Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa<br />
<br />
Phần I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:<br />
Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng<br />
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; là điều kiện phát huy nguồn<br />
lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và<br />
bền vững. Giáo dục và đào tạo muốn đạt được mục tiêu đề ra nhất định phải có<br />
một đội ngũ giáo viên vừa “hồng”, vừa “chuyên”, vì chất lượng giáo dục phụ<br />
thuộc vào đội ngũ giáo viên “Giáo viên là nhân tố quyết định giáo dục” (Văn<br />
kiện hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng, khóa VIII. Tr 38). Chính vì lẽ đó việc<br />
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ cấp thiết<br />
trong giai đoạn hiện nay.<br />
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, trường trung học cơ sở là cơ sở giáo<br />
dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp của bậc tiểu học nhằm hoàn chỉnh học<br />
vấn phổ thông. Mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở là nhằm giúp học sinh<br />
củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có học vấn phổ<br />
thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp<br />
để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống<br />
lao động. Vì vậy, để đạt được các mục tiêu trong chiến lược phát triển giáo dục<br />
phổ thông cần phải có một đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất và năng lực cần<br />
thiết.<br />
Trong những năm thực hiện chặng đường đổi mới, tôi nhận thấy những<br />
khó khăn, vất vả và nan giải, bởi Trường THCS Bum Nưa là một trong những<br />
trường thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện Mường Tè nói riêng, của tỉnh Lai<br />
Châu nói chung. Phần lớn đội ngũ giáo viên ở dưới xuôi lên công tác, điều kiện<br />
xa nhà nên còn chưa yên tâm công tác, bên cạnh đó với nhịp độ phát triển của<br />
xã hội thì đời sống của giáo viên vùng cao còn gặp nhiều khó khăn nên một số<br />
giáo viên còn chưa thật sự tâm huyết với nghề, chưa thường xuyên tìm tòi các<br />
giải pháp để nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp.<br />
Với cương vị là cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn, tôi luôn trăn trở<br />
làm thế nào để nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt<br />
là nâng cao chất lượng giờ dạy, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục, tạo<br />
niềm tin vững chắc cho các bậc phụ huynh đối với nhà trường. Chính vì lẽ đó<br />
mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy<br />
của giáo viên Trường THCS Bum Nưa” với mong muốn góp phần nâng cao<br />
chất lượng giáo dục của trường tạo nên sự chuyển biến về chất lượng, đáp ứng<br />
<br />
<br />
1<br />
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa<br />
<br />
được những yêu cầu mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại<br />
hoá.<br />
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:<br />
1. Phạm vi nghiên cứu:<br />
Thực trạng, biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên Trường<br />
THCS Bum Nưa - huyện Mường Tè năm học 2011 – 2012 và năm học 2012 -<br />
2013.<br />
2. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Giáo viên trường THCS Bum Nưa.<br />
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:<br />
Nghiên cứu thực trạng chất lượng giờ dạy của giáo viên Trường THCS<br />
Bum Nưa. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy<br />
của giáo viên trường trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay.<br />
IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:<br />
Nâng cao chất lượng tiết dạy là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục<br />
toàn diện của một nhà trường. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng<br />
giáo án, chất lượng giờ dạy, tạo động lực cho giáo viên cống hiến cho sự<br />
nghiệp giáo dục, coi trọng giải pháp đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho<br />
giáo viên, giúp giáo viên yên tâm công tác. Qua đó chất lượng đội ngũ giáo<br />
viên được từng bước nâng lên rõ rệt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa<br />
<br />
Phần II. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:<br />
Giáo dục và đào tạo luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia.<br />
Nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế,<br />
chính trị – xã hội, khi bàn về giáo dục C.Mác cho rằng nhiệm vụ của giáo dục<br />
trong xã hội chủ nghĩa gồm ba nội dung chính là "Giáo dục trí tuệ", "Giáo dục<br />
thể lực", "Giáo dục kỹ thuật". Việc kết hợp giữa lao động sản xuất, giáo dục trí<br />
lực, giáo dục thể lực và huấn luyện bách khoa sẽ nâng giai cấp công nhân lên cao<br />
hơn rất nhiều so với trình độ của giai cấp quý tộc và tư sản ” ( Lê Nin: Toàn tập,<br />
nhà xuất bản tiến bộ Maxcơva 1997- Tập 38, trang 118).<br />
Như vậy, ý thức được tầm quan trọng trong việc nâng cao dân trí, ngay<br />
sau cách mạng tháng Mười Nga thành công, Lê nin đã nêu rõ ý tưởng: “Toàn<br />
dân tham gia giáo dục". Từ quan điểm trên của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng<br />
và Nhà nước ta cũng đề ra những quan điểm về giáo dục - đào tạo và xã hội hoá<br />
giáo dục nhằm xây dựng một nước Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,<br />
xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.<br />
Chủ Tịch Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu cho truyền thống hiếu<br />
học, tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất<br />
của Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp<br />
giáo dục. Người khẳng định: đất nước thịnh hay suy, yếu hay mạnh phụ thuộc<br />
phần lớn vào sự nghiệp giáo dục, Người đã nói “Vì lợi ích mười năm phải<br />
trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.<br />
Suốt cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương phấn đấu<br />
hết lòng vì sự nghiệp giáo dục và Người đã có những cống hiến to lớn. Trong<br />
những năm đấu tranh gian khổ giành độc lập cho dân tộc, Người đã trực tiếp<br />
mở nhiều lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nhiều học trò của người đã trở thành<br />
lãnh tụ đầy tài năng, cống hiến sức mình cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam.<br />
Trong buổi khai trường đầu tiên của nền giáo dục cách mạng, Chủ tịch<br />
Hồ Chí Minh đã gửi thư động viên các cháu học sinh trong cả nước : “ Non<br />
sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài<br />
vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là<br />
nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB,<br />
Chính trị quốc gia, trang 329).<br />
Trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng và Bác Hồ luôn quan tâm và đề ra<br />
những chủ trương đúng đắn, nhằm thúc đẩy sự nghiệp giáo dục. Chủ tịch Hồ Chí<br />
Minh là người khai sinh nền giáo dục cách mạng Việt Nam và đưa nó phát triển<br />
3<br />
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa<br />
<br />
theo phương châm khoa học gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà<br />
trường phối hợp với gia đình và xã hội, nhằm tạo nên những công dân có ích cho<br />
đất nước.<br />
Đến những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong điều kiện cách<br />
mạng ác liệt, Bác vẫn hết sức quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Trong bức thư<br />
cuối cùng gửi cho ngành giáo dục ( 16/10/1968) Bác đã viết: “ Dù khó khăn<br />
đến đâu cũng phải thi đua học tốt, dạy tốt” (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính<br />
trị quốc gia, H.2002, T.13, Trang96). Bác cũng đề nghị các cấp, các ngành phải<br />
thực sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, để không ngừng đẩy mạnh sự nghiệp<br />
giáo dục của ta từng bước đi lên. Những quan điểm đó đã trở thành tư tưởng chỉ<br />
đạo thúc đẩy khí thế cách mạng trên mặt trận giáo dục, đào tạo thành động lực<br />
mạnh mẽ, góp phần tích cực vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp,<br />
chống Mỹ và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.<br />
Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đội ngũ giáo viên có vị trí, vai trò<br />
hết sức quan trọng, bởi họ là những người hoạt động chính và trực tiếp biến các<br />
chủ trương, mục tiêu giáo dục thành hiện thực cuộc sống. Nhất là trong giai<br />
đoạn cách mạng hiện nay, khi mà yêu cầu của công cuộc đổi mới phát triển đất<br />
nước đòi hỏi ngành giáo dục phải có trách nhiệm cao trong việc “Nâng cao dân<br />
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp<br />
ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chính vì vậy, đội ngũ giáo viên<br />
phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nhằm không ngừng hoàn thiện<br />
nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất năng lực, nghiệp vụ.<br />
Có thể nói, Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến việc xây dựng<br />
và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên được coi là một<br />
nguồn lực quan trọng của việc thực hiện đổi mới giáo dục, phục vụ yêu cầu<br />
phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong điều kiện mới.<br />
