ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
<br />
Trần Thị Thu Hường<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TÍNH BIẾN ĐỘNG THEO THỜI GIAN CỦA CO VÀ PM10 TẠI MỘT SỐ<br />
TRẠM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG, CỐ ĐỊNH Ở VIỆT NAM<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG<br />
MÃ SỐ<br />
: 62 44 03 01<br />
(DỰ THẢO) TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG<br />
<br />
HÀ NỘI, NĂM 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà<br />
Nội.<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Ngọc Hồ<br />
<br />
Phản biện:…………………………………………………….<br />
…………………………………………………..<br />
Phản biện:…………………………………………………….<br />
…………………………………………………...<br />
Phản biện:…………………………………………………….<br />
…………………………………………………..<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp<br />
tại…………...…………………………………………................<br />
………………………………………………………………………………<br />
…. vào hồi<br />
<br />
giờ<br />
<br />
ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm 20…<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
-<br />
<br />
Thư viện Quốc gia Việt Nam;<br />
<br />
-<br />
<br />
Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài luận án<br />
Việc đánh giá tính biến động và nội/ngoại suy theo thời gian và không gian của các thông số<br />
môi trường không khí dựa trên chuỗi số liệu đo đạc thực nghiệm để phục vụ công tác đánh giá hiện<br />
trạng và cảnh báo ô nhiễm cũng như phục vụ cho quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội là hết sức quan<br />
trọng. Hiện nay, ngoài những phương pháp thu thập số liệu đo đạc bằng các thiết bị thông dụng<br />
truyền thống, Nhà nước đã đầu tư lắp đặt một số trạm quan trắc môi trường tự động liên tục cố định<br />
với trang thiết bị hiện đại, cung cấp bộ số liệu liên tục và đáng tin cậy. Tuy nhiên, kinh phí trợ giúp<br />
cho bảo trì bảo dưỡng còn rất hạn chế, vì vậy số liệu quan trắc của các trạm này do nhiều lý do<br />
khách quan và chủ quan không tránh khỏi sự thiếu hụt cần phải có những nghiên cứu nhằm bổ<br />
khuyết số liệu thiếu hụt để có đủ dữ liệu phục vụ nghiên cứu đánh giá hiện trạng và cảnh bảo ô<br />
nhiễm. Vì vậy, việc nghiên cứu tính biến động để nắm được quy luật biến đổi của các thông số ô<br />
nhiễm, trên cơ sở đó thiết lập mô hình nội/ngoại suy bổ khuyết số liệu thiếu hụt có tính cấp thiết, ý<br />
nghĩa khoa học và thực tiễn.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Phân tích các đặc trưng biến động (đặc trưng số bao gồm: giá trị trung bình, phương sai, độ<br />
lệch chuẩn, hệ số biến động và đặc trưng hàm cấu trúc) của hai thông số khí CO và bụi PM10 theo<br />
thời gian dựa trên chuỗi số liệu quan trắc tự động liên tục, chỉ ra được đây là các quá trình dừng hay<br />
không dừng và sự khác biệt về đặc trưng cấu trúc thống kê tại 3 khu vực địa lý (Láng - thành phố Hà<br />
Nội, Đà Nẵng - thành phố Đà Nẵng và Nhà Bè - thành phố Hồ Chí Minh).<br />
- Ứng dụng mô hình nội/ngoại suy bổ khuyết số liệu thiếu hụt từ số liệu quan trắc môi trường<br />
không khí tự động liên tục cố định dựa trên quá trình ngẫu nhiên nhiễu động dừng.<br />
- Đề xuất quy trình bổ khuyết số liệu thiếu hụt áp dụng cho khí CO và bụi PM10 tại 03 trạm<br />
nghiên cứu, đánh giá sai số tương đối và hiệu suất của mô hình.<br />
- Đề xuất các giải pháp quản lý và kỹ thuật trong vận hành các trạm quan trắc môi trường<br />
không khí tự động cố định và di động.<br />
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: tính biến động theo thời gian của khí CO và bụi PM10 dựa trên số<br />
liệu quan trắc tại 03 trạm nghiên cứu bao gồm: giá trị trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số<br />
biến động và hàm cấu trúc thời gian biến đổi theo khoảng thời gian τ = Δt.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: môi trường không khí xung quanh 03 trạm quan trắc môi trường<br />
không khí cố định tự động thuộc các khu vực địa lý khác nhau:<br />
+ Khu vực phía Bắc: Trạm Láng - thành phố Hà Nội;<br />
+ Khu vực miền Trung: Trạm Đà Nẵng - thành phố Đà Nẵng;<br />
+ Khu vực phía Nam: Trạm Nhà Bè - thành phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
3<br />
<br />
- Thời gian lựa chọn chuỗi số liệu nghiên cứu được lấy từ khi các trạm quan trắc môi trường<br />
không khí tự động cố định hoạt động ổn định là năm 2004 đến 2010.<br />
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án<br />
Nghiên cứu đặc trưng biến động (đặc trưng số và đặc trưng hàm) của khí CO và bụi PM10 đã<br />
khẳng định đây là các quá trình không dừng, từ đó có nghiên cứu sâu trong việc áp dụng lý thuyết<br />
quá trình ngẫu nhiên dừng phục vụ bài toán nội/ngoại suy bổ khuyết số liệu thiếu hụt tại các trạm<br />
quan trắc môi trường không khí tự động cố định.<br />
Việc đề xuất sử dụng quá trình ngẫu nhiên với nhiễu động dừng trong đề tài luận án góp<br />
phần bổ sung hướng nghiên cứu nội/ngoại suy nói riêng và dự báo chất lượng môi trường không khí<br />
nói chung ở Việt Nam.<br />
Áp dụng mô hình nội/ngoại suy thử nghiệm nội/ngoại suy cho hai thông số CO và PM 10 tại<br />
ba khu vực nghiên cứu (Láng - thành phố Hà Nội, Đà Nẵng - thành phố Đà Nẵng, Nhà Bè - thành<br />
phố Hồ Chí Minh). Kết quả thử nghiệm cho thấy hiệu suất mô hình đạt độ chính xác cao từ 75% đến<br />
99,9%. Đây là cơ sở để khuyến nghị ứng dụng phương pháp nội/ngoại suy cho các thông số khác<br />
của các trạm quan trắc môi trường không khí tự động cố định và di động (xe quan trắc) ở nước ta.<br />
Ngoài ra, quy trình nội/ngoại suy được thiết lập sẽ giúp các quan trắc viên làm việc tại các<br />
trạm quan trắc môi trường tự động cố định dễ dàng sử dụng để tính toán bổ khuyết chuỗi số liệu<br />
thiếu hụt, đảm bảo cung cấp chuỗi số liệu đầy đủ để xây dựng bộ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác<br />
quản lý môi trường và các nghiên cứu liên quan.<br />
5. Những đóng góp mới của luận án<br />
- Phân tích tính biến động của hai thông số CO và PM10 thông qua các đặc trưng số (biến<br />
trình ngày đêm, phương sai, độ lệch chuẩn và hệ số biến động) và đặc trưng hàm (hàm cấu trúc) cho<br />
thấy các đặc trưng biến đổi theo ngày, mùa, năm và vị trí địa lý tại các khu vực nghiên cứu. Điều<br />
này được giải thích: các yếu tố khí tượng, khí hậu (tốc độ gió, hướng gió, nhiệt độ, lượng mưa, thời<br />
gian mưa, độ ẩm, áp suất) và trạng thái tầng kết nhiệt (bất ổn định, cân bằng phiếm định và ổn định)<br />
trong lớp không khí gần mặt đất ảnh hưởng rất lớn đến môi trường không khí, nên chúng phá vỡ quy<br />
luật biến động của các thông số khảo sát, do đó các đặc trưng số và hàm không thể xem là những quá<br />
trình ngẫu nhiên dừng.<br />
- Luận án đã áp dụng lý thuyết các quá trình ngẫu nhiên và lần đầu tiên ở Việt Nam đã đề<br />
xuất sử dụng quá trình ngẫu nhiên qui tâm (nhiễu động dừng) trong nghiên cứu môi trường không<br />
khí để xây dựng hàm cấu trúc của nhiễu động dừng biến đổi theo khoảng thời gian Δt = τ. Trên cơ sở<br />
đó xây dựng hàm cấu trúc thực nghiệm của nhiễu động dừng cho 02 thông số CO và PM10 tại 3 trạm<br />
nghiên cứu theo các mùa (tại Trạm Láng là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông; tại Trạm Đà<br />
Nẵng và Nhà Bè là mùa khô và mùa mưa).<br />
- Sử dụng phương pháp hồi quy để xấp xỉ đường cong hàm cấu trúc thực nghiệm của nhiễu<br />
động dừng dưới dạng hàm lnτ, trên cơ sở đó đánh giá khoảng dừng thích hợp, làm cơ sở cho việc giải<br />
hệ phương trình tìm ra các nhân tử nội/ngoại suy. Từ đó áp dụng mô hình nội/ngoại suy bổ khuyết số<br />
liệu thiếu hụt cho hai thông số CO và PM10 đạt hiệu suất cao từ 75 - 99,9%.<br />
<br />
4<br />
<br />
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Nghiên cứu tính biến động và nội/ngoại suy số liệu môi trƣờng không khí trên thế giới và<br />
ở Việt Nam<br />
1.1.1. Nghiên cứu tính biến động của các thông số môi trường không khí<br />
Việc nghiên cứu đặc trưng biến động của các thông số môi trường không khí đã được nhiều<br />
quốc gia quan tâm nhằm phục vụ công tác đánh giá hiện trạng ô nhiễm, đánh giá xu hướng biến đổi<br />
của các chất ô nhiễm phục vụ quá trình hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế xã hội bền vững.<br />
Các nghiên cứu trên thế giới và trong nước đều cho thấy sự biến động của các thông số môi<br />
trường không khí có ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng như: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, hướng<br />
gió, tốc độ gió, bên cạnh đó là các tác động của các nguồn thải từ các hoạt động dân sinh, công<br />
nghiệp, giao thông hay cháy rừng… Các nghiên cứu hầu hết đều phân chia chuỗi số liệu quan trắc<br />
theo ngày, mùa để nghiên cứu tính biến động theo thời gian và không gian.<br />
1.1.2. Nghiên cứu nội/ngoại suy chuỗi số liệu của các thông số môi trường không khí<br />
Việc sử dụng số liệu của các trạm quan trắc tự động cố định liên tục 24/24 giờ trong ngày<br />
ứng với từng mùa trong năm để có cơ sở dữ liệu phục vụ bài toán nội/ngoại suy bổ khuyết số liệu<br />
thiếu hụt trong nhiều thời điểm quan trắc đã được triển khai ứng dụng ở nước ngoài và Việt Nam.<br />
Hai phương pháp chủ yếu được sử dụng liên quan đến vấn đề nội/ngoại suy gồm có:<br />
- Phương pháp hồi quy bán thực nghiệm mô phỏng nồng độ chất gây ô nhiễm theo không<br />
gian và thời gian dựa trên chuỗi số liệu thực nghiệm có sẵn với hệ số tương quan hồi qui R2 đạt từ<br />
0,75 đến 1.<br />
- Phương pháp sử dụng đặc trưng hàm của lý thuyết quá trình ngẫu nhiên: Trong khí tượng,<br />
thủy văn và môi trường phương pháp sử dụng đặc trưng hàm (hàm tương quan hoặc hàm cấu trúc<br />
thời gian) để thiết lập các mô hình nội/ngoại suy, lọc sai số ngẫu nhiên, làm trơn chuỗi số liệu bổ<br />
khuyết số liệu thiếu hụt được triển khai ứng dụng mạnh mẽ ở Liên Xô và các nước Đông Âu từ<br />
những năm đầu của thế kỷ XIX. Tiếp cận chủ yếu của phương pháp sử dụng đặc trưng hàm là xem<br />
các chất ô nhiễm khảo sát là quá trình trình ngẫu nhiên dừng. Bên cạnh hai phương pháp hồi qui bán<br />
thực nghiệm và sử dụng đặc trưng hàm còn có rất nhiều các phương pháp khác dựa trên lý thuyết<br />
khuếch tán tán rối, động lực học thống kê… Các phương pháp này chủ yếu để tính toán mô phỏng<br />
và dự báo quá trình lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường không khí.<br />
Trong luận án, tác giả sử dụng đặc trưng hàm cấu trúc của nhiễu động dừng và kết hợp với<br />
phương pháp hồi qui hàm cấu trúc thực nghiệm để ứng dụng thiết lập mô hình nội/ngoại suy bổ<br />
khuyết số liệu tại các trạm quan trắc môi trường không khí tự động cố định.<br />
1.2. Khái quát ô nhiễm môi trƣờng không khí xung quanh các trạm quan trắc cố định<br />
tự động Láng - thành phố Hà Nội, Đà Nẵng - thành phố Đà Nẵng và Nhà Bè - thành phố Hồ<br />
Chí Minh<br />
1.2.1. Vị trí địa lý và đặc điểm của các trạm<br />
Trạm Láng, trạm Đà Nẵng và trạm Nhà Bè được quyết định đưa vào mạng lưới trạm điều tra<br />
cơ bản của Trung tâm Mạng lưới khí tượng thuỷ văn và môi trường - Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn<br />
<br />
5<br />
<br />