intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Ứng dụng công nghệ lên men sản xuất nem chua

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

340
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận Ứng dụng công nghệ lên men sản xuất nem chua thông tin đến các bạn với các nội dung cơ sở sinh hóa; vi sinh vật; quy trình sản xuất nem chua; các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ vi sinh vật trong quá trình lên men và bảo quản nem chua; chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Ứng dụng công nghệ lên men sản xuất nem chua

  1.   ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ LÊN MEN  SẢN XUẤT NEM CHUA                                                                                       Cần Thơ – 2017
  2. ĐỀ TÀI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ LÊN MEN SẢN XUẤT NEM CHUA I. Giới thiệu Nem chua là sản phẩm được sản xuất từ  nguyên liệu chính là thịt lợn,bì lợn cùng  các   nguyên   liệu   phụ   như   muối,đường,bột   ngọt…Là   sản   phẩm   lên   men   truyền  thống ở Việt Nam được sản xuất theo phương pháp thủ công. Một số  vùng nem ngon nổi tiếng  ở  Việt Nam như: nem làng Vẽ  (Từ  Liêm ­Hà   Nội), nem Phùng (Đan Phượng­Hà Tây), nem Phủ  Từ  (Bắc Ninh), nem chua An   Cựu (Huế), nem chợ  Huyện (Bình Định), nem Ninh Hòa (Khánh Hòa), nem Thủ  Đức (TP Hồ Chí Minh), nem Lai Vung (Đồng Tháp), nem Tân Hưng (Tiền Giang),  nem làng Ước Lễ (Hà Đông), nem Quảng Yên (Quảng Ninh)... Hiện nay, tại một số cơ sở sản xuất chế biến thịt đã đưa việc sản xuất nem chua  truyền thống vào sản xuất công nghiệp. Nem chua được chế  biến bằng thịt tươi  cùng với quá trình lên men lactic chuyển hóa đường thành acid lactic dưới tác dụng   chủ yếu của vi khuẩn Lactobacillus. II. Cơ sở sinh hóa Quá trình lên men chủ yếu trong nem chua là sự lên men lactic. Lên men lactic là quá  trình chuyển hóa kỵ  khí đường tạo acid lactic với sự tham gia của nhóm vi khuẩn   lactic.Tùy vào các loại enzyme có trong cơ thể vi khuẩn lactic,con đường phân giải   và những sản phẩm tạo ra mà quá trình lên men lactic được chia làm 2 loại:lên men  lactic đồng hình và lên men lactic dị hình. Lên men lactic đồng hình: Lên men lactic đồng hình là quá trình lên men tạo sản phẩm chính là acid lactic  chiếm   90­98%   tổng   sản   phẩm   lên   men.Sản   phẩm   phụ   là   ethanol,acid   acetic,CO2,acetoin.
  3. C6H12O6(Glucose)  2NAD+ 2NADH.H+ (acid lactic)CH3COHCOOH  CH3COCOOH (acid pyruvic) Lên men lactic dị hình Lên   men   lactic   dị   hình   là   quá   trình   lên   men   khá   phức   tạp,tạo   sản   phẩm   đa  dạng.Ngoài acid lactic chiếm khoảng 40% tổng sản phẩm lên men còn có sản phẩm  khác với tỉ lệ khá cao như acid succinic và ethanol 20%,acid acetic 10%,các chất khí   20%. III. Vi sinh vật Nem chua là một sản phẩm lên men thịt sống, nên ta xét chủ yếu hệ sinh vật có khả  năng lên men trong nem chua. Hệ vi sinh vật này có khả năng đặc trưng là khả năng  lên men, môi trường sinh sống của chúng có pH = 5.0 – 6.0, hoạt độ  nước aw =   0.99­ 0.80 và môi trường yếm khí. Hệ  vi sinh vật đóng góp vai trò lớn nhất hình thành nên mùi vị  đặc trưng và chất   lượng   sản   phẩm   nem   chua   là   vi   khuẩn   Lactobacillus,Pediococcus   và  Micrococcus.Trong đó,nhiều nhất và đóng vai trò quan trọng nhất là Lactobacillus.  Quá trình lên men chủ  yếu trong sản phẩm chính là sự  lên men lactic, sự  lên men   làm cho pH, độ   ẩm của sản phẩm giảm, chính từ  đó góp phần  ức chế  hệ  vi sinh   vật không có lợi. 1. Vi sinh vật giống a) Lactobacillus Đây là trực khuẩn gram dương,dạng hình que dài,hiếm khí di động,kích thước 0,5­ 1,2 x 1­10µm.Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của chúng là 30­40°C.
  4. Chúng được nhiều tác giả kể đến như là loại vi khuẩn chiếm ưu thế nổi trội trong   suốt quá trình chín của sản phẩm, hoặc ít nhất là ở cuối quá trình chín, nếu như quá   trình chín xảy ra chậm. Chính sự  chiếm  ưu thế  về  số  lượng này khiến cho các   Lactobacillus có khả năng ức chế một số loại vi sinh vật khác, chủ yếu là các loài  G(­) và một vài loài G(+). Mặt khác, các Lactobacillus có khả năng chịu được nồng  độ muối cao hơn một số loài vi khuẩn khác. Lượng  Lactobacillus có thể đạt tới 108  tế bào/g sản phẩm. Chúng có vai trò chính trong việc sinh ra các hợp chất acid, chủ yếu là acid lactic.   Chính sự acid hóa môi trường dẫn đến sự đông tụ các protein, ức chế các vi khuẩn  gây bệnh và tạo màu cho sản phẩm. b) Pediococcus Pediococcus là giống vi khuẩn G(+), thuộc họ Lactobacillaceae, chúng thường xuất  hiện ở dạng song cầu khuẩn hoặc dạng tứ cầu khuẩn được chia đối xứng qua một   hoặc hai mặt phẳng kích thước 1­2μm, không di động. Nhiệt độ tối ưu cho sự phát  triển của chúng là 25­40°C. c) Micrococcus Các  Micrococcus, vi khuẩn G(+), là loại hiếu khí hoặc yếm khí tuỳ  tiện.  Ở  cuối  quá trình lên men chúng là loại vi sinh vật chiếm  ưu thế thứ hai sau  Lactobacillus,  vào khoảng 105 vi khuẩn/g sản phẩm. Theo một số tác giả, sự  phát triển của các  Micrococcus,  ở  thời kì đầu của quá trình lên men, hình như  thuận lợi cho sự  phát  triển của Lactobacillus ở giai đoạn sau.       Lactobacillus       Pediococcus        Micrococcus 2. Vi sinh vật nhiễm a) Các vi khuẩn G(­) khác: bao gồm Các enterobacteria trong đó điển hình là Escherichia Proteus. Pseudomonas  Acinetobacter 
  5. Các vi khuẩn này gram âm có trong sản phẩm đầu thời kì lên men với mật độ  khoảng 103 vi khuẩn/g sản phẩm. Chúng bị  ức chế  bởi các lactobacillus trong quá  trình chín của sản phẩm. Các  enterobacteria  acid hoá môi trường bằng chuyển hoá lên men lactic hỗn hợp   sinh ra các acid hữu cơ có mạch cacbon ngắn. Chúng có khả năng thuỷ phân protein.  Giống vi khuẩn Pseudomonas (Ps.fluorescens, Ps.fragi, Ps. Lundensis và Shewnella   putrefaciens)  thường xuyên thuỷ  phân protein. Chúng không chịu được nồng  độ  muối cao hơn 2,5% và cũng chỉ  phát triển khi hoạt độ  nước trong môi trường lớn  hơn 0,95. Đây là nhóm vi khuẩn gây ra sự  nhiễm độc thịt, gây thối và làm ôi khét   mỡ. Một vài loài (như Pseudomonas aeruginosa) có thể gây bệnh cho người. Giống Acinetobacter cũng có khả  năng thuỷ  phân protein và gây ra các mùi không  mong muốn của thịt. b) Nấm men và nấm mốc Nấm men có thể  làm mỡ  biến thành màu đỏ  hoặc màu đen.  Chúng phát triển tốt  nhất ở pH dưới 5. Đa số nấm men chịu được môi trường hoạt độ nước thấp. Nấm  men phát triển sẽ gây mùi ôi khét của mỡ. Chúng tạo ra các mùi không mong muốn  và gây ra một số hiện tượng ngộ độc. Nấm men có khả  năng thuỷ  phân protein cũng như  các hợp chất gluxit và lipit   (Lerche et Lammers, Coretti, 1958), tuy nhiên nấm men trước tiên có khả năng thuỷ  phân lipit và tạo thành các hợp chất tạo hương (Fournaud, 1976). Chúng có khả  năng thích nghi với quá trình lên men, với khoảng pH rộng, do đó chúng có khả  năng sinh trưởng tốt trong môi trường nem chua. Nấm mốc là các vi sinh vật thuỷ phân protein và lipit.  Các đặc điểm đặc trưng của vi khuẩn lactic trong nem chua: Chúng là loại  ưa  ấm với khoảng nhiệt độ  thích hợp là 23­37°C và phát triển tốt  nhất ở 30°C. Chúng chịu được độ mặn trung bình,tất cả đều có thể phát triển khi nồng độ NaCl   trong môi trường nhỏ hơn hoặc bằng 4%. Chúng đều có khả năng acid hóa môi trường mạnh.Sau 48h lên men,pH môi trường  có thể 
  6. Nguyên liệu chính Nguyên liệu phụ Thịt heo Đường Da heo Muối ăn Bột ngọt Tỏi  Tiêu Ớt Bao bì nem(Lá vông,bao nilong,lá chuối) Phụ gia (Natri polyphotphat,tinh bột biến  tính,màu tạo sản phẩm,chất tạo vị) V. Quy trình sản xuất nem chua 1. Quy trình
  7. 2. Thuyết minh qui trình 2.1  Lọc bỏ gân mỡ Mục đích: loại bỏ  hoàn toàn gân, mỡ  ra khỏi khối thịt trước khi đưa vào quết, do  cấu trúc của sản phẩm là cấu trúc gel protein, nếu thịt dùng làm nem chua có dính   mở thì sẽ làm mềm cấu trúc gel .  Thực hiện: Tiến hành lọc, tách gân, mỡ theo phương pháp thủ công. 2.2  Xay Mục đích: làm nhỏ thịt,tạo điều kiện cho quá trình quết sau này diễn ra nhanh hơn  và dễ dàng hơn. Sử dụng máy xay thịt chuyên dụng để xay. 2.3  Ướp gia vị Mục đích: tạo hương vị và màu sắc đặc trưng cho sản phẩm, tạo cơ chất cho quá  trình lên men. Ngoài ra việc ướp muối, đường còn có tác dụng tạo ra áp suất thẩm  thấu , kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật . Thực hiện: Tiến hành cho đồng thời tất cả các loại gia vị vào khối thịt, sau đó tiến   hành quết.
  8. 2.4  Quết Mục đích: phá vỡ  cấu trúc bó sợi của mô cơ, tách rời các mạch polypeptid theo   chiều dài, để cho gia vị, chất khoáng dễ khuếch tán, các phân tử nước chui vào tạo  trạng thái liên kết gel chặt chẽ, tạo nên khối gel đồng nhất dễ  tạo hình. Quết cho  nhuyễn, đều với gia vị, nếu không nem sẽ  không dai, ăn bị  bở  hay vón cục, quá  trình lên men sẽ diễn ra không đồng đều trong sản phẩm. Phương pháp:           + Phương pháp thủ công: cho thịt sau khi đã xử lý cùng các chất phụ gia và gia   vị cần thiết vào cối đá. Sử dụng lao động thủ công dung chày gỗ giã đều khối thịt ở  trong cối cho đến khi thịt đạt cấu trú monh muốn.           + Phương pháp bán thủ  công: Thịt được cho vào cối đá bằng lao động thủ  công, hệ thống chày và cối được tự động hóa nhờ một motor giúp cho cối xoay đều  quanh trục đi qua tâm của cối và một motor khác giúp cho chày giã đều từ  trên  xuống. Tiến hành giã cho đến khi thịt đạt cấu trúc như mong muốn. 2.5  Luộc chín da heo Mục đích: làm chín da heo do da heo không có khả năng chín sinh hóa,  nhờ nhiệt độ  cao làm biến tính collagen để cơ thể người có thể tiêu hóa được. Đồng thời giúp da  dễ cắt nhỏ hơn, dễ lọc bỏ mỡ vì da trở nên giòn, không mềm nhão. Nem chua là một sản phẩm lên men, chế  biến không qua gia nhiệt. Khi phối trộn   nguyên liệu thịt và da, collagen trong da không bị  biến tính, khả  năng tạo gel giảm  đồng thời khó tiêu hóa được trong cơ thể người sử dụng, giảm giá trị  dinh dưỡng  sản phẩm. Do đó ta phải luộc chín da để  làm biến tính collagen. Tuy nhiên không   nên luộc chín quá và xả  nước lạnh nhanh ngay sau khi luộc để  làm giảm nhiệt  nhanh chóng. Nếu không collagen bị biến tính quá mạnh sẽ hòa tan tạo nhớt, khó có  thể bổ sung vào nem vì ẩm cao, làm khối nem lỏng lẻo. Thực hiện: Cho da heo vào nước lạnh, đun sôi cho đến khi mềm là được. 2.6  Rửa qua nước lạnh Mục đích: nhằm làm săn và làm nguội nhanh da heo. Thực hiện: sau khi vớt da heo ra khỏi nồi nước sôi, nhúng ngay vào nước lạnh rồi  vớt ra. 2.7 Làm ráo da heo
  9. Mục đích: giảm  ẩm độ  trong da, giảm hoạt động nước để  vi sinh vật không phát  triển. Phơi nắng có nhiệt độ cao diệt một số vi sinh vật (nhưng đồng thời cần tránh  gây nhiễm một số vi sinh vật khác),tăng tính chặt của nem. 2.8  Làm sạch Mục đích: làm sạch lông còn sót lại trên da heo. Thực hiện: Tiến hành theo lối thủ  công bằng cách cạo và nhổ  sạch lông trên da   heo. 2.9  Tách mỡ Mục đích: nhằm loại bỏ hoàn toàn mở  ra khỏi da heo vì mỡ  sẽ  làm lỏng lẻo, yếu   cấu trúc gel,nhiều mỡ sẽ khiến cho nem dễ bị oxy hóa, gây hư hỏng nhanh chóng. Thực hiện: bằng phương pháp thủ công dùng dao nhỏ, bén để lọc phần mỡ thừa, vì   đây là công đoạn nhỏ, cần chính xác để  ít lãng phí, tận dụng tốt nguyên liệu.  2.10 Xắt lát mỏng và xắt sợi Mục đích: chuẩn bị cho quá trình trộn và lên men. Da sẽ được trộn đều chung với  khối thịt một cách dễ  dàng, giúp cho quá trình lên men được đồng nhất, cũng như  sản phẩm trở nên đồng đều hơn. Cắt nhỏ còn giúp cho quá trình thủy phân protein   tạo cơ chất cho vi sinh vật sử dụng và tạo hương vị cho sản phẩm diễn ra dễ dàng  hơn. Thực hiện: +Tiến hành theo lối thủ công bằng cách dùng dao sắc cắt miếng da heo theo   bề dày của nó sao cho bề dày da heo khoảng 1mm.             +Tiến hành theo lối thủ công bằng cách dùng dao cắt miếng da heo sau khi   đã xắt lát mỏng thành những sợi dài khoảng 4­5cm, dày khoảng 1mm.           2.11 Phối trộn Mục đích: nhằm phối trộn đều thịt sau khi xay quết với da heo đã xắt sợi. Trong  quá trình này còn có bổ sung thêm tỏi tươi xay nhuyễn vào nhằm mục đích ức chế  sự phát triển của vi sinh vật. Thực hiện: có thể tiến hành phối trộn theo 2 cách:           +Phương pháp thủ công: dùng một cái bồn hình bán cầu, cho tất cả nguyên   liệu cần phối trộn vào và đảo đều bằng một đũa gỗ to.
  10.                    +Phương pháp bán thủ  công: cho thịt đã quết, da heo đã xắt sợi, tỏi xay   nhuyễn vào một cái bồn hình nữa bán, bên trên có một cánh khuấy dùng để  trộn   đều .          2.12 Vo viên và ép định hình Mục đích: nhằm tạo hình dạng cho viên nem, có thể bổ sung thêm ớt, tỏi xắt lát và   tiêu nguyên hạt nhằm mục đích tạo hương vị  cho nem chua cũng như   ức chế  sự  phát triển của vi sinh vật. Tiến hành theo lối thủ  công như  sau:  ước lượng và lấy một lượng thịt sau khi đã  được trộn đều vo thành viên, ép thành một khối có hình lập phương.         2.13 Bao gói sản phẩm Mục đích: +Tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn lactic hoạt động.             +Giữ nhiệt cho quá trình lên men.              +Hạn chế vi sinh vật nhiễm, do nem là môi trường giàu dinh dỡng nên   thuận lợi cho nhiều loại vi sinh vật phát triển. vi sinh vật từ môi trường bên ngoài   dễ  nhiễm vào, cạnh tranh với vi khuẩn lactic gây ra những biến đổi không mong  muốn, khi bao gói sản phẩm sẽ hạn chế được hiện tượng này.             +Đáp ứng yêu cầu cảm quan.             +Dễ dàng cho bảo quản và phân phối đến người tiêu dung. Thực hiện: được tiến hành theo lối thủ công  như sau: Tiến hành gói lá vông trước,   sau đấy gói bằng ni lông và cuối cùng là gói bằng lá chuối. 2.14 Lên men Quá trình lên men lactic trong nem chua được chia làm 3 giai đoạn: +Giai đoạn 1: Bắt đầu có sự  hoạt động của vi khuẩn lactic và một vài vi  sinh vật khác có sẵn trong nguyên liệu đầu, khả năng sinh tổng hợp acid lactic kém.            +Giai đoạn 2: Vi khuẩn lactic phát triển mạnh mẽ và acid lactic được tạo ra  nhiều làm giảm pH của khối nguyên liệu xuống thấp, từ đó có khả năng ức chế sự  hoạt động của các loài vi sinh vật khác. Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình  sản xuất nem chua, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cũng như giá trị  dinh  dưỡng của sản phẩm.
  11.          +Giai đoạn 3: Do acid lactic tích tụ nhiều, làm pH giảm mạnh, từ đó dẫn đến   sự ức chế ngay cả đối với vi khuẩn lactic. Sản phẩm bắt đầu chuyển qua giai đoạn   chín. Lúc này, các vi khuẩn bị   ức chế, chỉ  có nấm men va nấm mốc có khả  năng   phát triển. Do đó tạo điều kiện cho quá trình lên men acid acetic và acid butyric gây  ra mùi và vị khó chịu cho sản phẩm. Sau quá trình lên men lactic là quá trình lên men thối.  Hiện tượng ôi thiu do vi sinh vật gây ra. Vi sinh vật sống trong thịt phân huỷ  các   chất hữu cơ  của thịt thành các chất có mùi khó chịu và độc hại. Tuy nhiên không   phải tất cả các vi sinh vật đều gây ra hiện tượng này. Các nấm mốc mới hình thành sẽ  tiêu thụ  các acid tạo ra, đồng thời phân hủy các   acid hữu cơ  khác được tích tụ  trong quá trình lên men lactic, làm tăng pH, môi   trường trở  nên có tính kiềm hơn. Từ  đó các vi sinh vật lên men thối bắt đầu phát  triển mạnh, chuyển hóa  protein thành pepton,  polipeptide, acid amine… và  cuối   cùng là các sản phẩm đễ  bay hơi như  NH3, H2S… gây mùi vị  khó chịu cho sản  phẩm. Lúc này, nem đã bắt đầu bị hư hỏng, giá trị dinh dưỡng cũng như cảm quan   bị giảm đáng kể. Biến đổi vật lý: độ  dai, độ  dẻo tăng, khối lượng nem cũng thay đổi một phần sau   quá trình lên men. Biến đổi hóa lý: do quá trình lên men làm cho pH của nem thay đổi, tự đó giúp cho  sự  hình thành cấu trúc gel của nem tốt, pH giảm khiến collagen trương nở  giúp  khối nem chặt. Biến đổi hóa học: +pH giảm, hàm lượng đường giảm, thành phần các chất dinh dưỡng thay  đổi theo hướng có lợi nhờ các sản phẩm lên men. +Độ   ẩm giảm : Ban đầu nguyên liệu thịt và da có hàm  ẩm khá cao, lượng  nước tự  do lớn. Sau quá trình lên men, sản phẩm có cấu trúc gel, giữ  nước, một   phần nước tự do trở thành nước liên kết trong cấu trúc gel nên hàm ẩm giảm.   +Hàm lượng protein giảm do một phần protein bị  phân hủy tạo thành cơ  chất cho vi sinh vật sử dụng, tạo hương vị cho sản phẩm. +Vitamin B1, B2 tăng do vi khuẩn sinh ra trong quá trình lên men lactic. Biến đổi sinh học: hàm lượng vi sinh vật tăng (vi khuẩn lên men lactic có lợi cho  hệ tiêu hóa), thành phần dinh dưỡng (các chất thay đổi) làm cho giá trị  năng lượng  của nem thay đổi. Biến đổi cảm quan: Khối nem có màu hồng đỏ đẹp, bề mặt bóng, có mùi thơm đặc  trưng của sản phẩm thịt lên men.pH trong nem giảm thấp, myoglobin có trong thịt   sẽ ở dạng metmyoglobin, nem bình thường sẽ có màu hồng nhạt đến nâu nhạt. Để  tạo được màu đỏ của nem, người ta thường cho thêm phụ gia như nitrit.
  12. VI. Các yếu tố   ảnh hưởng đến sự  phát triển của hệ  vi sinh vật   trong quá trình lên men và bảo quản nem chua 1. Nhiệt độ Nhiệt độ  là một trong những yếu tố quan trọng nhất  ảnh hưởng đến quá trình lên  men vì mỗi loại vi sinh vật có một nhu cầu nhiệt độ  thích hợp khác nhau cho sự  phát triển.Đối với đa số vi khuẩn lactic,nhiệt độ  thích hợp nhất cho sự lên men là  30°C­35°C.Ở nhiệt độ này,acid lactic được hình thành và tích lũy nhiều làm cho pH   hạ thấp. 2. Độ ẩm Tế  bào vi sinh vật chứa lượng nước rất lớn (75­85%) vì vậy nước là rất cần thiết   ở  giai đoạn đầu của quá trình lên men lactic và nếu thiếu nước thì vi khuẩn lactic  sẽ không tồn tại do phản  ứng enzyme bị kiềm hãm.Tuy nhiên,ở  giai đoạn sau của   quá trình lên men lactic (khi đã tạo thành sản phẩm nem chua) thì cần hạ  thấp độ  ẩm cao sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển (nấm mốc phát triển ở độ ẩm 65­ 100%). 3. pH Nem chua là do acid lactic sinh ra trong quá trình lên men lactic vói sự tham gia của  vi   khuẩn   lactic.Khi   đó,pH   của   thịt   hạ   xuống   thấp   (khoảng  4,5)   làm  nem  có   vị  chua,đồng thời protein của thịt bị  đông tụ  làm nem trở  nên cứng chắc.Trong môi  trường acid,các loại vi khuẩn gây thối rữa thịt không hoạt động được nên miếng   nem không bị  hư  thối trong quá trình bảo quản.Nhưng  ở  pH=4,5 không  ức chế  được nấm mốc phát triển (nấm mốc chỉ ức chế hoàn toàn khi pH
  13. Màng tế bào chất của vi khuẩn là màng bán thấm,khi nồng độ  muối trong dịch lên  men cao (NaCl > 6,5%) sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn lactic.Vì vậy,nồng độ  muối cần thiết cho dịch lên men là không quá 6,5%. 6. Các yếu tố sinh học Trong quá trình lên men,các vi sinh vật có mối quan hệ  kháng sinh.Quan hệ kháng  sinh là mối quan hệ đối kháng giữa các vi sinh vật.Sự  có mặt của loài vi sinh vật  này có thể gây tác dụng  ức chế hoặc tiêu diệt loài vi sinh vật khác:vi khuẩn lactic   sinh ra acid lactic sẽ   ức chế  sự  phát triển của vi khuẩn gây thối hoặc nấm mốc   Penicillium notatum sinh ra chất kháng sinh penicillin tiêu diệt một số vi khuẩn gây   bệnh. 7. Bao bì Mốc trắng thỉnh thoảng vẫn thấy  ở lá gói nem.Nếu mốc chỉ phát sinh ở lá gói nem   và nem được bọc trong lớp nylong vẫn chưa bị nhớt và có mùi lạ thì vẫn có thể ăn  được.Nhưng nếu chính nem bị mốc hoặc lá gói bị  mốc tiếp xúc trực tiếp với nem  (không qua lớp nylong bọc nem) thì không nên dùng vì độc tố từ nấm mốc có thể đã  truyền vào thịt.Vì vậy,khi bảo quản nem chua cần chú ý đến yếu tố bao bì để ngăn  chặn nấm mốc tiếp xúc trực tiếp. VII. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm 1. Tiêu chuẩn cảm quan ­Mặt ngoài nem chua khô ráo, không nhớt ­Vết cắt của nem chua ráo, không bở, nhũn ­Mùi vị nem chua thơm ngon ­Không có mùi ôi, chua, thiu, mốc.  2. Tiêu chuẩn hóa lý Nem chua thành phẩm có độ ẩm  52­55% Tên chỉ tiêu Yêu cầu 1.Độ Ph 4,5­5.5 2.Phản ứng Kreiss Âm tính 3.Phản   ứng   định   tính   dihydro  sulphua(H2S) 4.Hàm   lượng   amoniac,mg/100g,không  40,0 lớn hơn 5.Hàm   lượng   nitrit,mg/100,không   lớn  134 hơn Bảng 1.Tiêu chuẩn hóa lý (TCVN 7050 :2002) 3. Tiêu chuẩn vi sinh vật
  14. ST Chỉ tiêu Giới hạn tối  Ý nghĩa T đa trong 1g  nem chua 1 Tổng số vi sinh vật hiếu  3.105 Thể hiện mức độ ô nhiễm và điều  khí kiện vệ sinh trong sản xuất 2 Colifom 50 Thể hiện mức độ vệ sinh 3 E.coli 3 Vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy 4 Staphylococcus aureus 10 Vi sinh vật gây bệnh sốt cao,buồn  nôn 5 Clostridium perfringene 10 Vi sinh vật gây mệt mỏi,buồn  nôn,tiêu chảy đi nhiều lần/ngày 6 Bacillus cereus 10 Vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy,buồn  nôn 7 Salmonella/25g 0 Vi sinh vật gây rối loạn tiêu hóa,đau  bụng,tiêu chảy,nôn mữa,nhức đầu và  sốt nóng 8 Clostridium botulinum 0 Vi sinh vật gây liệt cơ khi bị ngộ độc Bảng 2.Chỉ tiêu vi sinh vật trong nem chua (TCVN 7050 : 2002) VIII. Tài liệu tham khảo Nguyễn Thị Mỹ Dung, 2005 ­ Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật sản xuất và bảo  quản để nâng cao chất lượng nem chua. Luận văn Thạc sĩ sinh học, Trường  Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh. http://doc.edu.vn/tai­lieu/de­tai­cong­nghe­len­men­nem­chua­52924/ Tiểu luận Công nghệ chế biến thịt, thủy sản: Nem chua. Đại học Bách Khoa  TP Hồ Chí Minh. Giáo trình Mô Đun sản xuất nem chua. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông  thôn. http://tailieu.vn/doc/giao­trinh­san­xuat­nem­chua­md02­che­bien­cac­ san­pham­tu­thit­gia­suc­1731076.html
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2