề để trẻ lĩnh hội tri <br />
thức của các cấp học tiếp theo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và <br />
phát triển bền vững các dân tộc thiểu số đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển <br />
của đất nước”.<br />
<br />
Thực hiện có hiệu quả chương trình Giáo dục mầm non mới, chú trọng <br />
vào việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong công tác giáo dục nhằm nâng cao <br />
chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, tạo chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới <br />
phương pháp giáo dục; củng cố, phát triển số lượng và chất lượng ở trường <br />
mầm non. hoạt động làm quen văn học ở trường mầm non là một trong <br />
những hoạt động có vai trò quan trọng đối với việc phát triển ngôn ngữ cho <br />
trẻ mầm non, là phương tiện giúp trẻ rèn luyện ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, <br />
4 Người thực hiện: Võ Thị Hiền<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn Làm quen văn học <br />
tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang<br />
<br />
giúp tăng cường vốn tiếng Việt cho trẻ. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn <br />
học là chúng ta đã góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục <br />
đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻ kĩ năng đọc <br />
và kể truyện…những điều này có vai trò rất lớn trong quá trình hình thành và <br />
phát triển nhân cách của trẻ.<br />
<br />
Nhận thấy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ <br />
người đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Trẻ đến lớp nhút <br />
nhác, ngại giao tiếp, trẻ chủ yếu sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp, vốn từ <br />
tiếng Việt của trẻ hạn chế. Đặc biệt trong hoạt động làm quen văn học trẻ <br />
hầu như chưa hiểu được nội dung của bài thơ, câu truyện, chưa hứng thú <br />
trong hoạt động… Vì vậy tôi đã tìm và đưa ra những giải pháp, biện pháp để <br />
khắc phục những tồn tại và phát huy những tính mới trong đề tài.<br />
<br />
II. Thực trạng của vấn đề<br />
Trường Mầm non Cư Pang là một đơn vị đóng trên địa bàn xã Ea Bông <br />
thuộc xã đặc biệt khó khăn, trường. Hơn 90% trẻ là người dân tộc thiểu số, <br />
hơn 50% trẻ thuộc hộ nghèo. Riêng lớp lá tôi chủ nhiệm 100% trẻ là người <br />
dân tộc thiểu số, đa số trẻ mới lần đầu đến trường, chưa học qua lớp 3 tuổi, <br />
4 tuổi. Hầu hết trẻ chưa nói rõ tiếng Việt, trẻ giao tiếp chủ yếu sử dụng <br />
tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ giao tiếp tiếng Việt của trẻ còn gặp nhiều hạn chế. <br />
<br />
Năm học 20182019 là năm học tiếp tục hưởng ứng và thực hiện nghiêm <br />
túc, có hiệu quả các cuộc vận động do ngành phát động như “Xây dựng môi <br />
trường <br />
<br />
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”,“Xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ <br />
đồng bào dân tộc thiểu số” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục dạy và học, <br />
nhưng để chất lượng giáo dục được nâng cao bản thân cô và trò cần phải cố <br />
gắng hơn trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non.<br />
<br />
<br />
<br />
5 Người thực hiện: Võ Thị Hiền<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn Làm quen văn học <br />
tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang<br />
<br />
Những yếu tố trên đã ảnh hưởng tạo ra thực trạng trong hoạt động cho <br />
trẻ làm quen với tác phẩm văn học hiện nay. Định hướng của bản thân về <br />
phương pháp tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động làm quen với tác <br />
phẩm văn học là tiếp tục vận dụng phát triển các biện pháp cũ nhằm phát huy <br />
những mặt mạnh, những thành công giúp nâng cao chất lượng giáo dục.<br />
<br />
Vào cuối năm học 2017 2018 , tôi chủ động kiểm tra, khảo sát, thống kê <br />
trẻ ở lớp lá 4 tổng số trẻ 25, nữ 9, dân tộc thiểu số là 25. Kết quả như sau:<br />
<br />
Đạt Chưa đạt<br />
Nội dung Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ chưa Tỉ lệ %<br />
đạt đạt<br />
Trẻ nói rõ ràng 15/25 60 10/25 40<br />
Trẻ đọc thơ, kể <br />
12/25 48 13/25 52<br />
chuyện diễn cảm<br />
Trẻ biết kể truyện <br />
11/25 44 14/25 56<br />
sáng tạo.<br />
Trẻ diễn đạt ý tốt 12/25 48 13/25 52<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thuận lơi:<br />
<br />
Nhà trường có sân chơi sạch sẽ, an toàn, phòng học rộng rãi, thoáng <br />
