![](images/graphics/blank.gif)
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất công nghiệp silicate
lượt xem 1
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Tài liệu môn "Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất công nghiệp silicate" trình bày các nội dung chính như sau: Hàm lượng các nguyên tố hóa học chủ yếu trong vỏ Trái Đất; các dạng chất chủ yếu trong vỏ Trái Đất; khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất; silicon và hợp chất chứa silicon;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất công nghiệp silicate
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA THẦY CƯỜNG PLEIKU KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 ĐỊA CHỈ: 74A VÕ TRUNG THÀNH CHỦ ĐỀ: KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TỪ VỎ TRÁI ĐẤT SĐT: 0989 476 642 CÔNG NGHIỆP SILICATE PHẦN I. LÝ THUYẾT 1. Hàm lượng các nguyên tố hóa học chủ yếu trong vỏ Trái Đất - Vỏ Trái Đất có bề dày trung bình khoảng 7 km (dưới đáy đại dương) và 35 km (trên các lục địa). Hầu hết các nguyên tố hóa học đều được tìm thấy ở vỏ Trái Đất. Bảng hàm lượng các nguyên tố hóa học chủ yếu trong vỏ Trái Đất Nguyên tố Thành phần % Nguyên tố Thành phần % O 45 46,10 Ca 4,15 5 Si 27 28, 20 Na 2,36 2,50 Al 8 8, 23 K 2,09 2,50 Fe 5, 63 6 Mg 2,33 3 - Nguyên tố oxygen chiếm tỉ lệ lớn nhất. 2. Các dạng chất chủ yếu trong vỏ Trái Đất - Trong vỏ Trái Đất, các nguyên tố hóa học tồn tại chủ yếu ở dạng các hợp chất như oxide, muối và một số ít đơn chất kim loại, phi kim. - Ví dụ: + Muối mỏ: thành phần chính NaCl . + Quặng bauxite: thành phần chính là oxide Al2O3 . + Thạch anh: thành phần chính là oxide SiO2 + Đá vôi, đá phấn, dolomite, đá cẩm thạch: muối carbonate CO3 . + Đá hoa cương (đá granite): muối silicate SiO3 của Al , Na , K , Ca . + Quặng vàng. + Quặng sắt: maghetite Fe3O4 ; hematite Fe2O3 ; siderit FeCO3 ; pyrite FeS2 ;… 3. Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất - Từ vỏ Trái Đất, ta có thể khai thác: + Nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than đá,… + Nguyên liệu như kim loại, phi kim, khoáng sản,… 4. Đá vôi - Đá vôi là một loại đá trầm tích bao gồm các khoáng vật calcite (calcite là khoáng vật carbonate và là dạng bền nhất của calcium carbonate) và các tinh thể khác, có thành phần chính là calcium carbonate CaCO3 . - Đá vôi có nhiều trong: núi đá vôi, vỏ (san hô, ngao, sò,…) hoặc xương động vật. Page | 1
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA - Đá vôi là nguyên liệu, vật liệu quan trọng trong ngành xây dựng. Khi nung đá vôi xảy ra phản ứng: CaCO3 CaO CO2 . Đá vôi được sử dụng để sản xuất: t + Thủy tinh, xi măng. + Vôi sống: thành phần chính CaO . CaO phản ứng với H 2O : CaO H 2O Ca OH 2 (phản ứng này tỏa nhiều nhiệt) + Vôi tôi: thành phần chính Ca OH 2 . Ca OH 2 tan một phần trong nước tạo thành dung dịch Ca OH 2 hay còn gọi là nước vôi trong. 5. Silicon và hợp chất chứa silicon - Silicon Si là nguyên tố phổ biến thứ hai trong vỏ Trái Đất 27% 28, 2% . - Trong tự nhiên, silicon chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất, chủ yếu là oxide SiO2 có trong thạch anh, các loại cát,… hoặc muối silicate có trong đất sét, cao lanh, mica,… - Silicon tinh khiết là vật liệu bán dẫn, được sử dụng trong các vi mạch điện tử. - Thạch anh SiO2 gần nguyên chất được sử dụng trong máy phát siêu âm, dụng cụ quang học, thủy tinh chịu nhiệt, sợi cáp quang,… 6. Công nghiệp silicate - Sản xuất đồ gốm: gạch, ngói, đồ sứ. - Sản xuất thủy tinh chịu nhiệt. - Sản xuất xi măng. Page | 2
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA PHẦN II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 4 ĐÁP ÁN Câu 1. Nguyên tố nào sau đây có thành phần về khối lượng lớn nhất trong vỏ Trái Đất? A. Oxygen. B. Silicon. C. Aluminium. D. Iron. Câu 2. Kim loại nào có thành phần về khối lượng lớn nhất trong vỏ Trái Đất? A. Silicon. B. Aluminium. C. Sodium. D. Iron. Câu 3. Oxide nào sau đây là thành phần chính trong cát, thạch anh? A. CaO . B. Al2O3 . C. SiO2 . D. Fe3O4 . Câu 4. Thành phần chính của đá vôi, đá phấn, đá cẩm thạch, dolomite là? A. CaSiO3 . B. Al2O3 . C. SiO2 . D. CaCO3 . Câu 5. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về công nghiệp silicate? A. Đồ gốm. B. Xi măng. C. Thủy tinh chịu nhiệt. D. Thủy tinh thường. Câu 6. Vôi sống tan trong nước tạo thành dung dịch? A. base. B. acid. C. oxide. D. muối. Câu 7. Nhiệt phân 10 gam CaCO3 thu được 4, 76 gam vôi sống và một lượng khí carbon dioxide. Hiệu suất của phản ứng bằng? A. 75% . B. 80% . C. 85% . D. 90% . Câu 8. Ứng dụng của vôi sống và vôi tôi trong nông nghiệp là? A. Tăng độ pH cho đất. B. Khử chua đất trồng. C. Giảm độ pH cho đất. D. A và B đều đúng. Câu 9. Nhiệt phân 15 gam một mẫu đá vôi có chứa 85% CaCO3 về khối lượng. Giả sử chỉ xảy ra phản ứng nhiệt phân của CaCO3 . Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là? A. 7,14 gam . B. 8,14 gam . C. 9,14 gam . D. 6,14 gam . Câu 10. Để sản xuất gang và thép, người ta dùng quặng gì? A. Quặng bauxite. B. Quặng sắt. C. Quặng đồng. D. Quặng titanium. Câu 11. Nhận xét nào sau đây không đúng về silicon? A. Silicon là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxygen. 1 B. Silicon chiếm khối lượng vỏ Trái Đất. 4 C. Trong tự nhiên silicon tồn tại cả ở dạng đơn chất và hợp chất. D. Một số hợp chất của silicon: cát trắng, đất sét (cao lanh). Câu 12. Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng để làm phấn viết bảng? A. Đá vôi. B. Cát. C. Sỏi. D. Than đá. Page | 3
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA CÂU HỎI ĐÚNG – SAI Đánh dấu vào lựa chọn của em. Câu 1. Xét tính đúng – sai của các phát biểu sau a) Khi nung đá vôi ta thu được một khí gây ra hiệu ứng nhà kính là CO2 . đúng; sai b) Thành phần chính của cát trắng, thạch anh là oxide acid SiO2 . đúng; sai c) Trong nông nghiệp, vôi tôi được dùng để làm trung hòa độ pH, khử phèn, khử chua đất trồng trọt. Ngoài ra vôi tôi còn được ứng dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu và các loại thuốc bảo quản rau củ quả. Công thức hóa học của vôi tôi là Ca OH 2 . đúng; sai d) Silicon là chất bán dẫn, được sử dụng để chế tạo chip máy tính, điện thoại,… Trong tự nhiên, silicon chỉ tồn tại dạng đơn chất trong các quặng silicon. đúng; sai Câu 2. Trong các hang động đá vôi như Phong Nha – Quảng Bình, Sơn Đoòng – Quảng Bình,… Có rất nhiều các thạch nhũ được hình thành do cặn của nước nhỏ giọt đọng lại trải qua hàng nghìn năm. Thạch nhũ trong hang động đá vôi là kết quả lâu dài của sự chuyển hóa lẫn nhau giữa muối Ca HCO3 2 và CaCO3 . Thành phần chính của đá vôi là CaCO3 . Khi gặp nước mưa và khí CO2 trong không khí, CaCO3 sẽ chuyển hóa thành Ca HCO3 2 tan trong nước chảy qua khe đá vào trong hang động. Dần dần Ca HCO3 2 lại chuyển hóa thành CaCO3 rắn, không tan. Quá trình xảy ra liên tục, lâu dài tạo nên thạch nhũ với những hình thù khác nhau. Phương trình: CaCO3 CO2 H 2O Ca HCO3 2 a) Thành phần chính của thạch nhũ trong các hang động đá vôi là Ca HCO3 2 . đúng; sai b) Hang động trong tất cả các loại núi đều có thể hình thành thạch nhũ, không riêng gì núi đá vôi. đúng; sai c) Thạch nhũ được hình thành trong thời gian ngắn, chỉ vài năm đã có những thạch nhũ cao hơn 1m nếu trời mưa nhiều. đúng; sai d) Theo phương trình hóa học tạo ra thạch nhũ, nếu có 25 gam CaCO3 tham gia phản ứng thì thu được 50 gam Ca HCO3 2 đúng; sai Page | 4
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA Câu 3. Người ta nung 1, 5 tấn đá vôi có chứa 80% CaCO3 để sản xuất vôi sống. Biết rằng hiệu suất của phản ứng nhiệt phân CaCO3 chỉ đạt 75% . a) Khối lượng CaCO3 có trong 1, 5 tấn đá vôi đó là 1, 2 tấn. đúng; sai b) Khối lượng vôi sống thu được là 672 kg . đúng; sai c) Thể tích khí CO2 thu được ở điều kiện chuẩn sau khi phản ứng kết thúc là 223110 lít. đúng; sai d) Đem lượng vôi sống điều chế được cho tác dụng với nước thì thu được tối đa 2 400 lít dung dịch Ca OH 2 5M . đúng; sai Câu 4. Ngành công nghiệp silicate là ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm như: đồ gốm, thuỷ tinh, xi măng từ những hợp chất của silicon và các hoá chất khác. a) Silicon là nguyên tố phổ biến thứ hai trong tự nhiên, đứng sau oxygen, chiếm 1 khoảng hàm lượng vỏ Trái Đất. Trong tự nhiên, silicon không tồn tại ở dạng đơn 4 chất mà chỉ ở dạng hợp chất. Silicon là nguyên tố kim loại. đúng; sai b) Silicon tinh khiết là vật liệu bán dẫn, được sử dụng rộng rãi để chế tạo các vi mạch điện tử, thiết bị quang điện, cảm biến, pin Mặt Trời,… đúng; sai c) Silicon được điều chế bằng phương pháp khử bằng carbon trong lò điện ở nhiệt độ cao theo phương trình SiO2 2C Si 2CO . t đúng; sai d) Nếu đem khử 9 gam SiO2 thì thu được 4, 2 gam silicon. Biết M Si 28 g / mol . đúng; sai Page | 5
- THẦY CƯỜNG PLEIKU – DẠY KÈM TOÁN – LÝ – HÓA TỰ LUẬN Câu 1. Nung nóng 12 gam một mẫu quặng pyrite chứa 80% FeS 2 thu được Fe2O3 và khí SO2 Tính khối lượng Fe2O3 thu được và thể tích khí SO2 ở điều kiện chuẩn. Câu 2. Cho 10 gam hỗn hợp hai oxide Al2O3 và SiO2 vào dung dịch HCl dư, lượng HCl tối đa tham gia phản ứng là 0, 3 mol . Tính thành phần % về khối lượng của mỗi oxide trong hỗn hợp ban đầu. Câu 3. Một mẫu đá vôi có khối lượng 50 gam chứa chủ yếu CaCO3 (tạp chất không đáng kể) được nhiệt phân hoàn toàn. Biết hiệu suất phản ứng là 90% . Tính a) Thể tích khí CO2 (ở điều kiện chuẩn) và khối lượng vôi sống thu được. b) Đem lượng vôi sống điều chế được phản ứng với 200 mL nước. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được. Câu 4. Viết các phương trình hoàn thành chuỗi phản ứng sau CaCO3 CO2 CaCO3 CaO Ca OH 2 1 2 3 4 Câu 5. Trong vỏ trứng gà có đến 95% là calcium carbonate. Khi thả vỏ trứng vào ống nghiệm chứa dung dịch acid HCl thì có hiện tượng gì xảy ra? Viết phương trình hóa học và giải thích hiện tượng? Câu 6. Hòa tan 22, 4 gam CaO vào 1 lít nước thu được dung dịch A . a) Khi nhúng quỳ tím vào dung dịch A thì có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích? b) Tính nồng độ mol của dung dịch A . c) Để trung hòa hoàn toàn dung dịch A thì cần vừa đủ bao nhiêu gam dung dịch H 2 SO4 10% ? Page | 6
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 8 học kì 1 năm 2024-2025
87 p |
17 |
5
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9: Chủ đề - Kiểm tra chủ đề điện học
5 p |
21 |
4
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 7 học kì 1 năm 2024-2025
112 p |
40 |
4
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Thấu kính hội tụ - Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ
11 p |
10 |
4
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 học kì 1 năm 2024-2025
160 p |
22 |
3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9: Chủ đề - Năng lượng dòng điện. Công suất điện
18 p |
19 |
3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Đoạn mạch hỗn hợp đơn giản
11 p |
10 |
3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Lăng kính tán sắc ánh sáng
7 p |
17 |
3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Khúc xạ toàn phần
6 p |
22 |
3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Khúc xạ ánh sáng
8 p |
15 |
3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Kim loại và phi kim
8 p |
37 |
3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Phi kim
6 p |
9 |
3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Hợp kim gang và thép
5 p |
11 |
3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9
97 p |
14 |
3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9: Chủ đề - Cảm ứng điện từ. Dòng điện xoay chiều
7 p |
14 |
3
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Điện trở. Định luật Ohm
14 p |
18 |
2
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 9 - Chủ đề: Đoạn mạch song song
16 p |
18 |
2
-
Tài liệu môn Khoa học tự nhiên lớp 7: Chủ đề - Tốc độ. Đồ thị
12 p |
16 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)