THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN<br />
<br />
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám <br />
phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi”<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển nhận thức<br />
3. Tác giả: <br />
Họ và tên: Bùi Thị Mai Giới tính: Nữ<br />
Ngày/ tháng/năm sinh: 20/07/1992<br />
Trình độ chuyên môn: Trung cấp sư phạm<br />
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non Cao An<br />
Điện thoại: 0982014171<br />
4. Đồng tác giả (nếu có), chịu trách nhiệm nội dung: Không có<br />
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Cao An<br />
Địa chỉ: Cao An Cẩm Giàng Hải Dương <br />
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu : Lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi<br />
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Nhà trường, giáo viên, các <br />
cháu, phụ huynh, tài liệu liên quan đến sáng kiến<br />
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: tháng 9 năm 2015. <br />
<br />
<br />
TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG <br />
(ký, ghi rõ họ tên) SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT<br />
(đối với trường mầm non, tiểu học, THCS)<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
TÓM TẮT SÁNG KIẾN<br />
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến<br />
<br />
Những nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ mầm non <br />
cho thấy: Tâm hồn trẻ rất ngây thơ và trong sáng , “trẻ chơi mà học, học mà <br />
chơi”, thế giới xung quanh qua “lăng kính chủ quan” của trẻ tất cả đều mới <br />
lạ với biết bao điều kỳ diệu và “vì sao lại thế?” hoặc “vì sao thể nhỉ” <br />
....Luôn là những câu hỏi thắc mắc , là những điều trẻ luôn khao khát muốn <br />
biết, muốn tìm hiểu và khám phá. Trẻ càng lớn tuổi thì nhu cầu muốn tìm <br />
hiểu, khám phá thế giới xung quanh trẻ càng cao và các câu hỏi, thắc mắc <br />
đặt ra cho người lớn càng nhiều. Vì vậy việc giúp trẻ trả lời những thắc <br />
mắc và có những hiểu biết về thế giới xung quanh là 1 nhiệm vụ vô cùng <br />
quan trọng đối với giáo viên mầm non. Bởi thời gian trẻ ở với các cô trong <br />
ngày là nhiều nhất. Ở trường mầm non trẻ không những được quan tâm <br />
chăm sóc mà trẻ còn được tham gia vào các hoạt động học khác nhau như: <br />
làm quen với toán; Làm quen văn học; Phát triển thể chất…Trong đó hoạt <br />
động khám phá khoa học có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận <br />
thức cho trẻ và hình thành các kỹ năng.<br />
Khám phá khoa học sẽ giúp trẻ nuôi dưỡng, phát triển trí tò mò tự <br />
nhiên của trẻ về thế giới. Mở rộng và trau dồi các kỹ năng quan sát, so sánh, <br />
phân loại, dự đoán, suy luận, chia sẻ thông tin, giải quyết vấn đề, đưa ra <br />
quyết định… nâng cao hiểu biết của trẻ về thế giới tự nhiên. Khoa học phù <br />
hợp với mức độ phát triển của trẻ sẽ nuôi dưỡng, phát triển ở trẻ trí tò mò <br />
và mong muốn khám phá mọi sự vật, hiện tượng xung quanh. Là cơ hội để <br />
trẻ bộc lộ nhu cầu và khả năng nhận thức của bản thân. Được thực hành các <br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán, thử nghiệm, thảo luận, chia sẻ <br />
và tiếp nhận thông tin…Hình thành ở trẻ nền tảng kiến thức phong phú. <br />
Do đó, trong công tác giáo dục trẻ mầm non thì việc cho trẻ khám phá <br />
khoa học là không thể thiếu, có tác dụng về mọi mặt như: ngôn ngữ, đạo <br />
đức, trí tuệ, thẩm mỹ thể lực…Nhất là đối với trẻ 5 6 tuổi thì việc giúp trẻ <br />
khám phá khoa học lại càng quan trọng. Đây là lứa tuổi có nhiều câu hỏi <br />
muốn hỏi giáo viên nhất và nhu cầu, mong muốn được khám phá khoa học <br />
cao nhất. Khả năng nhận thức của lứa tuổi này cao hơn các lứa tuổi khác <br />
nên mức độ, yêu cầu về kiến thức của trẻ về khám phá khoa học cao hơn và <br />
có chiều sâu hơn nhiều so với lứa tuổi dưới.<br />
Vì vậy, tôi đã suy nghĩ và lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao <br />
chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi”.<br />
<br />
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến<br />
Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ <br />
Mầm Non 5 – 6 tuổi trường mầm non tôi công tác.<br />
Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình. Tôi vận dụng vấn đề <br />
mà bài viết này đề cập đến chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non <br />
từ 5 – 6 tuổi ở chính đơn vị trường tôi đang công tác .<br />
Đề tài được tiến hành từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016 tại <br />
lớp mẫu giáo 5 tuổi C<br />
3. Nội dung sáng kiến<br />
Việc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non ngày càng giúp <br />
phát huy tính sáng tạo của giáo viên và khuyến khích sự ham thích học hỏi <br />
của trẻ mầm non đã đặt ra những yêu cầu mới với giáo viên mầm non trong <br />
quá trình lựa chọn và tổ chức các hoạt động khám phá khoa học của trẻ. <br />
Nếu trong chương trình giáo dục mầm non cải cách, giáo viên chủ yếu sử <br />
dụng phương pháp dùng lời, trực quan để dạy thì chương trình mầm non <br />
mới lại đòi hỏi người giáo viên phải tăng cường sử dụng các ph ương pháp <br />
<br />
3<br />
thí nghiệm, thực nghiệm giúp trẻ có cơ hội được trải nghiệm, tham gia khám <br />
phá các hoạt động khám phá khoa học. Do vậy, bên cạnh biện pháp dùng lời <br />
và trực quan, tôi luôn cố gắng tìm ra những biện pháp, hình thức để trẻ <br />
được tiếp thu , được khám phá khoa học một cách chủ động bằng cách tăng <br />
cường cho trẻ được thí nghiệm, thực nghiệm để nâng cao chất lượng khám <br />
phá khoa học cho trẻ 5 6 tuổi. Qua đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có <br />
những định hướng phù hợp trong công tác chăm sóc cho trẻ mầm non ở độ <br />
tuổi 5 6 tuổi. Sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần đắc lực cho quá trình <br />
hình thành nhân cách cho trẻ. <br />
<br />
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến<br />
<br />
Cho trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học là một hoạt động quan <br />
trọng trong việc giáo dục trẻ ở tuổi mầm non, nó có tác dụng góp phần tích <br />
cực vào việc giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục tình cảm trí tuệ, tình <br />
cảm thẩm mỹ đạo đức. Qua một thời gian áp dụng sáng kiến tôi thấy đã đạt <br />
được những kết quả như mong đợi, các cháu đã thích thú, tích cực với hoạt <br />
động khám phá hơn, mạnh dạn đưa ra câu hỏi và các kỹ năng của trẻ được <br />
nâng cao rõ rệt. Đây chính là động lực lớn để tôi tiếp tục thực hiện những <br />
bước tiến tiếp theo trong kế hoạch chăm sóc và giáo dục các cháu.<br />
<br />
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.<br />
<br />
Qua đây tôi khuyến nghị với nhà trường chú trọng và quan tâm đến trẻ <br />
5 – 6 tuổi nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất để tạo môi <br />
trường phong phú cho trẻ trải nghiệm, để các cháu nhận được sự chăm sóc <br />
giáo dục tốt nhất..<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MÔ TẢ SÁNG KIẾN<br />
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến<br />
1.1. Cơ sở lý luận<br />
Khám phá khoa học với trẻ nhỏ là quá trình trẻ tích cực tham gia hoạt <br />
động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên. Đó là quá trình quan sát, so sánh, <br />
phân loại, thử nghiệm, dự đoán, suy luân, thảo luận, giải quyết vấn đề, đưa <br />
ra quyết định...Mục tiêu của khám phá khoa học dành cho trẻ mầm non là: <br />
Nuôi dưỡng, phát triển trí tò mò tự nhiên của trẻ về thế giới. Mở rộng và <br />
trau rồi các kĩ năng quan sát, so sánh , phân loại, dự đoán, suy luân, chia sẻ <br />
thông tin, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định... Nâng cao hiểu biết của trẻ <br />
về thế giới tự nhiên. Khoa học phù hợp với mức độ phát triển của trẻ sẽ <br />
nuôi dưỡng, phát triển ở trẻ trí tò mò và mong muốn khám phá mọi sự vật, <br />
hiện tượng xung quanh. Là cơ hội để trẻ bộc lộ nhu cầu và khả năng nhận <br />
thức của bản thân. Được thực hành các kĩ năng quan sát,so sánh , phân loại, <br />
dự đoán, xây dựng giả thuyết, thử nghiệm, thảo luận, chia sẻ và tiếp nhận <br />
thông tin... Hình thành ở trẻ nền tảng kiến thức phong phú.<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là quá trình hay con đường <br />
tìm hiểu, khám phá thế giới vật chất. Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, khoa <br />
học chủ yếu là học cách suy nghĩ chứ chưa phải là học những quy luật của <br />
khoa học (vật lý, sinh vật...). Ở giai đoạn này, giáo viên không nhất thiết <br />
phải dạy hoặc giải thích những kiến thức kkhoa học cho trẻ mà quan trọng <br />
hơn là giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, <br />
kích thích trẻ quan sát, xem xét, suy luận, phỏng đoán...về các sự vật hiện <br />
tượng xung quanh. Việc dạy khoa học cho trẻ nhỏ nên trú trọng vào quá trình <br />
( hoặc học thế nào) hơn là vào kết quả (hoặc học gì). Điều đó cũng có nghĩa <br />
là trẻ cần được lôi cuốn vào các quá trình và trau dồi các quá trình: quan <br />
sát,so sánh, phân loai, thử nghiệm, phỏng đoán, suy luận...cho thích hợp với <br />
các tình huống của hoạt động cụ thể.<br />
Cho trẻ làm quen với hoạt động khám phá khoa học là một hoạt động <br />
quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở tuổi mầm non, nó có tác dụng góp phần <br />
tích cực vào việc giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục tình cảm trí tuệ, <br />
tình cảm thẩm mỹ đạo đức. <br />
Việc quan trọng nhất trong sự nghiệp trồng người là phải chăm sóc, <br />
giáo dục các em ngay từ nhỏ để hình thành và phát triển nhân cách một cách <br />
toàn diện. Đó chính là nhiệm vụ của ngành Giáo dục mầm non mắt xích <br />
đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. <br />
1.1. Cơ sở thực tiễn<br />
Trong năm học 2015 – 2016 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm <br />
nhóm lớp 5 – 6 tuổi. Đây là lứa tuổi đòi hỏi nhiều lượng kiến thức và thông <br />
tin nhất. Khác với lứa tuổi dưới, ở lứa tuổi này trẻ lúc nào cũng muốn hỏi “ <br />
tại sao?” “như thế nào?” và nhu cầu muốn trò chuyện cùng cô vô cùng cao. <br />
Đặc biệt trẻ rất có hứng thú khi được tìm hiểu về thế giới xung quanh mình. <br />
Thấy điều gì mới lạ là trẻ hỏi ngay và hỏi cho đến khi nào có kết quả mới <br />
dừng lại, rồi lại tiếp tục đặt các câu hỏi tại sao không thế này? Tại sao <br />
<br />
6<br />
không thế kia…Trẻ rất thích thú khi được tìm tòi, khám phá về một một <br />
điều gì đó hay một sự vật nào đó. Nhu cầu và khả năng nhận thức của trẻ <br />
tăng dần theo thời gian. <br />
Phát triển nhận thức, đặc biệt là hình thành thái độ nhận thức và kĩ <br />
năng nhận thức cho trẻ là một nhiệm vụ của giáo dục mầm non, nhằm hình <br />
thành nền tảng cho việc học tập của trẻ trong tương lai. <br />
Sự phát triển của trẻ về trí tuệ và sự gia tăng về khối lượng tri thức, <br />
sự phong phú đa dạng của các nhu cầu, hứng thú nhận thức hiện nay đã đặt <br />
ra những yêu cầu mới cho người lớn trong việc nuôi dạy và chăm sóc trẻ. <br />
Đặc biệt nhu cầu nhận thức và phản ánh thế giới xung quanh của trẻ mẫu <br />
giáo 5 6 tuổi rất lớn. Trẻ luôn muốn biết mọi thứ và thường đặt ra các câu <br />
hỏi để tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh. Tổ chức hoạt động <br />
khám phá khoa học trong trường mầm non nhằm phát triển nhận thức của <br />
trẻ đã trở thành một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục mầm <br />
non của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.<br />
Ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà còn được thực <br />
hiện nhiều hoạt động khác nhau trong ngày. Trong đó hoạt động “Khám phá <br />
khoa học” có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. <br />
Hoạt động này nhằm thể hiện sự thích thú và đam mê khám phá sẽ nuôi <br />
dưỡng tình yêu thiên nhiên trong trẻ chứ không phải chỉ là những kiến thức <br />
khoa học mà trẻ thu lượm được. Đồng thời thông qua các hoạt động khám <br />
phá khoa học sẽ giúp cho trẻ dần hình thành và phát triển các kỹ năng quan <br />
sát, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát và những đam mê được <br />
tìm hiểu khoa học. <br />
Thông qua tổ chức hoạt động khám phá khoa học , giáo viên sẽ tạo cơ <br />
hội cho trẻ được tìm tòi, khám phá, trải nghiệm. Tổ chức hoạt động khám <br />
phá khoa học phù hợp sẽ giúp trẻ tìm ra cái mới, tiếp cận với những tri thức <br />
tiền khoa học, tích cực hoạt động nhận thức. Trong thực tế, chương trình <br />
<br />
7<br />
giáo dục mầm non mới đang được triển khai đại trà trên toàn quốc, việc tổ <br />
chức chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi được <br />
triển khai tại các trường mầm non như thế nào là vấn đề cần được quan tâm <br />
và làm rõ. Nhưng làm thế nào để trẻ hứng thú hơn và chất lượng hoạt động <br />
khám phá khoa học được nâng cao so với trước thì đó là điều mà tôi luôn suy <br />
nghĩ, luôn cố gắng tìm ra những phương pháp để nâng cao chất lượng hoạt <br />
động khám phá khoa học cho trẻ. Để trẻ có những kiến thức cần thiết, hiểu <br />
rõ hơn về thế giới xung quanh, đồng thời phát triển những kỹ năng cần thiết <br />
cho trẻ.<br />
Từ những lý do trên, tôi đã trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu và lựa <br />
chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá <br />
khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi”<br />
2. Thực trạng của vấn đề<br />
2.1 Tình trạng trước khi thực hiện đề tài<br />
a)Thuận lợi :<br />
Phòng GD&ĐT và nhà trường thường xuyên quan tâm bồi dưỡng <br />
chuyên môn cho giáo viên .<br />
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường và <br />
những lời nhận xét, góp ý của bạn bè đồng nghiệp sau mỗi giờ tổ chức hoạt <br />
động khám phá khoa học.<br />
Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn. <br />
Tìm tòi và tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho hoạt động khám <br />
phá khoa học và vào hoạt động vui chơi của trẻ.<br />
Trẻ tích cực đến lớp, tích cực tham gia các hoạt động cùng cô và các <br />
bạn. Trẻ thông minh, nhanh nhẹn, có nề nếp<br />
Nhà trường khang trang đẹp đẽ, có đầy đủ đồ dùng cho trẻ làm thí <br />
nghiệm và không gian rộng để tổ chức hoạt động khám phá. Bên cạnh đó, <br />
Ban Giám Hiệu nhà trường luôn ủng hộ, quan tâm đến các cháu.<br />
<br />
8<br />
Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ lớp nguyên vật liệu theo thông báo của <br />
giáo viên.<br />
b) Khó khăn :<br />
Góc tự nhiên còn nghèo, số cây ít, loại cây chưa phong phú<br />
Chưa có khu vực để nuôi các con vật: Chim, thỏ, bể cá.....<br />
Vốn hiểu biết của trẻ về môi trường xung quanh còn hạn chế .<br />
Phương pháp mà giáo viên sử dụng để tổ chức cho trẻ khám phá khoa <br />
học chủ yếu là các phương pháp trực quan và dùng lời nên việc truyền thụ <br />
những kiến thức khoa học trừu tượng cho trẻ gặp nhiều khó khăn.<br />
Tài liệu, sách báo về các thí nghiệm khám phá khoa học cho trẻ còn <br />
hạn chế.<br />
Trẻ dễ tiếp thu nhưng thường dễ quên những kiến thức vừa học.<br />
2.2. Khảo sát thực tế (số liệu điều tra trước khi thực hiện)<br />
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã có những hoạt động cho trẻ làm quen <br />
với khám phá khoa học và tôi thấy vốn biểu tượng về thế giới xung quanh <br />
của trẻ còn ít. Đặc biệt trẻ rất dễ nhầm lẫn khi gọi tên các con vật. <br />
Ví dụ như : Tất cả các con vật biết bay, trẻ đều gọi là chim mà không <br />
gọi được đó là chim én hay chim bồ câu... <br />
Hay khi gọi tên đồ dùng dụng cụ của các nghề rất khó khăn. <br />
Ví dụ: Dụng cụ của nghề nông, nghề xây dựng hay khi cho trẻ quan sát <br />
các sự vật hiện tượng và làm các thí nghiệm đơn giản thì khả năng quan sát, <br />
phân loại, so sánh, phán đoán, suy luận của trẻ gặp rất nhiều khó khăn.<br />
Số liệu cụ thể qua từng hoạt động được tổng hợp trong bảng sau:<br />
Bảng 1 : Kết quả tổng kết khả năng quan sát, so sánh, phân loại, <br />
phán đoán, suy luận của trẻ.<br />
(Tổng số trẻ là 32)<br />
STT Các khả năng của trẻ Kết quả (Tỉ lệ %)<br />
Loại tốt Loại khá Loại Loại <br />
9<br />
TB yếu<br />
1 Khả năng quan sát 15,6 25 25 34,4<br />
2 Khả năng so sánh 12,5 15,6 34,4 37,5<br />
3 Khả năng phân loại 9,4 12,5 31,2 46,9<br />
4 Khả năng phán đoán 9,4 9,4 31,2 50<br />
5 Khả năng suy luận 6,3 15,6 37,5 40,6<br />
<br />
<br />
Từ kết quả trên, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ và tìm nhiều biện pháp <br />
để giờ hoạt động khám phá khoa học đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó nâng dần <br />
khả năng quan sát, so sánh, phán đoán và suy luận cho trẻ, làm phong phú <br />
biểu <br />
tượng về môi trường xung quanh trong mỗi trẻ.<br />
Dựa vào vốn kiến thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã <br />
tìm ra một số biện pháp sau: <br />
3. Biện pháp thực hiện<br />
3.1 Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức của trẻ 5 <br />
6 tuổi<br />
Trước hết muốn giáo dục hay hướng dẫn trẻ trong bất kỳ hoạt động <br />
nào thì điều mà giáo viên cần nắm rõ đầu tiên đó là phải biết được đặc điểm <br />
tâm sinh lý của trẻ mà mình dạy. Từ đó, định hướng những khả năng nhận <br />
thức mà trẻ trong độ tuổi ấy có thể tiếp thu được để đưa ra những hình <br />
thức, phương pháp giáo dục phù hợp. Bởi ở mỗi lứa tuổi trẻ đều có đặc <br />
điểm tâm sinh lý và nhận thức khác nhau nên các phương pháp, các hình thức <br />
mà giáo viên muốn dạy trẻ là khác nhau. Nếu không nắm bắt rõ sẽ dẫn đến <br />
tình trạng hoặc kiến thức quá tải, vượt quá khả năng của trẻ làm cho trẻ <br />
mệt mỏi. Hoặc những kiến thức đó trẻ đã biết rồi mà không được cung cấp <br />
những kiến thức mới. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Do đó, việc nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức của <br />
trẻ là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là đối với độ tuổi mẫu giáo lớn. Đây là <br />
độ tuổi hiếu động nhất, tò mò nhất và cũng đòi hỏi kiến thức cao nhất.<br />
Tính tích cực nhận thức của trẻ 5 6 tuổi được nâng cao và có hiệu quả <br />
khi giáo viên nắm vững những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở giai đoạn này.<br />
3.2 Tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học<br />
Đây là việc làm cần thiết nhất, vì trẻ không hứng thú tham gia thì làm <br />
sao có thể nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học được. Vì thế <br />
tôi đề xuất những biện pháp kích thích sự tò mò, hứng thú của trẻ về khám <br />
phá khoa học như sau: <br />
3.2.1 Xây dựng môi trường lớp học phong phú, thu hút sự chú ý của trẻ<br />
Môi trường lớp học ngăn nắp, gọn gàng, sắp xếp và trang trí khoa học <br />
không chỉ tạo cho trẻ môi trường học tập trong lành, thỏa mãn nhu cầu vui <br />
chơi, giao tiếp, nhận thức và hoạt động cùng nhau của trẻ mà còn tạo cơ hội <br />
cho trẻ được chơi và hoạt động theo sở thích tích cực, độc lập, sáng tạo, vận <br />
dụng những kỹ năng đó vào các hoạt động khác, các tình huống trong các <br />
hoạt động. Việc xây dựng môi trường học và vui chơi cho trẻ sẽ là phương <br />
tiện, là điều kiện giúp trẻ hình thành các kỹ năng quan sát, phân tích, và <br />
những đam mê tìm hiểu khám phá.<br />
Chính vì vậy, khi vào đầu năm học mới tôi đã rất chú ý đến việc xây <br />
dựng môi trường lớp học, đặc biệt là góc khám phá “Bé với thiên nhiên” <br />
nhằm giúp trẻ khơi dậy tính tò mò, óc sáng tạo, những hiểu biết về các sự <br />
vật, hiện tượng xung quanh và giáo dục trẻ thái độ ứng xử đúng đắn với <br />
thiên nhiên. Góc thiên nhiên là nơi dành cho các hoạt động thực hành chăm <br />
sóc cây cối: Nhặt cỏ, bắt sâu, tưới nước, ngoài ra còn là nơi trẻ được quan <br />
sát kỹ lưỡng về sự phát triển của cây một cách trực tiếp và cụ thể nhất. <br />
Đồng thời phát triển ở trẻ khả năng quan sát, tư duy, so sánh, thảo <br />
luận…..Tại góc thiên nhiên tôi trồng các cây xanh như: vạn niên thanh, hoa <br />
<br />
11<br />
ngọc lan, hoa tóc tiên…. Ngoài ra tôi còn chuẩn bị các chậu gieo hạt để trẻ <br />
được tự gieo trồng, chăm sóc và theo dõi sự nảy mầm và lớn lên của cây<br />
Đối với các góc khác, tôi bố trí đồ dùng gọn gàng, dễ thấy, dễ lấy. <br />
Nhất là những đồ dùng phục vụ cho hoạt động khám phá khoa học (kính <br />
lúp, bảng ghi chép quá trình theo dõi thời tiết hay sự nảy mầm của cây... <br />
tranh ảnh, lô tô..)<br />
Tôi bố trí giá sách chủ yếu là sách vẽ con vật, cây cối, hoa lá, quả hạt <br />
… Tranh ảnh vừa tầm với của trẻ để trẻ có thể xem và đọc sách (có que chỉ <br />
cho việc đọc sách). Tôi sắp xếp các hộp đựng vỏ cây khô, hoa lá ép khô, các <br />
loại hạt… Có ngắn nhãn mác và hình ảnh rõ ràng để trẻ dễ nhận thấy, trẻ <br />
được chơi và làm được những sản phẩm từ những đồ chơi ấy. Ngoài ra tôi <br />
cũng dùng vỏ hến, ốc trai, sò … vỏ trứng (vỏ bọc bên ngoài của 1 loại kẹo) <br />
vệ sinh sạch sẽ vừa làm đồ dùng, đồ chơi phong phú vừa rẻ tiền vừa dễ <br />
kiếm .<br />
Các tranh, lô tô đều được phân loại để ở giá vừa dễ lấy, dễ tìm .<br />
Ví dụ : Tôi phân loại lô tô :<br />
Lô tô con vật xếp vào một ô .<br />
Lô tô các loại quả xếp vào một ô.<br />
Đối với tranh đều có chữ cái tương ứng ở dưới cũng được phân loại <br />
xếp gọn gàng và dễ kiếm .<br />
Tôi cố gắng tạo cho trẻ có góc chơi rộng rãi với các nguyên vật liệu <br />
khác nhau để trẻ được trải nghiệm .<br />
Thường xuyên trang trí lớp theo chủ đề, xây dựng nhiều góc mở để <br />
cho trẻ hoạt động trong các giờ hoạt động góc.<br />
3.2.2 Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi đầy đủ, đa dạng và đẹp mắt<br />
Đồ dùng, đồ chơi có sức hút vô cùng lớn đối với trẻ. Càng là những đồ <br />
chơi có màu sắc đẹp, mới lạ, thiết kế độc đáo, bắt mắt thì sức hút đối với <br />
trẻ lại càng lớn và việc dùng những đồ dùng, đồ chơi đó vào các hoạt động <br />
<br />
12<br />
lại càng kích thích sự hứng thú của trẻ nhiều hơn. Do đó, công tác chuẩn bị <br />
đồ dùng, đồ chơi cũng hết sức quan trọng.<br />
Để cung cấp những cơ hội khám phá khoa học cho trẻ, giáo viên cần <br />
tạo cho trẻ môi trường hoạt động khám phá khoa học phong phú, hấp dẫn <br />
với các đồ dùng, đồ chơi , các nguyên vật liệu khác nhau. <br />
Đồ dùng, trực quan, đồ chơi phục vụ tiết học nh ư : Bàn, ghế, bảng, <br />
tranh, mô hình, các từ gắn với mỗi hình ảnh, vật mẫu ... Cần phải đầy đủ <br />
cho cô và trẻ cùng hoạt động.<br />
Đồ dùng của trẻ cũng phải đẹp, hấp dẫn, phong phú sinh động nhằm <br />
kích thích hứng thú, sự tò mò và lòng ham hiểu biết của trẻ. Tôi thường sử <br />
dụng đồ thật, vật thật hoặc hình ảnh động.<br />
Ngoài những đồ dùng, đồ chơi nhà trường cung cấp, tôi còn vận động <br />
các bậc phụ huynh sưu tầm thêm đồ dùng, tranh truyện, đặc biệt là tranh, <br />
sách, ảnh về các con vật, cây cối, hoa lá, quả ... Sưu tầm những câu ca dao, <br />
tục ngữ, đồng dao để làm phong phú vốn hiểu biết về môi trư ờng xung <br />
quanh của trẻ . Với chính bản thân mình tôi tận dụng những nguyên vật liệu <br />
có sẵn ở địa phương như: Chai nhựa, hộp sữa các loại, vải vụn làm rối, <br />
cọng rơm khô làm mái nhà, sưu tầm lá khô với nhiều màu sắc, hoa ép khô, <br />
vỏ cây khô. Tận dụng các hình ảnh ở đốc lịch, bìa, hoạ báo, ảnh cũ ... Vừa <br />
trang trí lớp vừa làm đồ dùng, đồ chơi trong các hoạt động khám phá khoa <br />
học. Sưu tầm các loại hạt, các loại vỏ trai ốc, hến sò ... để bổ sung giá đồ <br />
chơi của trẻ.<br />
Bên cạnh đó, tôi sưu tầm những bài thơ về môi trường xung quanh, <br />
sau đó dùng hình ảnh minh hoạ và có chữ viết đi cùng. Vừa giúp trẻ củng cố <br />
hình ảnh, vừa để trẻ rèn luyện ngôn ngữ. Từ đó tư duy của trẻ cũng phát <br />
triển.<br />
Với những đồ dùng, đồ chơi được phát và tự làm khi tôi đưa vào sử <br />
dụng trong giờ hoạt động khám phá khoa học, tôi thấy trẻ rất hào hứng, <br />
<br />
13<br />
hứng thú học, trẻ hiểu biết nhiều, quan sát rất tốt, tìm rất nhanh các vật mẫu <br />
cô đưa ra, so sánh và phân loại cũng rất rõ ràng, rành mạch, ngôn ngữ rất <br />
phát triển, trẻ thuộc rất nhiều thơ ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các câu đố về <br />
các con vật, các cây hoa, các loại quả ... Tư duy của trẻ cũng nhanh và chính <br />
xác hơn .<br />
3.2.3 Luôn tạo sự hứng thú cho trẻ trong suốt quá trình trẻ tham gia vào <br />
hoạt động<br />
Hứng thú của trẻ thường không bền vững, không ổn định. Trẻ dễ dàng <br />
di chuyển hứng thú của mình từ đối tượng này sang đối tượng khác. Trẻ rất <br />
thích cái mới lạ, hấp dẫn, sinh động. Còn những cái quen thuộc lặp đi lặp lại <br />
nhiều lần gây cho trẻ sự nhàm chán. Nhất là đối với trẻ 5 6 tuổi, thời gian <br />
chú ý của trẻ nhiều hơn những lứa tuổi dưới nhưng yêu cầu về sự hứng thú <br />
lại cao hơn rất nhiều. Vì nhận thức của trẻ 5 6 tuổi cao hơn, rộng hơn, khả <br />
năng tư duy sâu hơn nên nếu những việc cô nói, những điều cô làm không có <br />
lực chú ý đối với trẻ, không khiển trẻ phải tò mò, phải suy nghĩ, phỏng đoán <br />
thì trẻ rất nhanh mất tập trung hoặc nhìn xuống dưới, hoặc nói chuyện với <br />
bạn hay ngồi thẫn thờ nhìn ra ngoài…Do đó, việc luôn tạo được sự chú ý <br />
của trẻ trong suốt quá trình trẻ tham gia hoạt động là điều vô cùng quan <br />
trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến mục đích, kỹ năng mà cô đặt ra cho trẻ <br />
qua giờ học khám phá đó. Cho nên trong quá trình dạy trẻ cô phải lựa chọn <br />
những hình thức sao cho sinh động, hấp dẫn, sáng tạo và luôn có sự thay đổi <br />
để lôi cuốn sự chú ý của trẻ. Đặc biệt là trong phần giới thiệu bài. Vì đây là <br />
phần để gây hứng thú cho trẻ nhiều nhất trong giờ học.<br />
Khi cho trẻ khám phá các đối tượng cô không nên đưa luôn ra ngay đối <br />
tượng đó vì nó sẽ mang tính chất khô cứng, dập khuôn máy móc, không tạo <br />
được sự hấp dẫn cho trẻ mà cô cần đưa ra những tình huống có vấn đề, <br />
những hình thức sinh động, sáng tạo để lôi cuốn sự tập trung chú ý, khơi dậy <br />
tính tò mò, khám phá của trẻ. Phần giới thiệu bài cô có thể đưa ra những <br />
<br />
14<br />
hình thức như cho trẻ chơi 1 trò chơi nhỏ, cho trẻ tham dự sinh nhật…. hoặc <br />
cô kể một câu chuyện ngắn, hấp dẫn tạo ra tình huống có vấn đề để lôi <br />
cuốn trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ. Việc lựa chọn những hình thức để đưa <br />
vào trong phần giới thiệu bài phải phù hợp với nội dung dạy sao cho sinh <br />
động, hấp dẫn với trẻ. Những hình thức giới thiệu bài phải luôn thay đổi <br />
trong các giờ học để trẻ không bị nhàm chán.<br />
Ví dụ phần giới thiệu bài của hoạt động “Tìm hiểu một số loại rau, <br />
củ”<br />
Cô có thể tổ chức cho trẻ chơi 1 trò chơi “đi siêu thị” cô chia lớp thành <br />
từng nhóm và cho trẻ cùng nhau đi đến siêu thị (mô hình cô đã chuẩn bị) để <br />
chọn những thực phẩm mà nhóm mình thích rồi mang về. Trẻ sẽ cảm thấy <br />
rất thích khi được thi đua như vậy, hăng hái muốn kể về những cây rau, cây <br />
củ mà trẻ mang về và mong muốn cùng cô và các bạn khám phá tìm hiểu về <br />
những loại rau, củ đó.<br />
Không chỉ phần giới thiệu bài phải lựa chọn những hình thức sinh động <br />
sáng tạo và thay đổi thường xuyên mà trong các phần của hoạt động cũng <br />
phải lựa chọn những hình thức sinh động và không được lặp đi lặp lại nhiều <br />
lần. Đối với phần cung cấp kiến thức cho trẻ, thông qua việc cho trẻ tri giác <br />
đối tượng cô cũng cần tạo ra sự mới lạ, hấp dẫn đối với trẻ. Khi đưa đối <br />
tượng ra cô không cần đưa ra ngay để cho trẻ quan sát mà cô cần kích thích <br />
sự tò mò của trẻ bằng cách: cô có thể dùng câu đố để trẻ đoán, có đối tượng <br />
cô có thể đọc 1 đoạn thơ, hát một đoạn bài hát nói về đối tượng. Có đối <br />
tượng cô cho vào túi, vào hộp và giới thiệu đó là món quà tặng lớp để trẻ <br />
đoán… Bên cạnh đó cô cần sử dụng giọng nói truyền cảm, mạch lạc, có độ <br />
nhấn sẽ hứng thú hơn so với việc cô cứ nói đều đều và kiến thức mà trẻ ghi <br />
nhớ được qua mỗi lần cô nói chậm mà nhấn mạnh ấy sẽ sâu hơn, rõ hơn.<br />
Với những hình thức thay đổi trong cùng 1 hoạt động sẽ tạo cho trẻ <br />
cảm giác mới lạ, trẻ sẽ thích thú và tập trung chú ý vào việc quan sát đối <br />
<br />
15<br />
tượng, mong muốn được tìm hiểu đối tượng. Trẻ sẽ dùng tất cả những khả <br />
năng của mình để phân tích, tìm hiểu đối tượng. Từ đó phát triển ở trẻ khả <br />
năng quan sát, so sánh, phân loại, phóng đoán, suy luận, kết luận.<br />
Mặt khác để trẻ khắc sâu và củng cố lại kiến thức vừa tiếp nhận được <br />
bằng việc tổ chức các trò chơi thì cô cũng nên sáng tạo, tổ chức trò chơi ấy <br />
thật sinh động, vui vẻ để trẻ không bị nhàm chán, mất hứng thú và mệt mỏi <br />
sau quá trình tập trung chú ý cao độ vào việc quan sát đối tượng.<br />
3.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động khám phá khoa <br />
học<br />
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, sự phát triển của hệ <br />
thống mạng cùng với những tiện ích, ứng dụng phong phú đã tạo nên một <br />
cuộc cách mạng trong mọi người, mọi ngành và đặc biệt là giáo dục. Chính <br />
vì vậy ngay từ cấp học mầm non trẻ đã được làm quen với công nghệ thông <br />
tin như một phần của hoạt động giáo dục không thể thiếu(chuyên đề công <br />
nghệ thông tin). Không chỉ với người lớn mà đối với trẻ em mầm non thì <br />
công nghệ thông tin luôn mang lại nhiều điều kì thú và hữu ích trong việc <br />
tiếp thu kinh nghiệm sống.<br />
Hơn nữa trong việc giáo dục, truyền đạt kiết thức cho trẻ không phải <br />
sự vật hiện tượng nào cũng có sẵn để trẻ được trực tiếp tri giác, nhất là với <br />
hoạt động khám phá khoa học như tìm hiểu động vật sống dưới biển, quan <br />
sát máy bay, các hiện tượng tự nhiên…hay chúng ta không thể có thời gian <br />
để chứng kiến những hiện tượng trong tự nhiên xảy ra như tìm hiểu về cách <br />
sinh sản của một số loại vật nuôi, quá trình phát triển của cây…chính vì vậy <br />
để trẻ được tìm hiểu thế giới xung quanh một cách bao quát nhất thì ứng <br />
dụng công nghệ thông tin vào tiết học là một việc cần thiết.<br />
Được ưu thế là một giáo viên trẻ và có khả năng sử dụng công nghệ <br />
thông tin khá thành thạo tôi rất quan tâm và thường xuyên sử dụng công <br />
nghệ thông tin như các bài powerpoint, Elearning vào các hoạt động. Tôi <br />
<br />
16<br />
nhận thấy khi sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động khám phá <br />
khoa học trẻ tỏ ra rất hào hứng, thích thú và cũng giúp trẻ nhận biết sự vật <br />
hiện tượng một cách rõ ràng hơn.<br />
Ví dụ 1: Hoạt động “Mưa có từ đâu?”<br />
Tôi sử dụng bài powerpoint trình chiếu các quá trình tạo thành mưa (ánh <br />
nắng chiếu xuống mặt nước – Nước bốc hơi Tạo thành mây Gió thổi mây <br />
thành đám rồi rơi xuống thành mưa)<br />
Sau khi tìm hiểu xong về quá trình tạo thành mưa tôi cho trẻ xem phim <br />
hoạt hình “Đám mây đen xấu xí” vừa là phim vừa đáp ứng việc củng cố kiến <br />
thức về quá trình tạo thành mưa cho trẻ.<br />
Thông qua việc trình chiếu và xem phim hoạt hình trẻ vừa như được <br />
giải trí và cũng là khi lượng kiến thức cần cung cấp cho trẻ đảm bảo trọn <br />
vẹn với hình thức này.<br />
Việc triển khai chuyên đề công nghệ thông tin trong trường mầm non <br />
nơi tôi công tác được Ban giám hiệu và giáo viên rất quan tâm, đặc biệt là <br />
đối với trẻ 56 tuổi. Các trò chơi thông minh trong “Vui học kidsmart” luôn <br />
làm trẻ tò mò và hứng thú. Biết được điều đó tôi thường xuyên tìm hiểu <br />
những trò chơi thông minh có liên quan tới chủ đề mà trẻ đang học vừa giúp <br />
trẻ thỏa mãn tính tò mò cũng như củng cố, mở rộng hiểu biết về thế giới <br />
xung quanh với trẻ hơn.<br />
Ví dụ 2: Trò chơi “Tìm lá cho hoa” chủ đề Thế giới thực vật.<br />
Cách chơi: Trên màn hình xuất hiện những hình ảnh về 1 số cành hoa bất kì <br />
sau đó biến mất chỉ xuất hiện hoa và lá riêng rẽ nhiệm vụ của trẻ di chuột <br />
sắp xếp hoa và lá lại thành một bông hoa có cành lá chính xác.<br />
Khi trẻ đã chơi thành thạo tôi nâng cao trí nhớ cũng như sự nhanh nhẹn <br />
của trẻ bằng cách chỉnh thời gian xuất hiện hoa ban đầu nhanh hơn hoặc cao <br />
hơn nữa là không có sự xuất hiện của cành hoa ban đầu mà đòi hỏi trẻ phải <br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
có trí nhớ, kĩ năng từ những lần chơi trước tự xếp lá cho hoa đúng theo yêu <br />
cầu.<br />
Qua công nghệ thông tin từ một trò chơi tôi đã giúp trẻ có thêm kĩ năng <br />
sử dụng máy tính, đồng thời giúp trẻ củng cố, ghi nhớ bài học hơn và trẻ <br />
thích thú hơn khi được tham gia vào hoạt dộng khám phá khoa học.<br />
3.3 Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm qua các thí <br />
nghiệm khoa học<br />
Ngày nay khoa học kỹ thuật đã có những bước tiến quan trọng vì vậy <br />
trẻ mầm non cũng cần trang bị cho mình những kiến thức bao quát và chính <br />
xác về các lĩnh vực của tự nhiên và con người rất là cần thiết. Không phải <br />
thí nghiệm nào cũng là 1 phát minh, tuy nhiên không có phát minh nào không <br />
là không có thí nghiệm . Những thí nghiệm nhỏ, đơn giản, dễ tiến hành <br />
nhưng lại hiệu quả và mang đến cho trẻ những hiểu biết về thế giới xung <br />
quanh, từng bước trẻ sẽ có điều kiện để suy nghĩ, khám phá những bí ẩn <br />
của cuộc sống. <br />
Dưới đây là 1 số thí nghiệm tôi đã tiến hành để trẻ được trải nghiệm:<br />
* Giờ khám khoa học về đồ vật và chất liệu( Chủ đề gia đình thân yêu <br />
của bé)<br />
Để giúp trẻ khám phá đặc điểm , công dụng và cách sử dụng, mối liên <br />
hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi <br />
quen thuộc; một vài đặc điểm của các chất liệu gỗ, nhựa, kim loại, vải, ni <br />
lông…. Tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ về tác dụng của các đồ dùng <br />
trong sinh hoạt hàng ngày, cho trẻ miêu tả chất liệu của các đồ vật bằng từ <br />
chính xác. So sánh và phân loại đồ dùng, đồ chơi ở các góc:<br />
Ví dụ: giờ hoạt động góc cho trẻ so sánh, phân loại các đồ dùng gia <br />
đình, đồ chơi bằng kim loại, bằng gỗ, bằng nhựa. Trẻ so sánh, phân loại các <br />
đồ dùng theo tác dụng ở góc thiên nhiên(để xới đất, tưới nước, tỉa cành….)<br />
<br />
<br />
18<br />
Trong giờ hoạt động khám phá đồ dùng gia đình tôi tổ chức cho trẻ <br />
được thử nghiệm chơi với nam châm để trẻ chủ động khám phá nhiều điều <br />
mói lạ và gợi hứng thú cho trẻ.<br />
Ví dụ: Hoạt động: Chơi với nam châm<br />
Nam châm hút gì?<br />
Mục đích:<br />
Cho trẻ biết nam châm có thể hút các vật làm từ sắt, còn những vật không <br />
làm bằng chất sắt thì nam châm không hút.<br />
Phát triển khả năng quan sát, khả năng phán đoán.<br />
Đối tượng:<br />
Trẻ mẫu giáo lớn. <br />
Chuẩn bị:<br />
Một số nam châm, 01 cái đinh, 01 cái kéo, 01 cái thước nhựa, 01 thìa <br />
nhôm, 01 cốc inox, 1 bát nhựa, 1quả bóng. <br />
Cách tiến hành:<br />
Cho trẻ quan sát những đồ dùng đã chuẩn bị và gọi tên chúng. <br />
Mời 6 – 7 trẻ lên lấy 1 trong số những vật mà cô chuẩn bị hỏi trẻ:<br />
+ Vật đó có tên là gì? làm bằng gì?<br />
+ Cho trẻ đưa vật đó lại gần cục nam châm và trả lời xem chúng có <br />
hút nhau không và vì sao? <br />
Lần lượt cô cho các trẻ được thí nghiệm với các vật xung quanh lớp và đưa <br />
ra nhận xét, nam châm hút được những vật làm bằng gì? <br />
Giải thích và kết luận<br />
Nam châm chỉ hút được các vật làm bằng sắt ngoài ra không hút được <br />
các vật làm từ các chất khác.<br />
* Giờ khám khoa học về thực vật ( Chủ đề thế giới thực vật, tết, mùa <br />
xuân)<br />
<br />
19<br />
Để khơi dậy ở trẻ tính tò mò tự nhiên và tạo cơ hội cho trẻ khám phá <br />
về đặc điểm nổi bật và ích lợi của cây cối, điều kiện sống của cây và một <br />
vài mối liên hệ đơn giản giữa cây cối với môi trường sống, cách chăm sóc và <br />
bảo vệ chúng. Đồng thời trau dồi óc quan sát, so sánh, nhận xét và phán đoán <br />
của trẻ, hình thành ở trẻ tình cảm , thái độ đúng đắn đối với cỏ cây, hoa lá <br />
tôi thường xuyên cho trẻ quan sát các loại cây, gọi tên, so sánh, nhận xét và <br />
thảo luận ở mọi lúc mọi nơi. Cho trẻ quan sát, theo dõi sự lớn lên của <br />
cây( nảy mầm, ra lá, và lớn lên). Cho trẻ làm các thử nghiệm. <br />
Ví dụ: Hoạt động 1: Trong hạt có gì?<br />
Mục đích:<br />
Giúp trẻ hiểu rằng hạt có thể nảy mầm thành cây nếu biết cách gieo và <br />
chăm sóc đúng cách. Ngoài ra trẻ biết thêm về đặc điểm bên ngoài và bên <br />
trong của hạt. <br />
Đối tượng:<br />
Trẻ mẫu giáo lớn.<br />
Chuẩn bị:<br />
Một số loại hạt: hạt đậu đen, hạt đậu tương, hạt lạc, <br />
hạt ngô, hạt rau muống,…<br />
Cách tiến hành:<br />
Ngâm hạt vào nước ấm qua đêm <br />
Cho trẻ đoán xem bên trong hạt có gì?<br />
Cho trẻ tự làm thực nghiệm bóc vỏ hạt và tách làm đôi, cho trẻ quan sát và <br />
nhận xét kết quả.<br />
Giải thích và kết luận:<br />
Trong hạt có cây con tí xíu, cây con tí xíu đó chính là mầm cây, nếu <br />
gieo xuống đất nó sẽ mọc thành cây.<br />
Hoạt động 2: Gieo hạt<br />
Mục đích<br />
20<br />
Trẻ biết được cây cũng cần thức ăn và nước mới sinh trưởng được.<br />
Trau dồi óc quan sát, khả năng phán đoán, suy luận và chú ý.<br />
Đối tượng:<br />
Trẻ mẫu giáo lớn.<br />
Chuẩn bị:<br />
Một vài hạt đậu tương, đậu đen…2 Khay nhỏ, một ít đất .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cách tiến hành:<br />
Ngâm hạt vào trong nước ấm từ 1 đến 2 tiếng sau đó lấy ra đặt hạt vào <br />
khay có sẵn đất. Hàng ngày hãy cho trẻ tưới nước vào một khay để lại một <br />
khay không tưới và quan sát sau 3 đến 4 ngày sau cây trong khay được tưới <br />
nước hàng ngày sẽ nảy mầm và lớn dần còn khay không tưới sẽ không nảy <br />
mầm. Lúc này hãy cho trẻ giải thích hiện tượng nảy mầm và không nảy <br />
mầm trên .<br />
Với trẻ mẫu giáo lớn hãy cho trẻ tự làm và nêu kết quả thực nghiệm <br />
của bản thân<br />
Cô hỏi trẻ: + Các hạt giống có mọc lên cùng một lúc không?<br />
+ Điều gì xảy ra với khay không có nước?<br />
+ Khay được tưới nước thì như thế nào?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
(Hình ảnh bé gieo hạt)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Hình ảnh bé quan sát sự nảy mầm ở 2 khay)<br />
(khay bên trái là khay không có nước, khay bên phải là khay được tưới nước)<br />
Giải thích và kết luận:<br />
Cây nảy mầm được nhờ có thức ăn trong hạt và nước uống trong đất <br />
và ngược lại.<br />
Hoạt động 3: Sự phát triển của cây và hạt:<br />
22<br />
. Mục đích:<br />
Trẻ biết được quá trình phát triển của cây, đồng thời tạo hứng thú cho <br />
trẻ trong việc gieo trồng, theo dõi, chăm sóc sự phát triển của cây. <br />
Đối tượng: <br />
Trẻ mẫu giáo lớn.<br />
Chuẩn bị:<br />
Hạt đậu tương, khay chứa một ít đất, dụng cụ làm đất.<br />
Cách tiến hành:<br />
Tiến hành thực nghiệm như trong phần gieo hạt. <br />
Cô và trẻ cùng bưng lấy hạt đã nảy mầm vào khay đất và đặt nơi có ánh <br />
sáng. Hàng ngày hãy đến theo dõi, tưới nước và ghi lại sự phát triển của cây<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Hình ảnh bé chăm sóc cây)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
(Hình ảnh bé quan sát sự phát triển của cây)<br />
Giải thích và kết luận:<br />
Cô hãy để trẻ tự khái quát lại 5 quá trình phát triển của cây và nhận định <br />
lại kết quả.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
24<br />
Quá trình phát triển của cây từ hạt<br />
<br />
Hoạt động 4:. Cây cần gì để lớn lên và phát triển?<br />
Mục đích:<br />
Trẻ biết được đặc điểm của cây, điều kiện sống của cây.<br />
Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.<br />
Đối tượng:<br />
Trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn.<br />
Chuẩn bị:<br />
05 cây đậu đen; 05 chậu cây cảnh; 01 túi nilon, một hộp bìa to.<br />
Cách tiến hành:<br />
Cho trẻ quan sát, nhận xét các bộ phận của cây và đoán xem cây cần gì <br />
để sống và lớn lên.<br />
Cho trẻ quan sát cách cô làm lần lượt thực nghiệm: <br />
+ Cây 1: cho cây vào trong hộp kín<br />
+ Cây 2: dùng túi nilon bọc kín phần thân và lá cây <br />
+ Cây 3: cho cây vào trong khay không có đất<br />
+ Cây 4: Không tưới nước cho cây hằng ngày <br />
+ Cây 5: Chăm sóc cho cây phát triển bình thường.<br />
Cô cho trẻ đoán xem điều gì sẽ xảy ra.<br />
Hằng ngày hãy nhắc trẻ thăm cây 1, 2, 3, 5 đều đặn và ghi nhận bằng <br />
hình ảnh. Sau 1 tuần hãy cho trẻ nêu nhận xét, giải thích và so sánh giữa các <br />
cây.<br />
Giải thích và kết luận:<br />
Cây sống và phát triển được là nhờ có nước, ánh sáng, không khí, và <br />
đất nếu thiếu 1 trong 4 yếu tố cây sẽ héo, vàng lá và chết.<br />
Hoạt động 5. Cỏ có cần ánh sáng để sống?<br />
Mục đích:<br />
<br />
25<br />
Cho trẻ biết bất cứ loài thực vật nào kể cả cỏ cũng cần ánh sáng mặt <br />
trời để sống.<br />
Trau dồi óc quan sát, khả năng phán đoán, suy luận và chú ý.<br />
Đối tượng:<br />
Trẻ mẫu giáo lớn.<br />
Chuẩn bị:<br />
Chọn lấy một đám cỏ xanh trong vườn trường, 1 chậu đất.<br />
Cách tiến hành:<br />
Cho trẻ quan sát đám cỏ xanh và nêu nhận xét sau đó lấy chậu nhỏ úp <br />
lên đám cỏ.<br />
Cho trẻ đoán sau vài ngày đám cỏ bị chậu úp lên như thế nào?<br />
Sau vài ngày hãy cùng trẻ ra chỗ đám cỏ, lật chậu lên và lại cho trẻ <br />
nêu nhận xét, giải thích hiện tượng.<br />
Giải thích và kết luận:<br />
Cỏ cũng cần có ánh sáng để sống, khi không đủ ánh sáng lá cỏ bị vàng <br />
và úa đi.<br />
* Giờ khám khoa học về động vật ( Chủ đề: Bé yêu loài vật nào)<br />
Để khơi đậy ở trẻ tính tò mò tự nhiên và tạo cơ hội cho trẻ khám phá <br />
về đặc điểm nổi bật và ích lợi của các con vật quen thuộc, một vài mối liên <br />
hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống, cách chăm sóc, bảo vệ <br />
chúng, đồng thời trau rồi óc quan sát, so sánh nhận xét và phán đoán của trẻ, <br />
hình thành tình cảm, thái độ đúng đắn đối với các con vật tôi đã sử dụng vật <br />
thật và hệ thống câu hỏi để đưa vào hoạt động cụ thể như:<br />
Hoạt động 1: Quan sát, so sánh một số loại cá.<br />
Mục đích: Trau rồi óc quan sát, khả năng so sánh, <br />
suy luận và ngôn ngữ. <br />
Chuẩn bị: Bể cá với vài loài cá khác nhau <br />
<br />
<br />
26<br />
Trẻ có thể quan sát nhiều điều về cá <br />
<br />
trong bể <br />
Trẻ có thể quan sát nhiều điều về cá <br />
trong bể<br />
Cho trẻ quan sát từng con cá và nhận <br />
xét về màu sắc, hình dạng, gọi tên. Cô <br />
đưa ra các câu hỏi gợi mở: Đây là con <br />
gì? Nó đang làm gì?<br />
( Bơi, lặn, đớp mồi, ngoi lên mặt <br />
nước…) <br />
Nó có màu gì? Nó bơi bằng bộ phận nào? <br />
Trên mình nó có cái gì?<br />
Cho trẻ quan sát những điểm giống <br />
nhau <br />
(đều có đầu,mình, vây, đuôi…, đều sống <br />
ở dưới nước, đều biết bơi và đớp mồi …) <br />
và khác nhau ( về màu sắc, hình dạng, <br />
kích thước…) của một số loại cá.<br />
Cho trẻ kể tên những loại cá trẻ biết <br />
và nêu những câu hỏi về cá.<br />
Giải thích và kết luận:<br />
Cá sống được là nhờ có nước và ôxy.<br />
Hoạt động 2: Côn trùng<br />
Mục đích: Trau rồi kĩ năng quan sát <br />
Chuẩn bị:<br />
Lọ nhưa nhỏ<br />
Một số côn trùng đã chết (dán, kiến, ruồi, nhện, muỗi…) để trong mỗi <br />
lọ.<br />
Nhiều mảnh giấy trắng<br />
Kính lúp<br />
27<br />
Tranh về các loại côn trùng<br />
Bút màu<br />
Tiến hành:<br />
Cô trưng bày các lọ côn trùng cho trẻ quan sát. Trên nhãn mỗi lọ có tên <br />
của từng loại côn trùng.<br />
Cho trẻ dùng kính lúp nhìn vào lọ <br />
Khuyến khích trẻ tìm những thứ cụ thể liên quan đến mỗi mẫu vật như: <br />
kích thước, màu sắc cơ thể, số lượng chân, vị trí mắt…<br />
Cho trẻ tìm tranh phù hợp với từng loại côn trùng dán học để cạnh lọ<br />
Cho trẻ sử dụng những miếng giấy nhỏ để vẽ côn trùng sau đó giáo viên <br />
viết tên của trẻ phía dưới và đặt tất cả các trang giấy của trẻ với nhau <br />
để tạo thành một cuốn sách khoa học của cá nhân trẻ.<br />
* Khám phá khoa học về một số hiện tượng tự nhiên.<br />
Để tạo cơ hội cho trẻ khám phá các hiện tượng thời tiết thay đổi theo <br />
mùa ( sự thay đổi trong sinh hoạt của con người và cây cối, con vật theo <br />
mùa; sự khác nhau giữa ngày và đêm; mặt trời và mặt trăng…) . Tôi thường <br />
xuyên tạo điều kiện cho trẻ quan sát, nhận xét , thảo luận các hiện tượng <br />
thời tiết: nắng , mưa, nóng, lạnh, gió…ở mọi lúc mọi nơi, thảo luận sự khác <br />
nhau giữa các mùa, quan sát, thảo luận dự đoán về ảnh hưởng của thời tiết <br />
và mùa đến sinh hoạt của con người, thường xuyên cho trẻ sưu tầm tranh <br />
ảnh để làm sách tranh về các mùa trong năm….<br />
Ví dụ: ở giờ hoạt động ngoài trời tôi tổ chức cho trẻ quan sát “ Bầu <br />
trời ban ngày”<br />
Tôi chọn ngày đẹp trời, gió nhẹ cho trẻ ra sân quan sát bầu trời, nhìn các <br />
đám mây thay đổi, cho trẻ mô tả về những đám mây và nhận ra sự khác nhau <br />
của các kiểu mây về màu sắc và hình dạng, số lượng của các đám mây, cho <br />
trẻ nói lên được sự khác nhau giữa những đám mây khi trời nắng và khi sắp <br />
mưa. Cô đặt câu hỏi gợi mở để trẻ thảo luận thời tiết lúc đó như thế nào và <br />
<br />
28<br />
dự đoán thời tiết trong ngày sẽ mưa hay nắng. Qua hoạt động này nhằm phát <br />
triển khả năng quan sát, khả năng dự đoán và ngôn ngữ của trẻ.<br />
Để tạo cơ hội cho trẻ khám phá các nguồn nước và ánh sáng trong sinh <br />
hoạt hằng ngày ; đặc điểm và ích lợi của nước, ánh sáng, cát. Sự cần thiết <br />
của nước, ánh sáng , không khí với cuộc sống con người; cây cối và con vật; <br />
nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tôi đã tận dụng các điều kiện hằng <br />
ngày để tổ chức cho trẻ được tham gia vào các hoạt động và làm thí nghiệm <br />
Hoạt động 1. Bóng cây thay đổi:<br />
Mục đích:<br />
Cho trẻ biết vào mỗi thời điểm khác nhau trong một ngày: sáng, trưa, tối <br />
thì các vật trên mặt đất