mát, đồ dùng đồ chơi cho trẻ học tập và vui chơi tương đối đầy đủ, đồ <br />
dùng , đồ chơi tự tạo từ những nguyên vật liệu mở: Như lốp xe, vỏ chai, <br />
thùng sơn, tre, nứa… sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia tích cực các <br />
hoạt động trong ngày, có khu vui chơi phát triển vận động và môi trường <br />
trong và ngoài lớp học, trang trí tăng cường tiếng việt cho trẻ đồng bào dân <br />
tộc thiểu số.<br />
<br />
Tổ chuyên môn luôn tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia chuyên <br />
đề, tập huấn…do phòng, cụm chuyên môn, tổ chức các tiết dạy mẫu, chuyên <br />
<br />
<br />
<br />
6 Người thực hiện: Võ Thị Hiền<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn Làm quen văn học <br />
tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang<br />
<br />
đề cấp trường phổ biến những phương pháp hình thức đổi mới trong chương <br />
trình mầm non lấy trẻ làm trung tâm.<br />
<br />
Toàn thể giáo viên có chuyên môn về công tác giảng dạy, luôn học hỏi, <br />
trao dồi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên luôn nhiệt tình, <br />
đổi mới trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đã tuyên truyền có hiệu quả <br />
của việc đưa trẻ đến trường.<br />
<br />
Khó khăn:<br />
<br />
100% trẻ là con em dân tộc thiểu số, phần lớn các cháu chưa qua lớp 4 <br />
tuổi nên việc tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Việt còn gặp nhiều khó khăn, đa <br />
số trẻ còn sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp và trong các hoạt <br />
động ở trường.<br />
<br />
Đồ dùng đồ chơi tuy đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng cho một <br />
số hoạt động, đặc biệt là hoạt động làm quen văn học.<br />
<br />
Đời sống kinh tế của một số phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn phần <br />
lớn là làm nông trên 40% là hộ nghèo nên sự quan tâm về chăm sóc giáo dục <br />
trẻ chưa cao.<br />
<br />
Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học hiện nay chưa mang lại <br />
kết quả như mong muốn, những biện pháp đã sử dụng trước đây như dạy <br />
trẻ làm quen văn học chưa đạt hiệu quả cao. Những yếu tố khách quan khác <br />
làm cho thực trạng của đề tài còn tồn tại nhiều hạn chế.<br />
<br />
Qua thực trạng cấp bách của vấn đề và theo hướng dẫn thực hành quan <br />
điểm lấy trẻ làm trung tâm thì rõ ràng nhiệm vụ đặt ra đối với người giáo <br />
viên đó là phải giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, phát triển cho trẻ khả năng nghe, <br />
hiểu nội dung tác phẩm văn học và đặc biệt trẻ thể hiện cảm xúc khi đươc <br />
nghe tác phẩm văn học. Nhiệm vụ đặt ra với người giáo viên phải làm thế <br />
nào để trẻ phát triển một cách hài hòa có hiệu quả đúng với kết quả mong đợi <br />
<br />
<br />
7 Người thực hiện: Võ Thị Hiền<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn Làm quen văn học <br />
tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang<br />
<br />
mà độ tuổi trẻ cần đạt được. Dựa trên tình hình thực tế của lớp tôi đưa ra các <br />
nhiệm vụ để giải quyết vấn đề như sau:<br />
<br />
Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý và ngôn ngữ của trẻ đồng bào dân tộc <br />
thiểu số lập kế hoach giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ.<br />
<br />
Xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số.<br />
<br />
Sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong hoạt động của trẻ đồng bao dân tộc <br />
thiểu số. <br />
<br />
Tổ chức tiết học linh hoạt, lồng ghép tác phẩm văn học trong các giờ <br />
học.<br />
<br />
Tuyên truyền phối hợp và vận động cha mẹ học sinh, kết hợp lồng <br />
ghép vào các hội thi, lễ hội.<br />
<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
Giải pháp1: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm ngôn ngữ của trẻ <br />
đồng bào dân tộc thiểu số lập kế hoach giáo dục phù hợp với độ tuổi của <br />
trẻ.<br />
<br />
Nghiên cứu tài liệu về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ đồng bào dân tộc <br />
thiểu số. Trên thực tế cho ta thấy trẻ đồng bào dân tộc thiểu số luôn có tâm lý <br />
sẵn sàng cho hoạt động lao động hơn là hoạt động học tập. Trẻ đồng bào dân <br />
tộc thiểu số tâm lý hay nhút nhác, luôn sợ hãi, ngại giao tiếp với người lạ, <br />
chưa có tâm lý sẵn sàng cho hoạt động học tập ở trường, thích theo bố mẹ đi <br />
rẫy… bên cạnh đó môi trường giao tiếp xã hội của trẻ dân tộc thiểu số còn <br />
hạn hẹp, có những trẻ chưa được học qua chương trình mẫu giáo 3 tuổi, 4 <br />
tuổi. Trẻ dân tộc thiểu số tuy còn nhỏ nhưng đã phải tham gia vào các hoạt <br />
động tại gia đình như cõng em, chăn gia súc, nấu cơm…vì vậy cô giáo phải <br />
gần gũi với trẻ, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của trẻ luôn lắng nghe tâm tư <br />
nguyện vọng của trẻ, luôn bên cạnh trẻ động viên hỗ trợ, cảm hóa trẻ bằng <br />
sự tận tình chăm sóc của mình. Cô luôn tạo cho trẻ một niềm tin để từ đó trẻ <br />
8 Người thực hiện: Võ Thị Hiền<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn Làm quen văn học <br />
tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang<br />
<br />
luôn có lòng tin yêu vào cô từ đó giúp cô giáo phát huy được tác dụng trong <br />
nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ.<br />
<br />
Quan sát trẻ là phương pháp không thể thiếu trong quá trình tìm hiểu tâm <br />
sinh lý của trẻ, giúp cô giáo nhận biết được qua nét mặt, lời nói, cử chỉ…của <br />
trẻ. Trong quá trình quan sát trẻ cô cần xác định rõ mục đích, nội dung, kế <br />
hoach quan sát, cô tiến hành quan sát trẻ một cách có hệ thống, có sự ghi chép <br />
cụ thể rõ ràng và rút ra được những nhận định của bản thân đối với trẻ sau <br />
khi quan sát trẻ.<br />
<br />
Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ hoàn toàn khác nhau, mỗi trẻ có những đặc <br />
điểm riêng, bên cạnh những trẻ nhút nhát có những trẻ mạnh dạn, bên cạnh <br />
những trẻ nhanh có những trẻ chậm, Vì vậy để hiểu trẻ hơn cô giáo thường <br />
xuyên trò chuyện với trẻ, sử dụng các câu hỏi dễ hiểu để trẻ trả lời, các bài <br />
tập để kiểm tra tâm lý của trẻ dưới hình thức trò chơi. Sau khi nắm rõ đặc <br />
điểm tâm sinh lý của từng trẻ cô giáo có kế hoạch cũng như phương pháp <br />
giáo dục cụ thể phù hợp với đặc điểm phát triển của mỗi trẻ.<br />
<br />
Trao đổi với cha mẹ của trẻ v ề tính cách của mỗi trẻ, có sự ghi chép cụ <br />
thể rõ ràng vào nhật ký giáo viên để cô giáo tiện theo dõi các đặc điểm tâm <br />
sinh lý của mỗi trẻ nhằm phát huy những mặt mạnh và khắc phục những hạn <br />
chế yếu kém của trẻ.<br />
<br />
Song song với việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cô giáo cần chú <br />
ý đến đặc điểm ngôn ngữ của trẻ. <br />
<br />
Thời gian mới bước vào đầu năm học cô giáo lên kế hoạch cho việc t ìm <br />
hiểu đặc điểm của trẻ trong lớp thông qua hoạt động trò chuyện giữa cô và trẻ, <br />
giữa trẻ với trẻ, bên cạnh đó cô giáo gặp cha mẹ trẻ để tìm hiểu thêm về tính <br />
cách, khả năng nhận thức cũng như tình hình sức khỏe của trẻ ở nhà, sau khi <br />
nắm bắt một số đặc điểm của trẻ cô giáo sẽ có những biện pháp phù hợp để <br />
khắc phục những hạn chế và phát huy những mặt mạnh của trẻ.<br />
<br />
9 Người thực hiện: Võ Thị Hiền<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn Làm quen văn học <br />
tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang<br />
<br />
Thường xuyên ra những bài tập bằng hình thức trò chơi để kiểm tra đặc <br />
điểm phát âm của trẻ <br />
<br />
Tăng cường tiếng Việt cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số mọi lúc mọi <br />
nơi giúp tăng vốn từ cho trẻ. Trong lớp học, ngoài sân trường cô giáo và cha <br />
mẹ trẻ cùng nhau xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ. <br />
<br />
Sau khi nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ giáo viên giúp trẻ chuẩn <br />
bị tốt về mặt tâm lý, trẻ có một tinh thần tốt, luôn thoải mái, vui vẽ, hứng thú <br />
tham gia mọi hoạt động, giải quyết các nhiệm vụ cô giao, điều này sẽ giúp <br />
trẻ có thêm niềm tin khi tham gia vào các hoạt động nói chung và hoạt động <br />
làm quen với tác phẩm văn học nói riêng. Văn học là phương tiện hiệu quả <br />
không chỉ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ mà nó còn ảnh <br />
hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.<br />
<br />
Xây dựng kế hoạch tháng, chủ đề, kế hoạch tổ chức hoạt động một <br />
ngày tích hợp phù hợp với độ tuổi và tình hình thực tế của lớp.<br />
<br />
Để xây dựng kế hoạch hoạt động đúng với sự phát triển của trẻ mẫu giáo <br />
56 tuổi. Tôi không ngừng tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu về giáo dục mầm <br />
non như: Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu hướng dẫn xây dựng môi <br />
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, bồi dưỡng thường xuyên môdun 3: đặc <br />
điểm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ <br />
mầm non về mặt ngôn ngữ. <br />
<br />
Dựa vào kế hoạch gợi ý của tổ khối và bám sát tình hình thực tế của lớp <br />
tôi chủ nhiệm. Tôi xây dựng mạng chủ đề cả năm gồm 10 chủ đề, ở mỗi chủ <br />
đề phân ra các chủ đề nhánh bám sát vào tiêu chí 6: Kế hoạch giáo dục tháng/ <br />
chủ đề phù hợp với thực tiễn, chỉ số 15: Kế hoạch có thể điều chỉnh để phù <br />
hợp với trẻ, với hoàn cảnh thực tiễn. Thường một chủ đề có 2 đến 3 chủ đề <br />
nhánh. Dựa vào chương trình giáo dục mầm non theo thông tư 17 và tình hình <br />
thực tế của lớp tôi đưa ra kết quả mong đợi trên trẻ.<br />
<br />
10 Người thực hiện: Võ Thị Hiền<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn Làm quen văn học <br />
tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang<br />
<br />
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, kết quả mong đợi của trẻ 56 tuổi trong <br />
lĩnh vực phát triển ngôn ngữ tôi chủ động xây dựng kế hoạch tuần và đưa ra <br />
đề tài phù hợp với tình hình, điều kiện của lớp và đúng với chương trình giáo <br />
dục mầm non, dựa vào hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cô giáo là người <br />
gợi mở trẻ là hoạt động, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của <br />
trẻ. Và đánh giá trẻ hằng ngày và cuối chủ đề.<br />
<br />
Ví dụ: Ở chủ đề đầu tiên của năm học tôi thực hiện chủ đề “Trường <br />
mầm non” với 4 chủ đề nhánh “Ngày hội bé đến trường” “Lớp bé yêu <br />
thương” “tết Trung thu”. “Những hoạt động thú vị” Từ chủ đề nhánh này tôi <br />
chọn những đề tài phù hợp với tình hình của trẻ đầu năm học như: bài thơ <br />
“Cô giáo của con” “thỏ trắng đi học”...Vì mới bước vào năm học nên tôi <br />
chọn những bài thơ câu truyện với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để <br />
tạo hứng thú cho trẻ. Và cuối chủ đề tổng hợp xem đã đạt được mục tiêu đưa <br />
ra chưa so với kết quả đã đưa ra ở đầu chủ đề hay chưa và tìm ra nguyên <br />
nhân để có biện pháp thay đổi phù hợp với chủ đề sau.<br />
<br />
Việc lựa chọn bài thơ, câu truyện phù hợp với trẻ rất quan trọng, nó giúp <br />
trẻ, hứng thú hơn khi tham gia hoạt động và mang lại kết quả cao hơn.<br />
<br />
Qua các biện pháp trên đã góp phần không nhỏ vào quá trình tìm hiểu đặc <br />
điểm tâm sinh lý và ngôn ngữ của trẻ, giúp cô giáo nắm được các đặc điểm <br />
của trẻ để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ góp phần <br />
nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ đồng bào dân tộc thiểu <br />
số. <br />
<br />
Giải pháp 2: Xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ đồng bào dân tộc <br />
thiểu số. <br />
<br />
Đối với nhà giáo dục, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là <br />
phương tiện, là điều kiện để phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa <br />
tuổi.<br />
<br />
11 Người thực hiện: Võ Thị Hiền<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn Làm quen văn học <br />
tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang<br />
<br />
Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ <br />
thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự đóng góp của cộng <br />
đồng xã hội. Để xây dựng môi trường hoạt động của trẻ tôi bám sát các tiêu <br />
chí sau:<br />
<br />
Các góc/khu vực hoạt động được bố trí khoa học phù hợp với điều kiện <br />
thực tế, đảm bảo các điều kiện về ánh sang, an toàn và thuận tiện đối với trẻ.<br />
<br />
Phương tiện dạy học, đồ dùng, đồ chơi được bố trí hợp lý, an toàn.<br />
<br />
Các góc/khu vực hoạt động, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được dán nhãn bằng <br />
tiếng việt.<br />
<br />
Khu vực/ góc được bố trí hợp lý; hệ thống giá, kệ chắc chắn, an toàn đảm <br />
bảo quy định, bàn ghế phù hợp với trẻ, đủ ánh sáng...<br />
<br />
Có hệ thống sách, tranh truyện,thẻ chữ cái, thẻ từ, bút chì, sáp màu, đất nặn, <br />
giấy bìa, học liệu phù hợp để hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ…<br />
<br />
Có đài máy hoặc trang thiết bị để trẻ được nghe chương trình phát thanh, <br />
truyền hình tiếng Việt.<br />
<br />
Có đồ dùng, đồ chơi gần gũi với bản sắc văn hóa dân tộc của trẻ, vật thật, <br />
đồ chơi có nguồn gốc tự nhiên…<br />
<br />
Có tài liệu sưu tầm liên quan đến văn hóa dân gian của người DTTS và sử <br />
dụng trong các hoạt động GD tăng cường TV cho trẻ..<br />
<br />
Có hệ thống chữ viêt, kí hiệu phù hợp với mọi nơi (tường bao, vườn <br />
trường, các góc chơi..)<br />
<br />
Có khu vực thư viện thân thiện được bố trí phù hợp để trẻ/ cha mẹ hoạt <br />
động phù hợp với khoản thời gian trong ngày.<br />
<br />
Có các trò chơi dân gian, hát đồng dao, ca dao để trẻ tham gia tập thể trong <br />
các hoạt động ngoài trời.<br />
<br />
Tạo môi trường để trẻ được nói tiếng việt<br />
12 Người thực hiện: Võ Thị Hiền<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn Làm quen văn học <br />
tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang<br />
<br />
Tạo cơ hội để trẻ giao tiếp với nhiều người khác trong cộng đồng, tham gia <br />
các hoạt động lễ hội tại địa phương…<br />
<br />
Môi trường giáo dục gồm môi trường trong lớp học và môi trường ngoài <br />
lớp học<br />
<br />
+ Môi trường trong lớp học : <br />
<br />
Môi trường trong lớp học có vai trò quan trong đối với các hoạt động của <br />
trẻ. cô giáo bố trí sắp xếp các góc chơi trong lớp phù hợp với không gian của <br />
lớp học. Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ học tập vừa tầm của trẻ, để trẻ <br />
dễ dàng hoạt động với đồ dùng khi cần. Luôn tạo môi trường vui chơi, học <br />
tập thoải mái cho trẻ, không áp đặt trẻ, khuyến khích trẻ tích cực khi tham gia <br />
hoạt động. <br />
<br />
Ngoài các góc chính thay đổi phù hợp với từng chủ đề, trong lớp còn có <br />
góc địa phương thông qua góc này giúp trẻ hiểu được bản sắc của dân tộc <br />
mình. Đồng thời trên các đồ dùng, đồ chơi trong góc cô và trò cùng nhau trang <br />
trí gắn những chữ cái, từ tiếng việt…Đặc biệt trong lớp còn có góc “bé vui <br />
học chữ”, hay góc “Những chữ cái ngộ nghĩnh”…đến với góc này các bé được <br />
làm quen với các chữ cái, các từ tiếng Việt thông qua hoạt động “đọc” <br />
truyện, xem tranh chữ, trò chơi sao chép từ tiếng việt, ghép các chữ cái thành <br />
từ có nghĩa, hay trò chơi điền chữ cái còn thiếu vào từ…,thông qua các hoạt <br />
động trên giúp trẻ làm quen với môi trường tiếng Việt một cách nhẹ nhàng, <br />
hiệu quả.<br />
<br />
Cho trẻ tham gia vào vào hoạt động trang trí các góc cùng với cô, vì đây <br />
chính là cơ hội tốt để cô truyền tải cách thức, kĩ năng cho trẻ mà không áp <br />
đặt trẻ, trẻ thể hiện một cách tự nhiên, chủ động, sáng tạo. Trang trí ở góc <br />
mở có sản phẩm của cô và của trẻ phong phú và đa dạng. <br />
<br />
Ví dụ: Khi trẻ tham gia hoạt động làm quen văn học mà trọng tâm là dạy <br />
kể chuyện sáng tạo thì cô đã tận dụng không gian lớp học để bày những đồ <br />
<br />
13 Người thực hiện: Võ Thị Hiền<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn Làm quen văn học <br />
tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang<br />
<br />
dùng, dụng cụ phục vụ cho hoạt động, sắp xếp sân khấu, mô hình và các con <br />
rối vừa tầm mắt và tầm tay của trẻ sao cho trẻ dễ quan sát, dễ sử dụng, kích <br />
thích trẻ hoạt động tích cực hơn, tự chủ hơn. Không những vậy cô luôn chú ý <br />
đến cách bố trí đội hình ngồi của trẻ, sao cho tất cả trẻ trong lớp được quan <br />
sát rõ ràng, tránh việc trẻ ngồi trước che tầm nhìn của trẻ ngồi sau..Trong quá <br />
trình trẻ tham gia hoạt động làm quen tác phẩm văn học cô chú ý đến khả <br />
năng phát âm của trẻ để có sự điều chỉnh và sữa sai kịp thời, tích cực phát huy <br />
tính sáng tạo của trẻ trong khi dạy trẻ đọc thơ, kể truyện.<br />
<br />
Bản thân cô giáo trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự tập luyện <br />
giọng kể, luyện cách sử dụng mô hình, tranh, rối… sao cho nhẹ nhàng, linh <br />
hoạt, thu hút được sự chú ý của trẻ, nhằm giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm <br />
văn học đó một cách tốt nhất.<br />
<br />
Ngoài hoạt động làm quen văn học, khi trẻ tham gia hoạt động góc cô <br />
cũng bố trí các góc phù hợp để khi chơi trẻ có sự liên kết giữa các góc chơi <br />
với nhau, tránh trường hợp sắp xếp các góc không phù hợp với không gian <br />
làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của trẻ.<br />
<br />
+ Môi trường ngoài lớp học:<br />
<br />
Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt <br />
động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Khi cho trẻ tham <br />
gia hoạt động ngoài trời cô giáo có sự chuẩn bị trước cho trẻ về môi trường <br />
hoạt động, đồ dùng, đồ chơi...Sân bãi sạch sẽ, đảm bảo tầm nhìn bao quát <br />
trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động, đồ dùng đồ chơi phù hợp, tận dụng <br />
và sử dụng có hiệu quả các đồ dùng bằng nguyên vật liệu mở sẵn có ở địa <br />
phương…<br />
<br />
Dưới sự chỉ đạo của nhà trường các cô giáo đã vận động cha mẹ trẻ ủng <br />
hộ ngày công cũng như 1 số nguyên vật liệu sẵn có ở thôn buôn như tre, nứa, <br />
rơm, rạ, lốp xe hỏng…để xây dựng các khu hoạt động ngoài trời cho trẻ giáo <br />
<br />
14 Người thực hiện: Võ Thị Hiền<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn Làm quen văn học <br />
tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang<br />
<br />
viên kết hợp với cha mẹ trẻ cùng nhau xây dựng khu vui chơi với các nhân <br />
vật cổ tích, hay còn gọi là “vườn cổ tích”, “sân khấu ngoài trời”, vườn rau <br />
của bé, vườn hoa của bé…thông qua vườn cổ tích hay sân khấu ngoài trời… <br />
sẽ giúp trẻ nhập vai vào các nhân vật trong câu truyện một cách tốt hơn hay <br />
biểu diễn đọc thơ hay hơn, diễn cảm hơn bên cạnh đó còn giúp trẻ được trãi <br />
nghiệm và thể hiện những năng khiếu sẵn có của bản thân trẻ.<br />
<br />
Ví dụ: Đến với “ Vườn hoa của bé” Cô và trẻ được quan sát các loại hoa <br />
trong vườn, trẻ có thể gọi tên các loại hoa và nói được màu sắc của các loại <br />
hoa đó, điều này giúp trẻ nhớ sâu hơn về các đặc điểm của loại hoa và khi <br />
cô dạy trẻ đọc thơ (kể chuyện) về các loại hoa như bài thơ Hoa đào Hoa <br />
mai, Hao cúc vàng…hay câu truyện Sự tích Hoa hồng, sự tích hoa mào gà…<br />
lúc này trẻ đã có được những hiểu biêt về các loại hoa và sẽ giúp trẻ hứng <br />
thú hơn, chủ động hơn trong quá trình tham gia hoạt động<br />
<br />
Trước kia với hoạt động dạy trẻ đọc thơ (kể chuyện) cho trẻ nghe với <br />
cách dạy truyền thống cô và trẻ cùng ngồi trong lớp, cô đọc thơ (kể chuyện) <br />
cho trẻ nghe. Giờ đây khi môi trường ngoài lớp học được cải thiện và xây <br />
dựng đa dạng, phong phú thì việc cô giáo dạy trẻ đọc thơ (hay kể chuyện) <br />
cho trẻ ở môi trường này đã góp phần không nhỏ đến chất lượng giáo dục <br />
cho trẻ nói chung và hoạt động cho trẻ làm quen văn học nói riêng. <br />
<br />
Với cách trang trí động nhiều hơn tĩnh, trong sân trường còn có các góc <br />
chơi luôn thay đổi nội dung lẫn hình thức,với các trò chơi như “nhìn hình gọi <br />
tên”, “sao chép chữ cái, từ, câu theo mẫu” , “ điền chữ còn thiếu vào từ”…<br />
thông qua “học bằng chơi, chơi mà học” vốn từ của trẻ đã có sự phát triển rõ <br />
rệt. Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất định hướng không gian như: <br />
bên phải, bên trái, phía trên, phía dưới, các từ chỉ tốc độ như: nhanh hơn, <br />
chậm… Ngoài ra trẻ hiểu và diễn đạt được các từ chỉ thời gian như: Hôm <br />
qua, hôm nay, vừa mới nãy, ngày mai …<br />
<br />
<br />
15 Người thực hiện: Võ Thị Hiền<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn Làm quen văn học <br />
tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang<br />
<br />
Qua biện pháp trên giúp cho giáo viên có thêm những kinh nghiệm sắp <br />
xếp, bố trí, chuẩn bị tốt cho môi trường hoạt động của trẻ một cách khoa <br />
học nhằm thu được những kết quả cao trong quá trình cho trẻ dân tộc thiểu <br />
số làm quen với các hoạt động đặc biệt là hoạt động làm quen văn học.<br />
<br />
Giải pháp 3: Sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong hoạt động của trẻ đồng bào <br />
dân tộc thiểu số. <br />
<br />
Đồ dùng đồ chơi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển tâmsinh <br />
lý, trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ và góp phần hình thành nhân cách trẻ thơ. Do <br />
đặc điểm tâm lý của trẻ rất hiếu động, thích khám phá, tìm tòi, nên trẻ không <br />
chỉ ngồi nhìn và nghe cô giáo kể và đọc thơ. Chính vì vậy nếu không có đồ <br />
dùng trực quan, không cho trẻ thao tác thực hành trên đồ vật thì trẻ dễ bị phân <br />
tán chú ý, mức độ hứng thú không cao, tri thức lĩnh hội được không sâu và <br />
nhanh quên. Nắm được tâm lý đó tôi bản thân tôi đã tìm hiểu và học cách sử <br />
dụng đồ dùng dạy học một cách thành thạo, khoa học, tạo hứng thú cho trẻ, một <br />
đồ dùng dạy học nếu chúng ta biết cách sử dụng thì sẽ mang lại những hiệu <br />
quả cao và ngược lại.<br />
<br />
Cô và trẻ cùng nhau làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp. Sử dụng chính <br />
những sản phẩm của trẻ để để phục vụ cho các hoạt động của trẻ. <br />
<br />
Ví dụ: khi dạy bài thơ “Em yêu nhà em” cô có thể gợi ý cho trẻ vẽ tranh ngôi <br />
nhà và sử dụng chính tranh vẽ của trẻ để dạy.<br />
<br />
Cho trẻ hoạt động với đồ dùng, đồ chơi sẽ giúp hình thành ở trẻ những <br />
kĩ năng, kĩ xảo, đồng thời giúp trẻ phát triển các tố chất vận động, kĩ năng <br />
vận động, và phát triển các nhóm cơ của trẻ…<br />
<br />
Ví dụ: Khi cô kể cho trẻ nghe câu truyện “Ba cô gái” trong hoạt động trẻ <br />
kể truyện trẻ có thể sử dụng rối que để kể, khi trẻ kể các ngón tay của trẻ <br />
phải khéo léo điều khiển những con rối sao cho phù hợp với từng lời dẫn <br />
trong nội dung câu truyện.<br />
<br />
16 Người thực hiện: Võ Thị Hiền<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn Làm quen văn học <br />
tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang<br />
<br />
Cô và trẻ cùng bàn bạc và làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động.<br />
<br />
Ví dụ: Để chuẩn bị cho hoạt động dạy bài thơ “Đèn giao thông” cô và trẻ <br />
cùng bàn bạc tìm những nguyên vật liệu phế thải như chai nước ngọt, bìa <br />
cattong giấy màu…những vật liệu này cô có thể khuyến khích trẻ và nhờ phụ <br />
huynh giúp trẻ tìm ở nhà mình để làm những cột đèn giao thông, trang trí ngã <br />
tư đường phố và dùng để dạy trẻ học thơ.<br />
<br />
Cô sử dụng những đồ dùng sẵn có ở địa phương, gần gũi thân quen với <br />
trẻ để phục vụ trong hoạt động của trẻ tạo hứng thú cho trẻ giúptrẻ hoạt <br />
động tích cực hơn và hiệu quả hơn.<br />
<br />
Ví dụ: Trong câu truyện “Tích chu” với phần trò chơi giúp bạn Tích chu đi <br />
lấy nước suối tiên cho bà, cô giáo sử dụng những chiếc “gùi” và những quả <br />
bầu khô đựng nước của người Ê đê để trẻ thực hiện trò chơi.<br />
<br />
Qua việc cho trẻ sử dụng các đồ dùng, đồ chơi tự tạo một cách trực tiếp <br />
trong hoạt động làm quen văn học và nhất là với những đồ dùng, đồ chơi cô <br />
và trẻ cùng làm tôi nhận thấy trẻ tập trung chú ý hứng thú hơn, trẻ hoạt động <br />
với đồ dùng đồ chơi tích cực hơn, giúp quá trình cảm nhận các tác phẩm văn <br />
học của trẻ tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn.<br />
<br />
Giải pháp 4: Tổ chức tiết học linh hoạt, lồng ghép tác phẩm văn học <br />
trong các giờ học <br />
<br />
Để lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động học một cách nhẹ nhàng, hứng <br />
thú trước hết người giáo viên ngoài tình yêu nghề, mến trẻ cần phải có năng <br />
lực sư phạm, có kiến thức, kỹ năng, có trình độ chuyên môn vững, hiểu được <br />
tâm lý trẻ. Cô giáo tìm và sưu tầm những “Nghệ thuật lên lớp” để tổ chức <br />
tiết học một cách linh hoạt, sinh động nhằm tạo sự hứng thú tích cực cho trẻ <br />
khi tham gia vào hoạt động<br />
<br />
Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động làm quen văn học, chủ đề “Gia đình” đề tài: <br />
thơ “Em yêu nhà em”, cô giáo cần có sự chuẩn bị về mọi mặt, giọng đọc thơ <br />
17 Người thực hiện: Võ Thị Hiền<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn Làm quen văn học <br />
tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang<br />
<br />
của cô phải diễn cảm, đọc rõ ràng, không sai lỗi chính tả, không nói ngọng. <br />
Cô lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy phù hợp với đối tượng trẻ. Bước <br />
vào hoạt động cô tạo sự hứng thú cho trẻ , dạy trẻ đọc thơ dưới nhiều hình <br />
thức (đọc thơ theo tranh minh họa của trẻ, đọc thơ theo mô hình mà cô và trẻ <br />
làm, đọc theo tranh chữ to...) Khi đặt câu hỏi đàm thoại, cô lựa chọn câu hỏi <br />
vừa sức với trẻ, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, cô lưu ý sữa sai <br />
kịp thời cho trẻ. Trò chơi củng cố cho trẻ cần nhẹ nhàng, linh hoạt nhưng <br />
không kém sự lôi cuốn trẻ, đảm bảo tất cả trẻ trong lớp đều được tham gia. <br />
<br />
Đối với tiết kể truyện cô dẫn dắt vào truyện nhẹ nhàng, linh hoạt tạo <br />
tình huống bất ngờ cho trẻ, giọng kể của cô rõ ràng thể hiện tính cách của <br />
từng nhân vật. Bên cạnh đó cô sử dụng đồ dùng một cách sáng tạo và thu hút <br />
sự chú ý của trẻ, nhằm tạo cho trẻ sự hứng thú khi tham gia hoạt động. <br />
<br />
Ví dụ: Với chủ đề “Những con vật sống trong rừng”, đề tài truyện “chú <br />
Dê đen”, khi thể hiện nhân vật Dê trắng hiền lành nhút nhát gặp chó Sói, <br />
giọng cô nhẹ nhàng, run sợ. Khi thể hiện nhân vật Dê đen dũng cảm thì giọng <br />
cô thể hiện sự cứng rắn, bản lĩnh…<br />
<br />
Qua những tiết học giúp trẻ nắm bắt được nội dung bài thơ, câu chuyện. <br />
Trẻ biết cách đọc thơ, kể truyện cũng như biết trả lời câu hỏi của cô và chơi <br />
trò chơi thành thạo…Điều này đã góp phần không nhỏ trong quá trình phát <br />
triển ngôn ngữ của trẻ nói riêng và phát triển toàn diện nói chung. <br />
<br />
Thực hiện phương pháp dạy học tích hợp chúng ta có thể lồng ghép hoạt <br />
động làm quen Văn học vào các hoạt động có chủ đích khác như: Hoạt động <br />
khám phá khoa học, làm quen với toán, hoạt động âm nhạc, hoạt động mọi <br />
lúc, mọi nơi…<br />
<br />
Lồng ghép tác phẩm văn học vào hoạt động Khám phá khoa học.<br />
<br />
Môn Khám phá khoa học là một trong những môn học giúp trẻ phát triển <br />
nhận thức và ngôn ngữ tích cực nhất, vì vậy cần phát huy hết tác dụng của <br />
<br />
18 Người thực hiện: Võ Thị Hiền<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn Làm quen văn học <br />
tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang<br />
<br />
môn học này để dạy trẻ, thông qua đó giáo viên có thể kết hợp lồng ghép tác <br />
phẩm văn học để hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động chủ đích.<br />
<br />
Ví dụ: với đề tài “Tìm hiểu một số luật giao thông”, chủ đề “bé đi đường <br />
an toàn”, để dẫn dắt vào bài gây hứng thú cho trẻ cô có thể dùng bài thơ “đèn <br />
giao thông” để giới thiệu vào bài. Qua đó trẻ biết tên gọi và ký hiệu của các <br />
loại đèn giao thông, biết được một số luật khi tham gia giao thông...và với <br />
những hiểu biết về một số luật giao thông bé đã nhớ được trong bài thơ sẽ <br />
giúp các bé bước vào hoạt động khám phá một cách hứng thú và tích cực. Bên <br />
cạnh việc cung cấp vốn từ cho trẻ còn giúp trẻ tìm hiểu về sự vật xung <br />
quanh trẻ. Hình thành cho trẻ những thói quen cũng như ý thức tốt khi tham <br />
gia giao thông. điều này sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng hơn <br />
và phát triển nhận thức tốt hơn.<br />
<br />
Lồng ghép tác phẩm văn học vào hoạt động làm quen với toán.<br />
<br />
Để chuẩn bị cho hoạt động, cô giáo và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi phù <br />
hợp với chủ đề với đề tài khi sử dụng chính đồ dùng của trẻ làm ra sẽ tạo <br />
cho trẻ sự hứng thú hơn, trẻ hoạt động tích cực hơn khi hoạt động với những <br />
đồ dùng tự <br />
<br />
tay mình làm ra.<br />
<br />
Ví dụ: Chủ đề gia đình, đề tài: Đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối <br />
tượng…. Với đề tài này cô giáo chuẩn bị nhiều đồ dùng về gia đình, sau đó <br />
dùng câu truyện Nhổ củ cải để dẫn dắt bài dạy .(Trong một ngôi nhà nọ có <br />
hai ông bà già và một cô cháu gái, trong nhà còn có một con chó, một con mèo <br />
và một chú chuột nhắc…cô gợi ý cho trẻ xếp và đếm các thành viên trong gia <br />
đình của ông bà lão...)với cách dùng nội dung bài thơ hay câu truyện để dẫn <br />
dắt vào bài sẽ gây sự chú ý đến trẻ nhiều hơn, trẻ tập trung, hứng thú vào <br />
hoạt động hơn và sẽ cho kết quả của tiết dạy cao hơn. <br />
<br />
Lồng ghép tác phẩm văn học vào hoạt động âm nhạc.<br />
<br />
19 Người thực hiện: Võ Thị Hiền<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn Làm quen văn học <br />
tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang<br />
<br />
Cô giáo lựa chọn các bài thơ, bài vè, ca dao, đồng dao phù hợp với chủ <br />
đề để lồng ghép hoặc dẫn dắt trẻ vào hoạt động âm nhạc <br />
<br />
Ví dụ: Khi dạy bài hát Quả gì, cô cho trẻ đọc bài thơ Ăn quả vào đầu hoạt <br />
động để dẫn dắt trẻ vào bài hay trong quá trình chuyển tiếp hoạt động, <br />
chuyển đội hình...cô cũng có thể sử dụng những bài thơ, cao dao đồng dao <br />
lồng ghép vào hoạt động của trẻ. <br />
<br />
Ngoài ra cô giáo có thể lựa chọn những bài thơ có nội dung đơn giản <br />
được chuyển thể thành bài hát để cho trẻ tự biểu diễn theo cách riêng của <br />
mình...<br />
<br />
Lồng ghép tác phẩm văn học vào hoạt động tạo hình<br />
<br />
Sử dụng hình thức kết hợp thơ trong hoạt động tạo hình giúp trẻ hình <br />
dung ra những gì mình sẽ thực hiện trong sản phẩm <br />
<br />
Ví dụ : Khi cho trẻ thực hiện đề tài xé dán cột đèn giao thông chủ đề một <br />
số luật giao thông, cô cho trẻ đọc bài