intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài dự thi: Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam - Hoàng Thị Nhật Hà

Chia sẻ: Bachma46 Bachma46 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

63
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài dự thi: Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam do Hoàng Thị Nhật Hà trình bày Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài dự thi: Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam - Hoàng Thị Nhật Hà

Bài dự thi: “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt  <br /> Nam”<br /> Chuyên đề 10: Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào<br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên đề 10:<br /> GÌN GIỮ, PHÁT HUY TÌNH CẢM HỮU NGHỊ ĐẶC BIỆT<br /> VIỆT NAM – LÀO<br /> ­­­­­­­­­­­­<br /> <br /> <br /> Là hai nước láng giềng có nhiều nét tương đồng về văn hóa, Việt Nam <br /> và Lào đã chung tay viết nên những trang sử  hào hùng của hai dân tộc. Tình  <br /> hữu nghị, đoàn kết giữa hai Đảng, hai nước Việt ­ Lào và sự gắn bó keo sơn  <br /> giữa dân tộc Việt Nam và nhân dân các bộ  tộc Lào được Chủ  tịch Hồ  Chí  <br /> Minh và Chủ  tịch Cayxỏn Phômvi hản trực tiếp gây dựng nền móng, được  <br /> các thế  hệ  lãnh đạo kế  tục của hai Đảng, hai nước, cùng nhân dân hai nước  <br /> quý trọng, nâng niu và dày công vun đắp.<br />  <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chủ tịch Hồ Chí Minh trao đổi với Chủ tịch Kaysone Phomvihane tại Hà Nội năm 1966.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người dự thi: Hoàng Thị Nhật Hà – Đoàn viên Công đoàn  1<br /> Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa.<br /> Bài dự thi: “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt  <br /> Nam”<br /> Chuyên đề 10: Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào<br /> <br /> Trải qua nhiều giai đoạn và biến cố  của lịch sử, hai nước Việt Nam ­ <br /> Lào cùng tựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, sát cánh bên nhau, xây đắp <br /> quan hệ  đoàn kết đặc biệt Việt Nam ­ Lào cao đẹp, mẫu mực, thủy chung,  <br /> hiếm có trong<br /> <br />  lịch sử quan hệ quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:  “Việt ­ Lào hai nước  <br /> chúng   ta   ­   Tình   sâu   hơn   nước   Hồng   Hà,   Cửu   Long”.   Chủ   tịch   Cayxỏn <br /> Phômvihản cũng từng nói: “Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm <br /> gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao <br /> giờ  có sự  đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như <br /> vậy”.<br /> Sau khi Việt Nam hoàn thành sự  nghiệp thống nhất đất nước và nước <br /> Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời vào năm 1975, quan hệ Việt ­ Lào đã  <br /> chuyển sang giai đoạn mới. Đó là mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và <br /> hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và hai Nhà nước mà bằng chứng sinh động là  <br /> Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam ­ Lào được ký ngày 18/7/1977.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người dự thi: Hoàng Thị Nhật Hà – Đoàn viên Công đoàn  2<br /> Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa.<br /> Bài dự thi: “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt  <br /> Nam”<br /> Chuyên đề 10: Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào<br /> <br /> Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Souphanouvong tại chiến khu Việt Bắc năm 1951.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước đã góp phần quan trọng vào việc <br /> củng cố  và tăng cường quan hệ  hữu nghị  truyền thống và hợp tác toàn diện <br /> giữa Việt Nam và Lào trong thời kỳ  mới. Trong các chuyến thăm của lãnh  <br /> đạo hai nước, hai bên luôn khẳng định quan điểm nhất quán, tiếp tục coi  <br /> trọng và dành mọi  ưu tiên cho việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị <br /> truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam ­ Lào, coi đây là <br /> tài sản vô giá cần gìn giữ và truyền lại cho muôn đời con cháu mai sau.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Nhân dân Khăng Khay (tỉnh Xiêng Khoảng, Lào) mít tinh phản đối đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, ngày<br /> 23/5/1965.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Những thành tựu to lớn về kinh tế­xã hội sau hơn 20 năm tiến hành công <br /> cuộc đổi mới và những chuyển biến quan trọng trong quan hệ  hợp tác toàn <br /> diện Việt Nam ­ Lào, Lào ­ Việt Nam trong những năm qua đã tạo nên những  <br /> <br /> <br /> Người dự thi: Hoàng Thị Nhật Hà – Đoàn viên Công đoàn  3<br /> Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa.<br /> Bài dự thi: “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt  <br /> Nam”<br /> Chuyên đề 10: Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào<br /> <br /> điều kiện vật chất to lớn thúc đẩy việc tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện  <br /> Việt Nam­Lào, Lào ­ Việt Nam trong giai đoạn mới.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Những nghệ sĩ đến từ đất nước Lào anh em tham gia biểu diễn tại Lễ hội Nhịp cầu<br /> xuyên Á lần thứ 3, Quảng Trị - 2012<br /> <br /> <br /> <br /> Để tăng cường hợp tác toàn diện, đưa quan hệ đặc biệt Việt Nam ­ Lào, <br /> Lào  ­  Việt Nam lên tầm cao mới cần bổ  sung và điều chỉnh cơ  chế, chính <br /> sách, chương trình và tổ  chức chỉ  đạo hợp tác cho phù hợp với thực tế  và <br /> những đòi hỏi mới của sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Đặc biệt là trong <br /> bối cảnh hội nhập kinh tế  quốc tế  và khu vực hiện nay và những năm tới,  <br /> càng cần phải đẩy nhanh việc điều chỉnh kịp thời, linh hoạt các nội dung đã  <br /> thỏa thuận bằng các văn bản hợp tác nhằm tạo điều kiện cho các tổ  chức,  <br /> Người dự thi: Hoàng Thị Nhật Hà – Đoàn viên Công đoàn  4<br /> Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa.<br /> Bài dự thi: “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt  <br /> Nam”<br /> Chuyên đề 10: Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào<br /> <br /> đơn vị hợp tác thực hiện có hiệu quả  những mục tiêu chiến lược hợp tác đã  <br /> đặt ra.<br /> <br /> <br /> <br /> <br />         Trong quá trình tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện, hai bên cần luôn  <br /> luôn tôn trọng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và chủ trương đa phương  <br /> hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại của nhau.<br /> Trong quan hệ hợp tác kinh tế sắp tới cần phải chú trọng tính thực chất, <br /> hiệu quả và chất lượng. Có nghĩa là, các chương trình hợp tác, nhất là từ phía <br /> Việt Nam (các dự  án của Việt Nam đầu tư  vào Lào) phải phù hợp với yêu  <br /> cầu của công cuộc xây dựng đất nước, bảo vệ  toàn vẹn lãnh thổ  và an ninh  <br /> quốc gia của Lào. Việt Nam cần  ưu tiên các dự  án hợp tác với Lào phù hợp  <br /> với qui hoạch và kế  hoạch phát triển của Lào đã được vạch ra tại các kế <br /> hoạch 5 năm 2006­2010 và tầm nhìn đến 2020 của Lào. Đó là các dự  án hợp <br /> tác về phát triển thủy điện với Lào, dự án xây dựng đường giao thông ra biển;  <br /> các dự  án hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân  <br /> lực.<br /> Người dự thi: Hoàng Thị Nhật Hà – Đoàn viên Công đoàn  5<br /> Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa.<br /> Bài dự thi: “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt  <br /> Nam”<br /> Chuyên đề 10: Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Trên công trường thủy điện Xêkaman (Lào), công trình quan trọng trong chương trình hợp tác<br /> năng lượng Việt Nam- Lào -<br /> <br /> Việt Nam và Lào cần phải phát huy quan hệ hữu nghị truyền thống, tình <br /> đoàn kết đặc biệt trở  thành động lực thúc đẩy ngày càng mạnh mẽ  hợp tác  <br /> toàn diện, đặc biệt là hợp tác kinh tế  phục vụ  mục tiêu phát triển của mỗi  <br /> nước, đưa hợp tác toàn diện Việt Nam­Lào, Lào ­ Việt Nam trong thời gian  <br /> tới ngang tầm với quan hệ truyền thống đặc biệt giữa hai nước chúng ta.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người dự thi: Hoàng Thị Nhật Hà – Đoàn viên Công đoàn  6<br /> Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa.<br /> Bài dự thi: “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt  <br /> Nam”<br /> Chuyên đề 10: Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hội chợ thương mại Việt­ Lào<br /> Tính chất đặc biệt của quan hệ  Việt Nam ­ Lào, Lào ­ Việt Nam khác  <br /> căn bản với các quan hệ  đối tác thông thường  ở  chỗ  nó là quan hệ  hợp tác <br /> toàn diện bao gồm cả chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa... và  ưu tiên, ưu đãi <br /> cho nhau cao hơn cả  các quan hệ  song phương khác. Cần có một nhận thức <br /> thống nhất của cán bộ và nhân dân hai nước về tính chất đặc biệt này. Cả hai  <br /> bên cần có tầm nhìn rộng hơn, toàn diện và lâu dài hơn chứ  không chỉ   ở  các <br /> lợi ích kinh tế thuần túy và ngắn hạn.<br /> Quan hệ  đặc biệt Việt Nam­ Lào được tạo dựng trên cơ  sở  xác định  <br /> đúng đắn những quan điểm lý luận về mối quan hệ dân tộc và quốc tế trong <br /> thời đại mới nhằm thực hiện nhiệm vụ cách mạng do 2 nước xác lập. Quan <br /> hệ  đó dựa trên cơ  sở  cả  hai dân tộc Việt Nam và Lào đều khẳng định con  <br /> đường cách mạng vô sản là con đường giải phóng và phát triển Đông Dương.<br /> Cả hai dân tộc Việt Nam và Lào đề phải quán triệt và thực hiện tốt quan  <br /> điểm của Chủ  tịch Hồ  Chí Minh " Giúp bạn là tự  giúp mình". Bản chất của  <br /> quan hệ  Việt Nam­ Lào, Lào­ Việt Nam được nuôi dưỡng, phát triển bằng <br /> <br /> <br /> Người dự thi: Hoàng Thị Nhật Hà – Đoàn viên Công đoàn  7<br /> Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa.<br /> Bài dự thi: “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt  <br /> Nam”<br /> Chuyên đề 10: Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào<br /> <br /> sức cảm hóa sâu sắc của quan điểm " Giúp bạn là tự giúp mình" do Chủ tịch <br /> Hồ Chí Minh chỉ dẫn.<br /> Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng nhân dân cách mạng Lào phải luôn  <br /> coi trọng thực hiện nguyên tắc tôn trọng quyền độc lập, tự chủ, bình đẳng và <br /> dân chủ của hai bên. Tại cuộc hội đàm với đoàn đại biểu cấp cao Đảng nhân <br /> dân cách mạng Lào, đồng chí Lê Duẩn ­ Bí thư thưa nhất BCH TW Đảng Lao  <br /> động Việt Nam trình bày về nguyên tắc lớn và lề lối làm việc giữa hai Đảng,  <br /> bao gồm những nội dung" Mọi công việc  ở  Lào đều do Lào phụ  trách. Cách  <br /> mạng Lào do đồng chí Lào lãnh đạo, đường lối chủ  trương   đường lối, chủ <br /> trương do Đảng Lào đề ra Việt Nam góp ý kiến. Cũng có lúc Việt Nam thấy  <br /> vấn đề  trước thì Việt Nam đề  xuất ý kiến trước, nhưng quyền quyết định <br /> vẫn do Đảng Lào.<br /> Ở phạm vi quan hệ giữa Đảng Lào với các đảng anh em khác thì “Đảng <br /> Lào tự mình bàn bạc thương lượng với các đảng anh em trong mọi vấn đề có <br /> liên quan. Trong phạm vi nào đó theo yêu cầu của các đảng anh em và với sự <br /> thỏa   thuận   của   Đảng   Lào,   Việt   Nam   có   thể   làm   trung   gian   giúp   đỡ”. <br />         Về  quan hệ  giữa hai nước, hai Chính phủ, đồng chí Lê Duẩn cho rằng:  <br /> “Tất nhiên có những quan hệ khác hơn quan hệ hai Đảng. Những vấn đề  lớn  <br /> trong quan hệ giữa hai Chính phủ thì hai Đảng cũng cần có sự trao đổi ý kiến  <br /> trước   vớinhau.<br />         Về  phía Lào, giải thích rõ nguyên tắc độc lập, tự  chủ  và giá trị  của nó, <br /> trong bài phát biểu tại Hội nghị  cán bộ  toàn quốc Lào ngày 13/5/1974, Chủ <br /> tịch Cayxỏn Phomvihản nói: “Sự  nghiệp cách mạng của nhân dân ta phải do  <br /> nhân dân ta tự làm lấy. Đảng ta là một đảng lãnh đạo cách mạng thực sự, do <br /> đó phải giữ  vững nguyên tắc độc lập, tự  chủ  thì mới chứng minh một cách  <br /> đầy đủ  chủ  nghĩa yêu nước nồng nàn kết hợp với tinh thần quốc tế  vô sản  <br /> <br /> Người dự thi: Hoàng Thị Nhật Hà – Đoàn viên Công đoàn  8<br /> Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa.<br /> Bài dự thi: “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt  <br /> Nam”<br /> Chuyên đề 10: Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào<br /> <br /> trong   sáng”. <br />          Trên cơ  sở  nhận thức quá trình toàn cầu hóa và sự  hội nhập giữa các  <br /> nước trong khu vực Đông Nam Á, Báo cáo chính trị  tại Đại hội lần thứ VIII  <br /> Đảng Nhân dân cách mạng Lào (tháng 3/2006) nêu rõ: “Kiên định quan điểm  <br /> chủ  động và thái độ  tích cực trong hội nhập quốc tế  và khu vực bằng việc  <br /> phát huy cao độ sức mạnh của dân tộc và tiềm năng của đất nước. Cộng hòa <br /> Dân chủ nhân dân Lào sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước  <br /> nhằm đảm bảo lợi ích chung và lợi ích riêng của mỗi bên”. Đại hội XI Đảng  <br /> Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại <br /> độc lập, tự chủ, hợp tác và phát triển.<br /> Tiếp tục tinh thần và nguyên tắc đó, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng <br /> Nhân dân cách mạng Lào chủ trương đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác toàn <br /> diện Việt Nam ­ Lào phải trên cơ  sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý <br /> chí tự  lực, tự  cường,  hợp tác bình đẳng và cùng có lợi. Thực hiện tốt 4  <br /> nguyên tắc mà Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương diễn ra tại thủ đô Viên  <br /> Chăn từ  ngày 22 đến ngày 23/2/1983 đã thống nhất, trong đó chú ý đến vấn <br /> đề: Quan hệ giữa ba nước sẽ được giải quyết bằng thương lượng trên cơ sở <br /> tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp <br /> vào công việc nội bộ của nhau.<br /> Việc gìn giữ, củng cố, phát huy truyền thống hữu nghị  đặc biệt Việt <br /> Nam­ Lào ngày càng tốt đẹp, hai Đảng, hai Nhà Nước cần thường xuyên <br /> thông báo cho nhau về tình hình mỗi Ðảng, mỗi nước. Thường xuyên trao đổi <br /> về  các phương hướng, biện pháp không ngừng phát triển quan hệ  hai Ðảng, <br /> hai   nước,   cũng   như   những   vấn   đề   quốc   tế   và   khu   vực   cùng   quan   tâm.  <br />            Chính phủ  hai nước cần tích cực chỉ  đạo các bộ, ngành, địa phương <br /> triển khai thực hiện Hiệp định hợp tác 5 năm 2011­2015 và Chiến lược hợp <br /> <br /> Người dự thi: Hoàng Thị Nhật Hà – Đoàn viên Công đoàn  9<br /> Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa.<br /> Bài dự thi: “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt  <br /> Nam”<br /> Chuyên đề 10: Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào<br /> <br /> tác 10 năm 2011­ 2020. Tăng cường quan hệ  hợp tác giúp đỡ  lẫn nhau giữa <br /> các địa phương của hai nước, nhất là các địa phương có chung biên giới.  <br />          Sớm kiện toàn tổ  chức bộ  máy, đổi mới cơ  chế  và nâng cao hiệu quả <br /> hoạt động của Ủy ban Liên Chính phủ và bộ phận thường trực Phân ban hợp <br /> tác Việt Nam­ Lào, Lào­ Việt Nam. Phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, giáo <br /> dục cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế  hệ  trẻ  về  mối quan hệ  đặc biệt <br /> Việt Nam­Lào trong giai đoạn mới.<br /> Hợp tác chặt chẽ  giữa hai nước trong việc thực hiện chiến lược phát <br /> triển. Đẩy mạnh hợp tác về  quốc phòng, an ninh, đối ngoại, đào tạo và phát <br /> triển nguồn nhân lực. Trong hoàn cảnh nào hai Đảng và nhân dân hai nước  <br /> cũng làm hết sức mình để giữ gìn và vun đắp mối quan hệ đặc biệt Việt Nam <br /> ­ Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, truyền mãi cho các thế  hệ  mai <br /> sau. <br /> <br /> <br /> <br /> <br />                             Hướng dẫn nông dân nước bạn Lào thu hoạch lúa<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người dự thi: Hoàng Thị Nhật Hà – Đoàn viên Công đoàn  10<br /> Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa.<br /> Bài dự thi: “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt  <br /> Nam”<br /> Chuyên đề 10: Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào<br /> <br /> Để tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam­Lào, Lào ­ Việt Nam <br /> trong giai đoạn mới, cần tập trung tiếp tục thực hiện những định hướng lớn  <br /> đã được thỏa thuận giữa hai Bộ Chính trị tháng 1­2008 tại Viêng Chăn và tiếp  <br /> tục thực hiện 6 chương trình mục tiêu đã được thỏa thuận tại Hiệp định hợp  <br /> tác giữa hai Chính phủ  giai đoạn 2006­2010. Thực hiện thắng lợi chương  <br /> trình hợp tác giai đoạn 2006­2010 sẽ tạo những tiền đề vật chất cần thiết cho  <br /> việc xây dựng chiến lược hợp tác Việt Nam­Lào, Lào­Việt Nam giai đoạn <br /> 2011­2015 và tầm nhìn đến 2020.<br /> Định hướng cơ  bản của chiến lược hợp tác Việt Nam­Lào, Lào­Việt <br /> Nam giai đoạn 2011­2020 là: “Phát huy truyền thống quan hệ  đặc biệt Việt  <br /> Nam­Lào, Lào ­ Việt Nam trở  thành động lực tạo ra sự  chuyển biến mạnh  <br /> mẽ  trong hợp tác kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế­xã <br /> hội và hội nhập của mỗi nước”. Trong đó, không ngừng nâng cao nhận thức <br /> và làm sâu sắc thêm quan hệ  đặc biệt Việt Nam­Lào, Lào ­ Việt Nam trong  <br /> hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ  thuật tạo sự  chuyển biến mạnh mẽ <br /> thúc đẩy hợp tác kinh tế ngang tầm với quan hệ truyền thống giữa hai n ước.  <br /> Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo: coi trọng, phát triển và củng cố  mối quan hệ <br /> hữu nghị  truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự  hợp tác toàn diện giữa hai  <br /> nước và coi đây là nhiệm vụ có tầm chiến lược to lớn, thiết thực phục vụ lợi  <br /> ích đảm bảo ổn định an ninh chính trị và phát triển của mỗi nước. Coi hợp tác  <br /> và nâng cao chất lượng giáo dục­đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là  <br /> nhiệm vụ chiến lược lâu dài giữa hai nước nhằm hình thành một thế hệ mới <br /> kế  cận có đầy đủ  năng lực và nhận thức một cách sâu sắc về  mối quan hệ <br /> hữu nghị  truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai  <br /> nước, tạo lòng tin vững chắc, lâu dài lẫn nhau, góp phần tăng cường bền <br /> vững mối quan hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước. Đặc biệt coi trọng đào tạo <br /> <br /> Người dự thi: Hoàng Thị Nhật Hà – Đoàn viên Công đoàn  11<br /> Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa.<br /> Bài dự thi: “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt  <br /> Nam”<br /> Chuyên đề 10: Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào<br /> <br /> và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị, nhất là đội ngũ cán bộ các cấp của các <br /> địa phương Lào, cán bộ làm việc ở các dự án giữa hai nước; kết hợp hài hòa <br /> giữa đào tạo và bồi dưỡng, giữa số lượng và chất lượng, giữa đào tạo chính  <br /> qui các bậc học với đào tạo nghề.<br /> Thường xuyên phối hợp và cụ  thể  hóa quan điểm về  quan hệ  đặc biệt  <br /> Việt Nam ­ Lào, Lào ­ Việt Nam trên tinh thần các tuyên bố  chung và thỏa  <br /> thuận cấp cao giữa lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước vào các nội dung hợp tác  <br /> kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai nước. Từng bước nâng cao chất <br /> lượng và hiệu quả hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và tinh thần  <br /> quan hệ đặc biệt theo luật pháp của mỗi nước trên cơ sở những nội dung sau:<br /> ­ Tiếp tục đầu tư  và phát huy những tiềm năng, lợi thế  của hai nước  <br /> nhằm bổ sung nguồn lực cho nhau, phù hợp với mục tiêu, kế hoạch phát triển  <br /> kinh tế  ­ xã hội của mỗi nước theo từng giai đoạn, góp phần thực hiện mục  <br /> tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Lào trong 10 năm tới, đưa nước Lào <br /> thoát khỏi nước kém phát triển vào năm 2020.<br /> ­ Phấn đấu tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 2 tỷ  USD vào <br /> năm 2015 và 5 tỷ  USD vào năm 2020. Quan tâm đặc biệt tới việc bảo đảm <br /> kết nối giao thông đường bộ  trên các trục huyết mạch và các tuyến kết nối <br /> qua biên giới với các cảng biển của Việt Nam để  phục vụ  đầu tư, thương  <br /> mại và hội nhập giữa hai nước trên nguyên tắc đầu tư đồng bộ và đồng thời <br /> giữa hai bên.<br /> ­ Tăng cường và nâng cao vai trò hợp tác giúp đỡ  lẫn nhau giữa các bộ,  <br /> ngành, tổ chức, địa phương và doanh nghiệp hai nước. Gắn phát triển kinh tế <br /> ­ xã hội với quốc phòng, an ninh, đặc biệt là các địa phương có chung đường  <br /> biên giới nhằm phát triển các địa phương khu vực biên giới trở  thành hậu <br /> <br /> <br /> <br /> Người dự thi: Hoàng Thị Nhật Hà – Đoàn viên Công đoàn  12<br /> Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa.<br /> Bài dự thi: “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt  <br /> Nam”<br /> Chuyên đề 10: Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào<br /> <br /> phương chiến lược vững chắc,  ổn định, hòa bình, hữu nghị, hợp tác lâu dài, <br /> tạo sự gắn bó, tin tưởng lẫn nhau lâu dài.<br /> ­ Hai bên phối hợp chặt chẽ  việc rà soát, bổ  sung sửa đổi các văn bản  <br /> thỏa thuận, phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách mới phù hợp với luật pháp <br /> và tình hình thực tế mỗi nước, thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước <br /> và thông lệ  quốc tế, tạo sự  chuyển biến trong hợp tác kinh tế  cũng như  hội  <br /> nhập quốc tế và khu vực của mỗi nước.<br /> ­ Phối hợp chặt chẽ  trong việc thực hiện các cam kết và có sự  đồng <br /> thuận trong các khuôn khổ  hợp tác đa phương đối với những vấn đề  có liên <br /> quan đến hai nước.<br /> Trên cơ sở những kết quả to lớn của sự hợp tác toàn diện Việt Nam­Lào, <br /> Lào­Việt Nam những năm qua, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước  <br /> thống nhất đặt  ưu tiên cao nhất cùng phấn đấu nâng quan hệ  đặc biệt Việt  <br /> Nam­Lào, Lào­Việt Nam lên tầm cao mới, theo phương châm chất lượng và  <br /> hiệu quả, góp phần giữ  vững  ổn định an ninh chính trị, tăng trưởng kinh tế <br /> bền vững, hội nhập ngày càng sâu rộng và có vị  thế  xứng đáng trên trường  <br /> quốc tế. Để  đạt được mục tiêu này, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí  <br /> trước hết tiếp tục củng cố, tăng cường sự  gắn bó, tin cậy và phối hợp chặt <br /> chẽ, thường xuyên trong những vấn đề có tính chiến lược giữa hai Đảng, hai <br /> nước; duy trì các cuộc gặp cấp cao truyền thống. Tăng cường tuyên truyền, <br /> giáo dục bằng nhiều hình thức phong phú, hiệu quả  và thiết thực về  mối <br /> quan hệ  hữu nghị  truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện <br /> Việt Nam­Lào, Lào­Việt Nam cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân hai <br /> nước, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên hôm nay và mai sau.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người dự thi: Hoàng Thị Nhật Hà – Đoàn viên Công đoàn  13<br /> Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa.<br /> Bài dự thi: “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt  <br /> Nam”<br /> Chuyên đề 10: Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Một số hình ảnh tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam ­ Lào<br /> <br /> <br /> Người dự thi: Hoàng Thị Nhật Hà – Đoàn viên Công đoàn  14<br /> Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa.<br /> Bài dự thi: “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt  <br /> Nam”<br /> Chuyên đề 10: Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người dự thi: Hoàng Thị Nhật Hà – Đoàn viên Công đoàn  15<br /> Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa.<br /> Bài dự thi: “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt  <br /> Nam”<br /> Chuyên đề 10: Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người dự thi: Hoàng Thị Nhật Hà – Đoàn viên Công đoàn  16<br /> Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa.<br /> Bài dự thi: “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt  <br /> Nam”<br /> Chuyên đề 10: Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người dự thi: Hoàng Thị Nhật Hà – Đoàn viên Công đoàn  17<br /> Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa.<br /> Bài dự thi: “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt  <br /> Nam”<br /> Chuyên đề 10: Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người dự thi: Hoàng Thị Nhật Hà – Đoàn viên Công đoàn  18<br /> Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa.<br /> Bài dự thi: “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt  <br /> Nam”<br /> Chuyên đề 10: Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào<br /> <br /> <br /> Hình ảnh trong buổi giao lưu đêm hội ngộ Việt Nam ­ Lào<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người dự thi: Hoàng Thị Nhật Hà – Đoàn viên Công đoàn  19<br /> Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1