SKKN: Một số kinh nghiệm tổ chức giấc ngủ cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi E trường mầm non Đồng Tĩnh
lượt xem 8
download
Mục tiêu của đề tài là Đã được nâng cao kiến thức về chăm sóc trẻ cả về lý thuyết lẫn thực hành, nâng cao về cách thức tổ chức giấc ngủ cho trẻ mầm non. Hiểu biết về đặc điểm cá tính, tâm sinh lý của từng trẻ trong lớp. Mối quan hệ giữa cô và trò được gắn bó hơn. Luôn tận dụng thế mạnh của ngôn ngữ ( lời nói ngọt ngào) của các giai điệu dân ca giúp trẻ đi vào giấc ngủ tự nhiên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số kinh nghiệm tổ chức giấc ngủ cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi E trường mầm non Đồng Tĩnh
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”. Để thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu, Tôi một người giáo viên mầm non không ngừng học tập nâng cao trình độ, tu dưỡng và rèn luyện để trang bị cho bản thân mình những kiến thức cơ bản, nhằm chăm sóc giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện. Muốn trẻ phát triển toàn diện không chỉ có kiến thức là đủ, mà cần phải kết hợp với nhiều yếu tố khác. Mà trong đó tôi thấy yếu tố chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non là việc cần được quan tâm hàng đầu. Trẻ ở lứa tuổi mầm non cơ thể bắt đầu phát triển nhanh, mạnh về thể chất và tinh thần. Như chúng ta đã biết giấc ngủ đối với con người là vô cùng quan trọng, nhất là đối với trẻ lứa tuổi mầm non. Bởi sau mỗi giấc ngủ tinh thần của trẻ sẽ được sảng khoái hơn, chức năng hoạt động của các cơ quan thần kinh được phục hồi. Nên mỗi chúng ta, đặc biệt là các cô giáo mầm non cần phát huy tốt vai trò người mẹ thứ hai của trẻ chu đáo ở mọi lúc mọi nơi. Nếu trẻ đến trường chỉ được ăn no, học hành đẩy đủ và vui chơi thôi chưa đủ, mà trẻ cần phải được các cô giáo hướng dẫn, tổ chức cho trẻ ngủ đủ giờ và đủ giấc. Đồng thời cần rèn cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ. Như vậy cơ thể trẻ sẽ được khoẻ mạnh, hoạt động vui chơi tích cực và học tập tiếp thu bài tốt. Đối với tôi là một cô giáo mầm non, biết được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và hiểu được tầm quan trọng của giấc ngủ. Cho nên tôi thấy việc tổ chức giấc ngủ cho trẻ trong trường mầm non là vô cùng cần thiết .có như vậy chúng ta mới có những chủ nhân tương lai thật khỏe mạnh, thông minh và sáng tạo. 2. Tên sáng kiến “Một số kinh nghiệm tổ chức giấc ngủ cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi E trường mầm non Đồng Tĩnh”. 3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Nguyễn Thị Thủy 4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ trong trường mầm non 5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Từ tháng 09/2016 đến tháng 02/2017 6. Mô tả bản chất của sáng kiến 1
- 6.1. Về nội dung của sáng kiến 6.1.1. Cơ sở lý luận Giấc ngủ là nhu cầu sinh lý của cơ thể khi làm việc kéo dài và căng thẳng tế bào thần kinh sẽ mệt mỏi và suy kiệt, thậm chí có thể bị tổn thương hoặc biến loạn trầm trọng. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ trung ương thần kinh của trẻ hoạt động còn rất yếu dễ bị mệt mỏi khi trẻ thức. Để có thể khôi phục lai trạng thái bình thường của các tế bào thần kinh việc tổ chức giấc ngủ tốt cho trẻ là rất cần thiết có ý nghĩa lớn đối với việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Trong giáo dục mầm non, nhiệm vụ của giáo dục thể chất đã khẳng định rằng: Ở lứa tuổi này cần hình thành kỹ xảo và thói quen vệ sinh, tổ chức chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo ngủ ngon, phát triển các kỹ năng vận động, thực hiện giờ giấc theo chế độ sinh hoạt một cách nghiêm túc, thường xuyên phòng chống bệnh cho trẻ … Như vậy, một trong những biện pháp nâng cao thể lực cho trẻ là đảm bảo giấc ngủ cho trẻ. Một giấc ngủ sâu, đủ độ dài là phương tiện cơ bản ngăn ngừa tình trạng quá mệt mỏi của hệ thần kinh và cơ thể.Những đứa trẻ ngủ theo quy luật bình thường, ngủ đủ thời gian, ngủ ngon giấc thì tinh thần luôn sáng khoái, phát triển tốt. Còn những trẻ ngủ bất thường, ngủ ít thì luôn mệt mỏi... Giấc ngủ là một nhu cầu không thể thiếu của con người. Vì vậy trong công tác giáo dục thế hệ mầm non cho đất nước chúng ta càng thấy rõ vai trò của việc tổ chức giấc ngủ cho trẻ đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ. một giấc ngủ đủ thời gian, ngủ ngon giấc góp phần tạo cho trẻ sức khỏe dồi dào, tinh thần thoái mái và phát triển tốt. 6.1.2. Thực trạng Như chúng ta đã biết, chăm sóc và giáo dục trẻ em đó là một quá trình sư phạm được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. Là một cô giáo mầm non hiểu và ý thức được tầm quan trọng phải tổ chức một giấc ngủ tốt cho trẻ tôi luôn quan tâm và tìm tòi ra những cách tốt nhất để giúp trẻ ngủ ngon hơn, với mong muốn có những chủ nhân tương lai luôn khỏe mạnh, thông minh và sáng tạo tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu để tìm ra: “Một số kinh nghiệm tổ chức giấc ngủ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi E trường mầm non Đồng Tĩnh”. Trường mầm non Đồng Tĩnh nằm trên địa bàn của xã Đồng Tĩnh huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc thuộc khu vực miền núi. Cơ sở vật chất cũng như chất lượng của đội ngũ CBGV còn rất nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu 2
- của người học. Năm học 20162017, trường có tổng số CBGVNV trong trường là: 26 đ/c. Tổng số nhóm, lớp: 15 lớp Trong đó tổng số trẻ là: 442 trẻ. Số phòng học: 11 phòng (trong đó có 6 phòng học tạm, học nhờ). Thuận lợi Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn có tinh thần học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Tôi luôn tâm huyết với nghề nghiệp, thực sự yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Được sự động viên quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sát sao, nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, của tổ trưởng chuyên môn cũng như một phần cơ sở vật chất của phụ huynh đóng góp, lớp học được phân công 2 giáo viên / lớp. Giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định. Được nhà trường tạo điều kiện cho việc chăm sóc giáo dục trẻ Lớp tôi phụ trách ở khu tập trung đông dân, phụ huynh luôn quan tâm đến con em mình, mua sắm đầy đủ đồ dùng phục vụ cho trẻ. Khó khăn Đa số trẻ là con em nông thôn, cha mẹ lại làm nông nghiệp nên chưa chú ý tới việc chăm sóc trẻ Một số phụ huynh nuông chiều con thích gì làm ấy Diện tích lớp trật hẹp, sĩ số lớp đông phải học nhờ nhà văn hóa của xã chưa có phong ngủ riêng nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức giấc ngủ cho trẻ Các đồ dùng trang thiết bị như là đầu đĩa, băng đĩa còn thiếu thốn Để khảo sát và đánh giá được việc tổ chức giấc ngủ cho trẻ tôi cho 40 trẻ lớp mẫu giáo nhỡ 4 5 tuổi E, trường mầm non Đồng Tĩnh thực hiện bảng khảo sát như sau: BẢNG A: KHẢO SÁT VIỆC TỔ CHỨC GIẤC NGỦ CHO TRẺ LỚP MẪU GIÁO NHỠ 4 5 TUỔI E STT Họ và tên trẻ Trẻ ngủ ngon Trẻ khó ngủ Trẻ không ngủ 1 Nguyễn Bảo An x 2 Nguyễn Anh Chiến x 3 Nguyễn Ngọc Ánh x 4 Hà Ngọc Ánh x 5 Ng. T.Ngọc Bích x 6 Đào Thị Bảo Châu x 7 Nguyễn Phạm Đăng x 3
- 8 Nguyễn Vĩ Đạt x 9 Nguyễn Anh Đức x 10 Đỗ Tùng Dương x 11 Trần Hải Dương x 12 Nguyễn Ngọc Hoa x 13 Đào Trung Hiếu x 14 Phùng Đức Hiếu x 15 Nguyễn Phương x Linh 16 Phạm Gia Linh x 17 Nguyễn Ngọc Long x 18 Nguyễn Gia Long x 19 Đào Nhật Vy x 20 Phạm Bảo Long x 21 Trần N.Quang Minh x 22 Nguyễn Nhật Minh x 23 Bùi Thành Nam x 24 Nguyễn Hoàng Nam x 25 Trần Thị Thúy Nga x 26 Hà Thảo Nguyên x 27 Phạm Yến Nhi x 28 Nguyễn Tiến x Quỳnh 29 Nguyễn Minh Vũ x 30 Phạm Vinh Quang x 31 Phạm Thúy Quỳnh x 32 Đào Thị Anh Thư x 33 Ng.Thanh Huyền x 34 Trần Thảo My x 35 Hà Tr Phương Hoa x 36 Hà Phạm Thế Khải x 37 Phạm Quỳnh Trang x 38 Ng. T.Tiến Mạnh x 39 Ng Quốc Khánh x 40 Nguyễn Đức Thắng x Tổng hợp 24 12 4 * Nhận xét việc khảo sát khi tổ chức giấc ngủ cho trẻ Trẻ ngủ ngon: Số trẻ ngủ ngon là: 24 cháu chiếm 60 %. Trẻ khó ngủ: Số trẻ khó ngủ là: 12 cháu chiếm 30% Nguyên nhân trẻ khó ngủ do: + Chỗ nằm không thoái mái trẻ quen khi ngủ ở nhà rộng rãi + Ánh sáng xung quanh quá mạnh + Trẻ cảm giác thiếu an toàn do mới đi học chưa quen với cô giáo, nề nếp của lớp học. Trẻ không ngủ : 4
- Số trẻ không ngủ là: 4 cháu chiếm 10% Nguyên nhân trẻ không ngủ do: + Trẻ chưa quen với giấc ngủ ở lớp + Trẻ được cha mẹ nuông chiều, mải chơi thích gì làm ấy + Do sinh hoạt trong gia đình không có quy luật không ngủ hoặc ngủ muộn 6.2. Các biện pháp thực hiện * Biện pháp 1: Chuẩn bị đủ đồ dùng, phòng nhóm để chăm sóc trẻ ngủ Muốn các cháu có một giấc ngủ say mà không bị gò bó, ép buộc. Cô giáo luôn chú ý đến giấc ngủ của các cháu, tạo cho các cháu được tâm lý thoái mái, tự nguyện và tích cực, trẻ có ngủ đúng giờ và đủ giấc khi thức dậy tinh thần mới sảng khoái, hoạt động tích cực, ăn sẽ ngon miệng, người sẽ khoẻ mạnh và tăng cân đều. Để giúp trẻ ngủ nhanh và sâu giấc cô giáo cần cho trẻ ngủ đúng thời gian nhất định trong ngày Trước khi cho trẻ vào ngủ cô phải vệ sinh phòng, nhóm. Bố trí chỗ ngủ cho trẻ sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, ánh sáng trong phong phải thích hợp. Phòng ngủ nên giảm ánh sáng bằng cách đóng bớt một số cửa sổ hoặc tắt bớt điện. Khi cho trẻ ngủ cô chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho trẻ, hướng dẫn trẻ tự lấy đồ dùng gối, chăn… Cho trẻ nằm theo tổ và cho trẻ nam nằm một dãy, nữ một dãy để cô dễ bao quát trẻ. 5
- (Cô chuẩn bị chỗ ngủ cho trẻ) Đặc biệt về mùa đông, trước khi trẻ đi ngủ phải cởi bớt quần áo, bỏ mũ, khăn cho trẻ, sau đó quần áo của trẻ được gấp lại gọn gàng để tránh nhầm lẫn và khi trẻ ngủ dậy mặc ngay cho cháu kịp thời để khỏi bị lạnh. Mùa đông các cháu ngủ được đắp chăn đủ ấm và nằm trên đệm, mùa hè phòng ngủ có đủ quạt mát cho các cháu ngủ ngon giấc luôn chú ý tránh không cho trẻ nằm trực tiếp trên nền nhà và dưới quạt. Biện pháp 2: Cô luôn gần gũi , thân thiện với trẻ Để giúp trẻ ngủ được sâu giấc, hàng ngày khi chăm sóc trẻ cần gần gũi với trẻ để tìm hiểu tâm sinh lí của từng trẻ, rồi từ đó nắm bắt được đặc điểm riêng của từng trẻ như: Cháu hay đổ mồ hôi trộm, cháu yếu thận, cháu hay giật mình, cháu mới ốm dậy, cháu ăn ít, cháu mới đi học, cháu khó ngủ...Đối với các cháu có những đặc điểm cá biệt trên, tôi đã phải cố gắng và tìm ra các giải quyết tốt nhất đó là: những cháu yếu thận, cháu hay đổ mồ hôi trộm, tôi xếp cho các cháu nằm ngủ riêng một dãy để tiện việc chăm sóc khi cần thiết và nhắc trẻ đi vệ sinh kịp thời, mà không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của các cháu khác. Đối với những cháu mới ốm dậy, cháu mới đi học, cháu ăn ít, cháu hay giật mình, cháu khó ngủ, tôi thường trao đổi với các bậc phụ huynh về bữa ăn, giấc ngủ của trẻ hàng ngày, để về nhà gia đình phối hợp cùng nhà trường có chung biện pháp chăm sóc và rèn nề nếp cho trẻ được tốt hơn. Ngoài ra tôi còn mạnh dạn trao đổi với các cô, bác trong tổ nhà bếp để chế biến những món ăn hợp khẩu vị cho các cháu. Có như thế các cháu người mới khoẻ mạnh, ngủ ngon giấc và ngủ say hơn. Đối với các cháu mới đi học trẻ chưa quen với nề nếp sinh hoạt của lớp, trẻ khóc, cô giáo dỗ không nghe...Đối 6
- với các cháu này tôi luôn gần gũi, trò chuyện hỏi han trẻ, để trẻ chóng quen, rồi dần dần đưa trẻ quen với giờ ngủ của lớp (Cô gần gũi, vỗ về trẻ ngủ) * Biện pháp 3: Đưa trẻ vào giấc ngủ Tập cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ giấc để trẻ được nghỉ ngơi một cách đầy đủ. Việc tạo cho trẻ một tâm thế yên tâm thoải mái khi ngủ ở trường với cô giáo và các bạn là vô cùng cần thiết, như vậy trẻ mới có một giấc ngủ sâu, nhẹ nhàng. Tôi thường hát cho trẻ nghe những bài hát ru, dân ca êm dịu hoặc mở nhạc nho nhỏ cho trẻ nghe những làn điệu dân ca quen thuộc, để giấc ngủ đến với trẻ được tự nhiên và thật thoải mái, mà không bị gò bó. Bên cạnh đó tôi còn chuẩn bị đầy đủ chăn, chiếu, gối, đệm cho trẻ nằm, đồng thời chú ý đóng cửa sổ, kéo rèm để tạo ánh sáng phù hợp giúp trẻ đi vào giấc ngủ ngon. Ví dụ: Tôi thấy các cháu khi đi ngủ cần được sự quan tâm của các cô giáo như: xoa đầu, vỗ về yêu thương...Do đó để giấc ngủ đến nhanh với trẻ tôi thường hát cho trẻ nghe những bài hát ru hoặc đọc thơ và kết hợp với những động tác vỗ về âu yếm trẻ... 7
- (Cô đưa trẻ vào giấc ngủ) * Biện pháp 4: Chăm sóc tốt giấc ngủ của trẻ Trong giờ ngủ của trẻ tôi luôn có mặt tại phòng ngủ để trông và quan sát trẻ ngủ, để sửa lại các tư thế nằm cho trẻ mà khi ngủ say trẻ thường đạp chăn ra khỏi người, có trẻ bị hở lưng, hở bụng tôi kéo quần áo cho trẻ kịp thời nếu có cháu nằm sấp không đúng tư thế tôi sửa lại luôn cho cháu ngủ được thoải mái hơn. Có cháu khi ngủ say thường hay giật mình hoặc mê sảng khóc nhè, những lúc như thế tôi luôn có mặt kịp thời vỗ về và xoa đầu để cháu lại ngủ tiếp. Khi ngủ có một số trẻ tè dầm ra quần áo, trẻ lạnh, người khó chịu, có trẻ khóc và không ngủ được. Những lúc như thế tôi có mặt kịp thời để thay quần áo cho trẻ, rồi đưa trẻ vào ngủ tiếp. không để trẻ úp mặt vào gối hoặc trùm chăn kín. Mùa hè dùng quạt điện, Tôi luôn chú ý vặn tốc độ vừa phải và để xa, từ phía chân trẻ. Mùa đông chú ý đắp chăn ấm cho trẻ. Cho phép trẻ đi vệ sinh trong khi ngủ khi trẻ có nhu cầu. Phát hiện kịp thời và xử lý tình huống có thể xảy ra trong khi ngủ 8
- ( Cô giáo luôn có mặt trong phòng ngủ) * Biện pháp 5: Chăm sóc sau khi trẻ thức dậy Sau khi trẻ thức dậy do nhu cầu ngủ của mỗi trẻ cũng khác nhau nên đến cuối thời gian ngủ, nếu có trẻ còn ngủ thì không được trẻ đánh thức trẻ dậy đồng loạt trẻ nào thức giấc trước cô cho dậy trước, tránh tình trạng dậy đồng loạt một lúc ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ và sinh hoạt của lớp. Không nên đánh thức trẻ dậy sớm trước khi trẻ tự thức giấc vì dễ làm trẻ cáu kỉnh, mệt mỏi. Cô hướng dẫn trẻ tự làm 1 số việc vừa sức như: cất gối, xếp chăn, chiếu cùng cô. Sau đó chuyển dần sang hoạt động khác bằng cách trò chuyện với trẻ, cho trẻ hát một bài hát và nhắc nhở trẻ đi vệ sinh nếu có nhu cầu. 9
- (Cô giáo cho trẻ cất gối sau giờ ngủ) 6.3. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Đề tài này được áp dụng ở lớp 4 5 tuổi E, Trường mầm non Đồng Tĩnh và cũng có thể áp dụng cho những nơi có điều kiện thực tế giống với lớp và trường tôi. 7. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc tổ chức giấc ngủ cho trẻ Giáo viên Trẻ lớp 4 5 tuổi E, Trường mầm non Đồng Tĩnh 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến Sau khi tôi sử dụng một số biện pháp trên áp dụng vào việc tổ chức giấc ngủ cho trẻ lớp Mẫu giáo nhỡ 4 5 tuổi E. đến tháng 2 tôi tiến hành khảo sát việc tổ chức giấc ngủ cho trẻ như sau: BẢNG B: KHẢO SÁT VIỆC TỔ CHỨC GIẤC NGỦ CHO TRẺ LỚP MẪU GIÁO NHỠ 4 5 TUỔI E STT Họ và tên trẻ Trẻ ngủ ngon Trẻ khó ngủ Trẻ không ngủ 1 Nguyễn Bảo An x 2 Nguyễn Anh Chiến x 3 Nguyễn Ngọc Ánh x 4 Hà Ngọc Ánh x 5 Ng. T.Ngọc Bích x 6 Đào Thị Bảo Châu x 7 Nguyễn Phạm Đăng x 10
- 8 Nguyễn Vĩ Đạt x 9 Nguyễn Anh Đức x 10 Đỗ Tùng Dương x 11 Trần Hải Dương x 12 Nguyễn Ngọc Hoa x 13 Đào Trung Hiếu x 14 Phùng Đức Hiếu x 15 Nguyễn Phương x Linh 16 Phạm Gia Linh x 17 Nguyễn Ngọc Long x 18 Nguyễn Gia Long x 19 Đào Nhật Vy x 20 Phạm Bảo Long x 21 Trần N.Quang Minh x 22 Nguyễn Nhật Minh x 23 Bùi Thành Nam x 24 Nguyễn Hoàng Nam x 25 Trần Thị Thúy Nga x 26 Hà Thảo Nguyên x 27 Phạm Yến Nhi x 28 Nguyễn Tiến x Quỳnh 29 Nguyễn Minh Vũ x 30 Phạm Vinh Quang x 31 Phạm Thúy Quỳnh x 32 Đào Thị Anh Thư x 33 Ng.Thanh Huyền x 34 Trần Thảo My x 35 Hà Tr Phương Hoa x 36 Hà Phạm Thế Khải x 37 Phạm Quỳnh Trang x 38 Ng. T.Tiến Mạnh x 39 Ng Quốc Khánh x 40 Nguyễn Đức Thắng x Tổng hợp 40 0 0 * Nhận xét việc khảo sát khi tổ chức giấc ngủ cho trẻ Trẻ ngủ ngon : Có 40/40 trẻ chiếm: 100% Trẻ khó ngủ: 0 Trẻ không ngủ: 0 TỪ BẢNG A VÀ BẢNG B ĐÁNH GIÁ % VIỆC TỔ CHỨC GIẤC NGỦ CỦA TRẺ LỚP MẪU GIÁO NHỠ 4 5 TUỔI E Khảo sát Trẻ ngủ ngon Trẻ khó ngủ Trẻ không ngủ Khảo sát đầu năm 60% 30% 10% 11
- Khảo sát cuối năm 100% 0 0 100% các cháu đã quen được với nề nếp giấc ngủ của lớp, các cháu đều ngủ ngon và ngủ đẫy giấc. Đến nay không còn cháu nào thức giấc hay tè dầm trong giờ ngủ. Các cháu hay khóc nhè và giật mình trong giờ ngủ không còn nữa. Cô giáo đều rất thành thạo và chăm sóc các cháu ngủ cẩn thận, chu đáo. 9.1. Đối với giáo viên Đã được nâng cao kiến thức về chăm sóc trẻ cả về lý thuyết lẫn thực hành, nâng cao về cách thức tổ chức giấc ngủ cho trẻ mầm non. Hiểu biết về đặc điểm cá tính, tâm sinh lý của từng trẻ trong lớp. Mối quan hệ giữa cô và trò được gắn bó hơn. Luôn tận dụng thế mạnh của ngôn ngữ ( lời nói ngọt ngào) của các giai điệu dân ca giúp trẻ đi vào giấc ngủ tự nhiên. Tạo môi trường lớp học gần gũi cho trẻ Tạo tâm thế tốt để trẻ yên tâm khi ngủ ở lớp, trẻ tin tưởng rằng cô yêu thương trẻ. Tạo mối quan hệ mật thiết giữa gia đình và nhà trường Cô giáo nhiệt tình yêu thương trẻ hết lòng, chú ý chăm sóc trẻ tốt ở mọi lúc mọi nơi. Cô giáo nắm chắc quy chế tổ chức giờ ngủ của trẻ và nắm đước đặc điểm tâm sinh lý của từng cháu lớp mình. Tạo tâm thế tốt để trẻ yên tâm khi ngủ ở lớp. Tóm lại: Khi vận dụng một số kinh nghiệm tổ chức giấc ngủ cho tr ẻ m ẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi tôi nhận thấy các cháu ngủ ngon, sâu giấc. Điều đó chứng minh rằng thực nghiệm của tôi thành công, áp dụng các biện pháp tôi đề ra là rất phù hợp 9.2. Đối với trẻ Sau một thời gian để tâm sức của cá nhân tôi khi kiên trì hướng dẫn và chăm sóc các cháu chu đáo, tận tình, đến nay giấc ngủ của các cháu lớp tôi đã đạt được kết quả đáng mừng như sau: 100% số cháu đã quen được với nề nếp ngủ của lớp, các cháu đều ngủ ngon và ngủ đẫy giấc. Trẻ tự giác và có thói quen tự phục vụ cho giấc ngủ của mình như tự lấy gối, tự vào chỗ nằm của mình... Trẻ được ngủ thoái mái, đúng giờ, đủ giấc 12
- Trẻ ngủ nhanh, tự giác đi vào giấc ngủ. Giấc ngủ của trẻ kéo dài và rất sâu vì vậy khi tỉnh dậy trẻ hăng hái tham gia các hoạt động. Trẻ có nề nếp thói quen khi đến lớp: Không còn trẻ thức hay đái dầm, giật mình trong giờ ngủ không còn nữa. Trẻ tin tưởng, yêu thương cô giáo như mẹ hiền 10. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu. STT Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực chức/cá nhân áp dụng sáng kiến Lớp mẫu giáo Thôn Đông Trung, Thực tế hoạt động và một số kinh nhỡ 45 tuổi E xã Đồng Tĩnh,nghi ệm giúp trẻ mẫu giáo lớp mẫu 1 Trường MN huyện Tam Dương,giáo nh ỡ 45 tuổi E Trường mầm non Đồng Tĩnh tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức giấc ngủ cho trẻ Nguyễn Thị Xã Đồng Tĩnh,Th ực tế hoạt động và một số kinh Thủy huyện Tam Dương,nghi ệm giúp trẻ mẫu giáo nhỡ 4 5 2 tỉnh Vĩnh Phúc. tuổi E Trường mầm non Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức giấc ngủ cho trẻ 13
- Đồng Tĩnh, ngày tháng năm 2017 Đồng Tĩnh, ngày 24 tháng 02 năm 2017 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Thủy 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số kinh nghiệm phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non
9 p | 2258 | 318
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24 - 36 tháng ở trường mầm non
22 p | 1571 | 293
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý Tài chính – Tổ chức nhân sự trường học
12 p | 728 | 103
-
SKKN: Một số kinh nghiệm tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành bộ môn Hóa học lớp 8
36 p | 699 | 89
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc viết sáng kiến kinh nghiệm quản lý và chỉ đạo hoạt động giáo dục
7 p | 446 | 60
-
SKKN: Một số kinh nghiệm bước đầu về việc tổ chức tự đánh giá chất lượng giáo dục ở trường THCS Phong Thủy
15 p | 417 | 51
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc chuẩn bị tài liệu, tổ chức ôn tập môn Sinh học, học kì I, cho học sinh lớp 12 - Ban KHTN ở trường THPT Sông Ray
7 p | 218 | 48
-
SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn trường Tiểu học số 2 Phong Thuỷ
16 p | 211 | 33
-
SKKN: Một số kinh nghiệm khi dạy trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ viết
10 p | 184 | 30
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN
28 p | 309 | 24
-
SKKN: Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”
31 p | 171 | 22
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non
18 p | 221 | 19
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về tham mưu tổ chức thi giải Toán và thi Olympic Tiếng Anh trên Internet năm học 2012 – 2013
14 p | 138 | 13
-
SKKN: Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi Toán học cho học sinh lớp 2
23 p | 130 | 10
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm về chỉ đạo tổ chức hoạt động GDNGLL tại trường THPT số 1 Bắc Hà
15 p | 99 | 6
-
SKKN: Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả ở trường Tiểu học có học sinh Dân tộc thiểu số
27 p | 104 | 3
-
SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo tổ chức công tác dạy và học mô hình trường học mới ( VNEN) ở trường tiểu học
26 p | 80 | 3
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho lứa tuổi mẫu giáo lớn
17 p | 44 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn