Một số biện pháp lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Hoạ <br />
Mi<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
I. Phần mở đầu 2<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài 2<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 3<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu: 4<br />
<br />
II. Phần nội dung 4<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận 4<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 5<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp 7<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp 7<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 7<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 17<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 17<br />
cứu<br />
<br />
III.PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 18<br />
<br />
1.Kết luận 18<br />
<br />
2.Kiến nghị 18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
1<br />
Một số biện pháp lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Hoạ <br />
Mi<br />
<br />
<br />
<br />
SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP, TÍCH HỢP NỘI <br />
DUNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO TRẺ 56 <br />
TUỔI LỚP LÁ 3 TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
Việt nam ta đang trên đường phát triển và đổi mới về mọi mặt như kinh tế, <br />
chính trị, cùng với sự phát triển đó đời sống nhân dân cũng dần được cải thiện, các <br />
phương tiện phục vụ nhu cầu đi lại cũng phát triển. Nước ta phát triển như vậy <br />
nhưng bên cạnh đó còn một số vấn đề làm cho chúng ta cần phải suy nghĩ đó là an <br />
toàn giao thông.<br />
Có thể nói tai nạn giao thông không chỉ gây đau thương mất mát tiền của cho <br />
mọi người mà còn ảnh hưởng nghiệm trọng đến sự phát triển bền vững của toàn xã <br />
hội. Nhận thức được vấn đề trên Chính phủ ta đã có rất nhiều nỗ lực để đẩy mạnh <br />
giáo dục an toàn giao thông.<br />
Hiện nay tình trạng mất trật tự về an toàn giao thông, đặc biệt là giao thông <br />
đường bộ đã trở thành một vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Hàng ngày không biết <br />
bao nhiêu tai nạn giao thông đã xảy ra. Trong đó cũng có rất nhiều các tai nạn giao <br />
thông liên quan đến trẻ em, trong các nguyên nhân gây tai nạn đó có các nguyên nhân <br />
khách quan nhưng cũng có các nguyên nhân chủ quan do lỗi của trẻ em. Và chính là <br />
do trẻ không nắm được luật lệ an toàn giao thông đường bộ. Việc hình thành cho trẻ <br />
ý thức về an toàn giao thông ngay từ nhỏ là vô cùng cấp thiết. <br />
Trong bối cảnh ngày nay, các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam ta <br />
nói riêng đang phải đối mặt với những vấn đề cấp bách về vấn đề tai nạn giao <br />
thông. Một trong những nguyên nhân gay ra hiện trạng trên là do ý thức của con <br />
người. Vì thế việc lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ là <br />
không thể thiếu được. Đây là một việc làm lâu dài, phải được thực hiện trong quá <br />
trình giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân<br />
Mặc khác giáo dục an toàn giao thông trong trường mầm non có tầm quan <br />
trọng đặc biệt vì nó giúp trẻ em có những nhận thức ban đầu tuy đơn giản nhưng rất <br />
cơ bản để hình thành những hiểu biết về một số phương tiện giao thông thông dụng, <br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
2<br />
Một số biện pháp lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Hoạ <br />
Mi<br />
những hành vi đúng khi tham gia giao thông và có ý thức tôn trọng luật giao thông từ <br />
nhỏ. <br />
Một số nghiên cứu cũng đã khẳng định giai đoạn hiệu quả nhất để giáo dục <br />
trẻ các kiến thức và kĩ năng mà trẻ sẽ ghi nhớ suốt đời là lứa tuổi mầm non. Một <br />
trong những bài học hay được rút ra từ các nước trên thế giới là nội dung giáo dục an <br />
toàn giao thông nên bắt đầu từ giáo dục mầm non.<br />
An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội, <br />
nâng cao ý thức rèn luyện, hiểu biết và chấp hành luật lệ giao thông cho trẻ chính là <br />
bảo vệ bản thân trẻ và gia đình. <br />
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp lồng ghép tích <br />
hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 56 tuổi lớp lá 3 trường mầm non <br />
Họa Mi”<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ đã có trong chủ đề “Phương tiện và luật lệ <br />
giao thông”. Tuy nhiên để trẻ có được một lượng kiến thức lớn hơn về an toàn giao <br />
thông thì chúng ta không chỉ giáo dục trẻ trong chủ đề đó mà cần phải mở rộng ra <br />
bằng cách lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông trong tất cả các <br />
hoạt động của trẻ ở trường, điều đó sẽ giúp trẻ có được những kiến thức cơ bản về <br />
an toàn giao thông.<br />
Lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông nhằm cung cấp cho <br />
trẻ các kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông để biết cách ứng <br />
phó với các tình huống khi tham gia giao thông, hình thành thế hệ trẻ có “văn hóa” khi <br />
tham gia giao thông, xây dựng xã hội văn minh và bảo đảm thực hiện mục tiêu chung <br />
của Chiến lược bảo đảm trật tự an toàn giao thông quốc gia. Giúp cho trẻ có hiểu <br />
biết ban đầu về các hoạt động giao thông gần gũi, nhận biết được một số hành vi <br />
tham gia giao thông đúng hoặc chưa đúng và bước đầu hình thành ý thức về cần bảo <br />
đảm an toàn khi đi đường phù hợp với đặc điểm lứa tuổi.<br />
Để lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ tôi thường <br />
xuyên nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phương tiện và luật lệ giao thông để lập <br />
ra kế hoạch, chuẩn bị nội dung, lựa chọn phương pháp, chuẩn bị các điều kiện, <br />
phương tiện để tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ. Luôn tạo mọi điều <br />
kiện để trẻ được tham gia các hoạt động liên quan đến an toàn giao thông, điều này <br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
3<br />
Một số biện pháp lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Hoạ <br />
Mi<br />
giúp trẻ nắm được các phương tiện và luật lệ giao thông một cách nhanh chóng và <br />
nhẹ nhàng hơn.<br />
VD: Tổ chức cho trẻ cùng tham quan các phương tiện giao thông khi lưu thông <br />
trên đường, cùng với đó đặt ra nhiều câu hỏi để trẻ giải đáp, từ đó trẻ sẽ nắm rõ hơn <br />
về các luật lệ giao thông.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Nghiên cứu một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao <br />
thông cho trẻ mầm non 56 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Họa Mi xã Quảng Điền <br />
huyện Krông AnaTỉnh ĐắkLắk.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
* Về nội dung: Nghiên cứu một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo <br />
dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non 56 tuổi lớp lá 3, trường mầm non Họa Mi xã <br />
Quảng Điền huyện Krông AnaTỉnh ĐắkLắk.<br />
* Đối tượng khảo sát: Học sinh 56 tuổi <br />
* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2017 đến tháng 2/2018<br />
5 .Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, phân tích, khái quát, hệ thống hóa các <br />
tài liệu có liên quan .<br />
Phương pháp quan sát mọi hoạt động của trẻ<br />
Phương pháp khảo sát chất lượng học sinh<br />
Phương pháp thực hành luyện tập.<br />
Phương pháp dùng thủ thuật trò chơi<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lí luận <br />
<br />
Như chúng ta đã biết hằng ngày các cháu đi học hay đi chơi trên các con đường <br />
có rất nhiều loại xe, người đi lại khá đông đúc, tuy có người lớn bên cạnh trẻ. Thật <br />
là một nguy hiểm nếu không biết cách đi đường cho đúng, các cháu rất dể bị tai nạn <br />
hoặc gây ra tai nạn cho người khác. Điều đó thật là đáng tiếc vì nó sẽ đem lại nỗi <br />
bất hạnh rất lớn cho bản thân trẻ, cho gia đình và xã hội.<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
4<br />
Một số biện pháp lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Hoạ <br />
Mi<br />
Chính vì thế để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân trẻ và cho mọi <br />
người, các cháu cần có một số hiểu biết về luật lệ giao thông, tức là chúng ta làm sao <br />
cho trẻ biết đi đường đúng quy định, như vậy sẽ tránh được tai nạn giao thông.<br />
Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo <br />
dục trẻ mẫu giáo theo hướng tích hợp chủ đề, NXB giáo dục của tác giả “Phạm Thị <br />
Mai Chi” và “Lê Thu Hương”.<br />
Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn thực hiện nội dung an toàn giao thông trong <br />
trường mầm non. Nhà XB giáo dục Việt Nam, ngày 9 tháng 4 năm 2015.<br />
Căn cứ vào các mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non (ban hành kèm <br />
theo thông tư số 17/2009/TT BGD&ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009). <br />
Căn cứ vào tài liệu tự học bồi dưỡng thường xuyên Modun 27: <br />
Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành các giá trị <br />
văn minh của mình thì các cháu sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững. <br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
An toàn giao thông luôn là một vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là <br />
trong xã hội hiện nay, số người chết vì tai nạn giao thông từng giờ, từng ngày lên <br />
đến mức báo động. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều <br />
phải chấp hành nghiêm luật giao thông như đi đúng tốc độ, đi đúng phần đường... <br />
Đối với trẻ mẫu giáo để trẻ nắm được một số quy định về giao thông thì chúng ta <br />
cần giúp trẻ bằng cách lồng ghép, tích hợp vào tất cả các nội dung giáo dục để trẻ có <br />
được những kĩ năng khi tham gia giao thông. <br />
Trẻ mầm non rất dể tiếp thu hình thành những thói quen tốt giúp trẻ sau này <br />
thành công dân tốt, chấp hành luật lệ giao thông. Việc giáo dục an toàn giao thông <br />
cho trẻ có những kiến thức một cách sơ đẳng về luật lệ giao thông. Có những thói <br />
quen ban đầu chấp hành luật lệ giao thông, biết được những hậu quả tai hại của các <br />
vi phạm luật lệ an toàn giao thông, đã làm cho nhiều người chết, bị thương, nhiều trẻ <br />
em phải mồ côi cha mẹ khi còn quá nhỏ cũng do tai nạn giao thông gay ra. Từ đó giúp <br />
trẻ có ý thức tốt trong việc chấp hành luật giao thông ngay từ nhỏ, biết cách giữ an <br />
toàn khi ngồi trên các phương tiện giao thông. Hiểu biết về vấn đề giao thông trẻ sẽ <br />
tự tin khi đi ra ngoài đường và cẩn thận hơn.<br />
Tuy nhiên qua khảo sát thực tế thì kiến thức về an toàn giao thông của trẻ còn <br />
hạn chế.<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
5<br />
Một số biện pháp lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Hoạ <br />
Mi<br />
* Khảo sát đầu năm học tại lớp lá 3: <br />
Tổng số trẻ: 33 cháu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
STT Tiêu chí đánh giá Đạt chưa đạt Ghi <br />
chú<br />
Số Tỉ Số Tỉ <br />
trẻ lệ trẻ lệ<br />
<br />
Biết tên, đặc điểm, cấu tạo, 10/33 30% 23/33 70%<br />
1 tiếng kêu của một số phương <br />
tiện giao thông gần gũi<br />
<br />
2 Biết những luật lệ cơ bản về 8/33 24% 25/33 76%<br />
an toàn giao thông<br />
<br />
3 Biết biển báo quen thuộc 8/33 24% 25/33 76%<br />
<br />
4 Thực hiện các quy định về giao 11/33 33% 22/33 67%<br />
thông<br />
<br />
* Phân tích, đánh giá các vần đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
Trẻ em là tương lai của đất nước, giáo dục cho trẻ có kiến thức về văn hóa, <br />
pháp luật nói chung và việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao <br />
thông là bài học quan trọng ở trường, lớp mầm non. Ngay từ khi còn nhỏ, cần cung <br />
cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản nhất về an toàn giao thông, để đến khi trưởng <br />
thành chính các cháu sẽ là những tuyên truyền viên tích cực trong việc chấp hành <br />
pháp luật về an toàn giao thông và hình thành “Văn hóa giao thông”.<br />
Giao thông là vấn đề huyết mạch của nền kinh tế, là điều kiện quan trọng để <br />
giao lưu từ nơi này đến nơi khác. Hòa cùng với các nước tiên tiến trên thế giới, trẻ <br />
em được giáo dục an toàn giao thông ngay từ khi còn nhỏ “mưa dầm thấm lau” một <br />
khi việc tôn trọng pháp luật và chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông trở thành một <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
6<br />
Một số biện pháp lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Hoạ <br />
Mi<br />
thói quen tốt của mọi công dân thì vấn đề tai nạn giao thông không còn là một nỗi lo <br />
của toàn xã hội.<br />
Phương tiện giao thông bao gồm các loại đó là: giao thông đường bộ, đường <br />
không, đường thủy, đường sắt. Riêng với lứa tuổi mầm non giáo viên cần giúp trẻ <br />
nắm được một số điều cơ bản về an toàn giao thông như: Khi đi bộ phải đi trên vỉa <br />
hè hoặc sát lề đường bên phải. Trẻ mầm non qua đường phải có người lớn dắt qua, <br />
không lao ra đương đột ngột. Khi đi qua ngã ba ngã tư phải tuân theo tín hiệu điều <br />
khiển giao thông của đèn hoặc cảnh sát giao thông. Không được chơi đùa, chạy nhảy <br />
dưới lòng đường, vỉa hè, trên đường tàu hỏa. Khi đi tàu xe khách phải ngồi đúng chổ <br />
quy định, không chen lấn xô đẩy, không đưa đầu, đưa tay ra ngoài cửa sổ, không <br />
đứng ở cửa lên xuống không đu bám thành xe, không xả rác trên xe hoặc xả rác <br />
xuống đường, khi xe dừng hẳn mới được lên xuống có trật tự, khi đi xe mô tô phải <br />
đội mũ bảo hiểm đúng cách.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp <br />
Để giúp trẻ có những hiểu biết sơ đẳng về an toàn giao thông, cho trẻ làm <br />
quen với một số phương tiện giao thông, chấp hành các quy định khi đi đường, một <br />
số biển báo hiệu lệnh chỉ dẫn. Giúp trẻ có hành vi thói quen ban đầu về chấp hành <br />
luật giao thông.<br />
Hàng ngày trẻ phải đối mặt với các tình huống giao thông nguy hiểm. Giáo dục <br />
an toàn giao thông sẽ chuẩn bị cho trẻ trở thành những người tham gia giao thông an <br />
toàn.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
Theo khảo sát thực tế thì việc chấp hành luật giao thông của trẻ còn quá thấp, <br />
là giáo viên mầm non trăn trở với những thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra một số <br />
giải pháp, biện pháp thích hợp để trẻ có được một số kiến thức cơ bản về luật lệ <br />
giao thông. <br />
Biện pháp 1: Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông qua <br />
các hoạt động hằng ngày của trẻ.<br />
Để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và cho mọi người, các cháu cần <br />
phải có một số hiểu biết về luật giao thông tức là làm sao cho các cháu biết đi đường <br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
7<br />
Một số biện pháp lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Hoạ <br />
Mi<br />
đúng quy định sẽ giảm thiểu tai nạn giao thông, vì thế tôi đã lồng ghép vào các hoạt <br />
động hằng ngày của các cháu để các cháu nắm được cách đi đường đúng quy định.<br />
* Đối với giờ đón trẻ:<br />
Cô cùng trẻ trò chuyện về việc tham gia giao thông của trẻ từ nhà đến <br />
trường, cô có thể hỏi trẻ: Ai chở con đi học?, đi bằng phương tiện gì?, Khi đi có đội <br />
mũ bảo hiểm hay không. Từ đó giáo viên giáo dục, động viên trẻ khi trẻ chưa thực <br />
hiện đúng quy định của luật giao thông và khen ngợi khi trẻ tham gia tốt.<br />
* Đối với hoạt động ngoài trời<br />
Cho trẻ quan sát các phương tiện giao thông lưu thông trên đường, bên cạnh đó <br />
đặc ra nhiều câu hỏi để trẻ trả lời, từ đó trẻ sẽ nắm được phần nào về tên gọi, đặc <br />
điểm... và cách hoạt động của các phương tiện. Kết hợp giáo dục trẻ về những hành <br />
động đúng hoặc không đúng khi tham gia giao thông<br />
Ví dụ: Ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, phải chở đúng số người quy <br />
định, khi đi phải đi bên phía phải…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Cháu quan sát giao thông trước cổng trường)<br />
* Đối với hoạt động học<br />
Đối với chủ đề: “Phương tiện và luật lệ giao thông” giáo viên dạy trẻ về tên <br />
gọi, đặc điểm, nơi hoạt động của một số phương tiện giao thông. Dạy cho trẻ biết <br />
cách đi đúng quy định như: đi bộ đi trên vỉa hè hoặc sát lề đường, khi ngồi trên xe mô <br />
tô phải đội mũ bảo hiểm, khi qua đường phải đợi đèn đỏ và cần có người lớn dẫn <br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
8<br />
Một số biện pháp lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Hoạ <br />
Mi<br />
qua, các phương tiện giao thông phải dừng đổ đúng nơi quy định… không chơi đùa <br />
hoặc đọc sách khi tham gia giao thông …và giới thiệu cho trẻ một số biển báo đơn <br />
giản dể nhớ…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Trẻ khám phá về một số luật lệ giao thông)<br />
Ngoài chủ đề phương tiện và luật lệ giao thông thì các chủ đề khác chúng ta <br />
cũng có thể lồng ghép tích hợp giáo dục an toàn giao thông vào để giáo dục trẻ. <br />
Ví dụ: Chủ đề: thế giới thực vật, chủ đề nhánh: Một số loại hoa <br />
Cô có thể bầy biện nhiều loại hoa và cho cháu đi thăm hội hoa xuân, lúc đó cô <br />
sẽ giáo dục các cháu khi ngồi trên xe phải như thế nào như: không thò đầu thò tay <br />
của sổ, se dừng hẳn mới được bước xuống…<br />
Đối với hoạt động góc: <br />
Hoạt động góc là hoạt động phong phú nó mô tả lại đời sống xã hội với các <br />
mảng hiện thực mà trẻ em tái tạo lại, bởi thế cần quan tâm đến các nhóm chơi, tùy <br />
vào từng chủ đề để lồng ghép tích hợp giáo dục an toàn giao thông cho các cháu. <br />
Ví dụ: Cháu xây ngã tư đường phố cô giáo có thể đặt ra nhiều câu hỏi để giáo <br />
dục an toàn giao thông cho trẻ như: Ngã tư đường phố có những gì?, Xây cái đó để <br />
làm gì?, có ý nghĩa như thế nào?...Ở góc học tập cô có thể bày biện nhiều loại sách <br />
có nội dung, hình ảnh về giáo dục an toàn giao thông cho trẻ xem và có thể tái tạo lại <br />
bằng cách vẽ, nặn, xé dán…<br />
Hoạt động chiều: Là một hoạt động giúp trẻ hệ thống hóa và chính xác hóa <br />
dần những biểu tượng về thế giới xung quanh mà trẻ đã từng bước nhận thức qua <br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
9<br />
Một số biện pháp lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Hoạ <br />
Mi<br />
các hoạt động trong ngày từ đó trẻ sẻ khắc sâu hơn những hiểu biết của mình vì thế <br />
cô cần hệ thống lại câu hỏi mà lồng ghép giáo dục an toàn giao thông cho phù hợp.<br />
Đối với giờ trả trẻ: Cô trao đổi với phụ huynh về việc giáo dục an toàn giao <br />
thông cho các cháu như: Không nên để xe lộn xộn trước cổng trường, không chạy xe <br />
vào sân trường để làm gương cho các cháu, cho các cháu đội mũ bảo hiểm khi ngồi <br />
trên xe môtô, không nên cho các cháu qua đường một mình…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Giáo viên trao đổi với phụ huynh về ATGT đối với trẻ)<br />
Biện pháp 2: Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông qua <br />
các trò chơi.<br />
Giáo dục ATGT cho trẻ mẫu giáo được thực hiện trên một số hoạt động học <br />
có chủ định và lồng ghép vào các hoạt động khác trong chương trình chăm sóc giáo <br />
dục mẫu giáo. Đặc biệt cần tạo điều kiện cho trẻ vui chơi, thực hành cách đi đường <br />
và thấy được hậu quả, tác hại của các hành động vi phạm quy định an toàn giao <br />
thông.<br />
Tâm lí của lứa tuổi mẫu giáo là học mà chơi,chơi mà học. Đặc biệt với giáo <br />
dục luật lệ an toàn giao thông là một vấn đề khó thì việc đưa nhẹ nhàng các quy tắc <br />
quy định của luật lệ an toàn giao thông vào trò chơi là một việc không thể thiếu <br />
được. Các trò chơi càng mới lạ, càng sinh động thì lại càng hấp dẫn trẻ hơn. <br />
Chơi giúp trẻ thực hành những kĩ năng đã có và học những kĩ năng mới. Trẻ <br />
tham gia các trò chơi giúp thúc đẩy và nuôi dưỡng sự phát triển toàn diện về mọi mặt <br />
cho trẻ. Trò chơi là cơ sở làm giàu vốn sống, vốn kinh nghiệm cho trẻ và tạo điều <br />
kiện để trẻ vận dụng vốn kinh nghiệm và hiểu biết đã có trong cuộc sống hằng ngày <br />
vào trò chơi.<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
10<br />
Một số biện pháp lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Hoạ <br />
Mi<br />
Ví dụ 1: Trò chơi: “Đi đúng quy định giao thông” Cách chơi: Mỗi trẻ cầm một <br />
vô lăn và đứng vào vị trí ngã tư đã vẽ và theo dõi các tín hiệu đèn trên tay cô để được <br />
đi hoặc dừng lại. Giúp trẻ làm quen với việc đi lại trên đường và tuân theo các quy <br />
định về an toàn giao thông.<br />
Ví dụ 2: Trò chơi: “Nghe câu đố đoán tên biển báo” Cách chơi: Cô chia cho mỗi <br />
bạn một biển báo giao thông, sau đó cô sẽ đọc câu đố về biển báo như:<br />
Vòng tròn ngoài màu đỏ<br />
Mũi tên thẳng nằm trong<br />
Một vạch đỏ kẻ chéo<br />
Biển báo hiệu gì đây<br />
Bạn nào có biển báo đó sẽ giơ lên và nói đó là biển báo gì. Điều này giúp trẻ <br />
nhận biết một số biển báo giao thông.<br />
Biện pháp 3: Tạo môi trường giáo dục phù hợp để giáo dục an toàn giao <br />
thông cho trẻ<br />
Đặc điểm tâm lí của trẻ là rất dễ nhớ nhưng lại dễ quên. Trẻ chỉ khó quên <br />
những gì thật sâu sắc, hấp dẫn và nhắc đi nhắc lại. để đưa việc giáo dục luật lệ an <br />
toàn giao thông đến với trẻ cho trẻ dễ nhớ, lâu quên thì chúng ta chủ động tạo môi <br />
trường học giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ.<br />
Ví dụ :<br />
Tại các cửa sổ có thể dán hình các phương tiện giao thông, đèn xanh, đèn đỏ.<br />
Treo các hình ảnh có nội dung giáo dục luật lệ an toàn giao thông ở một góc <br />
riêng để dễ dàng giáo dục cho trẻ <br />
Khi đến chủ đề “Phương tiện và luật lệ an toàn giao thông”, trang trí lớp học <br />
đẹp và phù hợp với chủ đề, treo, dán lên tường tranh ảnh khác nhau liên quan đến <br />
giao thông.<br />
Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp để trẻ thường xuyên được thực hành, <br />
vận dụng những hiểu biết về quy định giao thông. Tận dụng khuôn viên của trường <br />
để trẻ được thực hành các quy định giao thông<br />
Ví dụ :<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
11<br />
Một số biện pháp lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Hoạ <br />
Mi<br />
Trừng bày các loại đồ dùng liên quan đến chủ đề phương tiện và luật lệ giao <br />
thông <br />
Trang trí một số biển báo đơn giản dưới có ghi tên biển báo.<br />
Trang trí bảng chủ đề theo chủ đề: Luật lệ an toàn giao thông.<br />
Tạo một số góc có ý thức đi đúng luật ở trong lớp.<br />
Trẻ và cô cùng làm một số đồ chơi: ô tô, xe máy, máy bay, xích lô, xe đạp trang <br />
trí xung quanh lớp và để trẻ chơi xây dựng.<br />
* Biện pháp 4: sưu tầm nhiều thơ, ca, truyện kể có nội dung giáo dục an toàn <br />
giao thông để dạy trẻ.<br />
Trẻ mẫu giáo tư duy trừu tượng còn yếu nhưng tư duy trực quan hình tượng <br />
của trẻ lại phát triển hơn, trẻ khó nhớ những ngôn từ như quy tắc, quy định của luật <br />
lệ an toàn giao thông nhưng lại nhớ những bài thơ, bài hát, câu chuyện có nội dung <br />
giáo dục luật lệ an toàn giao thông. Ở trẻ mẫu giáo còn có đặc điểm là trẻ rất dễ <br />
nhớ nhưng lại dễ quên mà việc học những bài thơ, bài hát, câu chuyện có nội dung <br />
giáo dục luật lệ an toàn giao thông lại giúp trẻ thích thú, mau thuộc, khó quên. Vì thế <br />
việc sưu tầm các bài hát bài thơ, câu chuyện có nội dung giáo dục về an toàn giao <br />
thông là không thể thiếu.<br />
Ví dụ1: Bài thơ “Chúng em chơi giao thông” giáo dục trẻ nắm được tác dụng <br />
của đèn hiệu giao thông.<br />
Sân trường đầy nắng<br />
Vui quá bạn ơi<br />
Chúng em vui chơi<br />
Giao thông đường phố<br />
Ngã tư mới mở<br />
Đèn hiệu bật lên<br />
Đèn xanh đi liền<br />
Đèn đỏ dừng lại<br />
Đèn vàng chớ ngại<br />
Chờ nhé bạn ơi<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
12<br />
Một số biện pháp lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Hoạ <br />
Mi<br />
Cùng học, cùng chơi<br />
Theo lời cô giáo<br />
“Ngô Tố Ngãi”<br />
Ví dụ 2: Câu chuyện “Kiến thi an toàn giao thông” giáo dục cho trẻ không đi <br />
hoặc chạy bộ dưới lòng đường. Muốn qua đường phải có người lớn dắt qua.<br />
* Biện pháp 4: Phối kết hợp với gia đình để giáo dục an toàn giao thông cho <br />
trẻ<br />
Việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ không chỉ thực hiện ở trường mầm <br />
non mà cần được tiếp tục giáo dục ở trong gia đình. Vì vậy quá trình giáo dục trên <br />
cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh để có được sự thống <br />
nhất về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục trẻ.<br />
Gia đình là trường học đầu tiên và cực kỳ quan trọng cho trẻ về việc tham gia <br />
giao thông. Những kiến thức bé học được từ bố mẹ trong những năm đầu đời sẽ hằn <br />
sâu và theo suốt cuộc đời”, vì vậy cần giáo dục cho con em mình ý thức chấp hành <br />
luật giao thông từ nhỏ. “Việc giáo dục con cái khi tham gia giao thông một cách cẩn <br />
thận, tỉ mỉ từng li từng tí không chỉ liên quan đến tính mạng và tài sản của bản thân <br />
mình mà còn liên quan đến nhiều người khác. Những kiến thức giao thông đã “ăn vào <br />
máu” từ gia đình truyền đạt trong suốt những năm đầu đời là vô cùng cần thiết.<br />
Hơn ai hết, cha mẹ là người gần gũi nhất với các cháu, hiểu biết rõ tâm tư tình <br />
cảm của các cháu và dễ dàng khuyên răn, dạy bảo các cháu chấp hành pháp luật. Vì <br />
vậy cha mẹ là người phải theo dõi hàng ngày khi các cháu tham gia giao thông như: <br />
đùa giỡn dưới lòng đường, tự băng qua đường một mình...Hơn ai hết phụ huynh phải <br />
nghiệm chỉ chấp hành luât giao thông, ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông. Bởi <br />
các cháu là trẻ nhỏ đều rất tin cha mẹ của mình. Hầu hết các hành vi cha mẹ làm đều <br />
được các cháu mặc định là đúng, xem là chuẩn mực và sẽ thích làm theo. Mặt khác, <br />
một khi phụ huynh đã sai thì chắc sẽ không thể nhắc nhở hay dạy bảo các cháu khi <br />
phạm luật vì chính bản thân mình cũng đã làm sai. Phụ huynh phải tự chấp hành tốt <br />
luật giao thông; tuyệt đối không vi phạm an toàn giao thông dù chỉ là một lỗi nhỏ. Vì <br />
thế phụ huynh phải cùng tham gia giáo dục an toàn giao thông cho các em ngay từ <br />
nhỏ.<br />
Ngay buổi họp phụ huynh đầu năm tôi thực hiện ngay việc cho phụ huynh kí <br />
cam kết giao thông trong việc đưa đón trẻ với nhà trường.<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
13<br />
Một số biện pháp lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Hoạ <br />
Mi<br />
Việc phối kết hợp này chủ yếu thông qua các buổi họp phụ huynh, trong thời <br />
gian đón, trả trẻ, bản tin tuyên truyền dành cho phụ huynh...<br />
Nếu có sự phối hợp giáo dục của các bậc cha mẹ và cô giáo, thì một ngày <br />
không xa, xã hội sẽ có một thế hệ công dân chấp hành nghiêm pháp luật về trật tự an <br />
toàn giao thông và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông, góp phần kiềm chế <br />
được tai nạn và ùn tắc giao thông.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Họp phụ huynh và cùng kí cam kết giao thông)<br />
Biện pháp 5: Hướng dẫn cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa để lồng <br />
ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.<br />
Hoạt động ngoại khóa là sự tổng hòa các hoạt động thể chất giao tiếp và kĩ <br />
năng sống. Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức <br />
trẻ sẽ rèn luyện được ý thức tự lập, ý thức tập thể, để phát triển toàn diện bản thân <br />
về cả văn, trí, thể, mĩ. Hoạt động ngoại khóa giúp trẻ cảm thấy thoải mái, tự tin, vui <br />
vẽ khi khám phá thế giới. Hoạt động ngoại khóa giúp tăng khả năng sáng tạo cho trẻ, <br />
giúp trẻ quan sát được nhiều hoạt động hơn trong cuộc sống, chính điều này giúp trẻ <br />
thông minh hơn.<br />
* Cho cháu tham gia thi an toàn giao thông: Nhằm giúp các cháu nắm được <br />
một số luật giao thông và một số biển báo qua các bài thơ, bài hát, câu đố, đặc biệt là <br />
thể hiện qua tranh vẽ.<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
14<br />
Một số biện pháp lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Hoạ <br />
Mi<br />
Ví dụ: Thơ “Cô dạy con”<br />
Mẹ! mẹ ơi cô dạy<br />
Bài phương tiện giao thông<br />
Máy bay bay đường không<br />
Ôtô chạy đường bộ<br />
Tàu thuyền ca nô đó<br />
Chạy đường thủy mẹ ơi<br />
Con nhớ lời cô rồi<br />
Khi đi trên đường bộ<br />
Nhớ đi trên vỉa hè<br />
Khi ngồi trên tàu xe<br />
Không thò đầu cửa sổ<br />
Đến ngã tư đường phố<br />
Đèn đỏ con phải dừng<br />
Đèn vàng con chuẩn bị<br />
Đèn xanh con mới đi<br />
Lời cô dạy con ghi<br />
Không bao giờ quên được.<br />
“Bùi Thị Tình"<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
15<br />
Một số biện pháp lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Hoạ <br />
Mi<br />
<br />
<br />
(Cháu tham gia thi ATGT)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Cháu tham gia hoạt động tham quan như: tham quan đài liệt sĩ<br />
Những điều cần dạy trẻ về an toàn giao thông là nên bắt đầu từ những điều <br />
đơn giản nhất, và để mang lại hiệu quả cao là phải vừa kết hợp với lời nói vừa cho <br />
trẻ trải nghiệm hành động thực tế như: Cho trẻ đi tham quan từ đó tập cho trẻ đi <br />
đường đúng cách, nhắc nhở trẻ cẩn thận vì những hậu quả của việc bất cẩn hoặc <br />
không tuân thủ luật lệ giao thông khi đi đường.<br />
Hoạt động này giúp trẻ quan sát được nhiều loại phương tiện trên đường đi và <br />
trong lúc đi trẻ thực hiện việc tham gia giao thông của bản thân. Cô nhắc cháu đi <br />
đúng phần đường, đi theo hàng, không đi lấn lòng đường sẽ nguy hiểm cho bản thân <br />
và người khác…<br />
Hoat động này không chỉ giúp trẻ có thêm kiến thức về việc chấp hành luật lệ <br />
giao thông của mọi người mà còn cho trẻ hiểu thêm nhiều kiến thức mới như ý nghĩa <br />
của việc tham quan đài liệt sỹ là để tưởng nhớ đến các vị anh hùng đã huy sinh <br />
sương máu để bảo vệ tổ quốc mang lại cho chúng ta cuộc sống thanh bình như hôm <br />
nay, Vì thế để xã hội ta tươi đẹp hơn nữa thì văn hóa giao thông cần được thực hiện <br />
tốt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
16<br />
Một số biện pháp lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Hoạ <br />
Mi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Trẻ đang đi tham quan đài liệt sĩ)<br />
* Cháu tham gia thi vẽ tranh: <br />
Mục đích của giáo dục hiện nay là giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, để trẻ trở <br />
thành con người toàn diện của xã hội. Muốn làm được điều này thì chúng ta phải dẫn <br />
dắt trẻ đến các hoạt động mang tính sáng tạo. <br />
Trẻ có thể vẽ các bức tranh về giao thông hoặc đường làng của trẻ thể hiện <br />
việc tham gia giao thông của mình và mọi người qua sản phẩm hoặc có thể vẽ tàu <br />
thuyền đang hoạt động trên biển…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
17<br />
Một số biện pháp lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Hoạ <br />
Mi<br />
<br />
<br />
(Hình ảnh trẻ thi vẽ tranh)<br />
c. Mối quan hệ giữa các biện pháp :<br />
Mỗi một biện pháp giáo dục an toàn giao thông đều có những ưu điểm nhất <br />
định. Vì vậy cần sử dụng phối hợp các biện pháp khi lồng ghép tích hợp nội dung <br />
giáo dục an toàn giao thông cho trẻ<br />
Các biện pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau nó hổ trợ lẫn nhau trong mọi <br />
hoạt động giáo dục trẻ, giúp trẻ nắm bắt được nội dung giáo dục một cách dễ dàng, <br />
nhanh chóng và hiệu quả hơn. <br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
* Kết quả khảo nghiệm sau khi thực hiện đề tài<br />
<br />
STT Tiêu chí đánh giá Đạt chưa đạt Ghi <br />
chú<br />
Số Tỉ Số Tỉ <br />
trẻ lệ trẻ lệ<br />
<br />
1 Biết tên, đặc điểm, cấu tạo, 30/33 91% 3/33 9%<br />
tiếng kêu của một số phương <br />
tiện giao thông gần gũi<br />
<br />
2 Biết những luật lệ cơ bản về an 29/33 88% 4/33 12%<br />
toàn giao thông<br />
<br />
3 Biết biển báo quen thuộc 28/33 85% 5/33 15%<br />
<br />
4 Thực hiện các quy định về giao 30/33 91% 3/33 9%<br />
thông<br />
<br />
* Giá trị khoa học của vấn đề:<br />
Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ sẽ vô cùng quan trọng bởi bước khởi đầu <br />
của trẻ sẽ tạo tiền đề để trẻ chấp hành tốt luật giao thông, điều này sẽ giúp cho xã <br />
hội có một nền văn hóa giao thông tốt nhất. <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
18<br />
Một số biện pháp lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Hoạ <br />
Mi<br />
Khi sử dụng các biện pháp giáo dục ATGT cho trẻ đã giúp bản thân tôi tích luỹ <br />
được nhiều kiến thức về tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục ATGT cho trẻ. Biết <br />
lồng ghép tích hợp vào các hoạt động trong ngày của trẻ.<br />
Giúp trẻ có ý thức khi ngồi trên xe máy, biết giữ an toàn khi đi trên các phương <br />
tiện giao thông, không chơi đùa dưới lòng lề đường, những nơi không an toàn, biết đi <br />
đường đúng quy định và một số biển báo quen thuộc<br />
Các bậc phu huynh, ngay cang tin t<br />
̣ ̀ ̀ ưởng vào sự giáo dục của cô giáo. Co s<br />
́ ự <br />
phối hợp tich c<br />
́ ực và gắn bó với giáo viên hơn, hiểu được tầm quan trọng của giáo <br />
dục mầm non.<br />
Phụ huynh làm gương cho các cháu vì thế luôn chấp hành tốt luật giao thông, <br />
tham gia giao thông an toàn, không để xe lộn xộn trước cổng trường và không chạy <br />
xe vào sân trường. Khi đưa, đón trẻ phụ huynh đều đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe <br />
máy.<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ <br />
1. Kết luận: <br />
Giáo viên xác định rõ nội dung và hình thức lồng ghép tích hợp nội dung giáo <br />
dục ATGT cho trẻ từ đó rút kinh nghiệm, đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp với <br />
trẻ để trẻ nắm được một số luật lệ và biển báo giao thông một cách nhẹ nhàng, sâu <br />
rộng.<br />
Sau những năm học tiếp theo, bản thân tôi sẽ luôn cố gắng hoàn thiện hơn nữa <br />
những kiến thức về an toàn giao thông để lồng ghép tích hợp vào trong giảng dạy <br />
hiệu quả hơn nữa.<br />
Nên sử dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học và dựa vào tình hình ở thực tế <br />
địa phương để lựa chọn kiến thức và kĩ năng cơ bản để hình thành cho trẻ những <br />
kiến thức đáp ứng được yêu cầu về an toàn giao thông.<br />
2. Kiến nghị:<br />
Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các buổi chuyên đề về giáo <br />
dục ATGT để rút kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
Trên đây là một số biện pháp lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao <br />
thông cho trẻ mầm non 56 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Hoạ Mi. Rất mong được sự <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
19<br />
Một số biện pháp lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Hoạ <br />
Mi<br />
đóng góp ý kiến của hội đồng sáng kiến, các đồng nghiệp để bản thân tôi có kinh <br />
nghiệm tốt hơn trong việc bồi dưỡng chuyên môn ngày một hoàn thiện./. <br />
Quảng Điền, ngày 30 tháng 03 năm 2018<br />
Người viết<br />
<br />
Dương Thị Bích Mỹ<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
CẤP TRƯỜNG<br />
……………………………………………………………………………………..<br />
…………………………………………………….............................................................<br />
.............................................................................................................................................<br />
.....................……………………………………………………………………………....<br />
…..<br />
…………………………………………………….............................................................<br />
.............................................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
CT HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
CẤP HUYỆN<br />
………………………………………………………………………………..<br />
…………………………………………………….............................................................<br />
.............................................................................................................................................<br />
.....................<br />
………………………………………………………………………………..…...<br />
…………………………………………………….............................................................<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
20<br />
Một số biện pháp lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Hoạ <br />
Mi<br />
.............................................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................................<br />
...........................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
CT HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
<br />
STT TÊN TÀI LIỆU TÁC GIẢNHÀ XUẤT BẢN<br />
<br />
1 Pháp luật giao thông đường Tác giả : Trần sơn <br />
bộ NXB chính trị quốc gia. Năm 2008<br />
<br />
2 Hướng dẫn thực hiện nội Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam<br />
dung giáo dục ATGT trong <br />
trường mầm non<br />
<br />
2 Chương trình bồi dưỡng Theo : Thông Tư số 36/1011/TT <br />
thường xuyên (Moodun 27) BGDDT Ban hành Chương trình bồi <br />
dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non.<br />
<br />
3 Tâm lí học trẻ em lứa tuổi Tác giả: Đinh Thị Tứ Phan Trọng Ngọ<br />
mầm non. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam năm <br />
2014<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
21<br />
Một số biện pháp lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT cho trẻ 5 6 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Hoạ <br />
Mi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Bích Mỹ<br />
22<br />