SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI<br />
************<br />
<br />
Mã SKKN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC TRONG<br />
TIẾT GIỚI THIỆU TÁC PHẨM THEO CHỦ ĐỀ MĨ THUẬT LỚP 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lĩnh vực : Mĩ thuật<br />
Cấp học : Tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NĂM HỌC 2016– 2017<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
A. Đặt vấn đề.......................................................................................................... ..1<br />
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. ..1<br />
2. Mục đích của đề tài ............................................................................................. ..3<br />
3. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... ..3<br />
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. ..3<br />
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... ..3<br />
B.Nội dung………………………………………………………………………5<br />
I. thực trạng về việc dạy – học giới thiệu tác phẩm phân môn Mĩ thuật lớp 1…5<br />
1.Thực trạng dạy trong tiết Giới thiệu tác phẩm theo chủ đề phân môn Mĩ thuật<br />
lớp 1 của giáo viên……………………………………………………………..5<br />
2. Thực trạng về học tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật lớp<br />
1…………6<br />
II. Nội dung dạy – học tiết giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật lớp<br />
1……….7<br />
III. Biện pháp thực hiện………………………………………………………..11<br />
1. ...............................................................................................................N<br />
ghiên cứu kĩ nội dung, phương pháp dạy học theo chương trình Mĩ thuật mới<br />
của dự án SAEPS……………………………………….11<br />
2. ...............................................................................................................G<br />
iáo viên tổ chức tốt hoạt động học tập của học sinh………………………14<br />
3. ...............................................................................................................V<br />
ận dụng linh hoạt các phương pháp dạy – học ………………………….18<br />
4. ...............................................................................................................T<br />
ạo điều kiện cho học sinh được thể hiện mình trước lớp…………………..21<br />
5. ...............................................................................................................T<br />
ổ chức trò chơi học tập……………………………………………………..23<br />
6. ...............................................................................................................D<br />
ạy tiết Giới thiệu sản phẩm kết hợp với các tiết học khác………………..26<br />
IV. Kết quả thực<br />
hiện…………………………………………………………....27<br />
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN<br />
NGHỊ…………………………………………30<br />
I. Kết<br />
luận………………………………………………………………………30<br />
II. Khuyến nghị..............................................................................................31<br />
<br />
1/15<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1<br />
<br />
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………33<br />
E. MỤC<br />
LỤC…………………………………………………………………..34<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2/15<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1<br />
<br />
A. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Mĩ thuật là phân môn có vị trí quan trọng trong giáo dục thẩm mĩ,<br />
dạy học Mĩ thuật ở tiểu học giúp cho học sinh được tiếp xúc làm quen với<br />
những giá trị thẩm mĩ. Từ đó phần nào giúp cho học sinh biết vận dụng<br />
những kiến thức đã học vào trong các phân môn khác cũng như trong<br />
cuộc sống hàng ngày thông qua giao tiếp và ứng xử của mình.<br />
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo, để giúp cho trẻ hình<br />
thành nhân cách và phát triển toàn diện, từ đó hình thành và phát triển các<br />
kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tạo hình trong các tác phẩm mĩ thuật. Chính từ<br />
những điều trên cho thấy giáo dục thẩm mĩ là một yếu tố vô cùng cần<br />
thiết.Thông qua môn học Mĩ thuật các em được trang bị thêm cho mình<br />
những kiến thức, kĩ năng cơ bản về hội họa cũng như ứng dụng vào các<br />
môn học khác. Từ đó, phát huy khả năng sáng tạo và tính thẩm mĩ trong<br />
các em.<br />
Phân môn Mĩ thuật có vị trí quan trọng trong việc hình thành và phát<br />
triển các năng lực cho học sinh cũng như các giác quan, kĩ năng sống,<br />
kinh nghiệm, và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, năng<br />
lực tự học và tựu đánh giá. Bộ giáo dục và đào tạo thực hiện theo nghị<br />
quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới<br />
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa<br />
– hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ<br />
nghĩa và hội nhập quốc tế. Năm học 2014 – 2015, Bộ giáo dục và đào tạo<br />
chỉ đạo triển khai thí điểm phương pháp dạy – học Mĩ thuật mới sử dụng<br />
những quy trình của SAEPS ở tất cả các trường tiểu học trên toàn quốc<br />
dưới sự hỗ trợ của Chính phủ Đan Mạch. Năm học 2016 – 2017 tại trường<br />
Tiểu học nơi tôi công tác cũng như trên toàn Quận, đã chính thức áp dụng<br />
hoàn toàn theo phương pháp dạy học mới này sau thời gian được thử<br />
nghiệm tại các trường tiểu học ở một số thành phố, tỉnh thành đại diện cho<br />
các vùng miền trên cả nước. Dự án đã chứng minh tính ưu việt và sự phù<br />
hợp với nhu cầu đổi mới dạy – học Mĩ thuật cấp tiểu học ở Việt Nam.<br />
Phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm, kích thích sự tương<br />
tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức. Để từ đó các em có thể hình<br />
thành và phát triển ba năng lực cốt lõi:<br />
- Sáng tạo Mĩ thuật và qua đó biểu đạt bản thân (suy nghĩ, tình cảm,<br />
mong muốn…).<br />
- Hiểu, cảm nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm/tác phẩm<br />
mĩ thuật được thể hiện trong các chủ đề.<br />
- Giao tiếp/trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩ thông qua sản<br />
phẩm/tác phẩm mĩ thuật.<br />
Cùng với việc phát triển những năng lực nói trên học sinh cũng có<br />
thể phát triển các giác quan, kĩ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải<br />
<br />
3/15<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1<br />
<br />
quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, năng lực tự học và tự đánh giá. Đối<br />
với học sinh tiểu học và nhất là học sinh lớp 1 thì điều này vô cùng khó<br />
khăn. Gần như tất cả các kiến thức, kĩ năng cơ bản đều được hình thành từ<br />
cấp học này. Với phân môn Mĩ thuật cũng vậy, đây là môn năng khiếu đòi<br />
hỏi các em phải có tính sáng tạo, độc lập trong học tập để từ đó vận dụng<br />
linh hoạt vào các môn học khác một cách hiệu quả.<br />
Kĩ năng nghe, nói của học sinh lớp một còn chưa thạo, trong khi<br />
theo phương pháp dạy – học mới không chỉ giúp các em biết cách tạo<br />
hình mà còn giúp cho các em có khả năng giới thiệu sản phẩm, tác phẩm<br />
của mình đến các bạn, đến thầy cô và những người xung quanh mình. Biết<br />
cảm nhận không gian 2 chiều, 3 chiều… một cách chân thực và sống động<br />
nhất mà sản phẩm mang lại qua khả năng của mình, của bạn thể hiện. Bên<br />
cạnh đấy, tiết học này khi học sinh giới thiệu hoặc sắm vai nhân vật trong<br />
tác phẩm phải thể hiện được tình cảm, thổi được cái hồn trong tác phẩm<br />
tới người xem và cảm xúc mang tới trong tác phẩm hay nhân vật mình<br />
thể hiện.<br />
Học sinh lớp 1 là lớp đầu cấp học nên sự tập trung với bài vẽ còn<br />
chưa cao, nhất là khả năng đứng trước đám đông chưa tự tin thì việc<br />
truyền tải cái đẹp, sự rung cảm cái đẹp trên ngôn ngữ tạo hình thành khả<br />
năng giao tiếp trước đám đông là điều rất khó và học sinh còn lúng túng<br />
nhiều, chưa thể hiện được những điều mà mình muốn thể hiện qua ngôn<br />
ngữ nói.<br />
Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết giới<br />
thiệu sản phẩm đối với học sinh lớp 1? Đó chính là điều tôi suy nghĩ và<br />
qua thực tế giảng dạy, tôi đã tìm tòi và nghiên cứu “Một số biện pháp<br />
nâng chất lượng dạy – học trong tiết giới thiệu tác phẩm theo chủ đề<br />
phân môn Mĩ thuật lớp 1”.<br />
2. Mục đích của đề tài<br />
Với mục đích đưa ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng giảng<br />
dạy và học tập trong tiết giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật lớp 1, tôi<br />
mong muốn đem đến cho học sinh lòng say mê với môn học, tạo hứng thú<br />
cho các em qua tiết học nhẹ nhàng, vui nhưng lại rất hiệu quả. Các em<br />
được phát huy tính tích cực trong học tập, cũng như kết hợp rèn thêm về<br />
khả năng trừu tượng và cả tư duy logic. Trong giờ giới thiệu sản phẩm,<br />
ngoài việc dẫn dắt học sinh và cho học sinh nhận xét bài của mình, của<br />
bạn thì việc cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa nội dung thể hiện thành câu<br />
chuyện qua tạo hình sẽ giúp học sinh phát triển khả năng tổng hợp, tìm bố<br />
cục để phát triển khả năng phân tích. Ngoài ra, học sinh còn được rèn trí<br />
tưởng tượng sâu hơn, khả năng phán đoán, kĩ năng ghi nhớ giúp các em<br />
mạnh dạn, tự tin hơn. Đồng thời, tôi mong muốn góp một phần nhỏ trong<br />
việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao trình độ chuyên môn của<br />
mình.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
4/15<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1<br />
<br />
Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học tiết giới thiệu sản<br />
phẩm lớp 1 bao gồm những đối tượng sau:<br />
- Nội dung dạy học Mĩ thuật lớp 1: Sách giáo khoa Mĩ thuật 1, sách giáo<br />
viên Mĩ thuật 1, một số sách tham khảo về dạy vẽ Mĩ thuật – tiết dạy<br />
học sinh giới thiệu sản phẩm.<br />
- Thực trạng dạy – học tiết giới thiệu sản phẩm lớp 1.<br />
- Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp Đan<br />
Mạch phân môn Mĩ thuật lớp 1.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học tiết giới<br />
thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật lớp 1 ở trường Tiểu học.<br />
- Thời gian nghiên cứu: Từ 10/2016 đến 4/2017.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để thực hiện đề tài này tôi đã đã thực hiện các phương pháp sau:<br />
- Phương pháp điều tra khảo sát<br />
- Phương pháp phân tích<br />
- Phương pháp tổng hợp<br />
- Phương pháp thực nghiệm<br />
- Phương pháp thống kê số liệu, đối chiếu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
B. NỘI DUNG<br />
I.Thực trạng về việc dạy – học giới thiệu tác phẩm<br />
phân môn Mĩ thuật lớp 1<br />
1. Thực trạng dạy trong tiết Giới thiệu tác phẩm theo chủ đề phân<br />
môn Mĩ thuật lớp 1 của giáo viên:<br />
Qua thực tế giảng dạy của bản thân và tìm hiểu các đồng nghiệp<br />
về dạy học cho học sinh giới thiệu tác phẩm qua phân môn Mĩ thuật<br />
lớp 1 ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy về phía giáo viên có một số ưu<br />
điểm và tồn tại như sau:<br />
1.1. Ưu điểm<br />
- Giáo viên đã tìm hiểu kĩ bài dạy và tôn trọng phương pháp dạy học<br />
mới: “Thầy thiết kế, trò thi công”, lấy học sinh làm trung tâm.<br />
- Biết cách lập kế hoạch và tổ chức những quy trình dạy học hiệu quả và<br />
tích cực tại môi trường ở lớp học.<br />
- Biết tổ chức và dạy mĩ thuật một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với<br />
văn hóa, cơ sở vật chất nơi mình công tác.<br />
<br />
<br />
5/15<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1<br />
<br />
- Thường xuyên tổ chức và đánh giá liên tục quá trình học mĩ thuật để<br />
phát triển các năng lực học tập, khả năng sáng tạo và kĩ năng sống cho<br />
mỗi học sinh.<br />
- Phối hợp học hỏi và chia sẻ với các đồng nghiệp khi xây dựng kế<br />
hoạch bài dạy của mình.<br />
2.1. Tồn tại<br />
- Do đặc thù môn dạy nên khả năng về giao tiếp ngôn ngữ và kĩ năng<br />
trước đám đông của giáo viên mĩ thuật chưa có điều kiện để được trau<br />
dồi và phát huy nhiều.<br />
- Còn tập trung vào những học sinh có khả năng nói linh hoạt để cho<br />
học sinh giới thiệu bài, chưa thật sự chú ý đến những học sinh nhút<br />
nhát, chưa tự tin, diễn đạt chưa nhanh.<br />
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo nhưng sử dụng chưa triệt để, chưa<br />
linh hoạt theo từng đối tượng học sinh.<br />
- Chưa phát huy hết khả năng thuyết trình của học sinh vì đây là phương<br />
pháp dạy học mới, cả cô và trò đều cùng đang bước đầu làm quen và<br />
vận dụng trong từng bài học.<br />
2. Thực trạng về học tiết giới thiệu sản phẩm theo chủ đề phân<br />
môn Mĩ thuật lớp 1<br />
Năm học 2016 – 2017, tôi được nhà trường phân công giảng dạy<br />
trực tiếp phân môn Mĩ thuật lớp 1. Ngay từ đầu năm học, khi có<br />
chương trình Mĩ thuật dạy học theo phương pháp mới tôi đã bắt đầu<br />
tìm hiểu, điều tra về việc học tiết giới thiệu tác phẩm của học sinh.<br />
Khi học tiết Giới thiệu tác phẩm, một số em nắm được nội dung<br />
bài, thể hiện được qua ngôn ngữ, giọng điệu có luyến láy theo câu<br />
chuyện mình thể hiện. Bên cạnh những ưu điểm đó thì còn lại đại đa số<br />
các em có những hạn chế như:<br />
- Giới thiệu chưa lưu loát, kết hợp thêm tình huống các bạn hỏi và trao<br />
đổi phương pháp làm bài còn chưa nói hết ý được.<br />
- Khả năng diễn tả từ ngôn ngữ tạo hình sang ngôn ngữ nói còn chưa<br />
nhanh, chưa kể nói còn bé chưa rõ từ.<br />
- Chưa tự tin giới thiệu bài vẽ trước các bạn hoặc nói chưa đúng nội<br />
dung yêu cầu.<br />
Đầu năm học, tôi tiến hành kiểm tra khảo sát khả năng nói và giới<br />
thiệu sản phẩm của học sinh lớp1, kết quả như sau:<br />
Biết giới thiệu sp<br />
Tổng số Chưa biết giới thiệu Giới thiệu được sp,<br />
nhưng chưa tự tin,<br />
HS sp rõ ý và có sáng tạo<br />
chưa linh hoạt<br />
SL % SL % SL %<br />
150<br />
95 63,3 30 20 25 16,7<br />
<br />
Kết quả trên cho thấy số học sinh có khả năng nói và giới thiệu<br />
được sản phẩm của mình trước các bạn là rất ít, vẫn còn nhiều học sinh<br />
<br />
6/15<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1<br />
<br />
chưa biết giới thiệu sản phẩm hay biết giới thiệu sản phẩm nhưng chưa<br />
tự tin, linh hoạt.<br />
Trước hiện trạng nêu trên, tôi đã phân tích và tự đặt ra cho mình<br />
câu hỏi: Phải làm gì và làm như thế nào để hạn chế tình trạng trên, dần<br />
khắc phục, nâng cao chất lượng diễn đạt từ tạo hình đến sang ngôn ngữ<br />
nói cho học sinh. Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu dù thời gian<br />
áp dụng chưa nhiều nhưng tôi cũng đã rút ra được mốt số kinh nghiệm<br />
cho mình. Ở mỗi giai đoạn tôi đều lấy kết quả học sinh đã đạt được để<br />
đối chứng với kết quả giai đoạn trước xem hiệu quả của việc áp dụng<br />
các biện pháp trong quá trình dạy học của mình.<br />
<br />
<br />
<br />
I. Nội dung dạy – học tiết giới thiệu sản phẩm theo chủ<br />
đề phân môn Mĩ thuật lớp 1<br />
Nội dung dạy tiết giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật lớp 1<br />
chính là những bài tạo sản phẩm theo chủ đề được học sinh học và làm<br />
quen ở những tiết tạo hình theo cá nhân và theo nhóm trong các tiết<br />
học trước. Nhưng tiết giới thiệu sản phẩm khác với những tiết trước đó<br />
là không sử dụng ngôn ngữ tạo hình nữa, từ ngôn ngữ tạo hình thể hiện<br />
khả năng sử dụng ngôn ngữ, lời nói là thế mạnh (người học lấy thuyết<br />
trình, thể hiện cảm xúc bằng lời nói).<br />
ví dụ: Khi dạy theo chủ đề "Sắc màu em yêu" chia làm 2 tiết học, với<br />
thời gian như chủ đề trên giáo viên cho học sinh quan sát tranh, hoạt<br />
động theo nhóm và tiết 2 sẽ cho học sinh củng cố bài, giới thiệu sản<br />
phẩm của mình/của nhóm mình. Chủ đề này giáo viên dùng phương<br />
pháp gợi mở, trực quan, luyện tập kết hợp thực hành và được tổ chức<br />
dưới hình thức hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. Tổ chức trưng<br />
bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm, giáo viên giúp học sinh trưng<br />
bày sản phẩm và gợi ý cho học sinh qua câu hỏi gợi mở:<br />
+ Em có thấy thích thú khi vẽ màu không?<br />
+ Kể cho cô và các bạn xem những hình ảnh nào có trong bài của<br />
mình?<br />
Có thể kết hợp cho các bạn học tập lẫn nhau, đặt câu hỏi cho bạn theo<br />
hướng dẫn của giáo viên:<br />
+ Bạn đã thực hiện những cánh hoa màu sắc như thế nào? hướng dẫn<br />
giúp mình làm được bông hoa đẹp như bạn được không?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7/15<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Qua tiết giới thiệu sản phẩm học sinh được thể hiện sự thông minh<br />
về ngôn ngữ, từ những trải nghiệm ở các tiết học trước sẽ giúp cho các<br />
em có những niềm vui thích khác nhau khi tạo ra sản phẩm, các em sẽ<br />
có những biểu đạt mang tính rất riêng, đầy màu sắc cũng như sự sáng<br />
tạo trong tác phẩm với mỗi em. Ở giai đoạn này ngôn ngữ của các em<br />
đang phát triển, cùng với sự phát triển về vốn ngôn ngữ đó thì tư duy<br />
của các em cũng rất phong phú, đa dạng, có tính sáng tạo, tưởng tượng<br />
cao. Chính vì vậy mà việc các em được đứng giới thiệu sản phẩm của<br />
mình/của bạn. Phương pháp này giáo viên sẽ là người giúp học sinh<br />
chọn điểm bắt đầu tiết học và lôi cuốn các em cùng tham gia. Mỗi một<br />
chủ đề sẽ lại liên quan đến phần trước hoặc sau của nội dung mình thể<br />
hiện. Đặc biệt là xây dựng theo phương pháp xây dựng cốt truyện, giáo<br />
viên chọn nội dung trong quy trình mĩ thuật theo chủ đề, yếu tố quan<br />
trọng là các nhân vật, bối cảnh, dàn dựng, sự kiện. Cụ thể:<br />
+ Nhân vật: Là những người tưởng tượng - bạn cùng lớp, thành viên<br />
trong gia đình, người bán hàng..., cũng có thể trở thành nhân vật có<br />
những tính cách riêng.<br />
+ Bối cảnh: Là địa điểm hoặc môi trường nơi nhân vật sinh sống, làm<br />
việc, vui chơi...<br />
+ Hình thức: Là nội dung câu chuyện thể hiện dưới sự hướng dẫn của<br />
giáo viên.<br />
Với mỗi bài học, học sinh được giới thiệu sản phẩm, được củng<br />
cố, mở rộng và tích cực hóa hình ảnh, phát triển tối đa về tư duy hình<br />
tượng và tư duy logic, nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống<br />
phản ánh qua nét vẽ. Từ đó, học sinh được bồi dưỡng thêm những tình<br />
cảm tốt đẹp, được trau dồi hứng thú khi giới thiệu tác phẩm và tìm<br />
thấy niềm vui trong hoạt động học tập này.<br />
ví dụ: Chủ đề "Ông Mặt Trời vui tính"<br />
+ Ông Mặt Trời của em đang làm gì?<br />
+ Nhìn vào cách thể hiện ông Mặt Trời đang ở thời gian nào trong<br />
ngày?<br />
+ Có thêm những hình ảnh gì xung quanh ông nữa không?<br />
+ Em biết gì về ông Mặt Trời? Kể cho cô và các bạn cùng nghe?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8/15<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cũng có thể kết hợp thêm trò chơi trong chủ đề này như: Hát bài hát<br />
có hình ảnh ông Mặt Trời và kể về ông qua bài hát vừa thể hiện.<br />
Những nội dung dạy học nói trên được thông qua các hình thức<br />
luyện tập chủ yếu sau:<br />
- Hình thức gợi mở: Khi dạy tiết học Giới thiệu sản phẩm giáo viên<br />
giúp học sinh thế nào là Giới thiệu sản phẩm qua ngôn ngữ nói. Giáo<br />
viên cần chú ý giải thích thêm để học sinh hiểu và phân biệt được giữa<br />
Giới thiệu sản phẩm qua tạo hình, sắm vai nhân vật trong tác phẩm sẽ<br />
khác với diễn kịch hay làm MC dẫn chương trình trên sân khấu.<br />
- Khi học tiết Giới thiệu sản phẩm, thông qua ngôn ngữ tạo hình được<br />
diễn đạt bằng lời nói, học sinh có thể học bằng cách nói chuyện, nghe<br />
và thảo luận. Qua ngôn ngữ hình ảnh sẽ có cách giới thiệu theo từng<br />
suy nghĩ của mỗi học sinh dù cùng một hình ảnh.<br />
- Ngược lại, với một diễn viên hay một người dẫn chương trình chỉ cần<br />
làm đúng như kịch bản yêu cầu và lột tả được cảm xúc nhân vật thể<br />
hiện là xem như đã thành công.<br />
Như vậy, cùng là cách diễn, cách thuyết trình; cùng là ngôn ngữ<br />
nói và đều phải lột tả cảm xúc, ngôn ngữ khi thể hiện nhưng khi giới<br />
thiệu sản phẩm của mình thông qua tác phẩm của mình, của bạn học<br />
sinh sẽ được thỏa sức thể hiện sự sáng tạo dù cùng là một nội dung<br />
hình ảnh. Các em trực tiếp nhận ra mặt được và chưa được của mình<br />
khi Giới thiệu sản phẩm nhờ vào sự nhận xét, góp ý của các bạn và<br />
giáo viên.<br />
Hình thức Giới thiệu sản phẩm thông qua lời nói, cách diễn đạt từ<br />
ngôn ngữ hình ảnh tới ngôn ngữ lời nói. Hỗ trợ các em hình thành và<br />
phát triển các năng lực của mình, tác động qua lại lẫn nhau trong các<br />
tiết học cùng một chủ đề.<br />
Dự án SAEPS đã đem đến cho các giáo viên dạy cảm hứng để hỗ<br />
trợ học sinh phát triển khả năng tiếp thu thẩm mĩ và sáng tạo, bằng<br />
cách khuyến khích các em trải nghiệm để hình thành và phát triển các<br />
năng lực ở cá nhân. Cụ thể như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
9/15<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Theo phương pháp học mới này các năng lực của học sinh đều<br />
được phát triển và hỗ trợ lẫn nhau. Đó là:<br />
- Trải nghiệm và trình bày kinh nghiệm của mình thông qua sản<br />
phẩm/tác phẩm mĩ thuật.<br />
- Sáng tạo những sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, hợp tác và chia sẻ kinh<br />
nghiệm từ những gì mình đã lựa chọn.<br />
- Biểu đạt ý kiến, ấn tượng và cảm giác của các em.<br />
- Phân tích và diễn giải sự lựa chọn của mình trong suốt chủ đề bài<br />
học.<br />
- Giao tiếp và đánh giá quá trình thể hiện một chủ đề. Kết quả đạt được<br />
chính là sự biểu hiện của thị giác người xem.<br />
<br />
III. Biện pháp thực hiện<br />
Từ thực trạng nêu trên, qua quá trình nghiên cứu và thực tế giảng<br />
dạy, để giúp học sinh học tốt tiết học Giới thiệu sản phẩm phân môn<br />
Mĩ thuật lớp 1, tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:<br />
1. Nghiên cứu kĩ nội dung, phương pháp dạy học theo chương<br />
trình Mĩ thuật mới của dự án SAEPS<br />
Với mỗi một tiết dạy, việc chuẩn bị chu đáo của giáo viên đóng vai<br />
trò quan trọng cho sự thành công của tiết học. Nói đến sự chuẩn bị ở<br />
đây cũng có thể hiểu bao gồm nhiều yếu tố trong đó việc soạn giáo án<br />
với kế hoạch bài dạy cụ thể, đồ dùng dạy học và hình thức tổ chức dạy<br />
học là một việc cần thiết.<br />
Theo mô hình dưới đây, có thể hiểu được vai trò của giáo viên là<br />
cầu nối: Giữa phương pháp, nhà trường với học sinh, tạo thành một hệ<br />
thống liền mạch, chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau giữa đầu vào và<br />
đầu ra của cả quá trình dạy học. Với phương pháp dạy - học mới, học<br />
10/15<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1<br />
<br />
sinh làm trung tâm và trực tiếp truyền đạt kiến thức cho học sinh là<br />
giáo viên, hay nói cách khác giáo viên có vai trò quan trọng cho sự<br />
thành công mỗi tiết học. Nhà trường sẽ quản lí và bao quát chung việc<br />
vận dụng dạy học theo phương pháp mới đạt hiệu quả tối ưu nhất. Điều<br />
này được thể hiện theo mô hình dưới đây:<br />
ĐẦU VÀO ĐẦU RA<br />
Chương trình Kiểm tra<br />
Năng lực Kết quả<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhìn mô hình trên cho thấy tất cả những điều thể hiện tạo thành<br />
một thể thống nhất. Khi xây dựng kế hoạch dạy – học, giáo viên cần<br />
phải chú ý và quan tới:<br />
- Mục tiêu bài<br />
học<br />
- Nội dung<br />
- Điều kiện<br />
tiên quyết<br />
- Môi trường<br />
- Quá trình học<br />
- Đánh giá<br />
Trong dạy học nói chung và trong dạy Mĩ thuật nói riêng, phương<br />
pháp dạy học gắn liền với phương tiện dạy học – đó chính là tập hợp<br />
những đồ dùng dạy học, hình thức tổ chức dạy học được giáo viên sử<br />
dụng để điều khiển nhận thức của học sinh. Các phương tiện dạy học<br />
hỗ trợ không nhỏ đến hiệu quả khi dạy học vẽ tạo hình đến thuyết trình<br />
sản phẩm . Để làm được điều đó người giáo viên cần phải:<br />
<br />
11/15<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1<br />
<br />
- Tạo điều kiện<br />
để học sinh học qua nhiều kênh.<br />
- Chú ý đến<br />
phong cách học của từng học sinh.<br />
- Kết hợp kiến<br />
thức của bản thân học sinh và chiến lược học tập.<br />
- Xây dựng<br />
môi trường học tập thân thiện, truyền cảm hứng cho các em.<br />
Trong phương pháp dạy học mới những điều kiện trên chiếm vai<br />
trò hết sức quan trọng, giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức mới cũng<br />
như góp phần tạo nên một tiết học giới thiệu sản phẩm của mình đến<br />
các bạn một cách nhẹ nhàng, vui tươi và sâu lắng; đạt hiệu quả trong<br />
giờ học.<br />
Song vấn đề ở đây là sử dụng thế nào cho hiệu quả? Điều này phụ<br />
thuộc vào người giáo viên khi sử dụng đồ dùng dạy học phải đúng lúc<br />
đúng chỗ, thể hiện được nội dung kiến thức cần cho tiết Giới thiệu sản<br />
phẩm của cá nhân, của nhóm. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc<br />
sử dụng đồ dùng dạy học, tôi luôn chú ý chuẩn bị và sử dụng chúng<br />
sao cho phù hợp. Đồ dùng mà tôi dạy trong giờ giới thiệu tác phẩm<br />
chính là những sản phẩm của học sinh đã hoàn thành theo chủ đề trong<br />
các tiết học trước. Lúc này người giáo viên có nhiệm vụ tổ chức và<br />
thực hiện các hoạt động giáo dục mĩ thuật nhằm hình thành và phát<br />
triển năng lực biểu đạt, diễn giải của học sinh. Mỗi một chủ đề giáo<br />
viên có thể dùng các vật liệu, tranh ảnh khác nhau trong mỗi quy trình<br />
để nhằm tạo ra sự khác biệt cho mỗi chủ đề, gây hứng thú cho học<br />
sinh. Ngoài ra, những câu hỏi mở khi giáo viên đưa vào bài học cũng<br />
sẽ mang lại hiệu quả không nhỏ cho học sinh nhằm giúp các em hiểu<br />
sâu hơn. Từ đó, giúp các em có thể sử dụng và ứng dụng ngôn ngữ mĩ<br />
thuật để biểu đạt kinh nghiệm và thái độ qua nhiều hình thức khác<br />
nhau.<br />
Ở mỗi tiết dạy, kết hợp với sản phẩm của học sinh tôi đã xây<br />
dựng bài dạy trên giáo án điện tử với những hình ảnh đẹp, sinh động,<br />
có âm thanh làm nền và sát hợp với nội dung chủ đề. Trong quy trình<br />
mĩ thuật sáng tạo, giáo viên phải luôn chỉ ra cho học sinh thấy rằng sẽ<br />
có vô vàn cách thức biểu đạt khác nhau chứ không phải chỉ có một<br />
cách duy nhất. Và nếu làm tốt điều ấy sẽ hấp dẫn, lôi cuốn học sinh<br />
hơn.<br />
Qua việc nắm vững nội dung chương trình, nghiên cứu phương<br />
pháp dạy tiết biểu đạt Giới thiệu sản phẩm và chuẩn bị đầy đủ phương<br />
tiện dạy học, tôi thấy mình tự tin hơn trong các giờ lên lớp. Học trò<br />
của tôi rất hào hứng với tiết học dù khả năng diễn đạt chưa tốt, thậm<br />
chí một số em phát âm còn chưa chuẩn. các em dễ nhớ lại được hình<br />
ảnh của mình/của bạn đã thể hiện thông qua biểu đạt ngôn ngữ nói, tiết<br />
học rất nhẹ nhàng sinh động và đầy màu sắc với cách thể hiện rất riêng<br />
của từng bạn trên sản phẩm của mình, nhóm mình.<br />
12/15<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1<br />
<br />
1. Giáo viên tổ chức tốt hoạt động của học sinh<br />
Dù là ở thời điểm nào thì trong một giờ học, giáo viên chính là<br />
người tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Như chúng ta đã<br />
biết nọi dung và phương pháp giảng dạy bao giờ cũng gắn bó với nhau,<br />
mỗi nội dung đòi hỏi một phương pháp tích cực, các kỹ năng không<br />
thể được hình thành và phát triển bằng con đường thụ động. Muốn<br />
phát triển được kĩ năng này học sinh phải được hoạt động trong môi<br />
trường thực tế dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Vì mục đích của môn<br />
Mĩ thuật ở trường tiểu học nói chung và ở lớp 1 nói riêng chủ yếu là<br />
giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen từ đó<br />
truyền bá cho nhau, giao tiếp với nhau cũng như giải mã những thông<br />
tin mang tính hình ảnh như: tin tức, quảng cáo hoặc hoạt động giải trí<br />
qua ngôn ngữ tạo hình. Học sinh sẽ thảo luận và đánh giá các hoạt<br />
động tại lớp học. Trong suốt quy trình, giáo viên và học sinh sẽ thảo<br />
luận mục đích và kết quả qua từng bước cho đến khi có sản phẩm cuối<br />
cùng. Sau mỗi quy trình như thế, giáo viên sẽ cùng học sinh đánh giá<br />
chất lượng sản phẩm được tạo ra cũng như hiệu quả xuyên suốt quá<br />
trình học tập.<br />
Nếu so với những tiết học trước thì tiết giới thiệu sản phẩm không<br />
còn là tiết tạo hình ảnh nữa mà các em sẽ phải thể hiện qua ngôn ngữ<br />
nói. Điều này sẽ khó khăn hơn rất nhiều khi mình đứng trước đám<br />
đông và nói để thu hút được các bạn quan tâm, hiểu được sản phẩm<br />
của mình/nhóm mình thể hiện. Chưa kể, còn chuẩn bị tâm lý cho phần<br />
các bạn trao đổi và nhận xét về sản phẩm của mình, nhóm mình thể<br />
hiện đạt được kết quả mong muốn. Với tiết học này, cùng lúc sẽ phát<br />
triển rất nhiều các kĩ năng và còn phát triển thêm các giác quan, các kĩ<br />
năng sống, các năng lực hợp tác, kinh nghiệm và năng lực giải quyết<br />
vấn đề, năng lực tự học và tự đánh giá.<br />
Nếu so với những tiết học khác thì hoạt động của giáo viên trong<br />
giờ Giới thiệu sản phẩm có vẻ “chìm hơn”. Giờ học Giới thiệu sản<br />
phẩm lúc này thực sự trở thành “sân chơi” của học sinh. Giáo viên<br />
không phải đưa ra các hình vẽ minh họa hay hướng dẫn từng học sinh<br />
thể hiện sản phẩm của mình mà chỉ nghe học sinh giới thiệu, nhận xét<br />
về sản phẩm của mình/của bạn, hướng dẫn các em cách trao đổi về<br />
cách nhận xét sản phẩm. Tuy vây, chúng ta không nên nghĩ rằng trong<br />
những giờ học này giáo viên không đóng vai trò gì cả, không tác động<br />
gì đến kết quả “cuộc chơi” của học sinh. Ngược lại, có thể nói giờ học<br />
không thể thành công nếu thiếu tác động của giáo viên. Chính vì thế<br />
mà mỗi lần đến tiết Giới thiệu sản phẩm, tôi luôn chú trọng vai trọng<br />
vai trò tổ chức của mình. Đó là giúp đỡ học sinh trong quá trình chuẩn<br />
bị sản phẩm của mình, của nhóm mình lên giới thiệu, tổ chức và khích<br />
lệ học sinh tự tin lên trình bày bằng những lời khen, câu hỏi gợi ý hay<br />
sự cổ vũ của các bạn trong lớp. Kết hợp khích lệ các bạn ở dưới quan<br />
sát theo nhóm và theo lớp, tổ chức việc đánh giá sản phẩm của học<br />
sinh sẽ cho ta biết được kết quả truyền đạt và sự thành công của giáo<br />
13/15<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1<br />
<br />
viên trong tiết Giới thiệu sản phẩm lớp 1 theo chủ đề phân môn Mĩ<br />
thuật. Cụ thể, tôi thường tiến hành những hoạt động sau:<br />
2.1. Hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài Giới thiệu sản<br />
phẩm qua thảo luận:<br />
- Học sinh ghi<br />
lại những kiến thức, suy nghĩ, trải nghiệm và cảm nhận về một chủ đề<br />
nhất định. Sau đó, các em có thể thảo luận với nhau theo cặp hoặc theo<br />
nhóm. Cuối cùng đại diện nhóm trình bày trước lớp.<br />
- Thay vì đưa<br />
ra những đáp án cụ thể, giáo viên nên thử thách học sinh bằng việc yêu<br />
cầu các em giải quyết một vấn đề.<br />
Ví dụ: làm thế nào để giới thiệu các hình ảnh có trong tác phẩm của<br />
mình? Làm thế nào để từ cách giới thiệu sản phẩm thành sắm vai theo<br />
tác phẩm? Như thế các em sẽ phải đi tìm hướng giải quyết trước khi<br />
được giáo viên hỗ trợ. Cách tiếp cận này kích thích trí tò mò của học<br />
sinh, khuyến khích các em hợp tác với nhau và cùng làm rõ hơn mục<br />
đích của việc học. Như dạy – học chủ đề “Bình hoa xinh xắn”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- Hướng dẫn học sinh trưng bày sau khi hoàn thành sản phẩm và đưa<br />
ra tiêu chí giới thiệu về lọ hoa cho các bạn.<br />
- Giáo viên gợi ý cho các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi khi bạn<br />
đã giới thiệu xong sản phẩm của mình để cùng chia sẻ cảm xúc, học<br />
tập lẫn nhau. Đặt câu hỏi gợi mở giúp học sinh củng cố và khắc sâu<br />
hơn kiến thức và khả năng biểu đạt ngôn ngữ nói, khả năng tự đánh<br />
giá.<br />
2.2. Hướng dẫn học sinh Giới thiệu sản phẩm<br />
Gọi một học sinh có khả năng nói lưu loát và nhanh nhẹn lên giới<br />
thiệu một sản phẩm bất kì giáo viên đã chuẩn bị trước. Đưa ra yêu cầu<br />
cần đạt được khi diễn đạt, giáo viên chú ý:<br />
<br />
<br />
<br />
14/15<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1<br />
<br />
- Bao quát lớp<br />
để học sinh phát huy năng lực, kết hợp phát huy vai trò đôi bạn cùng<br />
tiến.<br />
- Quan tâm<br />
những học sinh còn nhút nhát.<br />
- Tạo điều kiện<br />
cho học sinh hoạt động nhóm, chú ý đến từng đối tượng học sinh để<br />
học sinh nào cũng được làm việc.<br />
- Khuyến khích<br />
các em bằng những lời động viên, trò chơi liên quan đến bài học giúp<br />
các em dễ tưởng tượng hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ví dụ: Với chủ đề "Những con vật ngộ nghĩnh"<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Trong tranh có những hình ảnh nào?<br />
+ Giới thiệu cho các bạn biết e tạo ra sản phẩm như thế nào?<br />
+ Câu chuyện muốn kể cho các bạn nghe về con vật là gì?<br />
+Tưởng tượng xem các con vật sẽ tự giới thiệu bản thân chúng như thế<br />
nào? Sẽ nói gì với nhau?...<br />
Giới thiệu sản phẩm đến các bạn trong lớp cần làm rõ được “Chủ<br />
đề - Ý tưởng” mà mình muốn thể hiện từ ngôn ngữ tạo hình qua ngôn<br />
ngữ diễn đạt lời nói.<br />
<br />
15/15<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1<br />
<br />
Tổ chức cho học sinh thực hiện yêu cầu bằng hình thức thích hợp<br />
(từ thảo luận chủ đề, xây dựng ngân hàng hình ảnh, làm việc cá nhân,<br />
làm việc nhóm cho đến giới thiệu sản phẩm).<br />
Ví dụ: Khi tổ chức cho học sinh Giới thiệu theo nhóm, tôi thường cho<br />
các em hoạt động theo nhóm đôi, nhóm 3, 4, 5… tùy thuộc theo từng<br />
chủ đề của bài học sao cho phù hợp với khả năng của học sinh.<br />
Ở mỗi tiết dạy Giới thiệu sản phẩm, tôi luôn hướng dẫn học sinh có<br />
thói quen tự tạo lập nhóm theo chỗ ngồi để tránh mất nhiều thời gian<br />
học sinh di chuyển chỗ. Linh động theo từng bài học có thể thay đổi<br />
học sinh trong nhóm một cách ngẫu nhiên hoặc chia nhóm theo sở<br />
thích, theo trình độ, bởi vì học sinh cần có cơ hội được tham gia vào<br />
các nhóm khác nhau với các bạn khác nhau trong lớp để chia sẻ kinh<br />
nghiệm với các bạn.<br />
Để hoạt động nhóm có hiệu quả thì một môi trường học tập thân<br />
thiện, tạo cảm hứng sẽ hỗ trợ rất tốt cho học sinh. Từ đó giáo viên có<br />
thể đưa vào quy trình này những hoạt động giúp học sinh tư duy, tổ<br />
chức tham quan, kể chuyện, khách mời đến chia sẻ những kinh nghiệm<br />
của bản thân họ về chủ đề liên quan (các bạn lớp bên, anh chị lớp<br />
trên…) kết hợp cùng các trò chơi phù hợp.<br />
Với vai trò là người tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, tôi<br />
thấy trong tất cả các giờ học Giới thiệu sản phẩm , tất cả các học sinh<br />
đều được tham gia vào các hoạt động học tập, các em hoạt động rất<br />
tích cực, chủ động và đạt hiệu quả cao.<br />
3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy – học Giới thiệu<br />
sản phẩm theo chủ đề phân môn Mĩ thuật lớp 1.<br />
Kết hợp khéo léo các phương pháp dạy học tích cực như: phương<br />
pháp làm việc theo nhóm, phương pháp trực quan, phương pháp luyện<br />
tập(làm việc cá nhân), phương pháp quan sát, nêu vấn đề,...<br />
3.1. Dạy – học luyện tập thực hành<br />
Một số học sinh thường chú ý đến tổng thể hơn trước khi đi vào<br />
giới thiệu chi tiết. Các em thường thích làm việc nhóm, thích được trao<br />
đổi và làm việc dưới ánh sáng dễ chịu (và nếu có thể chắc là sẽ muốn<br />
được ăn nhẹ và uống nước khi học). Dạy học có thành công hay không<br />
gần như tất cả phụ thuộc vào mối liên hệ giữa giáo viên và học sinh,<br />
cùng với phương pháp và mục tiêu bài học, thiết bị dạy học và môi<br />
trường học; sự tham gia của học sinh, phụ huynh, hiệu trưởng và các<br />
trưởng nhóm sẽ tạo nên một tổng thể toàn diện trong quá trình dạy –<br />
học. Thường xuyên được rèn luyện thực hành sẽ kích thích khả năng<br />
của bản thân các em cũng như trải nghiệm với người khác như: Những<br />
thành viên trong gia đình, bạn bè và thậm chí những người mới quen<br />
biết trong điều kiện an toàn , với con vật yêu thích, với đồ vật thân<br />
quen.<br />
<br />
<br />
<br />
16/15<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1<br />
<br />
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, giáo<br />
viên kết hợp các phương pháp dạy – học, học sinh được thực hành<br />
thường xuyên có thể sẽ:<br />
- Nuôi nưỡng,<br />
thử thách tài trí và khả năng tưởng tượng của học sinh… đảm bảo cho<br />
các em tiến bộ qua từng ngày, từng tuần, từng tháng, từng kì và từng<br />
năm.<br />
- Học sinh chủ<br />
động trong quá trình học tập.<br />
- Phát triển tối<br />
đa tiềm năng của học sinh cho các cấp học rộng hơn, ở môi trường đào<br />
tạo nghề và cho cuốc sống.<br />
- Học sinh rèn<br />
luyện trí nhớ với kiến thức đã học, những kỉ niệm và chia sẻ những gì<br />
các em đã biết từ đó các em sẽ tham gia thực sự vào quá trình học tập<br />
và tự tin thể hiện mình…<br />
Ví dụ: Dạy theo tạo hình 3D – “Tiếp cận theo chủ đề”.<br />
- Phương pháp học này học sinh tìm và sưu tầm những đồ vật tìm được<br />
tạo thành sản phẩm. Chủ đề: “Khu nhà em ở” các em sẽ nhớ lại những<br />
đặc điểm quen thuộc sau đấy thảo luận và thể hiện thành hình vẽ, chỉ<br />
nhớ lại và tưởng tượng không trao đổi và thể hiện trong giờ thực hành<br />
sẽ không thể hiện được:<br />
+ Ngôi nhà em ở đâu?<br />
+ Đặc điểm ngôi nhà? (cao, thấp, màu sắc,…)<br />
+ Các ngôi nhà xung quanh có giống ngôi nhà em ở không?<br />
3.2. Dạy – học theo phương pháp hỏi đáp.<br />
Mục tiêu và nội dung các bài tập giáo dục mĩ thuật đảm bảo theo<br />
Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình mĩ thuật tiểu học hiện hành,<br />
tuy nhiên để thành bài dạy theo phương pháp mới thì cần được thiết kế<br />
thành hoạt động mĩ thuật, sao cho kết thúc hoạt động này là điểm khởi<br />
đầu đầy sáng tạo của hoạt động tiếp theo. Với một chủ đề, một câu<br />
chuyện nhất định, để học sinh trải nghiệm sáng tạo trên mọi hình thức,<br />
chất liệu. Từ những câu hỏi gợi mở chủ đề bài học được sáng tỏ qua<br />
nhiều góc nhìn.<br />
Ví dụ: Chủ đề “Thiên nhiên tươi đẹp”, giáo viên với phương pháp dạy<br />
hỏi đáp học sinh tiếp cận chủ đề nhanh hơn và cảm nhận tốt hơn khi<br />
thể hiện, trải nghiệm cùng tác phẩm của mình.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17/15<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trên đồ dùng trực quan giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp<br />
hỏi và trả lời như:<br />
+ Em thấy có những hình ảnh gì trong bức tranh?<br />
+ Kể tên những màu con quan sát được?<br />
+ Em biết phong cảnh nào khác nữa không?<br />
Thay vì đưa ra những bài tập, đáp án cụ thể, giáo viên thử thách học<br />
sinh bằng cách yêu cầu các em giải quyết vấn đề qua hỏi đáp trực tiếp:<br />
+ Làm thế nào để kết hợp các vật liệu sẵn có? Kể cho các bạn cùng<br />
nghe?<br />
+ Tạo ra màu xanh này bằng cách nào?<br />
Các em sẽ trao đổi, hỏi đáp trực tiếp với nhau trước khi được<br />
giáo viên hỗ trợ. Cách tiếp cận này kích thích trí tò mò của các em,<br />
khuyến khích học sinh hợp tác với nhau và làm rõ hơn mục đích của<br />
việc học.<br />
3.3. Dạy – học theo phương pháp trực quan<br />
Khi xây dựng kế hoạch dạy học được bắt đầu từ “quan sát”, giáo<br />
viên cần tổ chức để học sinh có hình mẫu cụ thể như đồ vật, con vật,<br />
phong cảnh, con người hay tranh, ảnh… để học sinh ghi chép, phân<br />
tích và chia sẻ với nhau. Những hình ảnh này sẽ là cơ sở để trải<br />
nghiệm và khám phá trong các hoạt động tiếp theo.<br />
Ví dụ:<br />
- Một hoặc hai học sinh làm mẫu cho cả lớp kí họa để xây dựng ngân<br />
hàng hình ảnh là bước khởi đầu cho một bài vẽ tranh theo đề tài, cũng<br />
là cơ sở tiếp theo cho tiết Giới thiệu tác phẩm theo chủ đề. (Quy trình<br />
vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện)<br />
- Quan sát chân dung bạn rồi vẽ nhưng không nhìn xuống giấy. (Vẽ<br />
chân dung biểu cảm )<br />
Sáng tạo mĩ thuật là sự kết hợp vẽ theo “trí nhớ”, “tưởng<br />
tượng”, “quan sát”. Các hình thức này luôn đan xen và hòa hợp với<br />
nhau trong quá trình sáng tạo. Học sinh liên tưởng hình ảnh mới do<br />
mình cảm nhận khi quan sát những hình ảnh cụ thể trước mắt, sau đó<br />
các em dùng làm cơ sở sáng tạo tác phẩm cho mình theo sự liên tưởng<br />
về một nội dung chủ đề. Trên hình ảnh quan sát được và tưởng tượng<br />
ra hình ảnh mới, giáo viên tạo một hoạt động hay những câu hỏi về<br />
chủ đề, về một đề, giúp học sinh tưởng tượng hay nhớ đến một đối<br />
<br />
18/15<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1<br />
<br />
tượng cụ thể và thể hiện bằng 2D hay 3D với đề tài là con người, cảnh<br />
vật hay những ước mơ của em.<br />
Ví dụ:<br />
+ Hoạt động “xây dựng cốt truyện”, học sinh nhớ về nhân vật của<br />
mình, thể hiện lại qua hình ảnh vẽ hay xé dán các nhân vật là điểm<br />
khởi đầu.<br />
Với tiết học Giới thiệu sản phẩm theo chủ đề là sự kết nối của<br />
những tiết học trước. Để tiết học này thành công giáo viên cần có sự<br />
bao quát xuyên suốt cả quá trình, từ những tiết học trước để tạo ra<br />
những sản phẩm sinh động, phong phú về nội dung lẫn hình thức trình<br />
bày sẽ lôi cuốn các em, tự tin đứng trước các bạn để Giới thiệu sản<br />
phẩm của mình/nhóm mình đến các bạn và thầy, cô.<br />
4. Tạo điều kiện tài cho học sinh được thể hiện mình trước các bạn<br />
Niềm say mê học hỏi và hứng thú học tập của học sinh được tạo ra<br />
không chỉ nhờ những giờ học được giáo viên tổ chức một cách hấp dẫn<br />
và khác thường. Bí quyết làm nảy sinh hứng thú và say mê ở trẻ là<br />
phải làm sao cho các em đạt được thành công. Chỉ có niềm tự hào, cảm<br />
giác xúc động khi thành công mới là nguồn gốc thực sự của ham muốn<br />
học hỏi và nâng cao hiểu biết. Hiểu được điều đó nên trong giờ Giới<br />
thiệu sản phẩm chính là cơ hội được rèn và thể hiện khả năng của mình<br />
để các bạn có niềm tin vào bản thân, tạo đà cho những có gắng tiếp<br />
theo. Bởi vì, nếu không đạt được kết quả, học sinh sẽ sợ giờ học này<br />
và cuối cùng giờ học sẽ chỉ là “sân chơi” của những học sinh có khả<br />
năng đứng trước đám đông. Ngay cả những học sinh có năng khiếu tạo<br />
hình nhưng chưa chắc năng khiếu về ngôn ngữ đã nổi bật và ngược lại.<br />
Dạy học theo phương pháp mới này chính là điều kiện để các em<br />
học hỏi lẫn nhau, hỗ trợ nhau về những mặt được và chưa được của<br />
mình. Câu nói: “Học thày không tày học bạn” chính là ở lúc này. Và<br />
để làm cho học sinh đều có cảm giác ít nhiều được thành công trong<br />
giờ học, tôi chú trọng khâu chuẩn bị tinh thần cho học sinh khi chuẩn<br />
bị thuyết trình sản phẩm của mình mỗi khi đến giờ học đều muốn được<br />
lên nói. Bằng việc sử dụng câu hỏi gợi mở thể hiện cho biết mong<br />
muốn của giáo viên khi kết thúc quá trình này từ tiết học trước, học sẽ<br />
sẽ thảo luận và phân chia công việc cụ thể.<br />
Ví dụ: Các con muốn kết thúc chủ đề này thế nào? Cô giới thiệu các<br />
hình thức sau chúng mình sẽ chọn và thể hiện cho các bạn cùng xem:<br />
+ Triển lãm<br />
+ Trình bày bằng hình ảnh<br />
+ Giới thiệu sản phẩm bằng ngôn ngữ nói<br />
+ Đóng kịch<br />
Từ chuẩn bị trước như thế tôi yêu cầu tất cả học sinh cùng tham<br />
gia thảo luận với nhóm mình, học sinh phân công trong nhóm để chuẩn<br />
bị cho phù hợp với yêu cầu của chủ đề ( có thể là nhóm đôi, nhóm 3, 4,<br />
5… tùy theo chủ đề) và tùy theo cách thể hiện của các bạn mà cùng<br />
<br />
19/15<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1<br />
<br />
nội dung hình ảnh nhưng cách thể hiện của mỗi nhóm sẽ khác nhau.<br />
Tuy nhiên, yêu cầu chung của chủ đề phải đảm bảo được.<br />
Như vậy, bằng cách tạo cơ hội cho mọi học sinh được rèn luyện,<br />
được thể hiện mình trước các bạn, tôi nhận thấy học sinh rất có hứng<br />
thú trong giờ Giới thiệu sản phẩm, có ý thức chuẩn bị bài, luôn cố<br />
gắng cao, phấn đấu để thể hiện mình là người nổi bật nhất, kết hợp ăn<br />
ý nhất với các bạn trong nhóm. Đồng thời, với cách học này đã tạo cho<br />
các em mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia thuyết trình trên lớp hay<br />
trước đám đông.<br />
5. Tổ chức trò chơi học tập<br />
Những trò chơi có nội dung mang tính giáo dục giúp học sinh luyện<br />
tập các kiến thức và kĩ năng đã học một cách thoải mái và vui vẻ, đặc<br />
biệt là với những em cần nhiều sự hỗ trợ của giáo viên và các bạn sẽ<br />
giúp các em hòa đồng cùng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5.1.Vai trò của trò chơi học tập<br />
Trong chương trình dạy học nói chung và trong tiết Giới thiệu sản<br />
phẩm phân môn Mĩ thuật lớp 1 nói riêng, việc tổ chức các trò chơi học<br />
tập vào phần nào cũng sẽ mang lại hiệu quả cho giờ học bởi vì:<br />
- Trò chơi học<br />
tập làm thay đổi hình thức học tập.<br />
- Làm không<br />
khí trong lớp trở nên thoải mái và dễ chịu.<br />
- Làm quá<br />
trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn.<br />
- Học sinh sẽ<br />
thấy vui, nhanh nhẹn và cởi mở hơn.<br />
- Học sinh<br />
được củng cố, hệ thống hóa kiến thức.<br />
5.2.Các yêu cầu của tổ chức trò chơi học tập<br />
Trò chơi học tập chỉ có hiệu quả khi nó mang lại những yêu cầu sau:<br />
- Các trò chơi<br />
phải gây hứng thú, hấp dẫn với học sinh.<br />
- Các trò chơi<br />
phải thu hút được đa số (hoặc tất cả) học sinh tham gia.<br />
- Các trò chơi<br />
cần phù hợp với lưa tuổi, vừa sức, đảm bảo thời gian và kết quả để<br />
không ảnh hưởng đến tiết học khác.<br />
- Trò chơi phải<br />
gắn bó với mục đích yêu cầu của bài, không đơn thuần chỉ là giải trí.<br />
20/15<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1<br />
<br />
5.3.Cách xây dựng một trò chơi<br />
Khi tổ chức một hoạt động trò chơi từ hoạt động học tập tôi chú ý<br />
một số điểm sau:<br />
- Phải có tinh<br />
thần thi đua giữa các nhóm và cá nhân với nhau.<br />
- Có quy định<br />
về thưởng, phạt.<br />
- Có cách chơi<br />
rõ ràng (bao gồm cả về thời gian chơi).<br />
- Có cách xếp<br />
loại hợp lí.<br />
5.4.Cách tổ chức một trò chơi<br />
Để tổ chức một trò chơi học tập tôi tiến hành các bước sau:<br />
- Giới thiệu tên<br />
trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi, phổ biến luật chơi cụ<br />
thể.<br />
- Cử Ban giám<br />
khảo.<br />
- Cho học sinh<br />
chơi thử (nếu cần).<br />
- Chơi thật.<br />
- Nhận xét.<br />
- Công bố kết<br />
quả của trò chơi (có thể “thưởng” người thắng cuộc, “phạt” người thua<br />
cuộc).<br />
- Kết thúc:<br />
Giáo viên hỏi xem học sinh đã học được gì qua trò chơi đó hoặc giáo<br />
viên tổng kết lại những gì cần học được qua trò chơi.<br />
5.5.Những trò chơi học tập có thể kết hợp trong các tiết Giới thiệu<br />
sản phẩm theo chủ đề phân môn Mĩ thuật lớp 1.<br />
Trong các giờ học giới thiệu sản phẩm, nếu hình thức tổ chức<br />
hoạt động ở các tiết học giống nhau, không thay đổi không khí học tập<br />
thì các em sẽ thấy đơn điệu, mau chán và không thu hút được học sinh.<br />
Nhận thức được điều này, tôi đã tiến hành kết hợp cho học sinh chơi<br />
một số trò chơi trong giờ thuyết trình sản phẩm. Sau đây tôi xin được<br />
trình bày một số trò chơi học tập bản thân đã ứng dụng trong giờ dạy<br />
mang lại hiệu quả tích cực cho học sinh:<br />
Trò chơi: Đoán xem con gì (Cái gì?)<br />
a. Mục đích:<br />
- Giúp học sinh<br />
nhận biết những con vật thông qua những đặc trưng riêng.<br />
- Rèn luyện<br />
khả năng diễn đạt (mô tả bằng lời).<br />
21/15<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1<br />
<br />
b. Chuẩn bị:<br />
- Một số hình<br />
các con vật: con chó, con mèo, con gà…<br />
- Hình một số<br />
đồ vật: Giường, tủ, bàn, ghế…<br />
c. Số học sinh chơi:<br />
- Cả lớp.<br />
d. Luật chơi:<br />
- Mỗi con vật<br />
(đồ vật) chỉ được đặt tối đa 5 câu hỏi để đoán tên con vật (đồ vật) cho<br />
cả lớp.<br />
e. Cách chơi:<br />
- Cách 1: Giáo<br />
viên cho học sinh xem các bức tranh con vật (đồ vật) một lượt. Chọn<br />
học sinh đứng lên bảng và bịt mắt, sau đó giáo viên đưa cho một bạn<br />
trong lớp mà cả lớp vừa đư