intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Tiếng Việt - Công nghệ giáo dục lớp 1

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2.777
lượt xem
462
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để học sinh nắm chắc được các bài học về phần âm của môn Tiếng việt 1- CNGD là vô cùng quan trọng.Vì từ phần âm các em mới có kiến thức phát triển lên phần vần và tiến tới đọc thông, viết thạo. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Tiếng Việt - Công nghệ giáo dục lớp 1”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Tiếng Việt - Công nghệ giáo dục lớp 1

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TIẾNG VIỆT - CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC LỚP 1
  2. Phần âm A/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đai hoá đất nước rất cần những người công dân có kiến thức trong xã hội. Để đáp ứng được nhu cầu cần thiết của xã hôi, mỗi chúng ta những người làm công tác giáo dục đều phải suy nghĩ là làm sao để nâng cao được chất lượng dạy học nhằm đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu giáo dục của thời đại. Trong các môn học thì môn Tiếng việt lớp 1 chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong bậc tiểu học . Tiếng Việt dạy cho các em những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội…Tiếng Việt còn là phương tiện giao tiếp giúp cho học sinh nắm vững tiếng mẹ đẻ và tiến đến để học tốt các môn học khác. Dạy Tiếng việt lớp 1, phần học âm là hình thành những cơ bản ban đầu về đọc, viết định hướng cho các em việc nghe , nói trên cơ sở vốn tiếng việt các em đã có. Để học sinh nắm chắc được các bài học của môn Tiếng việt 1- CNGD là vô cùng khó vì đây là một môn học được triển khai đầu tiên trên toàn huyện Yên Lạc nói chung, trường Tiểu học Văn Tiến nói riêng. Vì vậy mỗi giáo viên được phân công dạy lớp 1cần: giảng dạy thật tốt môn Tiếng việt 1 - CNGD và thực hiện tốt các hình thức dạy học, nhằm gây hứng thú trong học tập cho học sinh, giúp các em nắm chắc kiến thức bài học ngay tại lớp, tiếp thu bài giảng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Học sinh học xong chương trình Tiếng việt 1- CNGD thì 100% các em đều phải đọc thông, viết thạo và nắm chắc luật chính tả trong tiếng Việt. B/ GIẢI QUYÊT VẤN ĐỀ: Để học sinh nắm chắc được các bài học về phần âm của môn Tiếng việt 1- CNGD là vô cùng quan trọng.Vì từ phần âm các em mới có kiến thức phát triển lên phần vần và tiến tới đọc thông, viết thạo. Do các em còn nhỏ, khả năng phát triển ngôn ngữ chưa hoàn chỉnh. Mặt khác, trình độ phát triển tư duy của các em không đồng đều, một số em chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình cho người
  3. khác nghe, khi trả lời còn lúng túng. Nên bước đầu giáo viên cần phải cung cấp cho học sinh các kĩ năng : Làm quen với môi trường học tập, với thầy cô, bạn bè, biết sử dụng các đồ dùng học tập, biết nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh nhẹn… Về kiến thức các em phải nắm chắc: Tiếng gồm 2 phần (phần âm đầu và phần vần); biết đánh vần theo cơ chế 2 bước, dùng thao tác và đọc theo 4 mức độ (T-N-N- T); biết vẽ mô hình 2 phần của tiếng, đưa tiếng vào mô hình; biết phân biệt nguyên âm và phụ âm; biết tạo ra các tiếng mới bằng cách thay phụ âm đầu hoặc các dấu thanh trong tiếng việt; biết nghe đọc và viết đúng, đẹp các tiếng đã học. Khi học xong bài âm e học sinh cần phải nắm chắc các kiến thức và kĩ năng: nhận biết được e là nguyên âm; tạo ra tiếng mới bằng cách thay các phụ âm (d, đ, c, ch) đã học; tạo tiếng mới bằng cách thay các dấu thanh (âm e đi được với 6 dấu thanh) và đọc với 4 mức độ; vẽ mô hình 2 phần của tiếng (đẻ- đẽ); nghe và viết đúng các tiếng trong SGK TV1 – CNGD (tr 26). * Lưu ý: Dạy bài âm e, đối tượng HS lớp 1D Trường TH Văn Tiến mới ở đầu năm, các em còn chậm, đối tượng không đồng đều nên chúng tôi dự kiến dạy tiết 1: việc 1; việc 2 ở lớp 1D với thời gian là 45 phút. Vậy để HS đọc, viết thành thạo các tiếng trong bài âm e thì giáo viên cần tạo không khí học tập thoải mái, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ,khuyến khích học sinh tự bộc lộ kiến thức của mình thông qua mỗi tiết học. Cụ thể trong 2 tiết học âm e giáo viên phải thực hiện tốt 4 việc sau: + Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm + Việc 2: Viết chữ ghi âm + Việc 3: Đọc + Việc 4: Viết chính tả * Để dạy tốt môn Tiếng Việt 1- Công Nghệ Giáo Dục phần âm có hiệu quả cao mỗi giáo viên cần phải làm tốt các quy trình 4 việc và vận dụng phù hợp các hình thức tổ chức dạy học trong từng tiết học một cách hiệu quả nhất. * Khi giảng dạy Tiếng việt 1- CNGD cần sử dụng một số PP dạy học: - PP làm mẫu.
  4. - PP phân tích mẫu. - PP hỏi đáp. - PP trực quan… kết hợp với nhiều hình thức dạy học như: * Các hình thức tổ chức dạy học: - Học theo lớp - Học theo tổ - Học theo nhóm - Học theo cá nhân C/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua ba tuần thực hiện dạy môn tiếng việt 1- Công nghệ Giáo Dục chúng tôi nhận thấy, học sinh được hoạt động nhiều, tiếp thu bài nhanh và tự giác học tập hiệu quả cao hơn. Giáo viên nói ít. Để có được tiết học đạt hiệu quả cao thì mỗi giáo viên chúng ta cần thành thạo các thao tác trong mỗi tiết học và thực hiện tốt 4 việc làm trong 1 tiết học thành một quy trình chặt chẽ. Nếu mỗi giáo viên chúng ta thực sự tâm huyết, yêu nghề mến trẻ thì chắc chắn học sinh chúng ta khi học xong lớp1- CNGD, chúng ta sẽ có một mùa bội thu. Từ tiết học làm ra Sản phẩm giáo dục, mang lại cho học sinh lợi ích có thực, đáp ứng nhu cầu thiết thực, vì sự trưởng thành và phát triển tự nhiên của chính em, cho em cảm thấy: Đi học là hạnh phúc. Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui. Trên đây là báo cáo chuyên đề do tổ 1 Trường Tiểu học Văn Tiến chúng tôi xây dựng. Đây là môn học rất mới đối với chúng tôi, kính mong sự tham gia đóng góp ý kiến của đồng nghiệp trong Cụm để báo cáo chuyên đề của trường TH Văn Tiến được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Văn Tiến, ngày 10 tháng 9 năm 2013 Đã duyệt
  5. thông qua HĐSP nhà trường Người thực hiện Dương Thị Thu DỰ KIẾN QUY TRÌNH TIẾT DẠY THỰC HÀNH BÀI DẠY ÂM E Tiết 1: việc 2; việc 2 Giáo viên giảng dạy : Vũ Thị Ngọc- Lớp 1D Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm. 1a) Giới thiệu âm mới: - T. Phát âm tiếng mẫu / đe /. - HS biết phát âm lại theo 4 mức : T – N – N – T . - HS nắm được âm nào đã học , âm nào chưa học . 1b) Phân tích tiếng: - HS biết phân tích tiếng / đe /. - Khi phát âm âm / e / học sinh phân biệt được luồng hơi đi ra tự do . - Qua đó xác định được /e / là nguyên âm . - HS nhắc lại nhiều lần /e / là nguyên âm . - HS . / e / là nguyên âm ( nhắc lại theo 4 mức độ : T – N – N – T ). 1c) Vẽ mô hình: học sinh biết vẽ mô hình nguyên tiếng, mô hình 2 phần của tiếng . Biết phân biệt phần đầu, phần vần, biết phát âm để phân biệt nguyên âm và phụ âm. Biết thay các phụ âm đầu và 6 thanh để tạo thành tiếng mới. 2. Việc 2: Học viết chữ ghi âm / e / 2a) Giới thiệu chữ “e “ in thường: - HS biết được chữ e gồm một nét gang và một nét cong trái . 2b) Giáo viên hướng dẫn viết chữ “ e “ viết thường:
  6. - HS nói nắm được qui trình viết theo 3 điểm toạ độ: điểm bắt đầu, điểm chuyển hướng bút, điểm kết thúc. - Đặt bút phía trên đường kẻ 1một chút, viết nét cong phải tới đường kẻ 3 rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái tạo vòng khuyết ở đầu chữ; dừng bút ở khoảng giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2. - HS viết chữ e viết thường cỡ vừa vào bảng con . 2c) Viết tiếng có âm / e /: - HS vẽ mô hình hai phần và đưa được tiếng đe vào mô hình . - Thay phụ âm đầu : d, ch, c, b tạo tiếng mới . - Thêm dấu thanh vào chữ đe ,viết ở bảng con để được : đe đè đé đẻ đẽ đẹ. HS đọc trơn và phân tích từng tiếng vừa viết. 2d . Hướng dẫn học sinh viết vở “ em tập viết – CGD lớp 1” , tập một Tiết 2: việc 3; việc 4 Giáo viên giảng dạy: Đỗ Thị Sáu- Lớp 1A 3. Việc 3: Đọc 3a) Đọc chữ trên bảng lớp: 3b) Đọc sách “ Tiếng Việt - CGD lớp 1” tập 1: * Thứ tự đọc từ trái sang phải , từ trên xuống dưới . + Đọc phân tich mô hình . + Đọc âm tiếng, từ, câu . + Đọc các chữ cái cuối trang (giúp HS dần nhớ được thứ tự các con chữ trong bảng chữ cái , giúp HS tìm tiếng mới rất nhanh). - T. giới thiệu chữ: - HS khá đọc + HS đọc thầm . + T đọc mẫu ( H khá đọc ). + HS đọc đồng thanh ( cả lớp ). + HS đọc cá nhân .
  7. + HS thi đua theo nhóm , tổ . 4. Việc 4: Viết chính tả 4a) Viết bảng con: (T. đọc cho HS viết từng chữ ghi tiếng ). 4b) Viết chính tả: - T. đọc từng tiếng . - HS làm theo các bước sau : Bước 1: Phát âm lại (đồng thanh ,cả lớp) Bước 2: Phân tích (bằng thao tác tay) Bước 3: Viết . Bước 4: Đọc lại . Trên thực tiễn sư phạm, thành bại của tiết học là do thầy giáo đứng lớp quyết định, các hoạt động của học sinh đều được bộc lộ và phát triển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2