Tiểu luận: Thực trạng lao động phi chính thức ở thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 47
download
Đề tài nghiên cứu lý luận về thị trường lao động phi chính thức tại TP.Hồ Chí Minh; thực trạng về thị trường lao động phi chính thức tại TP. Hồ Chí Minh; giải pháp cho thị trường lao động TP.Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Thực trạng lao động phi chính thức ở thành phố Hồ Chí Minh
- Thực trạng lao động phi chính thức ở tphcm PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay,xu hướng phát triển. xã hội và toàn cầu hoá xã hội thì nhu cầu kinh doanh, nhu cầu của con người ngày càng tăng, kéo theo đó là nhu cầu việc làm cũng tăng nhanh, các đối tượng đang lao động thì nhiều, đa số đã và đang làm những công việc ổn định như kinh doanh,dịch vụ,….tuy nhiên theo đó 1 số vấn đề phát sinh về thời gian làm việc,nhu cầu việc làm,áp lực công việc….khiến cho 1 số lao động phải làm những công việc phi chính thức. Vì vậy,xu hướng làm việc phi chính thức bắt đầu phát triển và đánh vào đối tượng sinh viên khá mạnh và phù hợp với thời gian của họ.thực tế, việc làm phi chính thức có 1 vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và đóng góp 20% GDP cho thu nhập quốc dân, các công việc chủ yếu là kinh doanh nghiệp vụ chiếm khoảng 20%,sản xuất kinh doanh phục vụ tết có thể ổn định và không ổn định, giải quyết việc làm cho người lao động là giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho thành phố. Đối với những người nghèo, bằng cấp hoặc không có bằng cấp, trình độ nghề nghiệp thấp thì những công việc phi chính thức là một sự bắt đầu phù hợp, là cơ hội thiết thực để nâng cao tay nghề, tạo thêm thu nhập…. Những công việc phi chính thức rât cần thiết vì nếu không có lực lượng lao động này thì hoạt động kinh tế chắc chắn sẽ kém phát triển,xã hội luôn phát triển thì số người lao động thất nghiệp cũng tăng cao sau những lần suy thoái kinh tế,công việc phi chính thức giúp cho những người thất nghiệp có việc làm, tự sinh sống trong 1 khoảng thời gian trước khi tìm 1 công việc mới.do đó lao động phi chính thức đã góp phần giải quyết số lao động thừa trong nền kinh tế,tốc độ tăng trưởng kinh tế càng nhanh thì nhu cầu về lao động phi chính thức là nhu cầu tất yếu và vô cùng cần thiết cho đất nước đang phát triển như nước ta,tuy nhiên người lao động làm việc phi chính thức lại không được sự bảo vệ của xã hội,pháp luật,luật lao động, không ký hợp đồng lao động… 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: Do xu hướng phát triển mạnh của các công ty, doanh nghiệp tư nhân nên những công việc phi chính thức cũng phát triển mạnh mẽ, trong đó những công việc phi chính thức này cũng có những thuận lợi và khó khăn cho nền kinh tế và cho đối tượng thực hiện những công việc này. Công việc phi chính thức là những công việc đòi hỏi không cần kinh nghiệm,không bằng cấp, thời gian ngắn, người lao động có thể lựa chọn thời gian phù hợp( từ 2 4h/ngày,1 tuần hoặc 2 tuần hoặc vài ngày) những công việc này không bảo đảm về hợp đồng lao động,lương và quyền đuổi hoặc nhận người lao động đều do chủ công việc quyết định, lương theo ngày hoặc khi kết thúc công việc. Những công việc này giúp cho sinh viên và đối tượng lao động trong lĩnh vực này có thêm thu nhập và không bỏ phí thời gian rảnh, thế nhưng điều quan trọng là những công việc này sẽ làm rối loạn thị trường lao động của xã hội…
- Vì vậy việc tìm hiểu về thị trường lao động phi chính thức để phân tích những điểm có lợi và có hại đến xã hội, thị trường lao động của TPHCM nói riêng và của Việt Nam nói chung để tìm hướng giải quyết và đề ra những quy định nhằm ổn định xã hội và đem lại những quyền lợi cần thiết cho những đối tượng lao động trong lĩnh vực này, có như vậy thì thị trường mới ổn định và sẽ không làm ảnh hưởng đến lực lương lao động sau này. 3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu: Những lao động làm việc trong các DN phi chính thức trong các DN chính thức nhưng công việc không được sự bảo vệ của xã hội, luật lao động; người làm việc trong hộ gia đình (giúp việc nhà) và LĐ ăn lương trong nhiều khu vực, kể cả khu vực Nhà nước, nhưng công việc không ổn định. Dễ nhận ra nhất là những người làm việc tự do (buôn bán, khuân vác, dịch vụ đơn giản) hay tự nguyện làm công cho người khác mà không hề được ký hợp đồng lao động. Phạm vi nghiên cứu:khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh 4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:Phương pháp thống kê phân tích. 5.NGUỒN SỐ LIỆU:Dựa trên kết quả khảo sát của các chuyên gia phân tích và thống kê thị trường lao động TP.HCM. 6.KẾT CẤU: Chương I:Lý luận về thị trường lao động phi chính thức tại TP.Hồ Chí Minh Chương II:Thực trạng về thị trường lao động phi chính thức tại TP. Hồ Chí Minh. Chương III:Giải pháp cho thị trường lao động TP.Hồ Chí Minh. PHẦN NỘI DUNG 1.1.Một số khái niệm: Các loại hình việc làm phi chính thức thực tế đã tồn tại từ ngay lúc đô thị được hình thành. Việc hình thành các đô thị thời cận đại, bắt đầu vào cuối thế kỷ XIX ở Sài Gòn - Bến Nghé, đã đồng thời làm hình thành và tách biệt hai khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức. Sự thành lập những nhà máy, công sở, cơ sở dịch vụ công như bệnh viện, trường học... ở Sài Gòn thời Pháp thuộc tuy số lượng không nhiều nhưng cũng đủ để hình thành một tầng lớp xã hội “làm công ăn lương” theo những quy định “hành chính” về giờ giấc và nhiều yếu tố khác. Có thể coi đây là tầng lớp “thị dân” - cư dân sống ở đô thị và làm những nghề nghiệp của đô thị, và do đó, có lối sống đô thị, có phần khác với những loại hình lao động khác ở thành phố. Khu vực “kinh tế chính thức” này tập trung ở khu trung tâm - Q.1, Q.3 hiện nay. Còn lại các khu vực khác của Sài Gòn, khu vực Chợ Lớn là khu buôn bán dịch vụ, xóm lao động, vùng Gia Định chủ yếu là vùng nông nghiệp, là khu vực kinh tế “phi chính thức”. Đặc điểm này xuyên suốt sự phát triển của đô thị Sài Gòn. 1.1.1.Lao đông:
- Họ gồm những lao động làm việc trong các doanh nghiệp phi chính thức (quy mô sản xuất nhỏ hoặc không phù hợp với quy định pháp luật); trong các doanh nghiệp chính thức nhưng công việc không được sự bảo vệ của xã hội, luật lao động; người làm việc trong hộ gia đình và lao động ăn lương trong nhiều khu vực, kể cả khu vực Nhà nước, nhưng công việc không ổn định. Dễ nhận ra nhất là những người làm việc tự do (buôn bán, khuân vác, dịch vụ đơn giản) hay tự nguyện làm công cho người khác mà không được ký hợp đồng lao động. Tình trạng này là một đặc trưng của đời sống đô thị. 1.1.2.Nguồn lao động: Sài Gòn còn trải qua một thời gian dài thời kỳ chiến tranh. Khác với Hà Nội (trong chiến tranh những người làm trong thành phần kinh tế chính thức - làm nhà nước - đều tản cư, sơ tán về nông thôn, hòa bình mới trở về thành phố, trong khi đó người làm kinh tế phi chính thức hầu như không bị bắt buộc đi khỏi thành phố), Sài Gòn lại là nơi người dân nhiều vùng nông thôn từ miền Trung đến Nam bộ đổ về. Hầu như không có nghề nghiệp, không có hoặc ít vốn, họ làm những công việc như buôn bán nhỏ, hàng rong, dịch vụ, lao động thủ công, chuyên chở bằng xe thô sơ... Địa bàn làm việc của họ là “ngoài trời” gồm lòng lề đường, các công trường, chợ búa... Sau giải phóng một bộ phận người dân trở về quê quán, một bộ phận khác đi vùng kinh tế mới, khu vực việc làm phi chính thức thu hẹp. Cấu trúc kinh tế của thành phố chỉ còn “một thành phần” nên nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình việc làm “ngoài quốc doanh” trở thành “phi chính thức”. Khi kinh tế lâm vào thời kỳ khó khăn “trước đổi mới” thì thành phố lại như một “chỗ trũng” có thể dung nạp những dòng người “chảy” về đây kiếm sống. Khu vực kinh tế phi chính thức lại mở rộng thêm. . TP.HCM đã thu hút hàng triệu người từ các tỉnh thành khác đến lập nghiệp và mưu sinh, đáng chú ý nhất là hình thức “kinh tế vỉa hè” và lao động trong các KCN, KCX. Tỷ lệ đóng góp đáng kể vào thu nhập quốc gia cho thấy nền kinh tế này đã thực hiện được chức năng thiết yếu là tạo ra việc làm và tăng phúc lợi cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dung. 1.1.3.Hoạt động của người lao động phi chính thức: . TP.HCM đã thu hút hàng triệu người từ các tỉnh thành khác đến lập nghiệp và mưu sinh, đáng chú ý nhất là hình thức “kinh tế vỉa hè” và lao động trong các KCN, KCX. Tỷ lệ đóng góp đáng kể vào thu nhập quốc gia cho thấy nền kinh tế này đã thực hiện được chức năng thiết yếu là tạo ra việc làm và tăng phúc lợi cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dung “Văn hóa mặt tiền” đã trở thành “đặc trưng” mới của đô thị Việt Nam, từ thành phố lớn đến thị trấn hẻo lánh. Có lẽ không có nước nào mà dân cư lại có thói quen, nhu cầu và “đua nhau” ra sống cạnh mặt đường lớn, nhỏ như ở nước ta! Trong khi đó ở các nước thì mặt tiền vỉa hè là không gian công cộng, cần tuân thủ những quy định chung của thành phố, không được tùy tiện sử dụng theo ý muốn cá nhân. Thói quen này dẫn đến nhiều hệ lụy: Thứ nhất, quy hoạch kiến trúc mặt tiền các con đường trở nên khó khăn, thậm chí kiến trúc xấu, không đồng bộ dù tốn kém rất nhiều kinh phí để xây dựng hay cải tạo đường xá; Thứ hai, trên những đường cao tốc lại không thể có tốc độ cao vì rất nguy hiểm khi dân cư trú ngay hai bên đường, làm giảm hiệu quả xây dựng; Thứ ba, buôn bán vỉa hè, lòng đường, mặt tiền đường phố người sử dụng phương tiện giao thông
- cá nhân có mối quan hệ mật thiết của “cung và cầu”, xe cá nhân phát triển thì còn nhu cầu mua bán vỉa hè lòng đường. Tình trạng tắc đường kẹt xe lại có thêm một nguyên nhân . Trong khi chờ đợi có được những yếu tố giao thông mang tính chất “giao thông đô thị”, bằng cách nào hạn chế mặt tiêu cực của “kinh tế vỉa hè” đến nếp sống văn minh đô thị? Nên chăng cần tổ chức những con đường, khu vực theo ô phố - đặc thù quy hoạch đô thị, để duy trì và phát triển kinh tế vỉa hè, vừa giải quyết nhu cầu sinh sống của người bán, người mua, vừa đảm bảo mỹ quan và trật tự đô thị, vừa bảo tồn được nét độc đáo, cần thiết giữ gìn và có thể khai thác nó như một di sản văn hóa phi vật thể. “Văn minh đô thị” sẽ có bộ mặt mới. Trong một chừng mực nào đó, việc hạn chế và loại bỏ các phương tiện mưu sinh thô sơ của hàng ngàn hộ gia đình, cũng cần có tính toán thấu đáo để không đẩy người dân vào chỗ khó khăn. Một khu vực việc làm phi chính thức nữa ở TP.HCM có đông người lao động là tại các khu CN, KCX. Tại đây người lao động hầu hết là thanh niên từ các vùng nông thôn, trình độ học vấn không cao nên tham gia làm việc với tính chất lao động giản đơn. Do đó thu nhập thấp, bấp bênh, dễ mất việc, cũng dễ thay đổi công việc, cuộc sống không ổn định... Nếu các KCN, KCX không tổ chức đào tạo nghề cho công nhân thì tình trạng này sẽ diễn ra lâu dài, khu vực “việc làm không chính thức” này sẽ không thu hẹp mà có nguy cơ ngày càng phát triển. 1.1.4.Thị trường lao động lệch pha,vì sao?: Cơn sốt khan hiếm lao động, thiếu hụt nguồn tuyển, nhất là lao động phổ thông đang lan tỏa ở khắp các địa phương. Trong khi đó nghịch lý đang tồn tại là tỷ lệ lao động thất nghiệp từ thành thị đến nông thôn vẫn còn cao và người cần việc còn rất lớn. Đâu là nguyên nhân khiến cho thị trường lao động nước ta lệch pha,diễn biến phức tạp. Để có nguồn lao động, nhiều nhà tuyển dụng, các trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm phải đích thân đến tận các địa phương, vùng sâu, vùng xa để chiêu mộ lao động. Thế nhưng, dù mời chào và chiêu dụ lao động với mức lương tạm gọi là cao (trên 2 triệu đồng/tháng, kể cả bao ăn ở…), người lao động vẫn làm ngơ. Giải thích điều này, bà Ngọc Liên, Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm HEPZA TPHCM cho biết: “Lý do khiến lao động thất nghiệp ở các tỉnh ĐBSCL từ chối cơ hội việc làm ở TP là do ở nơi họ cư trú, nhiều nhà máy, khu KCN mới đã mở ra đang cần tuyển người với mức lương cũng tương đương ở TPHCM”. Bà Nguyễn Thị Hải Vân, Giám đốc Trung tâm Dự báo quốc gia và thông tin thị trường lao động nhận định rằng dòng chảy lao động nhập cư đang đổi chiều và lực hút - đẩy lao động đang có xu hướng xích lại gần nhau. Trước đây do thiếu việc làm, thu nhập ở các đô thị cao hơn nên dòng chảy lao động nhập cư chỉ có một hướng duy nhất đổ dồn về các TP lớn. Còn bây giờ ở phía Bắc, miền Trung, người lao động có thể tìm được việc làm tại chỗ hoặc các khu vực lân cận mà
- không cần xa nhà do nhiều KCN mới mọc ra, nhiều nhà máy, xí nghiệp đã khởi động đi vào hoạt động. Mặt khác, nhiều chuyên gia về lao động còn lý giải rằng giá nhân lực - mặt bằng thu nhập bình quân trên thị trường lao động ngày càng sát với giá trị lao động nên lao động trẻ không còn mặn mà làm công nhân ở nhà máy. Họ quay về với các ngành nghề truyền thống, làm dịch vụ hoặc tham gia khu vực kinh tế phi chính thức như buôn bán nhỏ, giúp việc nhà, làm hàng gia công…với thu nhập khoảng 80.000 - 120.000 đồng/ngày và không bị ràng buộc bởi các yêu cầu về trình độ, kỷ luật, tác phong công nghiệp, thời gian tăng ca. Đó là chưa kể lực hút và cơ hội việc làm đang mở rộng từ các khu vực dịch vụ, thương mại đa dạng, trong đó DN nhà nước cũng là kênh thu hút lao động do thu nhập đã được cải thiện - cao hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Rõ ràng khi lực hút và lực đẩy của thị trường lao động đã tương tác theo hướng sát với thực tế thì cơ hội việc làm sẽ nhiều hơn và người tìm việc cũng dễ từ bỏ chỗ làm việc cũ không hấp dẫn để tìm đến nơi có điều kiện, thu nhập tốt hơn. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến biến động thiếu hụt lao động phổ thông đang diễn ra ở TPHCM nói riêng và các vùng kinh tế trọng điểm khác. Mặt khác, khảo sát nhiều lao động đã từng làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp và KCX-KCN ở TPHCM, nay chuyển nghề hoặc hồi hương về quê ở các tỉnh miền Trung, phía Bắc, chúng tôi nhận được câu trả lời khá giống nhau: Vật giá leo thang liên tục, nếu trụ lại với cuộc sống ở các TP lớn thì không nổi. Với mức lương bình quân, dao động khoảng 2 - 2,5 triệu đồng/người/tháng, phần lớn công nhân lao động nhập cư không thể trang trải nổi tiền thuê nhà, điện nước lẫn các khoản chi phí sinh hoạt, tiêu dùng hàng ngày. Nhiều người làm bài toán so sánh: 5 năm về trước, nhận mức lương khoảng 1,5 - 2 triệu đồng/tháng, công nhân có thể sống đủ hoặc có chút tích lũy. Còn bây giờ, giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng, nhất là thực phẩm tăng gấp 2 - 3 lần nên dù thu nhập có tăng hơn những năm trước khoảng 1 triệu đồng/tháng cũng không thể trụ lại ở TP. Do phải đối mặt với áp lực giá cả tăng nhanh, trong khi tiền lương, thu nhập tăng chậm, cộng thêm áp lực tăng ca - sức khỏe suy giảm, nhiều lao động nữ đã chọn đường quay về quê. Tuy nhiên, khi dòng lao động nhập cư có xu hướng quay ngược về nông thôn thì áp lực giải quyết vấn đề việc làm ở các địa phương nghèo cũng nặng thêm. 1.1.5.Vấn đề sử dụng lao động: Phải thừa nhận chính yếu tố Việt Nam (VN) có nguồn vốn nhân lực trẻ dồi dào, giá rẻ đã hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều năm qua, VN là một trong những quốc gia ở khu vực thu hút nguồn vốn FDI cao nhất. Thế nhưng, đằng sau những con số tăng trưởng nhanh và thu hút dự án FDI này, chúng ta chưa có đợt khảo sát, đánh giá khoa học về bức tranh đời sống, việc làm của hàng trăm ngàn lao động ở các KCX-KCN trong cả nước. Sau những năm tháng làm việc trong môi trường công nghiệp - cường độ làm việc cao, tăng ca liên tục,
- người lao động được cái gì và mất cái gì? Vì sao ở các KCX-KCN số lao động không nghề chiếm phần lớn? Nhìn vào thực tế TPHCM - nơi thu hút vốn FDI cao nhất, hiệu quả nhất, chúng ta rút ra điều gì? Mổ xẻ những vấn đề liên quan đến lao động giá rẻ - lợi thế thu hút dòng vốn FDI vào VN, nhiều chuyên gia lao động cảnh báo rằng: Cái giá mà chúng ta phải trả cho việc sử dụng lao động rẻ rất đáng báo động. Vì chạy theo lợi nhuận, tận dụng lao động giá rẻ ở VN nên nhiều chủ sử dụng lao động trong nước và ở khu vực FDI chỉ biết vắt kiệt sức nhân công mà thiếu chăm lo, giữ chân họ lâu dài bằng chế độ đãi ngộ hợp lý. Không chỉ có lỗi của nhà đầu tư. Xung quanh chuyện thu hút đầu tư bằng mọi giá, TPHCM cũng như các địa phương lân cận chỉ chú trọng đến khâu duyệt dự án, ưu ái với những dự án có số vốn đầu tư lớn mà xem nhẹ việc chuẩn bị nguồn nhân lực, quỹ đất xây nhà ở, nhà lưu trú cho công nhân… Lật lại vấn đề - cách đây khoảng 6 năm, khi dòng vốn FDI chảy vào chưa cao và để thu hút các dự án với số vốn lớn, lãnh đạo một số địa phương đã hứa quan tâm giải quyết các vấn đề bức xúc của nhà đầu tư như thiếu nhân công lao động, tạo quỹ đất để xây nhà lưu trú, nhà trẻ…Thế nhưng, đến nay, sau thâm niên 5 - 10 năm lao động cật lực, bán rẻ sức lao động ở các KCX-KCN, đội ngũ công nhân lao động được gì? Thực tế nhức nhối là chỗ ăn, chỗ ở nhếch nhác và hành trang tích lũy về tay nghề cũng chẳng có gì đáng giá! Do các nhà đầu tư chỉ cần lao động phổ thông - không cần nghề để làm việc trên dây chuyền sản xuất đòi hỏi thao tác đơn giản nên hầu hết người lao động ở các KCX-KCN không có điều kiện nâng cao tay nghề. Vì thế, sau khi rời khỏi dây chuyền sản xuất, người lao động vẫn hoàn không nghề, tay trắng. Kết quả khảo sát của Ban quản lý các KCX-KCN TPHCM – HEPZA về thực trạng công nghệ của hơn 400 DN đang hoạt động trên địa bàn TP cho thấy chỉ có 1% DN đạt yêu cầu công nghệ tiên tiến; 51% lạc hậu, số còn lại đạt trung bình khá. Nhìn vào thực trạng này, chúng ta có thể thấy mục tiêu chuyển hóa lao động từ không nghề ở các KCX-KCN thành lực lượng có nghề, kỹ năng, đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa xem ra khó hiện thực . CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC TẠI TP. HCM XU HƯỚNG VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT QUẢN LÝ 2. 1 .T h ố n g kê t ổ n g qu á t v ề cá c khu v ự c và Việ t Na m nói chu n g : Khu vực phi chính thức, hay còn gọi là “khu vực phi tập trung”, “khu vực phi
- hình thức”… có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp 20% cho GDP của Việt Nam (số liệu thống kê năm 2004). Tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), khu vực này chiếm một tỷ lệ việc làm là 41%, nơi mà tưởng chừng như khó có thể cạnh tranh được với các hoạt động kinh tế chính thức của Nhà nước và hoạt động kinh tế hợp tác với nước ngoài). Lực lượng lao động phi chính thức ở TP.HCM chiếm 32,9%, đây là tỷ lệ cao so với các nơi khác (ví dụ như: ở Hà Nội, lao động phi chính thức chiếm 29,9%), 1/3 số hộ gia đình TP.HCM có thu nhập từ khu vực phi chính thức. Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phi chính thức ở TP.HCM rất nhỏ, chủ yếu là kinh doanh - dịch vụ, chiếm khoảng 20%. Theo Cục thống kê TP.HCM, mỗi năm do nhu cầu tăng cường sản xuất kinh doanh phục vụ Tết, TP.HCM có trên 40% số chỗ việc làm mới mang tính chất không ổn định, nơi đây có thể giải quyết việc làm cho lao động khu vực phi chính thức. Thành phố cũng có khoảng 1.150 trẻ đường phố, trẻ lao động kiếm sống1…. Như vậy, khu vực phi chính thức có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động và là giải pháp quan trọng giúp giảm bớt gánh nặng an sinh - xã hội cho thành phố khi số lao động bị buộc phải thôi việc tăng lên do tác động của khủng hoảng kinh tế trong thời gian vừa qua. Khái niệm khu vực phi chính thức (informal sector) đã được thế giới đề cập nhiều đến từ những năm 90 của thế kỷ XX. Khu vực phi chính thức là “một đơn vị bao gồm các đơn vị sản xuất không có tư cách pháp nhân, không chịu điều chỉnh của Luật doanh nghiệp và không có giấy phép kinh doanh”2, như hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa không đăng ký, các cá nhân buôn bán nhỏ lẻ.... Khu vực phi chính thức bao gồm: các dịch vụ, sản xuất không có tư cách pháp nhân (không có đăng ký, hoặc quy mô hoạt động không đủ đáp ứng với một mức độ nhất định). Người lao động trong khu vực phi chính thức không được đăng ký, không có hợp đồng, không được bảo hiểm xã hội…. 2.2. Vai trò của khu vực kinh tế phi chính thức Đóng góp cho thu nhập quốc gia, tạo ra việc làm và tăng phúc lợi cho xã hội Theo các chuyên gia xã hội học, tại các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, thu nhập từ khu vực việc làm phi chính thức chiếm 30 - 60%3 tổng thu nhập quốc gia chứng tỏ khu vực kinh tế này đã thực hiện được chức năng thiết yếu là tạo ra việc làm và tăng phúc lợi cho nhà sản xuất và người tiêu dùng. Khu vực phi chính thức sử dụng nguồn lực vốn cố định một cách hiệu quả thông qua việc kết hợp nguồn vốn thấp với số lượng người lao động khá đông. Đồng thời, kinh tế phi chính thức tiết kiệm nhu cầu vốn lưu động bằng cách chia khâu sản xuất và tiêu thụ hàng hóa thành những quy mô nhỏ, dễ quản lý. Mặt khác, đối với những người nghèo, dân nhập cư, không bằng cấp, không hộ khẩu, trình độ nghề nghiệp thấp… thì việc được chấp nhận vào làm trong các doanh
- nghiệp phi chính thức là sự bắt đầu phù hợp, là cơ hội thiết thực để người lao động có thể tạo thu nhập, học tập, nâng cao tay nghề. Khu vực phi chính thức góp phần giải quyết việc làm cho số lao động bị mất việc do tác động của khủng hoảng kinh tế, giúp ổn định an sinh - xã hội. Điều này có ý nghĩa rất lớn cho người lao động, là giải pháp quan trọng giúp giảm bớt gánh nặng cho xã hội khi số lao động buộc phải thôi việc tăng lên. Ở thành thị, những người lao động bị mất việc, bị dạt ra từ khu vực kinh tế chính thức, kể cả khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, sẽ được giải quyết công ăn việc làm tạm thời ở khu vực phi chính thức. Trong 5 tháng đầu năm 2009, trên địa bàn TP.HCM có tổng số lao động mất việc làm là 21.844 người và 16.929 lao động thiếu việc làm. Bảng 1. Tổng số lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm ở TP.HCM (5 tháng đầu năm 2009) Tổng số lao động mất việc làm Thiếu việc làm Trong KCX - KCN 6.705 11.341 Ngoài KCX - KCN 15.139 5.588 Tổ ng c ộ n g 21. 8 4 4 16. 9 2 9 Mạng lưới phân phối luân chuyển hàng hóa nhanh chóng, linh hoạt, hiệu quả Nguồn cung ứng rau quả, thực phẩm, hàng hóa nhanh - rẻ - tiện lợi từ các gánh hàng rong, trong các chợ cóc và trên các vỉa hè luôn thu hút những người nội trợ gia đình, phụ nữ và trẻ em. Trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, phân phối hàng hóa, khu vực kinh tế “phi chính thức” rất quan trọng và cần thiết vì nếu không có lực lượng lao động này, hoạt động kinh tế chắc chắn sẽ bị tê liệt. Ở Việt Nam hệ thống giao thông công cộng chưa thật sự phát triển, nhiều người dân, đặc biệt là những người nội trợ, sẽ gặp nhiều khó khăn nếu hằng ngày cần phải đến các trung tâm mua sắm. Đối với người mua, hàng rong là nguồn hàng hoá, thực phẩm giá rẻ. Nguồn hàng hoá, thực phẩm này có chất lượng tuy kém hơn các nguồn ở các cửa hàng và siêu thị nhưng lại phù hợp với túi tiền của những người nghèo. Thiếu hàng rong, ngân quỹ của nhiều gia đình nghèo sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cuộc sống.
- Điều này cho thấy chợ cóc, hàng rong, buôn bán vỉa hè sẽ vẫn còn tồn tại, vì hầu hết các hộ gia đình ở thành phố, người nội trợ, số đông phụ nữ vẫn có nhu cầu mua bán tại đây. Chuyển đổi việc làm từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp Khu vực phi chính thức có vai trò to lớn không chỉ ở thành thị, mà cả vùng nông thôn Việt Nam. Sự hình thành khu vực kinh tế phi chính thức gắn liền với quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở các thành phố lớn của Việt Nam. Hiện tượng này cùng với sự phát triển ồ ạt thiếu quy hoạch các khu công nghiệp, nhà máy, khu đô thị và sân golf tại nhiều địa phương đã lấy đi một diện tích khá lớn đất đai nông nghiệp, cộng hưởng với chính sách chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn chưa tốt, đã và đang trực tiếp tác động đến cuộc sống hàng chục triệu nông dân khắp cả nước. Khu vực phi chính thức đóng vai trò quan trọng để chuyển đổi việc làm từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và góp phần giải quyết số lao động dư thừa trong kinh tế nông thôn khi tốc độ công nghiệp hóa diễn ra nhanh và lan rộng tới các vùng quê. Nó tạo ra rất nhiều công ăn việc làm (hơn một nửa số công ăn việc làm phi nông nghiệp, gần một phần ba của tổng số công ăn việc làm trong cả nước). Kết quả của cuộc điều tra cho thấy, những địa phương có nền kinh tế kém thì khu vực phi chính thức cũng kém phát triển. Với những đóng góp của lực lượng lao động phi chính thức đối với xã hội và nền kinh tế hiện nay, việc thừa nhận vị trí, vai trò xã hội và tạo điều kiện cho họ thụ hưởng các dịch vụ công ích là điều không thể phủ nhận Thực trạng lao động phi chính thức tại TP.HCM Lực lượng lao động TP.HCM tham gia vào nền kinh tế phi chính thức chiếm một số lượng khá đông. Thực tế thị trường lao động TP.HCM cho thấy phần lớn những việc làm mới được tạo ra từ khu vực kinh tế phi chính thức (ví dụ như: loại dịch vụ đóng vai cô dâu chú rể, họ hàng nhà trai, nhà gái...). Họ gồm những lao động làm việc trong các doanh nghiệp phi chính thức (quy mô sản xuất nhỏ hoặc không phù hợp với quy định pháp luật); trong các doanh nghiệp chính thức nhưng công việc không được sự bảo vệ của xã hội, luật lao động; người làm việc trong hộ gia
- đình (giúp việc nhà) và lao động ăn lương trong nhiều khu vực, kể cả khu vực Nhà nước, nhưng công việc không ổn định. Dễ nhận ra nhất là những người làm việc tự do (buôn bán, khuân vác, dịch vụ đơn giản) hay tự nguyện làm công cho người khác mà không hề được ký hợp đồng lao động. Những nơi có nền kinh tế phát triển càng cao, thì hoạt động của các doanh nghiệp cũng như lao động phi chính thức càng đông. Ở TP.HCM, lao động phi chính thức chiếm 32,9%, đây là tỷ lệ cao so với các nơi khác (ví dụ như: ở Hà Nội, lao động phi chính thức chiếm 29,9%) và 1/3 số hộ gia đình có thu nhập từ khu vực phi chính thức. Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phi chính thức thường rất nhỏ, chủ yếu là kinh doanh, dịch vụ (chiếm 20%). Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu về lao động nhập cư TP.HCM, lao động ở khu vực phi chính thức có cuộc sống khá bấp bênh do không có hợp đồng (chủ yếu là hợp đồng bằng miệng), điều kiện lao động không đảm bảo, lương thấp, trình độ văn hóa thấp…. Đây là khu vực gồm những cá nhân, các hộ gia đình có hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoặc không đăng ký kinh doanh với chính quyền. Họ gồm những người hành nghề tự do, các hộ kinh doanh - sản xuất - dịch vụ cá thể, những người làm phụ hồ, khuân vác, hoặc có thể là trẻ đánh giày, người bán báo, người bán hàng rong, lái xe ôm, người môi giới, lao động phổ thông nước ngoài vào Việt Nam..... Phần lớn người lao động phi chính thức tự kinh doanh, một số có thuê người làm. Lao động khu vực phi chính thức TP.HCM chủ yếu là người nhập cư, phần lớn trong số họ đến từ các tỉnh miền Trung, kiếm tiền gửi về quê phụ giúp gia đình. Đối với những người đã có gia đình, mục đích của họ là tích lũy tiền để đầu tư cho con cái học hành, chấp nhận cuộc sống cơ cực tại TP.HCM để đổi đời cho con cái. Họ tận dụng mọi thời gian để kiếm sống, làm bất cứ công việc gì miễn là không vi phạm pháp luật để có thêm thu nhập. Để tiết kiệm chi phí điều kiện sống của họ là những căn nhà trọ chật hẹp, thiếu tiện nghi.... Số lượng người lao động TP.HCM tham gia khu vực phi chính thức tăng lên khá nhanh từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2009. Các cuộc phỏng vấn nhóm trong một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển về lao động phi chính thức, số lượng người tham gia hành nghề xe ôm và bán hàng rong TP.HCM đã tăng lên do một số người bị mất việc tại các công ty và không kiếm được việc làm nên chọn nghề chạy xe ôm hoặc bán hàng rong để kiếm sống. Mặt khác, vốn đầu tư cho nghề xe ôm hoặc bán hàng rong khá thấp nên người lao động có thể dễ dàng hành nghề. Ví dụ: nghề xe ôm đầu tư khoảng 3 – 4 triệu đồng; hàng rong đầu tư khoảng 300.000 – 800.000 đồng. Mặt khác, điều kiện tham gia các nghề này cũng khá thoáng, bất kỳ ai cũng có thể đặt một gánh hàng rong cạnh cổng trường, trước công ty hoặc chỗ trống nào đó trên vỉa
- hè; đối với nghề xe ôm, chỉ cần kiếm một nơi đỗ xe là có thể hành nghề được. Do lượng lao động phi chính thức tăng lên nhưng nhu cầu về những dịch vụ này lại không tăng, nên lao động phi chính thức cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt, việc kiếm sống khó khăn hơn. Thu nhập của lao động phi chính thức bị sụt giảm vì tình hình kinh tế khó khăn. Mặt khác, do thu nhập của người tiêu dùng giảm nên họ tiết kiệm, ít sử dụng dịch vụ xe ôm hoặc ăn uống hàng rong hơn. Bảng 2. Thu nhập bình quân của lao động phi chính thức một số nghề Loạ i vi ệ c Thu nh ậ p bìn h qu â n Nă m 20 0 8 20 0 9 Nă m 20 0 6 20 0 8 Xe ôm 50.000 đồng/ngày 80.000 đồng/ngày Th ợ xâ y d ự n g 3.000.000 – 4.000.000 5.000.000 – 6.000.000 đ/tháng đ/tháng Bán hàn g 70.000 đồng/ngày 90.000 đồng/ngày ron g Do thu nhập giảm, người lao động phải tiết kiệm và dành tiền gửi về cho gia đình. Theo thông tin của những nhóm lao động phi chính thức cung cấp, một phòng trọ ở quận 3 trước năm 2008 có giá là 800.000 đồng/1 phòng/3 người, nhưng hiện nay là 1.500.000 đồng/1 phòng/3 người; chi phí ăn uống cũng tăng, trước đây 1 phần ăn chỉ có 5.000 đồng nhưng hiện nay là 7.000 đồng; chi phí điện nước cũng tăng, hiện nay họ phải trả tiền điện 3.000 đồng/Kwh. Nguyên nhân chính buộc người lao động phải tham gia khu vực kinh tế “phi chính thức” là những hạn chế về năng lực, kiến thức và vật chất của người lao động. Nông dân bị mất đất canh tác phải ra thành phố kiếm sống. Do nghèo đói, thất học, con người đành phải gia nhập vào thị trường lao động bị cho là hiếm có cơ hội học hỏi, hòa nhập với sự phát triển xã hội. Ở trong khu vực kinh tế này, mức thu nhập của người lao động rất thấp, rủi ro tai nạn lao động và sẽ không được đền bù nếu bị thiệt hại…. Vì nghèo nên nhiều người phải tham gia khu vực kinh tế phi chính thức và sau một thời gian làm việc ở khu vực này, kiếp nghèo vẫn đeo đẳng họ. Khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam, tuy chưa được thừa nhận nhưng đã tạo ra 56% số công việc làm ăn (phi nông nghiệp) cho nền kinh tế. Tuy nhiên người lao động khu vực này vẫn chưa nhận được các chính sách hỗ trợ thỏa đáng của Nhà nước. Đối với các doanh nghiệp phi chính thức, việc kinh doanh thiếu tính ổn định và bền vững do sự cạnh tranh lẫn nhau trong cùng khu vực. Hàng hóa sản xuất ra tại khu vực này cũng được tiêu thụ chủ yếu tại đây.
- Phần lớn lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức đều phải chấp nhận điều kiện làm việc kém, thu nhập thấp, không được hưởng quyền, nghĩa vụ lao động, quỹ phúc lợi xã hội, dịch vụ công ích, không có cơ hội để thăng tiến, tiếp cận với các nguồn lực tín dụng, khoa học kỹ thuật. Nghiêm trọng hơn là tình trạng bóc lột, lạm dụng tình dục, sức lao động đối với phụ nữ, trẻ em. Lao động khu vực phi chính thức ít được sự bảo vệ của công đoàn, pháp luật, nhất là phụ nữ và trẻ em. Các hoạt động tương trợ về xã hội, pháp lý cũng chưa đến được với những đối tượng này. Họ hoạt động gần như đơn độc, mối lien kết gần nhất, bền chặt nhất chính là giữa những người đồng cảnh ngộ "phi chính thức" với nhau. Hiện nay các doanh nghiệp khu vực phi chính thức rất khó tiếp cận tín dụng, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp. Mối liên kết của khu vực phi chính thức (với tư cách nhà cung cấp, khách hàng, người gia công) với khu vực chính thức rất yếu. Trong vòng hang chục những năm qua chưa có các chính sách công thoả đáng đối với khu vực phi chính thức. Về mặt bản chất, các hoạt động kinh tế gọi là “phi chính thức” chỉ vì không đăng ký công khai, chứ không hàm ý “phi pháp” (trừ hoạt động buôn lậu hay buôn ma túy). Điều cản trở các doanh nghiệp “phi chính thức” đăng ký kinh doanh là thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà và nạn tham nhũng trong khu vực chính thức. Những doanh nghiệp trong khu vực phi chính thức cũng mong muốn đăng ký kinh doanh hợp pháp để chuyển sang khu vực chính thức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, vì nếu bị gán mác “phi chính thức”, thì cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng và các định chế tài chính vi mô là rất khó khăn, chỉ có 4% doanh nghiệp khu vực phi chính thức ở thành phố Hồ Chí Minh được vay vốn. Doanh nghiệp phi chính thức thông thường không có đất để sản xuất kinh doanh đô thị lớn rất khốc liệt.Những đóng góp của người lao động "phi chính thức" cho xã hội là điều không thể phủ nhận nhưng trong sự đánh giá của nhiều "người thành phố" đối với "dân nhập cư, dân hàng rong, trẻ đường phố" vẫn tỏ thái độ xem thường, thương hại. Lao động khu vực phi chính thức thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa được xã hội công nhận vai trò và vị trí đúng mức về mặt pháp lý, cũng như về mặt tâm lý. Vẫn chưa có tổ chức công đoàn nào được thành lập cho những người bán hàng rong, trẻ bán vé số, trẻ đánh giày.... Kinh tế phi chính thức là một phần không thể thiếu được của nền kinh tế Việt Nam từ hàng trăm năm nay và đã có những đóng '67óp đáng ghi nhận trong đời sống xã hội. Tuy nhiên khu vực kinh tế này vẫn bị nhìn nhận là “phi chính thức” và nằm ngoài lề nền kinh tế thời hội nhập. Các chính sách khuyến khích, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển vẫn không được dành cho khu vực kinh tế này. Về phương diện quản lý Nhà nước với thị trường lao động còn lỏng lẻo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh –
- Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân thừa nhận, hiện nay Nhà nước mới chỉ quản lý được phần lao động chính thức, chiếm khoảng 30% thị trường lao động. Còn 70% lao động không chính thức thì rất "khó quản". Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, trong thời gian hiện tại, Nhà nước không nhất thiết phải buộc tất cả lao động phi chính thức phải đăng ký kinh doanh. Chính sách nóng vội muốn chính thức hoá toàn bộ hay phần lớn khu vực này là việc làm thiếu thực tế. Điều này cần được chuẩn bị kỹ lưỡng những điều kiện cần và đủ trong một thời gian dài thì mới khả thi. 2. 3 .X u h ướ n g vi ệ c làm phi chín h th ứ c: Việc làm phi chính thức sẽ tăng lên theo làn sóng nhập cư vào các đô thị lớn của Việt Nam và nhập cư từ những nước nghèo vào Việt Nam Đô thị hóa và người dân nông thôn nhập cư vào thành thị là một xu hướng không gì cưỡng nổi. Ở nước ta cũng vậy, khu vực phi chính thức là một khu vực hấp thụ phần lớn những người nhập cư này. Việc nhập cư tạo nhiều gánh nặng cho các đô thị lớn, trước đây và cả hiện nay, chính sách "hộ khẩu" đã cản trở người nhập cư tiếp cận đến công ăn việc làm, nhà ở và các dịch vụ xã hội như: giáo dục, y tế…. Rất cần có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền đô thị về an sinh – xã hội, tạo điều kiện hỗ trợ người nhập cư và gia đình của họ... Những năm gần đây có hiện tượng lao động phổ thông nước ngoài vào Việt Nam từ một số nước châu Phi, châu Á. Ở TP.HCM lao động người châu Phi làm phụ quán ăn, phụ hồ, khuân vác… lao động từ Philippines làm giúp việc cho người nước ngoài sinh sông tại TP.HCM. Lao động nước ngoài vào Việt Nam bằng nhiều con đường: chính thức, không chính thức như thăm thân, du lịch rồi ở lại... Trong tổng số lao động nước ngoài có mặt tại Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội mới chỉ “nắm được và cấp giấy phép” cho chưa đầy 50%, số còn lại vẫn chưa quản lý được. 2.4.những đề xuất quản lý: - Chính thức công nhận khu vực kinh tế phi hình thức về mặt pháp lý và những đóng góp của người lao động khu vực kinh tế phi chính thức. - Giúp người lao động khu vực phi chính thức tiếp cận với các nguồn lực, tín dụng, hỗ trợ vốn và kỹ thuật, tăng cường các kênh thông tin, đào tạo nghề nghiệp. - Tháo gỡ những cản trở trong Luật Doanh nghiệp, có chính sách hỗ trợ khu vực phi chính thức. - Thiết lập các chính sách kết nối mạnh mẽ khu vực kinh tế phi chính thức với khu vực kinh tế chính thức. - Thực hiện luật về tiền lương và thu nhập công bằng cho lao động khu vực phi chính thức.
- - Bảo vệ người lao động khu vực phi chính thức khỏi bị sự xâm phạm của chủ lao động và các đối tượng xấu khác, nhất là nạn xâm hại tình dục, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em…. - Bảo đảm giáo dục cơ bản đối với con em của người lao động. - Cần tăng cường công tác quản lý xuất, nhập cảnh và tăng cường công tác quản lý việc tạm trú, lưu trú, chuyển đổi mục đích sử dụng của lao động để hạn chế hiện tượng lao động phổ thông nước ngoài ở Việt Nam.Khi một thành phần kinh tế, một hình thức tổ chức kinh doanh nào đó còn tồn tại, điều đó có nghĩa là nó còn cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do vậy không thể dùng ý chí mà xóa bỏ nó, mà ngược lại phải tạo mọi điều kiện để thành phần kinh tế đó phát triển và khai thác tốt nhất tiềm lực của nó. Trong tình hình kinh tế khó khăn do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, khu vực phi chính thức rất dễ bị tổn thương. Đây là một khu vực quan trọng của nền kinh tế, đáng được trân trọng và hỗ trợ. Cùng với các khu vực kinh tế khác, nó giúp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và góp phần ổn định xã hội. Hiện tại chúng ta chú trọng và quan tâm nhiều đến khu vực nhà nước, khu vực đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế tư nhân chính thức. Tuy nhiên chú trọng và quan tâm thoả đáng đến khu vực kinh tế phi chính thức cũng không kém phần quan trọng và cần thiết giúp nền kinh tế - xã hội của thành phố phát triển bền vững. 2. 5 .V ấ n đ ề an sin h xã h ộ i: KTNT Hiện nay, khu vực kinh tế phi chính thức (KTPCT) chiếm trên 11 triệu việc làm trong tổng số việc làm cả nước chiếm khoảng 1/4 tổng việc làm chính và 1/2 số việc làm phi nông nghiệp. Nếu cộng thêm cả những việc làm phụ thì KTPCT có trên 12,4 triệu việc làm. Những lao động này đang Theo ước tính, VN có khoảng 8,4 triệu hộ SXKD phi rất cần được hưởng thụ chính thức, trong đó 7,4 triệu người coi việc làm phi các chính sách và dịch vụ chính thức của mình là chính và 1 triệu hộ coi đó là xã hội. việc làm thứ hai. Theo Tổng cục Thống kê và Viện Nghiên cứu phát triển thì việc làm phi chính thức gồm những NLĐ không được hưởng bất kỳ một chương trình BHXH nào và chiếm 82% tổng số việc làm trên cả nước. Đối với các nền kinh tế đang phát triển, mặc dù khu vực KTPCT và việc làm phi chính thức chiếm tỉ trọng lớn, nhưng nó ít được biết đến trong hoạch định chính sách công.
- Điều kiện làm việc của NLĐ khu vực này rất khó khăn như: Thu nhập thấp, việc làm bấp bênh không ổn định, gần như không có BHXH và phần lớn vẫn chưa được hưởng lợi từ những chính sách đặc thù. Tuy nhiên, các chính sách đó lại đóng góp rất lớn vào quá trình xóa đói, giảm nghèo. Theo Bộ LĐTBXH, ở VN khu vực KTPCT là một trong những khu vực tiên phong trong tiến trình đổi mới của đất nước, góp phần quan trọng vào quá trình chuyển đổi kinh tế từ kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường. Tuy không tạo đột phá trong phát triển kinh tế, nhưng đây là khu vực “bung ra” sớm nhất, mạnh nhất và với tốc độ phát triển nhanh nhất từ giữa những năm 1980 của thế kỷ trước. Kết quả điều tra LĐ việc làm khu vực KTPCT tại TPHCM năm 2008, điều kiện làm việc của NLĐ khó khăn, tạm bợ, thời gian làm việc nhiều và thu nhập thấp. Không kể LĐ làm nông nghiệp, Hà Nội hiện có 132.300 người và TPHCM là 343.700 người đang làm việc trong khu vực phi chính thức, chưa tính tới những người chủ đơn vị, người tự kinh doanh... Trong đó, trên 60% không có hợp đồng với chủ sử dụng, 37% thỏa thuận miệng giữa đôi bên và chỉ khoảng 0,5% có hợp đồng lao động ngắn hạn hoặc dài hạn. Những LĐ này phần lớn không được hưởng bất kỳ một khoản phúc lợi nào từ hoạt động SXKD nơi mình làm việc. Chỉ có khoảng 0,6% số LĐ được chia lợi nhuận, 0,8% được trả lương cho những ngày nghỉ lễ tết... Do khu vực KTPCT không đăng ký kinh doanh nên pháp luật LĐ và BHXH dường như vẫn chỉ đứng bên ngoài, do vậy NLĐ làm việc nhiều nhưng thu nhập và các chế độ đãi ngộ rất thấp. Hiện, trên 50% số LĐ làm việc tại khu vực này thu nhập thấp hơn 1,4 triệu đồng/người/tháng, trong khi có tới 30% số LĐ phải làm việc trên 60 giờ/tuần, phần lớn NLĐ phải làm việc từ 49 giờ đến 52 giờ/tuần. Đóng góp khoảng 20% vào GDP, nhưng làm cách nào để những LĐ này tiếp cận được với các chính sách, các dịch vụ xã hội đang là một thách thức lớn cần quan tâm. 2.6.Lao động phi chính thức-chưa được công nhận: Một điều tra của Viện Khoa học thống kê phối hợp với tổ chức IRD/DIAL Pháp về cuộc sống của người lao động (NLĐ) tại hai thành phố lớn nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho thấy, tuổi bình quân của NLĐ phi chính thức khoảng 3940 tuổi và phần đông có trình độ học vấn thấp. Có tới 3740% số hộ thuộc KVKTPCT không có địa điểm kinh doanh cố định, vì vậy họ ít có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ công cơ bản như điện, nước, điện thoại. Thu nhập của khu vực này chỉ bằng 2/3 so với các khu vực hộ sản xuất, kinh doanh chính thức. Kết quả điều tra còn cho thấy, KVKTPCT đóng góp khoảng 12% giá trị tăng thêm của 2 thành phố. Tuy nhiên, khu vực này chỉ được coi là hoạt động bên lề của nền kinh tế vì có rất ít mối quan hệ với các khu vực kinh tế khác: trên 75% số sản phẩm của nó tạo ra phục vụ cho các hộ gia
- đình. TP Hà Nội hiện có 132.300 người và TP Hồ Chí Minh có 343.700 người đang làm việc trong KVKTPCT, chưa tính tới những người chủ đơn vị, người tự kinh doanh. Trong đó có trên 60% không có hợp đồng với giới chủ, khoảng 37% có thoả thuận miệng giữa đôi bên và chỉ có khoảng 0,5% có hợp đồng lao động ngắn hạn hoặc dài hạn. Số lao động này không được hưởng bất kỳ khoản phúc lợi nào từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nơi mình làm việc. Chỉ có 0,6% số lao động được chia lợi nhuận, 0,8% được trả lương cho những ngày lễ, tết. Ngày càng nhiều lao động tự do tìm kiếm việc làm tại các TP. Ảnh: Thái Hiền Phần lớn NLĐ hoạt động gần như đơn độc, mối liên kết gần nhất, bền chặt nhất chính là giữa những người đồng cảnh ngộ "phi chính thức" với nhau. Vì vậy, việc đóng BHXH, BHYT đối với họ vẫn là xa vời. Bằng chứng là mặc dù Việt Nam đã đề xuất và thực hiện nhiều chính sách nhằm tiến tới thực hiện BHYT toàn dân nhưng đa số đều không sẵn sàng tham gia. Với họ, BHYT không giúp giảm đi nhiều gánh nặng từ chi phí về y tế. Bên cạnh đó, đối tượng này vẫn chưa được xã hội công nhận đúng mức cả về mặt pháp lý lẫn tâm lý. Khó có thể tìm thấy một "công đoàn" hoặc một tổ chức nghề nghiệp để bảo trợ, hỗ trợ về pháp lý hay kinh tế cho những người bán hàng rong, trẻ em bán vé số, đánh giày, giúp việc, xe ôm... 2.7. Giới thiệu về Sở Lao Động – Thương Binh Xã Hội Tp Hồ Chí Minh: 2.7.1.Sơ đồ tổ chức Sở Lao Động – Thương Binh Xã Hội thành phố Hồ Chí Minh:
- Sơ đồ tổ chức Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí MInh A.Cơ quan Sở Cơ quan Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố có 6 phòng, ban thực hiện chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc Sở về các lĩnh vực chính sách lao động, việc làm, dạy nghề, chính sách có công, chính sách xã hội, thanh tra chính sách, thanh tra an toàn lao động trên địa bàn Thành phố; 6 phòng, ban thực hiện công tác bảo đảm hoạt động ngành.
- Các phòng ban chuyên môn: Văn phòng (hành chính quản trị tổng hợp – thi đua) Phòng lao động Tiền lương Tiền công Phòng dạy nghề Phòng chính sách có công Phòng bảo trợ xã hội Phòng chăm sóc bảo vệ trẻ em Phòng kế hoạch – tài chính Phòng y tế Phòng tổ chức cán bộ Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Phòng pháp chế Phòng bình đẳng giới B.Các đơn vị sự nghiệp: Trung tâm hỗ trợ xã hội Trung tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người già tàn tật Chánh Phú Hoà Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người già tàn tật Thạnh Lộc Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình Trung tâm bảo trợ và tạo việc làm cho người tàn tật Trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần Làng thiếu niên Thủ Đức Làng SOS Gò Vấp Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội Trung tâm tiếp nhận đối tượng xã hội Bình Triệu Trung tâm giáo dục lao động bảo trợ xã hội Phú Văn
- Trung tâm chữa bệnh Đức Hạnh Trung tâm giáo dục lao động xã hội Phú Nghĩa Trung tâm bảo trợ người tàn tật Hiệp Bình Chánh Trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần Tân Định Trung tâm giáo dục lao động xã hội Phú Đức Trung tâm giáo dục thường xuyên Gia Định Trung tâm giáo dục dạy nghề Thiếu niên Thành phố Trung tâm giáo dục dạy nghề Thanh thiếu niên 2 Trung tâm cai nghiện ma túy Bố Lá Trung tâm cai nghiện ma túy Bình Đức Trung tâm tư vấn cai nghiện ma túy Trung tâm giáo dục lao động xã hội Phước Bình Ban quản trang Thành phố Nhà tang lễ Thành phố Trường nghiệp vụ nhà hàng thành phố Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè Trường Cao đẳng nghề Thành phố Trường Hermann Gmeiner Văn phòng ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo thành phố Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố Trung tâm kiểm định và huấn luyện kỹ thuật an toàn lao động Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Sở Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh C. Doanh nghiệp nhà nước: Công ty 27/7 Công ty dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia (Suleco) Xin cảm ơn thầy, chúng em đã cố gắng hết sức nhưng công lực chỉ đến đây, không thể đến 20 trang được, chúc thầy 1 ngày vui vẻ và hạnh phúc. Sv:Lưu Công Triệu & Trần Thị Trinh.
- Kính gửi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả của đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam
29 p | 6130 | 2362
-
Tiểu luận: Vấn đề lao động việc làm trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay
25 p | 1195 | 201
-
Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý, nâng cao chất lượng lao động trong các doanhnghiệp ở nước ta hiện nay
32 p | 501 | 169
-
Tiểu luận: Thực trạng công tác thanh tra về việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội của các Doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Thanh hóa trong tình hình hiện nay
14 p | 1135 | 153
-
Tiểu luận môn Luật lao động: Vấn đề thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động
46 p | 1246 | 146
-
Tiểu luận - Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
14 p | 439 | 122
-
Bài tiểu luận: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo hộ lao động trong ngành xây dựng
26 p | 622 | 90
-
Bài tiểu luận môn Luật lao động: Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình
33 p | 486 | 49
-
Tiểu luận Kinh tế lao động: Dịch chuyển cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp 2006 - 2011
22 p | 298 | 43
-
Tiểu luận Bảo hộ lao động: Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác tổ chức quản lý, quy trình công nghệ tại Công ty Gang Thép Thái Nguyên
26 p | 465 | 42
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Suối Ngô, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh
62 p | 103 | 26
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư
17 p | 112 | 26
-
TIỂU LUẬN: THỰC TRẠNG VỀ CẦU LAO ĐỘNG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
57 p | 174 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
76 p | 189 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
81 p | 77 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
95 p | 154 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng lao động - việc làm và phương hướng giải quyết việc làm có hiệu quả ở tỉnh Quảng Trị
54 p | 84 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn