ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
<br />
Nguyễn Đình Thái<br />
<br />
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG MÔI TRƢỜNG TRẦM TÍCH<br />
TRONG HOLOCEN MUỘN PHỤC VỤ QUY HOẠCH<br />
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU VỰC CỬA SÔNG ĐỒNG NAI<br />
<br />
Chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng<br />
Mã số<br />
<br />
: 60851501<br />
<br />
(DỰ THẢO) TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ<br />
<br />
Hà Nội - 2014<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. GS.TS Trần Nghi<br />
2. PGS.TS Đặng Văn Bào<br />
Phản biện 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . ……. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
Phản biện 2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . ….. . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
Phản biện 3: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . ….. . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại:<br />
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
vào hồi<br />
<br />
giờ<br />
<br />
ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm 2014.<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU<br />
.............................................................................................................. 3<br />
Chƣơng 1<br />
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
BIẾN ĐỘNG MÔI TRƢỜNG TRẦM TÍCH ..................................................................... 5<br />
1.1<br />
KHÁI NIỆM CHUNG ................................................................................................................... 5<br />
1.2<br />
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG MÔI TRƢỜNG TRẦM TÍCH............................. 6<br />
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................................................. 6<br />
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................................................. 7<br />
1.3<br />
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 8<br />
1.3.1 Hƣớng tiếp cận ........................................................................................................................... 8<br />
1.3.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................................... 9<br />
Chƣơng 2<br />
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG MÔI TRƢỜNG TRẦM TÍCH<br />
KHU VỰC CỬA SÔNG ĐỒNG NAI ............................................................................ 10<br />
2.1<br />
ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN TỚI BIẾN ĐỘNG MÔI TRƢỜNG ................ 10<br />
2.1.1 Đặc trƣng địa mạo và ảnh hƣởng của chúng tới biến động môi trƣờng trầm tích................... 10<br />
2.1.2 Cấu trúc địa chất và tân kiến tạo tới biến động môi trƣờng trầm tích vùng cửa sông Đồng Nai10<br />
2.1.3 Đặc trƣng khí hậu với biến động môi trƣờng ........................................................................... 13<br />
2.1.4 Đặc điểm thuỷ văn và hải văn ven bờ ...................................................................................... 13<br />
2.1.5 Dao động mực nƣớc biển sau pha biển tiến cực đại Flandrian ............................................... 13<br />
2.1.6 Các nhân tố chi phối quá trình phá hủy ĐBCT biến dần thành cửa sông hình phễu (estuary)<br />
từ 1000 năm đến nay ................................................................................................................ 13<br />
2.2<br />
ÁP LỰC DO PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI ĐẾN MÔI TRƢỜNG KHU VỰC ....................... 14<br />
2.2.1 Kinh tế nhân văn ....................................................................................................................... 14<br />
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế ....................................................................................................... 14<br />
Chƣơng 3<br />
BIẾN ĐỘNG MÔI TRƢỜNG TRẦM TÍCH KHU VỰC CỬA SÔNG ĐỒNG NAI<br />
GIAI ĐOẠN HOLOCEN MUỘN ................................................................................. 14<br />
3.1<br />
CÁC GIAI ĐOẠN BIẾN ĐỔI MÔI TRƢỜNG TRẦM TÍCH TRONG HOLOCEN ....................... 14<br />
3.1.1 Lịch sử phát triển địa chất trong Holocen sớm – giữa ............................................................. 14<br />
3.1.2 Lịch sử phát triển địa chất trong Holocen muộn ....................................................................... 16<br />
3.1.3 Nhận xét chung ......................................................................................................................... 17<br />
3.2<br />
BIẾN ĐỔI MÔI TRƢỜNG TRẦM TÍCH THEO PHẠM VI KHÔNG GIAN ................................. 18<br />
3.2.1 Vật liệu trầm tích vùng hạ lƣu sông Đồng Nai đến cửa Soài Rạp ............................................ 18<br />
3.2.2 Trầm tích đáy của hệ thống lạch triều sông Thị Vải ................................................................. 18<br />
3.3<br />
BIẾN ĐỘNG VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN ............................................................................ 19<br />
3.3.1 Hiện tƣợng bồi tụ-xói lở ............................................................................................................ 19<br />
3.3.2 Biến đổi lòng dẫn ...................................................................................................................... 19<br />
3.3.3 Biến động vùng bờ do hoạt động nhân sinh ............................................................................. 20<br />
Chƣơng 4<br />
Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG TRẦM TÍCH VÙNG CỬA SÔNG ĐỒNG NAI VÀ<br />
ĐỊNH HƢỚNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC .................................................................... 20<br />
4.1<br />
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG TRẦM TÍCH ............................................ 21<br />
4.2<br />
HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG NƢỚC...................................................................... 22<br />
4.2.1 Ô nhiễm chất hữu cơ ................................................................................................................ 22<br />
4.2.2 Kim loại nặng ............................................................................................................................ 22<br />
4.3<br />
MỐI QUAN HỆ GIỮA Ô NHIỄM TRẦM TÍCH VÀ MÔI TRƢỜNG NƢỚC ............................... 24<br />
4.3.1 Cơ chế tích tụ, lan truyền và vận chuyển chất ô nhiễm ........................................................... 24<br />
4.3.2 Xu thế biến động ô nhiễm ......................................................................................................... 24<br />
4.3.3 Đánh giá sức chịu tải môi trƣờng nƣớc .................................................................................... 25<br />
4.4<br />
ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC<br />
Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG ......................................................................................................... 25<br />
4.4.1 Khái quát về quy hoạch không gian tổng thể ........................................................................... 25<br />
4.4.2 Định hƣớng giải pháp quy hoạch phát triển bền vững và khắc phục ô nhiễm ......................... 25<br />
KẾT LUẬN<br />
............................................................................................................ 26<br />
<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Hạ lưu sông Đồng Nai là một địa hệ sinh thái vũng vịnh cửa sông Soài Rạp gắn liền với hệ thống<br />
lạch triều sông Thị Vải đang phát triển ở giai đoạn cường thịnh, phá hủy hoàn toàn một đồng bằng châu thổ<br />
(ĐBCT) để biến thành một miền rừng ngập mặn rộng lớn vào loại nhất ở nước ta. Địa hệ này cũng là “bãi<br />
rác” khổng lồ đã và đang tiếp nhận khoảng 480.000 m3/ngày nước thải công nghiệp từ hơn 10.000 doanh<br />
nghiệp, cơ sở thuộc 56 khu công nghiệp (KCN) và khu chế xuất (KCX) trên toàn bộ lưu vực. Ô nhiễm môi<br />
trường hạ lưu khu vực sông Đồng Nai, đặc biệt sông Thị Vải đã vượt quá sức chịu tải của chúng và đã đến<br />
lúc kêu cứu các biện pháp xử lý hữu hiệu để trả lại môi trường sống cho cộng đồng dân cư nơi đây.<br />
Các công trình nghiên cứu hiện nay hầu hết ở mức độ nghiên cứu cơ bản, đánh giá chất lượng môi<br />
trường, khí tượng thủy văn mà vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu theo hướng tiếp cận với bản chất và<br />
quy luật tiến hóa của quá trình biến động trầm tích cũng như thủy thạch động lực như một nguyên nhân sâu<br />
xa quyết định sự lan truyền và tập trung ô nhiễm. Trên cơ sở đó đánh giá mức độ ô nhiễm, giải thích quá<br />
trình tích tụ và lan truyền vật chất hữu cơ, nhằm phân vùng ô nhiễm, đánh giá ngưỡng tới hạn và đề xuất các<br />
giải pháp quy hoạch theo định hướng phát triển bền vững. Với cách tiếp cận như trên, nghiên cứu sinh (NCS)<br />
lựa chọn giải quyết luận án “Nghiên cứu biến động môi trường trầm tích trong Holocen muộn phục vụ<br />
quy hoạch phát triển bền vững khu vực cửa sông Đồng Nai” với các mục tiêu và nhiệm vụ được chỉ ra<br />
dưới đây.<br />
Mục tiêu của luận án:<br />
Mục tiêu chính của luận án là:<br />
Xác định được các biến đổi môi trường trầm tích khu vực hạ lưu sông Đồng Nai theo phạm vi không<br />
gian và thời gian từ Holocen muộn đến nay.<br />
Làm rõ nguyên nhân, cơ chế lan truyền, tích tụ và vận chuyển các chất gây ô nhiễm hiện đại dựa trên<br />
các nghiên cứu về thủy-thạch động lực.<br />
Có được các giải pháp định hướng hợp lý trong quy hoạch phát triển bền vững nhằm giảm thiểu thiệt<br />
hại liên quan đến biến đổi vùng cửa sông.<br />
Nội dung nghiên cứu của luận án:<br />
1/ Thu thập, tổng hợp, đánh giá các dạng số liệu về điều kiện tự nhiên (TN), kinh tế-xã hội (KT-XH)<br />
và môi trường (MT), đồng thời tiến hành khảo sát thực địa, lấy mẫu trầm tích và nước, khảo sát cảnh quan<br />
sinh thái vùng hạ lưu sông Đồng Nai.<br />
2/ Tiến hành đo bổ sung và đánh giá ảnh hưởng của hoạt động thủy-thạch động lực đến sự hình<br />
thành và biến đổi, thoái hóa địa hệ vùng cửa sông Đồng Nai.<br />
3/ Phân tích nguyên nhân và cơ chế tích lũy, lan truyền vật chất gây ô nhiễm môi trường nước và<br />
môi trường trầm tích.<br />
4/ Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm theo hướng phát triển bền vững (môi trường-kinh tế-xã hội)<br />
trong khu vực nghiên cứu.<br />
Giới thiệu chung về khu vực nghiên cứu:<br />
Phạm vi vùng cửa sông Đồng Nai được lựa chọn thực hiện trong luận án giới hạn từ hợp lưu của<br />
sông Đồng Nai và sông Sài Gòn tại Nam Cát Lái ra đến cửa Soài Rạp và hệ thống lạch triều sông Thị Vải ra<br />
đến vịnh Gành Rái. Khu vực này bao gồm toàn bộ huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), huyện Cần Giờ (TP.<br />
HCM), và một phần huyện Tân Thành (Bà Rịa-Vũng Tàu), có diện tích khoảng 1.700 km2. Trong hệ thống<br />
sông vùng này sông Nhà Bè, sông Soài Rạp, sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh, sông Thị Vải, Cái Mép là<br />
những con sông có vai trò quan trọng.<br />
3<br />
<br />
Hình 1.1 Vị trí khu vực nghiên cứu<br />
Cơ sở tài liệu xây dựng luận án:<br />
Luận án được tiến hành dựa trên các kết quả nghiên cứu trực tiếp trong thời gian từ năm 2007 đến<br />
năm 2011. Các đợt khảo sát thực địa, thu thập và phân tích mẫu vật tiến hành trong ba đợt cuối năm 2007,<br />
2009 và 2011. Khối lượng mẫu trầm tích và mẫu nước được thu thập theo mạng lưới các sông chính, sông<br />
nhánh và hệ lạch triều bao gồm: 100 mẫu trầm tích tầng mặt, mẫu ống phóng; 100 mẫu nước tầng mặt và<br />
tầng đáy. Một số mẫu bùn đáy (20 mẫu) được phân tích tại Trường ĐH Freiburg (CHLB Đức); 10 tuyến đo<br />
sâu hồi âm các sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Soài Rạp, Đồng Tranh, Thị Vải và một số lạch triều. Mẫu lỗ khoan<br />
khu vực Cần Giờ, Gò Công được tham khảo và sử dụng từ các báo cáo thuộc đề tài cấp Nhà nước<br />
(KC.09.06/06-10; KC.09.13/11-15)…<br />
Những luận điểm bảo vệ:<br />
Luận điểm 1: Môi trường trầm tích khu vực cửa sông Đồng Nai có sự biến động mạnh trong Holocen<br />
muộn, đặc biệt từ 1.000 năm trở lại đây, trong đó sự dâng cao mực nước biển, các hoạt động của thủy triều,<br />
sóng biển và nhân sinh có sự tác động mạnh nhất dẫn tới phá hủy địa hình cổ trong phạm vi toàn lưu vực.<br />
Luận điểm 2: Ô nhiễm môi trường khu vực cửa sông Đồng Nai có sự gia tăng do ảnh hưởng của điều<br />
kiện tự nhiên (hệ thống lạch triều không còn khả năng tự làm sạch) và xu thế tích dồn các chất ô nhiễm do<br />
các hoạt động nhân sinh.<br />
Những điểm mới của luận án:<br />
i) Kết quả nghiên cứu sẽ là những đóng góp cho nhận biết quy luật phát triển và biến động môi<br />
trường trầm tích khu vực cửa sông theo thời gian và không gian. Đồng thời góp phần làm sáng tỏ mối quan<br />
hệ giữa thời địa tầng và địa tầng phân tập trong Holocen muộn (từ 3.000 năm đến nay) trong mối quan hệ với<br />
sự thay đổi mực nước biển.<br />
2i) Nghiên cứu quy luật lan truyền và tích lũy ô nhiễm hữu cơ và kim loại nặng lạch triều sông Thị<br />
Vải và cửa sông Đồng Nai trong mối quan hệ với hoạt động thủy thạch động lực.<br />
Ý nghĩa của luận án:<br />
- Về ý nghĩa khoa học:<br />
Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện cách tiếp cận địa mạo, cổ địa lý và nghiên cứu địa chất trầm<br />
tích trong giải quyết vấn đề biến động môi trường trầm tích trong Holocen muộn-Hiện đại.<br />
- Về ý nghĩa thực tiễn: những kết quả thu được là cơ sở khoa học giúp cho các nhà quy hoạch hoạch<br />
định được các phương án tổ chức lãnh thổ, triển khai các dự án khả thi trong tương lai, xây dựng các phương<br />
án phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại theo định hướng phát triển bền vững.<br />
4<br />
<br />