Tiểu luận: Thống kê nhân lực
lượt xem 217
download
Lao động luôn là yếu tố tạo ra các giá trị khác trong doanh nghiệp vì vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng xây dựng cho mình một đội ngũ lao động có nền tảng vững chắc và có trình độ nhất định. Bởi lẽ lao động chính là yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp bắt buộc phải có mới có thể tiến hành kinh doanh thành công và có lao động thì sẽ tạo ra được các gía trị lớn hơn giá trị của nó....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Thống kê nhân lực
- Thống kê nhân lực Tiểu luận Thống kê nhân lực K40TKKD 1
- Thống kê nhân lực Mục Lục I. Đặt vấn đề ...................................................................................................................... 3 II. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................................................................................................... 3 III. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Chi nhánh Hội sở chính NHNo & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế ......................................................................................................................... 5 3.1. Cơ cấu chi nhánh HSC NHNo & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế ................................. 5 3.2. Tổ chức bộ máy Chi nhánh HSC NHNo&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế ................... 6 3.3. Cơ cấu nhân sự của Chi nhánh Hội sở chính NHNo & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................................................................................................................ 10 3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của Chi nhánh ............................. 14 V. Kết luận ...................................................................................................................... 16 K40TKKD 2
- Thống kê nhân lực I. Đặt vấn đề Lao động luôn là yếu tố tạo ra các giá trị khác trong doanh nghiệp, vì vậy bất kì một doanh nghiệp nào cũng xây dựng cho mình một đội ngũ lao động có nền tảng vững chắc và có trình độ nhất định. Bởi lẽ lao động chính là yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp bắt buộc phải có mới có thể tiến hành kinh doanh thành công và có lao động thì sẽ tạo ra được các giá trị lớn hơn giá trị của nó. Vì vậy, việc đưa ra các chính sách phù hợp nhằm để thu hút và lôi kéo người tài về phía doanh nghiệp mình là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi nhà quản trị. Phân tích tình hình lao động của doanh nghiệp là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra các chính sách tuyển dụng thích hợp. II. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế NHNo & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những ngân hàng có mặt sớm nhất tại địa bàn Huế. Ngày 22 tháng 02 năm 1990, theo Quyết định số 603/NH-QĐ của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thành lập các chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong đó có chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời kỳ đầu mới thành lập: Với tên gọi Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm 5 chi nhánh ở Thành phố Huế và 4 huyện: Hương Phú, A lưới, Hương Điền, Phú Lộc. Thời kỳ này, Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế phải đối mặt với nhiều khó khăn do hậu quả của nền kinh tế bao cấp để lại. Nguồn vốn ban đầu chỉ có 182 tỉ đồng, cùng với nguồn vốn vay của ngân hàng cấp trên đã đầu tư 314 tỷ. Biên chế có K40TKKD 3
- Thống kê nhân lực đến 438 cán bộ, phần lớn đào tạo theo cơ chế cũ, chưa am hiểu nghiệp vụ kinh doanh theo cơ chế thị trường, chỉ có 3% có trình độ đại học và cao đẳng, 37% có trình độ trung cấp, số còn lại chưa qua đào tạo, đặc biệt thiếu cán bộ chủ chốt. Đó thật sự là những thách thức trong thời kỳ mới ra đời của Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng sự phấn đấu đi lên của chi nhánh, Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được một số thành quả quan trọng. Giai đoạn 1991 – 1996: Thời kỳ này với ảnh hưởng của tình hình chính trị thế giới có nhiều thay đổi lớn đã làm cho đời sống chính trị - xã hội Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng có nhiều biến chuyển. Với Chính sách mở cửa phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, vai trò trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán ngân hàng được khai thông, Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế hướng về thị trường nông thôn và mở rộng mạng lưới tổ chức trong toàn tỉnh. Năm 1996, Ngân hàng Nông nghiệp được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng 13 lần so với năm 1990, tổng dư nợ tăng gấp 16 lần, thu nhập của nười lao động từng bước được cải thiện, NHNo & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế dần thoát khỏi khó khăn, kinh doanh có lãi, được niềm tin của khách hàng, được các cấp uỷ đánh giá cao. Giai đoạn 1997 – 2002: Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam cũng như hoạt động của NHNo & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế. Hàng hóa trong nước cạnh tranh kém, nợ gia tăng, lợi nhuận giảm sút, hoạt động ngân hàng có hiện tượng co cụm. Năm 1997, Luật tổ chức tín dụng ra đời tạo lập một hành lang pháp lý cho ngân hàng. Chi nhánh đã bước vào củng cố, chấn chỉnh các huyện hoạt động kém, mở ra hướng phát triển mới và trở thành đơn vị chủ lực cung cấp tín dụng cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Mạng lưới giao dịch được mở rộng, vùng kinh tế trọng điểm K40TKKD 4
- Thống kê nhân lực bình quân cứ 5 xã có một điểm giao dịch tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ tiếp cận ngân hàng một cách nhanh chóng, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, tăng thu nhập cho nông dân. Giai đoạn 2003 đến nay: Nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế có những bước phát triển mới, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập cần huy động một lượng vốn lớn tạo điều kiện cho ngân hàng phát huy vai trò của mình. Năm 2003, thẻ ATM đầu tiên của NHNo & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế ra đời và được đưa vào sử dụng. Với sự gia nhập WTO của Việt Nam vào tháng 11 năm 2006 đã mở ra cơ hội cũng như những thách thức trong việc mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, tranh thủ công nghệ, làm cho cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt hơn, hoạt động ngân hàng đang đứng trước nhiều khó khăn mới. NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và NHNo & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đang sung sức và tràn đầy niềm tin vững bước trên con đường hội nhập và phát triển kinh tế. III. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Chi nhánh Hội sở chính NHNo & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế 3.1. Cơ cấu chi nhánh HSC NHNo & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế Chi nhánh Hội sở chính NHNo & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế là chi nhánh cấp I (tỉnh). Các chi nhánh cấp II (huyện), cấp III và các Phòng giao dịch chịu sự quản lý trực tiếp của Chi nhánh Hội sở chính NHNo & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế. Bao gồm: 11 Chi nhánh cấp II gồm: 1. NHNo & PTNT huyện Phong Điền. 2. NHNo & PTNT huyện Hương Trà. 3. NHNo & PTNT huyện Quảng Điền. 4. NHNo & PTNT huyện Phú Vang. 5. NHNo & PTNT huyện Hương Thuỷ. K40TKKD 5
- Thống kê nhân lực 6. NHNo & PTNT huyện Phú Lộc. 7. NHNo & PTNT huyện Nam Đông. 8. NHNo & PTNT huyện A Lưới. 9. NHNo & PTNT Bắc Sông Hương. 10. NHNo & PTNT Nam Sông Hương. 11. NHNo & PTNT Trường An. 16 Chi nhánh cấp III gồm: 2 Chi nhánh NHNo & PTNT Khu 3, Truồi (Phú Lộc). 2 Chi nhánh NHNo & PTNT Thừa Lưu, Lăng Cô (Phú Lộc). 2 Chi nhánh NHNo & PTNT Thuỷ Phù, Thủy Dương (Hương Thủy). 2 Chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mai, Phú Thuận (Phú Vang). 2 Chi nhánh NHNo & PTNT Bình Điền, An Hòa (Hương Trà). 1 Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An (Quảng Điền). 2 Chi nhánh NHNo & PTNT An Lỗ, Điền Lộc (Phong Điền). 1 Chi nhánh NHNo & PTNT Tây Lộc (Bắc Sông Hương). 1 Chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Dinh (Bắc Sông Hương). 02 Phòng Giao dịch gồm: 1. Phòng Giao dịch Phú Bài. 2. Phòng Giao dịch Phong Điền. 3.2. Tổ chức bộ máy Chi nhánh HSC NHNo&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban: Giám đốc (GĐ): Là người đứng đầu Chi nhánh, có quyền hạn cao nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng trong toàn hệ thống NHNo & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế. Là người chỉ đạo trực tiếp có nhiệm vụ tổ chức điều hành hoạt động, ra quyết định bổ nhiệm các vị trí chủ chốt và chịu trách nhiệm về mọi việc trong Ngân hàng. GĐ trực tiếp quản lý Phòng Nguồn vốn – Kế hoạch nhân sự và Phòng Hành chính sự nghiệp. K40TKKD 6
- Thống kê nhân lực Phó giám đốc (PGĐ): Dưới quyền Giám đốc có 3 PGĐ chuyên thực hiện, chỉ đạo và điều hành các nhiệm vụ do Giám đốc phân công. Gồm: PGĐ chỉ đạo Phòng Kế toán và ngân quỹ; PGĐ chỉ đạo Phòng Tín dụng, Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ; PGĐ chỉ đạo Phòng Tín dụng và Phòng Điện toán. Phòng Nguồn vốn - Kế hoạch tổng hợp: Nghiên cứu và đề xuất các chiến lược huy động vốn, chiến lược thu hút khách hàng; Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng này là quản lý và cân đối nguồn vốn, sử dụng và điều hoà vốn kinh doanh một cách hài hoà đối với tất cả các chi nhánh trên địa bàn. Thực hiện việc phân tích, tổng hợp hoạt động kinh doanh, từng thời kỳ báo cáo với lãnh đạo về tình hình kinh doanh của chi nhánh. Phòng Hành chính – Nhân sự: Quản lý công tác hành chính - nhân sự, sắp xếp mạng lưới cán bộ một cách hợp lý. Thực hiện các chế độ lương, thưởng, phụ cấp cho từng cán bộ một cách công bằng. Chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Tư vấn pháp chế về giao kết hoặc tranh chấp liên quan đến cán bộ công nhân viên, tài sản của Chi nhánh … Phòng Kế toán - Ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, NHNo & PTNT Việt Nam. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng, đảm bảo an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. Kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán và báo cáo theo quy định … Phòng tín dụng: Chuyên thẩm định, đề xuất cho vay các đối tượng khác nhau; Thu thập các thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác thẩm định, phòng ngừa rủi ro của chi nhánh. Phân loại khách hàng, xem xét và nghiên cứu các chiến lược khách hàng tín dụng; Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay; phân loại dư nợ; Phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. Nhiệm vụ chủ yếu của K40TKKD 7
- Thống kê nhân lực phòng này là thường xuyên phân tích tình hình biến động trong hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn, phân tích kinh tế để đưa ra những biện pháp cho vay an toàn và hiệu quả. Định kỳ sơ kết, tổng kết chuyên đề, đánh giá công tác tín dụng của chi nhánh HSC NHNo & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế. Phòng kiểm soát (kiểm tra - kiểm toán nội bộ): Phòng có nhiệm vụ thực hiện việc kiểm tra kiểm toán theo định kỳ kế hoạch của đơn vị, phát hiện những thiếu sót cũng như những tiềm ẩn rủi ro, báo cáo kịp thời cho cấp trên để từ đó đưa ra hướng khắc phục, giải quyết nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh ngay tại chi nhánh và các ngân hàng cơ sở. Phòng điện toán: Quản lý bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học. Quản lý về tin học hóa ngân hàng. Tiến hành lưu trữ các thông tin liên quan đến hoạt động của Chi nhánh. Cập nhật và xử lý thông tin báo cáo thống kê và cung cấp số liệu thông tin theo quy định. K40TKKD 8
- Thống kê nhân lực Bảng 1 – Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi nhánh HSC NHNo&PTNT TT Huế GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Nguồn Phòng Hành Phòng Kế Phòng Tín Phòng Kiểm Phòng Điện vốn và Kế chính nhân sự toán ngân quỹ dụng tra Kiểm toán toán Hoạch Tổng nội bộ hợp Hương Phú Nam Phú Hương Phong Quảng A Lưới Nam Bắc Trường Thủy Lộc Đông Vang Trà Điền Điền Sông Sông An Hương Hương Các Phòng giao dịch trực thuộc các chi nhánh ngân hàng huyện Quan hệ Trực tiếp Quan hệ Phối hợp, Liên kết K40TKKD 9
- Thống kê nhân lực 3.3. Cơ cấu nhân sự của Chi nhánh Hội sở chính NHNo & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế Bảng 2. Tình hình lao động tại chi nhánh HSC NHNo & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ĐVT: Người CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số LĐ % Số LĐ % Số LĐ % +/- Tốc độ +/- Tốc độ phát phát triển triển (%) (%) Tổng số lao động 380 100 400 100 410 100 20 105,3 10 102,5 1. Phân theo giới tính - Nam 200 52,6 220 55 225 54,9 20 110 5 102,3 - Nữ 180 47,4 180 45 185 45,1 0 0 5 102,8 2. Theo trình độ chuyên môn - Đại học, trên đại học 280 73,7 280 70 290 70,7 0 0 10 103,6 - Cao đẳng, trung cấp 60 16,8 85 21,3 85 20,7 25 141,7 0 0 - Sơ cấp 40 10,5 35 8,7 35 8,6 -5 87,5 0 0 3. Theo tính chất công việc - Lao động trực tiếp 350 92,1 320 80 330 80,5 -30 91,4 10 103,1 - Lao động gián tiếp(hành 30 7,9 80 20 80 19,5 50 266,7 0 0 chính) ( Nguồn: Phòng Hành chính - nhân sự chi nhánh NHNo & PTNT TT Huế) K40TKKD 10
- Thống kê nhân lực * Biến động tổng số lao động: Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tổng số lao động tại chi nhánh HSC NHNo & PTNT TTHuế có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2006 tổng số lao động là 380 người, năm 2007 là 400 người tăng 20 người tương ứng tăng 5,3% và năm 2008 số lao động là 410 người tăng 10 người tương ứng tăng 2,5% so với năm 2007. Đây là xu hướng phù hợp với quá trình phát triển đi lên của Chi nhánh. Tuy nhiên, điều này sẽ làm tăng chi phí hoạt động của chi nhánh, do vậy cần bố trí và sử dụng lao động hợp lý nhằm mang lại lợi ích tối đa cho Chi nhánh. Tổng số lao động 420 410 400 390 Tổng số lao động 380 370 360 2006 2007 2008 Biểu đồ tổng số lao động qua các năm 2006-2008 * Phân theo gới tính: Số lao động nam luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với lao động nữ, cụ thể năm 2006 lao động nam chiếm 52,6%, năm 2007 là 55% và năm 2008 là 54,88%. Về tuyệt đối, số lao động nam cũng tăng dần qua các năm, năm 2007 tăng 20 người hay tăng 10% so với năm 2006, năm 2008 tăng 5 người hay tăng 2,3% so với năm 2007. Còn số lao động nữ thì tương đối ổn định, ít biến động. K40TKKD 11
- Thống kê nhân lực 500 400 300 Nữ 200 Nam 100 0 2006 2007 2008 Biểu đồ cơ cấu lao động theo giới tính Lao động là nam gới thường linh động, năng nổ và ít phải chịu sức ép về công việc gia đình nên năng suất hoạt động ngân hàng, đặc biệt lĩnh vực tín dụng sẽ nhanh nhạy và hiệu quả hơn so với lao động nữ. Tuy nhiên, đội ngũ nữ nhân viên thường cẩn thận, chu đáo và mềm mỏng hơn trong giao dịch với khách hàng hơn. * Phân theo trình độ chuyên môn: Theo trình độ chuyên môn ta thấy lao động có trình độ đại học và trên đại học luôn chiếm tỷ lệ trên 70% và có xu hướng tăng, năm 2008 tăng 10 người tương ứng tăng 3,57%; số lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp năm 2007 là 85 người tăng 25 người hay tăng 41,7% so với năm 2006; lao động có trình độ sơ cấp giảm dần qua các năm, năm 2006 là 40 người chiếm 10,5%, năm 2007 là 35 người chiếm 8,7% so với năm 2006 giảm 5 người hay giảm 12,5%. K40TKKD 12
- Thống kê nhân lực 500 400 Sơ cấp 300 CĐ, trung cấp 200 ĐH, trên ĐH 100 0 2006 2007 2008 Biểu đồ cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn Điều này thể hiện chất lượng của đội ngũ lao động ngày càng được nâng cao. Đây là yếu tố quan trọng giúp hoạt động Chi nhánh thêm vững mạnh và tạo lợi thế trong cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn. * Xét theo tính chất công việc: Theo tính chất công việc lao động trực tiếp luôn chiếm một tỷ lệ khá cao từ 80- 95%, điều này phản ánh một thực tế là chính lao động trực tiếp là nhân tố đóng góp quan trọng cho sự phát triển của công ty. Bên cạnh đó, bộ phận lao động gián tiếp cũng đóng vai trò tích cực trong việc diều hành và quản lý công ty tốt hơn. Năm 2007, số lao động trực tiếp là 320 người giảm 30 người hay giảm 8,57% so với năm 2006; cũng năm này số lao động gián tiếp tăng thêm 50 người hay tăng 166,7% so với năm 2006. K40TKKD 13
- Thống kê nhân lực 450 400 350 300 250 LĐ gián tiếp 200 LĐ trực tiếp 150 100 50 0 2006 2007 2008 Biểu đồ cơ cấu lao động phân theo tính chất công việc 3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của Chi nhánh Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng của bất kì một doanh nghiệp nào. Lượng lao động tăng lên hay giảm xuống đều tác động đến doanh thu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải cứ lao động tăng là doanh thu sẽ tăng mà doanh thu chịu sự chi phối của đồng thời hai nhân tố là năng suất lao động và tổng số lao động. K40TKKD 14
- Thống kê nhân lực Bảng 3: Năng suất hoạt động của Chi nhánh HSC NHNo&PTNT TTHuế qua 3 năm 2006, 2007, 2008 Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 +/- Tốc +/- Tốc độ độ phát phát triển triển (%) (%) 1. Doanh thu Trđ 95.48 121.040,4 188.5 25.553,4 126,76 67.524,566 155,78 7 34 65 34 1 6 2. Tổng số lao động Người 380 400 410 20 105,26 10 102,5 3 3. Năng suất hoạt Trđ/ng 251,2 302,601 459,9 51,319 120,42 157,314 151,98 động của NH(1/2) 82 15 3 7 Nhìn vào bảng ta có thể thấy rõ doanh thu của Chi nhánh tăng chủ yếu là do năng suất hoạt động của NH tăng. Cụ thể là năm 2006 cứ bình quân một lao động tạo ra 251,282 triệu đồng, năm 2007 tạo ra 302,601 triệu đồng, tăng 51,319 triệu đồng hay tăng 20,423%. Năm 2008, bình quân một lao động tạo ra 459,915 triệu đồng, so với năm 2007 tăng 157,314 triệu đồng hay tăng 51,987%. Như vậy, có thể thấy rằng số lao động tăng kết hợp với bố trí lao động hợp lí thì sẽ làm tăng năng suất hoạt động của NH, và doanh thu của Chi nhánh qua các năm cũng sẽ tăng lên đáng kể. K40TKKD 15
- Thống kê nhân lực V. Kết luận K40TKKD 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI TẬP LỚN MÔN PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG " Quản lý xét tuyển nhân lực "
23 p | 676 | 146
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Phát triển nguồn nhân lực tại khối tín dụng tiêu dùng Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng
128 p | 235 | 67
-
TIỂU LUẬN: Quản lý nhân sự trong Công ty Thiết Bị Tin Học Trường Giang
27 p | 161 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Công tác quản trị nguồn nhân lực của Tổng công ty 36 sau cổ phần hóa: Thực trạng và giải pháp
116 p | 230 | 39
-
TIỂU LUẬN: Chất lượng nhân lực của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty xay dựng công trình giao thông
36 p | 70 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ công tác thống kê trên địa bàn thành phố Cần Thơ
127 p | 36 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh
121 p | 43 | 14
-
Tiểu luận tốt nghiệp Hệ thống thông tin địa lý: Ứng dụng GIS phân bổ mạng lưới điện theo nhân lực tỉnh Bình Dương
66 p | 110 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Thương mại Xăng dầu Tân Sơn Nhất đến năm 2018
122 p | 32 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý chất lượng nhân lực ngành Thống kê tỉnh Bắc Giang
85 p | 52 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực ngành Thống kê tỉnh Lào Cai
91 p | 40 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Attapue
26 p | 12 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư thiết kế và Xây dựng Hà Bình
94 p | 47 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực ở Cục Thống kê tỉnh Kon Tum
92 p | 17 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Sở kế Hoạch và Dầu tư tỉnh Quảng Ngãi
26 p | 14 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai
26 p | 12 | 3
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Công nghệ TFL
57 p | 4 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn