intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài trợ ngắn hạn

Chia sẻ: Le Thi Nga | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:29

482
lượt xem
138
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung: Nhu cầu tài trợ ngắn, Lợi và bất lợi của tài trợ ngắn hạn, Các loại tài trợ ngắn hạn, Tính chi phí tài trợ ngắn hạn, Sử dụng các khoản phải thu và tồn kho như vật bảo đảm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài trợ ngắn hạn

  1. TÀI TRỢ NGẮN HẠN 1
  2. Nội dung • Nhu cầu tài trợ ngắn • Lợi và bất lợi của tài trợ ngắn hạn • Các loại tài trợ ngắn hạn • Tính chi phí tài trợ ngắn hạn • Sử dụng các khoản phải thu và tồn kho như vật bảo đảm 2
  3. Tại sao doanh nghiệp cần tài trợ ngắn hạn? • Lợi nhuận không đủ cho việc tài trợ liên quan đến tăng trưởng. • Doanh nghiệp muốn vay để thực hiện các công việc tức thời hơn là chờ cho đến khi tiết kiệm đủ. • Sử dụng nguồn ngắn hạn vì – Sẵn sàng hơn – Chi phí thường thấp hơn 3
  4. Các loại tài trợ ngắn hạn • Tài trợ ngắn hạn phát sinh – Tài trợ bằng tín dụng thương mại – Tài trợ bằng nợ tích luỹ • Tài trợ bằng vay ngân hàng – Vay có bảo đảm: Khoản nợ được bảo đảm bởi ngân quỹ trả nợ, uy tín và vật bảo đảm – Vay không bảo đảm: Khoản nợ được bảo đảm bởi chính uy tín người đi vay và khả năng ngân quỹ trả nợ • ü Thương phiếu 4
  5. Tài trợ ngắn hạn phát sinh • Là một loại tài trợ không có nguồn. Nó hình thành từ hoạt động kinh doanh và theo qui mô kinh doanh. Gồm: – Tài trợ bằng tín dụng thương mại • Tiện lợi, không cần thủ tục chính thức, mềm dẻo • Chi phí cao – Tài trợ bằng nợ tích luỹ • qui mô nhỏ, thời hạn ngắn, • rủi ro chi phí cao 5
  6. Tín dụng thương mại • Tín dụng thương mại là cách thức tài trợ bằng việc trì hoãn nợ với nhà cung cấp. • Mặc dầu việc tài trợ chỉ đơn giản là trì hoãn thanh toán nhưng người mua vẫn phải chịu phí tổn vốn. • Chi phí của tín dụng thương mại có thể là chi phí tiền lãi mà nhà cung cấp tính trên các khoản chưa thanh toán. Phổ biến hơn cả là hình thức chiết khấu nếu doanh nghiệp thanh toán trước. • Tín dụng có chi phí. Chi phí này có thể tác động tới khách hàng như là: giá cao hơn, với người buôn bán thì lợi nhuận thấp hơn hay cả hai. 6
  7. Các nguồn tài trợ tín dụng thương mại • Chi phí tín dụng thương mại – Điển hình là chiết khấu thanh toán trước. – Ví dụ: 2/10, net 60: Người mua được chiết khấu 2% nếu trả trong phạm vi 10 ngày đầu, nếu không thì trả trong phạm vi 60 ngày. • Chi phí tín dụng thương mại là bỏ mất chiết khấu 7
  8. Chi phí tín dụng thương mại của 2/10 net 60  Giả sử hóa đơn mua 100 triệu  Nếu hưởng chiết khấu chỉ trả 98 triệu . Nếu không trả trong phạm vi 60 ngày giá 100 triệu.  Do đó, bạn sẽ phải trả 2 triệu cho việc sử dụng 98 triệu trong thời hạn tăng thêm 50 ngày. 8
  9. Chi phí tín dụng thương mại của 2/10 net 60 365 k Chi phí x = N- d 100 - k tín dụng • K: % chiết khấu • N: ngày trả tiền • D: thời kỳ chiết khấu 365 2 Chi phí x = = 14,9% 60- 10 tín dụng 100 - 2 9
  10. Ví dụ khác  Chi phí thực, k, của việc từ chối chiết khấu trong thời hạn; 2/10, net 40 365 2 Chi phí x = = 14,9% 40- 10 tín dụng 100 - 2  k = 24,83% 10
  11. Nợ tích luỹ Nợ tích luỹ – khoản tiền công ty nợ nhưng chưa trả như x lương, thuế, cổ tức. Nợ tích luỹ thuộc tài nợ ngắn hạn. – Lương – Lợi ích tích luỹ do không mất chi phí tiền mặt trực tiếp nhưng chi phí có thể tăng do tinh thần và hiệu quả làm việc của nhân viên giảm xuống – Thuế – Lợi tích luỹ cho đến ngày hết hạn nhưng chi phí do bị phạt và lãi tính trên thời hạn vượt quy định có thể làm giảm lợi ích cuối cùng. 11
  12. Các hình thức tài trợ ngắn hạn • Hứa trả – Điều khoản trong hợp đồng vay gồm giá trị vay, điều kiện vay và tiền lãi – Thường yêu cầu trả nợ toàn bộ cùng với tiền lãi vào cuối kỳ vay. • Tự thanh toán – Số tiền trả nợ thường đến từ nguồn tài sản được chuyển thành tiền. Ví dụ: Tồn kho 12
  13. Nợ ngắn hạn ngân hàng Nợ không bảo đảm – Một hình thức nợ không x được đảm bảo bằng một cam kết tài sản cụ thể. - Hạn mức tín dụng - Cam kết tín dụng tuần hoàn (hay tổng mức tín dụng) - Vay theo giao dịch Nợ bảo đảm – Một hình thức nợ được bảo x đảm bằng một cam kết trên tài sản cụ thể. 13
  14. Nợ không bảo đảm Hạn mức tín dụng (với ngân hàng) : một cam kết không chính thức giữa một ngân hàng và khách hàng xác định mức tín dụng không bảo đảm tối đa mà ngân hàng sẽ cho công ty nợ vào bất kỳ thời điểm nào, có thể bao gồm nhiều khoản vay vào những thời điểm khác nhau gối lên nhau - Thường không phải là hợp đồng chính thức và có thể thay đổi theo thời gian.Mỗi năm ngân hàng sẽ xem lại giới hạn trước khi gia hạn lại để xác định xem có cần thay đổi điều kiện nào không. - Hạn mức tín dụng dựa trên đánh giá của ngân hàng về mức độ tín nhiệm tín dụng và nhu cầu tín dụng của công ty. - Điều khoản “Cleanup” đòi hỏi công ty không có số dự nợ trong một thời kỳ nhất định. 14
  15. Nợ không bảo đảm Tổng mức tín dụng – Một cam kết chính thức có hiệu lực pháp lý cho phép mở rộng tín dụng đến mức tối đa trong một thời kỳ quy định • Công ty nhận tổng mức tín dụng (tín dụng tuần hoàn) phải trả một phí cam kết cho phần tín dụng tối đa không sử dụng • Phí cam kết – Phí tính do người cho vay xác định cho dịch vụ duy trì tín dụng. • Các cam kết thường xuyên mở rộng trên 1 năm. 15
  16. Nợ không bảo đảm Nợ theo giao dịch – Cam kết nợ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của công ty cho một mục đích cụ thể. - Mỗi yêu cầu vay được ngân hàng xử lý riêng lẻ và việc xác định khoản vay dựa trên khả năng ngân quỹ của người cho vay. - Khoản vay được thanh toán khi dự án hoàn thành với ngân quỹ từ dự án. 16
  17. Các biến số của điều kiện vay nợ Lãi suất Lãi suất cơ bản – lãi suất cơ bản ngắn hạn do ngân x hàng xác định cho các khách hàng lớn có mức độ tín nhiệm tín dụng cao. Khoản chênh lệch so với lãi cơ bản phụ thuộc vào: – Số dư tiền mặt – Các hoạt động khác với ngân hàng – Chi phí thực hiện khoản vay 17
  18. Các biến số của điều kiện vay nợ • Yêu cầu Chiết khấu là tiền lãi được trả trước vào thời điểm vay. • Chi phí thực sẽ khác so với ví dụ trước ở chỗ vốn thực sử dụng là (10 - 1) = 9. • Chi phí thực = 1/9 = 11,11%. • Số dư bù trừ là một khoản được giữ lại trong tài khoản ngân hàng. • Nếu số dư bù trừ là 0,5 triệu thì vốn thực sử dụng sẽ bị giảm mất 0,5 triệu. • Chi phí thực là cho khoản vay 10 triệu lãi suất 10% số dư bù trừ 0,5 triệu là: 1/(10-0,5) = 10,53%. 18
  19. Chi phí tín dụng Phí cam kết Phí do người cho vay xác định cho việc duy trì x khoản tín dụng không sử dụng. Ví dụ: 1 triệu USD tín dụng tuần hoàn lãi suất danh nghĩa 10%/năm; khoản vay trong năm là 600.000$, số dư bù trừ bằng 5% khoản vay và phí cam kết bằng 0,5% tính trên 400.000$ tín dụng không sử dụng Chi phí vay là bao nhiêu? 19
  20. Chi phí tín dụng Tiền lãi: (600.000$) x (10%) = 60.000$ Phí cam kết: (400.000$) x (0,5%) = 2.000$ Số dư bù trừ: (600.000$) x (5%) = 30.000$ Quỹ có thể sử dụng:600.000$ – 30.000$ = 570.000$ 60.000$ tiền lãi + 2.000$ phí cam kết = 10.88% $570,000 quỹ có thể sử dụng 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2