* TRƯỜNG TRUNG HỌC TRONG SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC ĐÀO TẠO :<br />
+ Vị trí của trường trung học:<br />
Trường trung học là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp<br />
bậc tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ<br />
thông. Trường trung học có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.<br />
+ Nhiệm vụ và quyền của người giáo viên trung học cơ sở:<br />
Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục<br />
trong nhà trường.<br />
* Nhiệm vụ của người giáo viên (Điều 29 Luật giáo dục):<br />
<br />
4<br />
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa<br />
<br />
- Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình giáo dục, kế hoạch dạy<br />
học, soạn giảng, chuẩn bị thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá theo quy định, vào sổ<br />
điểm, ghi học bạ đầy đủ...<br />
- Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương.<br />
- Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp<br />
vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, giáo dục.<br />
- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà<br />
trường; thực hiện quyết định của hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng<br />
và của các cấp quản lý giáo dục.<br />
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học<br />
sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các<br />
quyền và lợi ích chính đáng của học sinh, đoàn kết, giúp đỡ các bạn đồng<br />
nghiệp.<br />
- Phối hợp với các đoàn thể trong trường trong các hoạt động giảng dạy<br />
và giáo dục học sinh.<br />
* Quyền của giáo viên(Điều 30 Luật giáo dục):<br />
- Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục<br />
học sinh.<br />
- Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được châưm sóc, bảo<br />
vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định với nhà giáo.<br />
- Được trực tiếp hoặc thông qua tổ chức của mình tham gia quản lý nhà<br />
trường.<br />
- Được hưởng nguyên lương và phụ cấp(nếu có) khi được cử đi học để nâng<br />
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành.<br />
- Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở<br />
giáo dục khác và nghiên cứu nếu bảo đảm thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ quy<br />
định tại Điều 29 của Điều lệ này.<br />
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.<br />
+ Tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất<br />
lượng giờ dạy của giáo viên:<br />
Chất lượng giờ dạy quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, chất<br />
lượng đội ngũ giáo viên. Giờ dạy hay, giờ dạy tốt thì sẽ có một thế hệ học trò<br />
phát triển tốt đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội, của đất nước. Chính vì<br />
vậy, cần phải xậy dựng, phát triển, nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên,<br />
<br />
5<br />
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa<br />
<br />
giáo viên phải không ngừng học tập và tự rèn luyện mình để bồi dưỡng chuyên<br />
môn, nghiệp vụ, năng lực giảng dạy đáp ứng yêu cầu của đất nước.<br />
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:<br />
Tỉnh Lai Châu là một tỉnh miền núi của đất nước, bên cạnh đó huyện<br />
Mường Tè là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Lai Châu, đường<br />
giao thông không thuận tiện, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí<br />
còn thấp.<br />
1. Đặc điểm tình hình:<br />
Trường Trung học cơ sở Bum Nưa được xây dựng mới năm 2005, trường<br />
tương đối khang trang, có một điểm trường, giao thông đi lại tương đối khó<br />
khăn, đối tượng học sinh phần lớn là con em dân tộc, chủ yếu làm nông nghiệp,<br />
điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.<br />
1.1. Quy mô trường lớp năm học 2012-2013:<br />
- Lớp 6 : 2 lớp, với số học sinh là 48 em.<br />
- Lớp 7: 2 lớp, với số học sinh là 55 em.<br />
- Lớp 8 : 2 lớp, với số học sinh là 51 em.<br />
- Lớp 9 : 3 lớp, với số học sinh là 78 em.<br />
- Tổng số học sinh : 232 em.<br />
1.2. Về cơ sở vật chất:<br />
- Trường có 10 phòng học kiên cố, 01 phòng học tạm.<br />
- Trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt, học tập, vui chơi tương đối<br />
đầy đủ.<br />
- Chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên: (Bảng 1)<br />
Bảng 1: Trình độ đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên<br />
Văn hoá Trình độ chuyên môn<br />
CB giáo Tổng Biên<br />
viên số chế Cấp Cấp ĐH CĐ<br />
II III<br />
Ban giám<br />
2 2 2 1 1<br />
hiệu<br />
Giáo viên 22 22 22 16 6<br />
Cộng 24 24 24 17 7<br />
<br />
<br />
6<br />
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa<br />
<br />
Qua bảng trên ta thấy: 100% đội ngũ cán bộ giáo viên là người trong biên<br />
chế nhà nước, nên có mức lương tương đối ổn định, có đầy đủ các chính sách của<br />
cán bộ công chức. Trình độ văn hoá đồng đều, trình độ chuyên môn đều đạt<br />
chuẩn trở lên, trong đó tỉ lệ giáo viên trên chuẩn tương đối cao (chiếm 70,8%).<br />
Qua khảo sát về năng lực chuyên môn đã bộc lộ những hạn chế:<br />
+ Một số giáo viên nắm bắt các kiến thức khoa học, các yêu cầu, nội<br />
dung, phương pháp mới còn thiếu linh hoạt, lúng túng, thiếu sáng tạo trong<br />
công việc và vận dụng chương trình, chưa nhận thức hết phương pháp dạy học<br />
“ lấy học sinh làm trung tâm”, dạy học theo đối tượng vùng miền, dạy học còn<br />
mang tính hình thức, máy móc.<br />
+ Đa số giáo viên còn trẻ ( 100% giáo viên tuổi từ 25 đến 35, 95% giáo<br />
viên tuổi nghề từ 1 đến 10 năm, trong đó có 1 giáo viên mới qua giai đoạn tập<br />
sự) nên kinh nghiệm giảng dạy, vốn kiến thức thực tế còn ít.<br />
2. Kết quả đạt được trong những năm qua:<br />
- Kết quả công tác thi đua: (Bảng 2)<br />
Bảng 2. Kết quả công tác thi đua:<br />
Danh hiệu năm Chiến sĩ thi Lao động tiên Giáo viên giỏi<br />
Ghi chú<br />
học đua cấp cơ sở tiến cấp huyện<br />
2010 -2011 4 18 3<br />
<br />
2011 -2012 7 18 3<br />
- Kết quả chất lượng giảng dạy: (Bảng 3)<br />
Bảng 3. Kết quả chất lượng giảng dạy:<br />
Xếp loại<br />
Năm học Tổng số giáo<br />
viên GV<br />
GV Giỏi GV Khá GV yêú<br />
ĐYC<br />
2010 -2011 19 8 10 2 0<br />
2011-2012 20 9 10 1 0<br />
<br />
Đánh giá về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường<br />
Trung học cơ sở Bum Nưa trong 2 năm qua:<br />
- Nhìn lại thực trạng của các biểu mẫu trên từ năm 2010 – 2012 cho thấy<br />
chất lượng của giáo viên trong trường có nhiều sự chuyển biến và cố gắng,<br />
vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, có trí tuệ, có kiến thức, có tinh<br />
7<br />
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa<br />
<br />
thần trách nhiệm, có năng lực hoạt động thực tiễn, cố gắng để hoàn thành<br />
nhiệm vụ được giao, nhiệt tình trong công tác, đội ngũ giáo viên đã trẻ hoá dần<br />
trình độ, chuyên môn khá vững vàng.<br />
* Mặt mạnh:<br />
Đội ngũ cán bộ giáo viên dần được nâng cao về số lượng cũng như về<br />
chất lượng, đại đa số giáo viên đã được nâng cao về trình độ đào tạo, năng lực<br />
chuyên môn vững vàng, tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, an tâm công<br />
tác, có uy tín với tập thể trường; các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương ; có<br />
năng lực thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên. Luôn có tinh thần trách<br />
nhiệm cao trong việc học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng<br />
được sự đổi mới của xã hội, của ngành.<br />
100% cán bộ giáo viên tham gia học bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên.<br />
* Mặt yếu:<br />
- Trường còn thiếu giáo viên một số bộ môn nên việc nâng cao chất<br />
lượng chuyên môn cho những giáo viên còn khó khăn.<br />
- Năng lực giáo viên không đồng đều, khả năng tiếp thu và vận dụng cái mới<br />
còn hạn chế, nhất là một số giáo viên trẻ kinh nghiệm giảng dạy ít, tổ chức các hoạt<br />
động còn rập khuôn, máy móc, thiếu linh hoạt sáng tạo, năng khiếu nghệ thuật sư<br />
phạm còn nhiều hạn chế.<br />
- Một số giáo viên chưa say mê, tâm huyết, chưa ý thức cao trong việc tự<br />
học hỏi, nghiên cứu bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, chưa đầu tư nghiên cứu<br />
nâng cao chất lượng giáo án.<br />
- Số giáo viên đạt giỏi cấp huyện chưa cao, tỷ lệ giáo viên đạt danh hiệu<br />
CSTĐ các cấp còn thấp, chưa có giáo viên đạt CSTĐ cấp tỉnh.<br />
* Nguyên nhân của những yếu kém:<br />
- Các hoạt động chuyên môn ở trường chưa có sự linh hoạt sáng tạo, còn<br />
mang tính hình thức.<br />
- Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội<br />
ngũ giáo viên chưa được quan tâm đúng mức.<br />
- Cơ sở vật chất, thiết bị trường học còn thiếu (chưa có phòng học chức<br />
năng, phòng chuyên môn...).<br />
- Đời sống của cán bộ giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, chính sách đãi<br />
ngộ, khuyến học chưa đúng mức để tạo động lực cho giáo viên học tập và nâng<br />
cao trình độ, tự bồi dưỡng chuyên môn.<br />
<br />
8<br />
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa<br />
<br />
- Nguồn cập nhật thông tin còn hạn chế dẫn đến giáo viên hiểu và nắm<br />
bắt về tình hình chính trị, kinh tế – xã hội còn ít, chưa kịp thời.<br />
- Công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên chưa mang<br />
tính dài hạn chiến lược.<br />
- Việc lạm dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, chưa đi sâu bám<br />
sát đối tượng học sinh, nhiều giáo viên chưa thật tâm huyết với nghề, chưa đầu<br />
tư để nâng cao chất lượng giáo án, việc giảng dạy trên lớp còn mang tính hình<br />
thức, truyền thụ theo “kịch bản có sẵn”, giáo viên gần như là người “diễn viên”<br />
trên sân khấu, chưa nắm bắt được học sinh đang còn thiếu, còn yếu hay cần<br />
giảng dạy những gì.<br />
Tóm lại: Qua nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên tại trường Trung<br />
học cơ sở Bum Nưa, thực tế công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên,<br />
trên cơ sở tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân tôi thấy việc tìm ra<br />
một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên<br />
trường Trung học cơ sở Bum Nưa, nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới là<br />
vấn đề quan trọng có tính chiến lược đối với sự phát triển của sự nghiệp giáo<br />
dục của Bum Nưa nói riêng và của huyện Mường Tè nói chung trong giai đoạn<br />
hiện nay.<br />
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:<br />
Từ thực trạng về đội ngũ giáo viên của nhà trường, tôi xin đề xuất một số<br />
giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trên lớp, từ<br />
đó nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục của nhà trường.<br />
Là một người quản lý, tôi hiểu rằng muốn đưa chất lượng học sinh đi<br />
lên, muốn đào tạo được một thế hệ học sinh đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề<br />
ra cần phải nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên, nâng cao số<br />
lượng giờ dạy tốt trên lớp. Muốn vậy phải thực hiện đồng loạt nhiều biện pháp<br />
đồng bộ và phương pháp cộng tác đắc lực của các đồng chí trong Ban Giám<br />
hiệu với các tổ chức đoàn thể và phải sử dụng các biện pháp thi đua tuyển chọn<br />
giáo viên giỏi.<br />
Trên cơ sở quản lý và chỉ đạo giáo viên, điều đầu tiên Ban giám hiệu<br />
phải thực sự là những người có chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức vững vàng,<br />
thực sự tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có hiểu biết sâu rộng mới có thể xây<br />
dựng và bồi dưỡng cho đội ngũ thực hiện tốt nhiệm vụ.<br />
Xác định được điều này, tôi luôn chú ý tự bồi dưỡng và bồi dưỡng về<br />
kiến thức lẫn việc thực hiện cho đội ngũ (cả Ban Giám hiệu và cả giáo viên).<br />
<br />
9<br />
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa<br />
<br />
Trước tình hình khó khăn nhiều, thuận lợi ít, việc đầu tiên của chúng tôi<br />
là phải ổn định đội ngũ bằng nhiều biện pháp cụ thể như sau:<br />
* Đối với Ban giám hiệu:<br />
Xây dựng Ban giám hiệu thật đoàn kết, cùng phê bình rút kinh nghiệm;<br />
luôn gương mẫu trong mọi hoạt động về nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức chính<br />
trị, nhạy bén linh hoạt trong mọi công việc, biết hy sinh lợi ích cá nhân, coi<br />
trọng lợi ích tập thể, nói phải đi đôi với làm, khen chê kịp thời, đúng người,<br />
đúng việc.<br />
* Đối với đội ngũ giáo viên:<br />
Đội ngũ giáo viên là người có vai trò quyết định chất lượng giáo dục học<br />
sinh. Cho nên để có chất lượng giáo dục tốt, thì hơn bao giờ hết phải trú trọng<br />
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về mọi mặt. Để thực hiện hiện được mục<br />
tiêu này tôi đã chọn cho mình một số biện pháp chỉ đạo sau:<br />
1. Bồi dưỡng tư tưởng chính trị:<br />
- Thường xuyên quán triệt và tổ chức cho đội ngũ cán bộ giáo viên được<br />
học tập những văn bản về chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà<br />
nước. Tổ chức cho giáo viên học tập luật giáo dục, định hướng của chiến lược<br />
phát triển giáo dục trong giai đoạn tiếp theo.<br />
- Tuyên truyền giáo dục, động viên mọi người công tác tốt, tự giác tôn<br />
trọng kỷ luật lao động, tự giác rèn luyện mọi mặt, có ý thức chấp hành tốt nội<br />
quy và quy chế chuyên môn của trường, của ngành . Thực hiện tốt các chế độ<br />
chính sách, có tinh thần xây dựng tập thể sư phạm lành mạnh, có tinh thần đoàn<br />
kết chặt chẽ, thực hiện tốt quy chế dân chủ.<br />
- Tuyên truyền, tác động dần dần - "Mưa dầm thấm lâu"- dưới mọi hình<br />
thức để giáo viên thấy được rõ nhiệm vụ, vai trò quan trọng của mình trong<br />
công tác giáo dục và để giáo viên thấy rằng “Nghề dạy học là nghề cao quý<br />
nhất trong những nghề cao quý” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy.<br />
2. Chỉ đạo thực hiện chuyên môn:<br />
- Căn cứ vào các công văn chỉ đạo của cấp trên, dựa vào điều kiện của<br />
trường, trình độ, khả năng, sở trường, điều kiện cụ thể của từng giáo viên để<br />
phân công nhiệm vụ hợp lý, để giáo viên phát huy hết năng lực của mình.<br />
Ví dụ: Phân công giáo viên có chuyên môn khá, giỏi giảng dạy lớp chọn;<br />
giáo viên có khả năng chủ nhiệm tốt tham gia công tác chủ nhiệm lớp...<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa<br />
<br />
- Phân công giáo viên giỏi, giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng<br />
có trách nhiệm hỗ trợ giúp đỡ giáo viên yếu về chuyên môn như: Nhóm giáo<br />
viên Văn, Sử...<br />
- Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch chuyên môn cụ thể của trường ngay<br />
từ đầu năm học .<br />
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, có kế hoạch kiểm tra bằng nhiều hình<br />
thức như: Kiểm tra định kỳ; Kiểm tra đột xuất; Kiểm tra kế hoạch chuyên môn,<br />
giáo án và các hồ sơ khác; Kiểm tra giờ dạy; Kiểm tra chất lượng học sinh...<br />
Ban giám hiệu dự giờ giáo viên có đánh giá, xếp loại chuyên môn hàng tháng,<br />
đặc biệt coi trọng công tác dự giờ đột xuất để kịp thời rút kinh nghiệm và để<br />
giáo viên phải thường xuyên đầu tư xây dựng tiết giảng, bài giảng thật chu đáo,<br />
bám sát đối tượng học sinh.<br />
- Chỉ đạo các tổ khối khi dự giờ cho giáo viên phải kiểm tra chặt chẽ, chi<br />
tiết nội dung giáo án, nhận xét cụ thể tiết dạy từ nội dung làm được và chưa làm<br />
được, phân tích sâu nội dung chưa đạt được trong tiết dạy; nhận xét phải khách<br />
quan, mang tính xây dựng và phải bám sát đối tượng học sinh, giáo án soạn<br />
phải có sự phân hóa đối tượng qua từng câu hỏi.<br />
3. Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ:<br />
Đây là biện pháp quan trọng cần làm thường xuyên, liên tục để qua đó<br />
giáo viên được tự bồi dưỡng và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kịp thời<br />
phát hiện và khắc phục những điểm còn yếu, còn thiếu của giáo viên.<br />
* Bồi dưỡng giáo viên mới: Phân công giáo viên có chuyên môn vững<br />
vàng bồi dưỡng cho giáo viên mới theo hai nội dung:<br />
- Bồi dưỡng về lý thuyết bao gồm: Bồi dưỡng về phương pháp, hình thức<br />
tổ chức tiết học, nội dung, kiến thức của từng bộ môn, cách soạn một giáo án,<br />
cách xây dựng hệ thống câu hỏi cho phù hợp.<br />
- Bồi dưỡng thực hành: Xây dựng phương pháp, dự giờ rút kinh nghiệm.<br />
* Bồi dưỡng các chuyên đề:<br />
Giao cho nhóm giáo viên thuộc cùng một chuyên ngành trao đổi với<br />
nhau những vấn đề khó thuộc môn giảng dạy để từ đó tìm ra giải pháp khắc<br />
phục, đơn giản hóa kiến thức.<br />
Lựa chọn giáo viên có chuyên môn vững vàng, có phương pháp tổ chức<br />
lớp học tốt dạy các giờ dạy mẫu cho các giáo viên khác tham gia dự giờ, học<br />
hỏi kinh nghiệm để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp<br />
* Tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ:<br />
11<br />
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa<br />
<br />
- Mỗi tháng tổ chức sinh hoạt hai lần.<br />
- Nội dung sinh hoạt bao gồm:<br />
+ Nhận xét, đánh giá chuyên môn của giáo viên;<br />
+ Triển khai đánh giá chuyên môn của giáo viên trong tháng;<br />
+ Trao đổi về nội dung, phương pháp, biện pháp tốt trong giảng dạy<br />
cũng như công tác giáo dục học sinh;<br />
+ Triển khai những văn bản về hướng dẫn chuyên môn;<br />
+ Có kế hoạch, nội dung bồi dưỡng cả về lý thuyết và thực hành cho cả<br />
giáo viên còn yếu về chuyên môn, về phương pháp tổ chức lớp học.<br />
* Tham gia bồi dưỡng ngắn, dài hạn với phương châm “Học để nâng cao<br />
trình độ, học để tự hoàn thiện mình”: Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên<br />
được tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, các lớp học nâng cao trình độ<br />
chuyên môn.<br />
4. Tổ chức tốt các phong trào thi đua:<br />
- Phát động các đợt thi đua, tổ chức các đợt thao giảng (1 lần/học kỳ).<br />
- Phát động các đợt thi đua chào mừng các ngày lễ lớn: ngày Nhà giáo<br />
Việt Nam 20/11, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập đoàn 26/3, ngày sinh<br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5...<br />
- Tổ chức thi giáo viên giỏi chuyên đề.<br />
Qua các hội thi đó tay nghề giáo viên nâng cao rõ rệt, động viên khích lệ<br />
giáo viên phát huy hết khả năng của mình. Từ đó ý thức trách nhiệm của cá<br />
nhân được nâng lên.<br />
5. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ giáo viên:<br />
Ngoài việc bồi dưỡng chính trị văn hoá và chuyên môn, cần coi trọng<br />
việc quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần cho giáo viên, biện pháp này là<br />
yếu tố rất cần thiết, giúp giáo viên thực sự quan tâm, gắn bó và có trách nhiệm<br />
với nhiệm vụ được giao.<br />
- Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với cán độ giáo viên theo quy định<br />
của nhà nước.<br />
- Chăm lo đời sồng tinh thần cho đội ngũ giáo viên, biết cảm thông chia<br />
sẻ cùng nhau lúc vui, lúc buồn, lúc khó khăn hoạn nạn.<br />
- Xây dựng quỹ khen thưởng để có kinh phí thưởng cho cá nhân tiêu biểu<br />
qua các đợt thi đua.<br />
<br />
12<br />
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa<br />
<br />
- Tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao tạo niềm vui<br />
cho giáo viên.<br />
- Trang bị đồ dùng cần thiết để phục vụ dạy và học .<br />
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:<br />
Các phương pháp trong sáng kiến kinh nghiệm được nghiên cứu trên tất<br />
cả đội ngũ giáo viên trong trường THCS Bum Nưa. Qua nghiên cứu , áp dụng<br />
đã đạt được kết quả cụ thể như sau:<br />
- 100% giáo viên có tư tưởng chính trị vững vàng, nhận thức rõ vai trò,<br />
nhiệm vụ giáo dục của người giáo viên, có tinh thần, ý thức cao trong việc thực<br />
hiện nhiệm vụ.<br />
- 100% giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn ngày do PGD và Nhà<br />
trường tổ chức.<br />
- Kết quả về xếp loại hồ sơ chuyên môn, xếp loại giờ dạy của giáo viên<br />
(Bảng 4- Bảng 5):<br />
Bảng 4. Kết quả xếp loại hồ sơ<br />
<br />
<br />
Tổng số Xếp loại hồ sơ<br />
Năm học<br />
GV Tốt Khá ĐYC<br />
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)<br />
2011-2012 20 10 50 7 35 3 15<br />
2012- 2013 21 14 66.7 5 23.8 2 9.5<br />
<br />
<br />
Bảng 5. Kết quả xếp loại giờ dạy<br />
<br />
Tổng số Xếp loại giờ dạy<br />
Năm học<br />
GV Giỏi Khá ĐYC<br />
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)<br />
2011-2012 20 8 40 10 50 2 10<br />
2012- 2013 21 12 57.1 8 38.1 1 4.8<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa<br />
<br />
Chất lượng đội ngũ giáo viên đã từng bước được nâng lên so với những<br />
năm trước. Qua khảo sát, kiểm tra, dự giờ cho thấy đa số giáo viên đã nắm<br />
chắc, vận dụng nhuần nhuyễn các kiến thức, phương pháp dạy học mới trong<br />
quá trình soạn giáo án, truyền đạt kiến thức cho học sinh, bám sát việc giảng<br />
dạy theo đối tượng vùng miền, 2 giáo viên trước đây còn lúng túng trong việc<br />
tổ chức một tiết học cũng đã khắc phục được nhược điểm của mình, từng bước<br />
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Như vậy, nếu áp dụng các<br />
biện pháp trên một cách thường xuyên, lâu dài thì chất lượng tiết dạy của giáo<br />
viên trong trường THCS Bum Nưa chắc chắn sẽ ngày càng đi lên, góp phần<br />
nâng cao trình độ dân trí của địa phương, đáp ứng được mục tiêu giáo dục đã đề<br />
ra.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa<br />
<br />
Phần III. PHẦN KẾT LUẬN<br />
I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:<br />
Qua thực tiễn bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tôi thấy, giờ dạy của giáo viên<br />
trên lớp là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường nên việc<br />
nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên là việc có ý nghĩa cả về lý luận và<br />
thực tiễn. Việc nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên trung học là một<br />
trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng toàn diện của nhà<br />
trường. Muốn vậy , người quản lý cần:<br />
Một là, phải luôn luôn tự bồi dưỡng và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp<br />
vụ quản lý cũng như giảng dạy.<br />
Hai là, phải có kế hoạch chuyên môn cụ thể do mình phụ trách, đặc biệt<br />
quan tâm đến kế hoạch sinh hoạt tổ; kế hoạch thanh, kiểm tra một cách phù hợp<br />
với tình hình thực tế của trường, của từng giáo viên và người quản lý phải là<br />
người theo dõi chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch đó.<br />
Ba là, ngoài việc tham gia các lớp tập huấn cần chú trọng đến công tác<br />
bồi dưỡng tại chỗ.<br />
Bốn là, sự chỉ đạo phải nhất quán, thường xuyên thăm lớp, dự giờ, đánh<br />
giá , rút kinh nghiệm cho giáo viên.<br />
Năm là, việc đánh giá, xếp loại phải mang tính công khai, dân chủ,<br />
không thành kiến trong việc xếp loại giáo viên; khen, chê đúng người, đúng<br />
việc để phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu.<br />
Sáu là, kết hợp với các ban ngành, đoàn thể trong trường để tìm hiểu tâm<br />
tư, nguyện vọng của giáo viên trong việc bố trí, sắp xếp công việc hợp lý.<br />
Bảy là, chỉ đạo tốt các phong trào thi đua để tạo ra không khí sôi nổi, tạo<br />
đà cho sự vươn lên của đội ngũ giáo viên.<br />
Các biện pháp này có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ thúc đẩy nhau vừa<br />
là nguyên nhân, đồng thời vừa là kết quả của nhau. Nếu thực hiện triệt để, đồng bộ<br />
các biện pháp trên thì chất lượng giáo dục toàn diện của trường ngày càng phát<br />
triển.<br />
Tuy nhiên, để biện pháp có hiệu quả cao còn phải dựa vào sự quan tâm<br />
chỉ đạo sát sao của lãnh đạo cấp trên; các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương<br />
trong việc giáo dục và nâng cao ý thức tự giác của mỗi cán bộ giáo viên, biết<br />
phát huy nội lực của mình.<br />
II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:<br />
<br />
<br />
15<br />
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa<br />
<br />
Việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm" Một số biện pháp quản lý nâng<br />
cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa" nhằm nâng<br />
cao chất lượng đội ngũ giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng học sinh trong<br />
trường THCS Bum Nưa, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của xã Bum<br />
Nưa nói riêng, của huyện Mường Tè nói chung, từng bước đáp ứng được mục<br />
tiêu, chiến lược giáo dục do Đảng và Nhà nước ta đã đề ra trong các kỳ Đại hội.<br />
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI:<br />
Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng<br />
tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa" đã được áp dụng tại đơn vị<br />
trường , sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi với các trường trung học cơ sở<br />
trên địa bàn huyện Mường Tè nói riêng và một số huyện vùng cao nói chung.<br />
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:<br />
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, tôi đưa ra một số kiến nghị, đề<br />
xuất như sau:<br />
- Cần có chính sách khuyến học hợp lý, chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với<br />
cán bộ giáo viên đi học nâng cao trình độ về phục vụ lâu dài cho huyện, tỉnh.<br />
- Tăng cường cho cán bộ giáo viên của trường đi tham quan học tập.<br />
- Tăng cường bồi dưỡng về kỹ năng, phương pháp về giáo dục trung học<br />
mới.<br />
- Có chế độ chính sách ưu tiên, ưu đãi tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho<br />
cán bộ giáo viên.<br />
- Cung cấp đầy đủ tài liệu chuyên môn, các phương tiện cập nhật thông<br />
tin cho giáo viên để có phương tiện học tập, nghiên cứu và soạn bài giảng có<br />
chất lượng.<br />
- Có nội dung bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên bằng nhiều<br />
hình thức như: Kiến tập, dự tiết mẫu, thanh tra, kiểm tra chéo...<br />
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm về "Một số biện pháp quản lý nâng<br />
cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa ". Là một cán bộ<br />
quản lý trong trường Trung học cơ sở Bum Nưa tôi đã chọn đề tài này với hy<br />
vọng sau này có thể vận dụng vào trong điều kiện thực tế của nhà trường góp<br />
phần nâng cao hiệu quả giáo dục của trường Trung học cơ sở Bum Nưa nói<br />
riêng, cũng như trường trung học cơ sở nói chung. Trong quá trình làm sáng<br />
kiến kinh nghiệm bản thân đã cố gắng, nỗ lực nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng<br />
nghiệp để bổ sung thêm kiến thức. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, cho nên<br />
không thể không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Rất mong các<br />
16<br />
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa<br />
<br />
cấp lãnh đạo và đồng nghiệp góp ý, bổ sung giúp sáng kiến của tôi được hoàn<br />
thiện hơn.<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Thu Hương<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng tiết dạy của giáo viên trường THCS Bum Nưa<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. V.L. Lê Nin: Toàn tập, NXB Tiến bộ Macxcơva 1977.<br />
<br />
2. Hồ Chí Minh: Tuyển tập/ tập I, II.NXB sự thật -1992.<br />
<br />
3. Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng, khóa VIII.<br />
<br />
4. Luật giáo dục: NXB chính trị quốc gia năm 2005.<br />
<br />
5. Điều lệ trường trung học của Bộ giáo dục và đào tạo.<br />
<br />
6. Các tài liệu và văn bản khác có liên quan.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />