PHẦN III. PHỤ LỤC<br />
MỘT SỐ CHIA SẺ VỀ MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI TẠI VIỆT NAM<br />
<br />
ĐIỀU EM MUỐN NÓI<br />
Nguyễn Thị Bích Hồng,<br />
TH Vân Nham, Hữu Lũng, Lạng Sơn<br />
<br />
T<br />
<br />
rong cuộc đời dạy học của mình, tôi đã có biết bao kỉ niệm đáng nhớ. Và có một kỉ<br />
niệm với một em học sinh khiến tôi không thể nào quên được.<br />
<br />
Đó là năm học 2012 – 2013 khi nhà trường đưa Mô hình trường tiểu học mới VNEN<br />
vào giảng dạy khối lớp 2, 3. Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3C. Trong lớp có một em<br />
học sinh nam tên là Hoàng Hà. Tôi rất ấn tượng với cậu bé khôi ngô, ngoan ngoãn và<br />
luôn nhiệt tình giúp đỡ bạn bè. Điều tôi thích nhất ở em là tinh thần học tập, em hăng hái<br />
giơ tay phát biểu xây dựng bài, luôn hoàn thành tốt các bài tập, kể cả những bài khó.<br />
Cả hai năm học trước em đều đạt học sinh giỏi.<br />
Nhưng đến giữa học kì I, em bắt đầu có hiện tượng chểnh mảng trong học tập.<br />
Trong giờ học, em thường thiếu tập trung, không thảo luận cùng bạn bè, thường xuyên<br />
không hoàn thành bài tập ứng dụng. Lo lắng trước tình hình học tập của em, tôi đã gọi em<br />
lại và hỏi:<br />
– Tại sao dạo này em thường thiếu tập trung trong học tập? Em gặp vấn đề gì khó<br />
khăn không?<br />
Đáp lại câu trả lời của tôi là sự im lặng của em. Em không trả lời, cũng chẳng ngước<br />
nhìn tôi. Đôi mắt em chớp chớp như muốn khóc. Mặc những sự cố gắng của tôi, Hà vẫn<br />
im lặng. Những ngày sau đó, tôi đến nhà để gặp cha mẹ em và được biết là mọi việc ở gia<br />
đình em vẫn bình thường.<br />
Ngồi trong lớp học giờ ra chơi, tôi miên man suy nghĩ. Thực ra vấn đề là ở đâu?<br />
Làm thế nào để giúp Hoàng Hà vui vẻ, hứng thú học hành trở lại? Bất giác nhìn vào góc<br />
”Điều em muốn nói”, tôi reo thầm: Sao lại không nghĩ ra nhỉ?<br />
– 93 –<br />
<br />
Ngay tối hôm ấy, tôi giành thời gian viết đủ 25 lá thư cho những học trò nhỏ của<br />
mình. Mỗi lá thư là một mẩu chuyện nhỏ, lời tâm sự của tôi muốn chia sẻ với các em và<br />
kèm theo đó là mong muốn nhận được thư của các em những ngày sau đó.<br />
Kết quả đã thật là tuyệt. Tôi say sưa với những lá thư vô cùng ngây thơ và cũng hết<br />
sức dễ thương của những cô cậu trò nhỏ của tôi. Vừa đọc, vừa cười, vừa rơm rơm nước<br />
mắt, và len lỏi cảm giác hạnh phúc.<br />
Và lá thư của Hà: Thưa cô em muốn làm “Thầy giáo nhỏ”. À, thì ra là vậy.<br />
Chuyện là như này: Đầu năm học các bạn bầu Chủ tịch Hội đồng tự quản, Phó chủ<br />
tịch và các trưởng ban, nhóm trưởng các nhóm. Sau khi đã ổn định Ban cán sự lớp, tôi đã<br />
hướng dẫn cho các em trong Ban cán sự lớp về nhiệm vụ của mình. Tôi còn nhấn mạnh,<br />
các bạn nhóm trưởng phải hết sức cố gắng. Các em cần xem lô gô, các yêu cầu của từng<br />
lô gô, để tự tin giúp đỡ các bạn trong nhóm của mình. Các nhóm cùng thi đua xem nhóm<br />
nào học giỏi nhất. Nhóm trưởng nào sẽ trở thành “Thầy (cô) giáo nhỏ” xuất sắc nhất?...<br />
Và trong giờ sinh hoạt tuần ấy tôi đã khen ngợi em nhóm trưởng của Hà và các nhóm<br />
trưởng khác – các “Thầy giáo nhỏ”. Sau đó tôi giới thiệu các nhóm trưởng mới cho các<br />
nhóm. Cả lớp vỗ tay hưởng ứng và bao khuôn mặt đầy sự háo hức. Tôi cũng nói với các<br />
em rằng chúng ta sẽ thường xuyên chung sức cùng làm nhóm trưởng để giúp lớp mình<br />
tiến bộ hơn nhé. Tiếng học trò “vâng ạ” đồng thanh rền vang trong niềm hân hoan của cô<br />
và trò.<br />
Sau lần ấy, Hà lại trở lại cậu bé dễ thương ngày nào. Thậm chí em còn có những tố<br />
chất lãnh đạo khiến tôi ngạc nhiên. Cuối học kì I, Hoàng Hà đã đạt học sinh giỏi với điểm<br />
tối đa. Hơn thế nữa, em còn được giải nhì thi chữ đẹp cấp huyện. Nhìn thấy Hoàng Hà có<br />
sự chuyển biến tích cực tôi vui lắm.Và điều đáng yêu nữa là sau đó một thời gian, cậu bé<br />
đã hăng hái giới thiệu bạn khác trong nhóm làm nhóm trưởng và tận tình "hướng dẫn"<br />
người bạn của mình hoàn thành nhiệm vụ.<br />
Đây là một câu chuyện nhỏ thật vui của lớp VNEN chúng tôi đấy. Sau câu chuyện ấy<br />
tôi cũng rút ra được bài học cho mình: Những chi tiết nhỏ trong mô hình VNEN có thể<br />
làm nên những điều kì diệu nếu chúng ta biết sử dụng đúng cách.<br />
<br />
– 94 –<br />
<br />
MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI<br />
GIÚP HỌC SINH TỰ TIN, MẠNH DẠN HƠN<br />
TRONG HỌC TẬP<br />
Hoàng Thị Vân<br />
TH Hồng Phong, Bình Gia, Lạng Sơn<br />
<br />
N<br />
<br />
ăm học 2012– 2013 trường tiểu học xã Hồng Phong, huyện Bình Gia, Lạng Sơn<br />
tham gia dạy học theo Mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN). Đó là điều<br />
vừa mừng, vừa lo đối với cán bộ quản lí và giáo viên dạy khối lớp 2, 3 chúng tôi. Mừng<br />
vì được dạy học theo phương pháp mới, học sinh sẽ chủ động tích cực, tự giác hơn trong<br />
học tập, cơ sở vật chất được tu sửa để tạo điều kiện cho các em học tập cả ngày ở<br />
trường... Lo vì điều kiện khó khăn của nhà trường với nhiều điểm trường lẻ, địa hình<br />
phân bổ rộng, điểm trường xa nhất cách tới 25km đường rừng ; 99% học sinh là người<br />
dân tộc Tày Nùng ; 50% là lớp học tạm ; các thầy cô giáo đã quen với phương pháp dạy<br />
học hiện hành ; công tác tuyên truyền cho phụ huynh dân tộc hiểu để hưởng ứng phối hợp<br />
cùng sẽ rất khó khăn ; rồi còn việc chuẩn bị đồ dùng cho các tiết học nữa...<br />
Những ngày đầu thực hiện dạy học với mô hình VNEN vô cùng khó khăn. Do học<br />
sinh sống ở thôn bản xa, ít giao tiếp và rụt rè, nên việc thảo luận trong nhóm, điều hành<br />
nhóm của một số em nhóm trưởng không phát huy được vai trò. Nhà trường chưa có máy<br />
phô tô nên giáo viên đã phải thiết kế phiếu viết tay. Số lớp học tạm nhiều nên gặp khó<br />
khăn trong việc trang trí lớp học.<br />
Ban giám hiệu nhà trường cùng với các thầy cô giáo vẫn động viên nhau và nỗ lực<br />
thực hiện dạy và học, tổ chức lớp học theo mô hình mới và thường xuyên đánh giá, rút<br />
kinh nghiệm cho giáo viên về các bước lên lớp.<br />
Bước sang một nửa học kì II của năm học, học sinh đã quen với việc học tập theo mô<br />
hình trường học mới. Các em chủ động với việc học. Các nhóm trưởng đã có kĩ năng điều<br />
hành nhóm tương đối tốt. Học sinh bước đầu biết cách tự học, tự đánh giá mình và bạn<br />
trong nhóm, tự giác tìm hiểu bài, chia sẻ những trải nghiệm cùng với sự trợ giúp của thầy<br />
cô giáo và các bạn để chiếm lĩnh kiến thức mới. Sản phẩm của các em được lưu giữ tại<br />
góc học tập cẩn thận, trưng bày đẹp mắt, và tạo nhiều hứng thú. Một số phụ huynh tham<br />
<br />
– 95 –<br />
<br />
gia tích cực vào hoạt động ứng dụng ở các môn học, phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm<br />
chuẩn bị đồ dùng cho con em trước khi đến trường.<br />
Như lời tâm sự của thầy Nông Văn Quân – Tổ trưởng điểm trường của Trường Tiểu<br />
học xã Hồng Phong hôm chúng tôi đi xuống điểm trường lẻ Vằng Phya dự giờ thăm lớp 2<br />
và lớp ghép (3 + 4): “Thời gian đầu, do chưa quen với phương pháp dạy học mới nên<br />
giáo viên phải làm việc khá vất vả. Nhưng đến nay mọi việc đã khác lắm rồi. Học sinh đã<br />
tiếp thu bài học nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Chính chúng tôi cũng ngỡ ngàng trước khả<br />
năng giao tiếp, ứng xử và làm việc cùng nhau của các em. Học sinh hứng thú tiếp nhận<br />
kiến thức, được làm việc theo nhóm, được tự đánh giá và đánh giá bạn theo từng hoạt<br />
động nên đã tạo được tinh thần tự giác cao. Phụ huynh cũng thấy rõ sự thay đổi, tiến bộ<br />
của con em mình nên đã hưởng ứng nhiệt tình cũng như hướng dẫn học sinh thực hiện<br />
hoạt động ứng dụng của mỗi bài học”.<br />
Có trực tiếp đến tham gia vào giờ học của học sinh các lớp 2, 3 ở đây mới cảm nhận<br />
rõ được sự thay đổi tích cực mà mô hình “Trường học mới tại Việt Nam” mang lại. Lớp<br />
học được chia thành nhiều nhóm hoạt động tích cực và sôi nổi dưới sự điều hành của<br />
nhóm trưởng. Sự thích thú, hào hứng hiện rõ trên khuôn mặt của các em. Một điều không<br />
thể phủ định ở đây là một số học sinh có tính cách nhút nhát đã dần trút bỏ được sự tự ti<br />
và đã trở nên mạnh dạn, tự tin để thể hiện khả năng của bản thân.<br />
Những bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu rồi cũng nhanh chóng qua đi khi chúng tôi nhận<br />
được sự đồng thuận, hưởng ứng nhiệt tình từ phía phụ huynh học sinh. Cả giáo viên và<br />
học sinh đều được hưởng lợi rất lớn từ mô hình giáo dục tiên tiến này.<br />
Chúng tôi đang rất tin tưởng vào một sự đổi mới tích cực và toàn diện trong lĩnh vực<br />
giáo dục đào tạo mà mô hình “Trường học mới tại Việt Nam” mang lại.<br />
<br />
– 96 –<br />
<br />
XÂY DỰNG “HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH” Ở<br />
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠO ĐỨC, VỊ XUYÊN, HÀ GIANG<br />
<br />
T<br />
<br />
rường tiểu học xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà giang là một ngôi trường có<br />
một điểm trường chính và bốn điểm trường lẻ. Nơi đây có nhiều dân tộc anh em<br />
cùng sinh sống và học tập. Năm học 2011 – 2012, nhà trường được tiếp cận với Mô hình<br />
trường học mới VNEN, dạy học thử nghiệm với hai lớp 2 ở điểm trường chính.<br />
<br />
Đối với chúng tôi việc thành lập “Hội đồng tự quản học sinh” (HĐTQHS) là công<br />
việc để lại ấn tượng sâu sắc nhất mỗi khi nghĩ lại thời điểm đầu tiên chúng tôi thực hiện<br />
dạy học theo mô hình VNEN. Hội đồng tự quản của học sinh cũng là cơ sở, là nền tảng<br />
vững chắc tạo nên sự thành công về việc học tập và giảng dạy theo mô hình mới. Đây<br />
cũng là một biện pháp giáo dục nhằm thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm xã hội<br />
của học sinh, giúp các em phát triển lòng khoan dung, sự bình đẳng, tinh thần đoàn kết,<br />
các kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác, kĩ năng lãnh đạo…<br />
Trước khi thành lập<br />
“Hội đồng tự quản học<br />
sinh” chúng tôi đã họp với<br />
phụ huynh và đề nghị phụ<br />
huynh trong lớp cùng tham<br />
gia và giúp đỡ nhà trường.<br />
Và phụ huynh đã cùng sát<br />
cánh bên chúng tôi trong<br />
suốt quá trình thành lập<br />
HĐTQHS.<br />
<br />
Cô và trò đang họp chuẩn<br />
bị cho việc bầu “Hội đồng<br />
tự quản học sinh”.<br />
– 97 –<br />
<br />