PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN<br />
TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG MAI<br />
----------<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÀI DỰ THI<br />
<br />
TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT<br />
<br />
VIỆT NAMLÀO, LÀOVIỆT NAM<br />
Họ tên: Nguyễn Thị Thanh Tâm<br />
Ngày sinh: 0671981<br />
Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh<br />
Nghề nghiệp: Giáo viên<br />
Đơn vị công tác: Trường TH Khương Mai Thanh Xuân Hà Nội<br />
Nơi thường trú: Tổ 24 Thượng Thanh Long Biên Hà Nội <br />
Điện thoại : 0973 813 359<br />
Chuyên đề 3:<br />
VAI TRÒ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, CHỦ TỊCH CAYXỎN <br />
PHÔMVIHẢN, CHỦ TỊCH XUPHANUVÔNG VÀ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO <br />
CẤP CAO CỦA HAI ĐẢNG, HAI NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY <br />
DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM – LÀO, LÀO <br />
VIỆT NAM.<br />
<br />
Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ Việt Nam Lào, <br />
Lào Việt Nam là quan hệ đặc biệt, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thuỷ <br />
chung, trong sáng. Mối quan hệ tốt đẹp đó được hình thành và phát triển không <br />
chỉ do Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng, núi liền núi, sông liền sông mà <br />
nó là sự dày công xây dựng, vun đắp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ tịch <br />
Cayxỏn Phômvihẳn, chủ tịch Xuphanuvông và các nhà lãnh cấp cao của hai <br />
Đảng, hai Nhà nước.<br />
Đầu tiên phải kể đến công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người <br />
đặt nền móng cho mối quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc. Từ rất sớm, Người đã <br />
xác định rõ tình đoàn kết và liên minh chiến đấu Việt Lào có vai trò đặc biệt <br />
quan trọng trong tiến trình cách mạng mỗi nước. <br />
Ngay từ thời kỳ vận động thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực <br />
truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng về con đường cứu nước mới vào <br />
Việt Nam và Lào. Người đã trực tiếp tìm hiểu thực tế tình hình đời sống các bộ <br />
tộc Lào, chỉ đạo xây dựng các chi hội của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở <br />
Lào. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 21930 đã tạo điều kiện cho <br />
cách mạng hai nước bước sang giai đoạn phát triển mới, gắn bó mật thiết với <br />
nhau. <br />
Những hoạt động cách mạng không mệt mỏi của Hồ Chí Minh, đặc biệt <br />
kể từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, đã tạo ra những chuyển biến có ý <br />
nghĩa bước ngoặt trong tiến trình cách mạng của cả Việt Nam và Lào. Tại Lào, <br />
từ đầu những năm 30, nhiều chi bộ của Đảng Cộng sản Đông Dương được <br />
thành lập. Tháng 9/1934, Xứ uỷ Ai Lao được thành lập, đảm nhận sứ mệnh trực <br />
tiếp đưa phong trào cách mạng ở Lào tiếp tục tiến lên. <br />
Hồ Chí Minh luôn quan tâm sâu sắc vấn đề giúp đỡ xây dựng, phát triển <br />
lực lượng, phát huy tinh thần độc lập tự chủ của cách mạng Lào. Năm 1941, khi <br />
về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam và Đông Dương, Hồ Chí Minh <br />
chủ trương thành lập ở mỗi nước một mặt trận dân tộc thống nhất riêng. Ngày <br />
20011949 đã đi vào lịch sử cách mạng Lào, khi tại chiến khu Xiềng Khọ tỉnh <br />
Sầm Nưa, Quân đội giải phóng Lào tự do tuyên bố thành lập. Sự kiện này đánh <br />
dấu bước trưởng thành vượt bậc của cách mạng Lào và sự giúp đỡ, chỉ đạo sát <br />
sao, hiệu quả của Hồ Chí Minh.<br />
Cùng với mối quan tâm xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, các căn cứ <br />
địa cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân, Hồ Chí Minh đặc biệt trăn trở về <br />
việc thành lập một chính đảng riêng ở Lào. Năm 1955, Đảng Nhân dân Lào được <br />
thành lập theo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng <br />
Hồ Chí Minh, là sự kế tục truyền thống và sự nghiệp vẻ vang của Đảng Cộng <br />
sản Đông Dương do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo, trở <br />
thành nhân tố quyết định hàng đầu bảo đảm thắng lợi cho sự nghiệp cách mạng <br />
của nhân dân các bộ tộc Lào. <br />
Trên cương vị là người sáng lập, rèn luyện, lãnh đạo Đảng Cộng sản <br />
Đông Dương thời kỳ trước đây và người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt <br />
Nam sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh được sự tín nhiệm của những người cách <br />
mạng và nhân dân các bộ tộc Lào, đã tham gia chỉ đạo quá trình cách mạng giải <br />
phóng dân tộc ở Lào. Liên tục trong nhiều thập niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh và <br />
Trung ương Đảng đã ra nhiều chỉ thị, nghị quyết về cách mạng Lào. Đây trường <br />
hợp hiếm có trong lịch sử phong trào cộng sản quốc tế, thể hiện tầm vóc lãnh tụ <br />
Hồ Chí Minh đối với cách mạng Đông Dương nói riêng, cách mạng thế giới nói <br />
chung; đồng thời là một biểu hiện sống động về mối quan hệ hữu nghị, tình <br />
đoàn kết đặc biệt giữa nhân dân hai nước Việt Lào.<br />
Trong suốt cuộc kháng chiến, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng <br />
sản Đông Dương đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân hai nước Việt <br />
Lào luôn kề vai sát cánh, phối hợp, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau thực hiện toàn dân <br />
kháng chiến, toàn diện kháng chiến, từng bước chuyển từ thế phòng ngự sang <br />
phản công và tổng phản công để giành thắng lợi. Chiến thắng lịch sử Điện Biên <br />
Phủ (71954) ở Việt Nam và Hội nghị Giơnevơ về lập lại hoà bình ở Đông <br />
Dương được triệu tập là thành quả chung của cách mạng Đông Dương, trong đó <br />
tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân hai nước Việt Lào được thể hiện nổi <br />
bật nhất. <br />
Mặc dù còn phải giải quyết nhiều công việc nặng nề và quan trọng của <br />
đất nước sau khi hoà bình được lập lại, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung <br />
ương Đảng Lao động Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị bàn về tình hình Lào và <br />
tìm biện pháp giúp đỡ cách mạng nước bạn. Cuối những năm 50, khi cách mạng <br />
Lào đang ở trong tình thế hết sức khó khăn do sự tấn công điên cuồng của đế <br />
quốc Mỹ và tay sai, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã thông <br />
qua Nghị quyết (71959) về Lào, gợi ý một số vấn đề cấp bách đối với Đảng <br />
bạn. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng cũng xác định rõ sự ủng hộ và <br />
giúp đỡ toàn diện cách mạng Lào là một nhiệm vụ quốc tế có ý nghĩa trọng đại <br />
đối với sự nghiệp củng cố miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước của <br />
Việt Nam. Theo tinh thần đó, ngày 671959, Đảng quyết định thành lập Ban <br />
công tác Lào của Trung ương do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Trưởng ban và <br />
cử đoàn cán bộ chính trị, quân sự, chuyên viên kỹ thuật sang giúp bạn. Trong <br />
hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc đọ đầu với kẻ thù chung là đế quốc Mỹ, tình <br />
đoàn kết hữu nghị Việt Lào lại thêm một lần nữa được thử thách và càng trở <br />
nên gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo nên nguồn sức mạnh to lớn để cả hai dân tộc <br />
giành thắng lợi trong đấu tranh cách mạng.<br />
Những năm cuối thập niên 60, đế quốc Mỹ ráo riết đẩy mạnh chiến tranh <br />
xâm lược ở cả Việt Nam và Lào. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị cũng <br />
đã kịp thời đưa ra những chủ trương về tình hình cách mạng Lào và sự phối hợp <br />
giữa chiến trường Việt Nam với chiến trường Lào. Người chỉ rõ: “Lào có vị trí <br />
hết sức quan trọng đối với Việt Nam và cả Đông Dương, vì vậy không thể coi <br />
đây chỉ là giúp bạn, mà còn phải thấy rõ nghĩa vụ tham gia cách mạng ở Lào”. <br />
Người còn căn dặn cán bộ chiến sĩ nhân dân Việt Nam : “ Hãy cố gắng gìn giữ, <br />
bảo vệ tình hữu nghị và đoàn kết đặc biệt Việt Lào như bảo vệ con ngươi của <br />
mắt mình”.<br />
Quan hệ hữu nghị Việt Lào đã vận động qua những chặng đường lịch sử <br />
khác nhau và trải qua không ít gian nan thử thách. Song, ở bất kỳ thời điểm nào, <br />
quan hệ đó vẫn ngời sáng tình nghĩa thuỷ chung, trong sáng và tràn đầy tình hữu <br />
nghị nồng thắm. Sự phát triển của mối quan hệ hữu nghị và tình đoàn kết đặc <br />
biệt giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào có sự cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ <br />
Chí Minh, người đặt nền móng và suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đã dày <br />
công chăm chút vun đắp. Bên cạnh đó, chúng ta phải kể đến công lao của Chủ <br />
tịch Cayxỏn Phômvihản, người cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc xây <br />
dựng, vun đắp mối quan hệ thân thiết Việt Lào.<br />
Đồng chí Cayxỏn Phômvihản sinh ngày 13121920, tại bản Naxeng, <br />
huyện Khămthạbuni, tỉnh Xavẳnnakhệt, Lào. Năm 1935, với tên gọi Nguyễn Trí <br />
Mưu, đồng chí rời quê hương Lào đi Hà Nội, Việt Nam để dự thi vào trường <br />
Bưởi. Trong những ngày học tại trường Bưởi, đồng chí đã giác ngộ cách mạng <br />
theo đường lối của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh. <br />
Đồng chí cũng đã từng học Đại học Luật ở Hà Nội, từng tham gia phong trào <br />
học sinh, sinh viên chống thực dân Pháp và phát xít Nhật ở Việt Nam...<br />
Mùa thu 1945, đồng chí tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở <br />
Xavanakhet, sau đó trực tiếp xây dựng khu du kích Hủaphăn, thành lập đội vũ <br />
trang Latxavông đầu tiên. Năm 1946, đồng chí làm việc tại Ban liên lạc Lào <br />
Việt Nam ở Hà Nội và phụ trách những người yêu nước Lào ở Việt Nam chống <br />
Pháp. Năm 1947, đồng chí công tác tại một cơ quan tuyên truyền Khu 12, đồng <br />
chí đã viết bài cổ vũ cho cuộc kháng chiến vừa được bắt đầu của nhân dân Lào <br />
và Việt Nam.<br />
Năm 1948, Đảng cộng sản Đông Dương quyết định tổ chức đội xung <br />
phong khu Bắc Lào nhằm bổ sung lực lượng cho cách mạng Lào và cử đồng chí <br />
Cayxỏn Phômvihản làm đội trưởng. Khi ta đánh chiếm đồn địch ở Xiềng Kho, <br />
nhờ có trung đội này làm tay trong, ta đã chiếm được đồn mà không mất một <br />
viên đạn. Hoạt động hăng hái, sôi nổi, đầy tinh thần trách nhiệm, đồng chí <br />
Cayxỏn Phômvihản đã được kết nạp Đảng ngày 2871949 và cũng vào năm đó, <br />
đồng chí chủ trì lễ thành lập Quân đội Itxala và được cử làm Tư lệnh.<br />
Tháng 81950, Chính phủ kháng chiến Lào Itxala do Hoàng thân <br />
Xuphanuvông làm Chủ tịch được thành lập, đồng chí Cayxỏn Phômvihản được <br />
cử làm Phó chủ tịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tháng 21951, đồng chí dẫn <br />
đầu Đoàn đại biểu Lào tham dự Đại hội II Đảng Cộng sản Đông Dương. Tại <br />
Đại hội, đồng chí đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu về con đường phát triển của <br />
cách mạng Đông Dương, về vấn đề tổ chức xây dựng Đảng cách mạng ở Lào <br />
trong tương lai. Trong thời gian dự Đại hội, Cayxỏn Phômvihản có dịp gặp lại <br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhận được cuốn sách Sửa đổi lối làm việc của Người. <br />
Đồng chí đã đọc cuốn sách một cách say sưa và coi đó là cuốn sách gối đầu <br />
giường của mình.<br />
Đầu năm 1953, đồng chí Cayxỏn Phômvihản có cuộc trao đổi với Đại <br />
tướng Võ Nguyên Giáp về tình hình và nhiệm vụ quân sự ở Lào sau khi Pháp <br />
tăng quân đánh chiếm Thượng Lào. Hai vị tổng chỉ huy nhất trí đề nghị Chính <br />
phủ kháng chiến hai nước LàoViệt cho mở chiến dịch Thượng Lào. Đề nghị <br />
được chấp nhận, chiến dịch được mở từ ngày 841953 đến ngày 351953 thì <br />
kết thúc thắng lợi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Hoàng thân Xuphanavông bàn kế hoạch mở Chiến dịch <br />
Thượng Lào 1953. Ảnh tư liệu. Nguồn Internet<br />
<br />
Trong những ngày Việt Nam mở chiến dịch Điện Biên Phủ, Cayxỏn <br />
Phômvihản và Bộ chỉ huy quân đội Lào đã mở một số trận đánh quân Pháp ở <br />
Lào, nhằm giữ chân chúng lại, không cho tiếp viện sang Điện Biên Phủ. Vấn đề <br />
này thể hiện thiện chí đặc biệt và sự giúp đỡ rất quý báu của quân và dân Lào <br />
đối với Việt Nam.<br />
Ngày 2231955, tại tỉnh Hủaphăn, đồng chí đã chủ trì Đại hội thành lập <br />
Đảng Nhân dân Lào. Cùng với các nhà lãnh đạo cách mạng Lào, đồng chí đã tổ <br />
chức ra Đảng Nhân dân Lào và được bầu làm Bí thư thứ nhất của Ban lãnh đạo <br />
Đảng, Bí thư Quân ủy trung ương, đồng thời là Tư lệnh tối cao. Sau Hiệp định <br />
Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, đồng chí chỉ đạo cuộc đấu tranh bảo vệ hai <br />
tỉnh tập kết Sầm Nưa và Phongxalì. Năm 1956, thực hiện đường lối hòa hợp dân <br />
tộc, đoàn kết các bộ tộc và các tầng lớp nhân dân, Đảng Nhân dân Lào đã thành <br />
lập Mặt trận Lào yêu nước, đồng chí được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Mặt trận <br />
Lào yêu nước. Tháng 21972, Đảng Nhân dân Lào triệu tập Đại hội lần thứ hai, <br />
đổi tên là Đảng Nhân dân cách mạng Lào, đồng chí Cayxỏn Phômvihản được <br />
bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương; tiếp tục làm Tổng Bí thư Ban <br />
chấp hành Trung ương Đảng các khoá III và IV và đến Đại hội Đảng lần V, <br />
đồng chí được bầu giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân <br />
dân cách mạng Lào. Tháng 21973, đế quốc Mỹ và tay sai buộc phải ký Hiệp <br />
định Viêng Chăn lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào. Ngày 212<br />
1975, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ra đời, đồng chí Cayxỏn Phômvihản <br />
được cử làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và đầu năm 1991 được bầu làm Chủ <br />
tịch nước.<br />
Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản luôn luôn phấn đấu không mệt mỏi vì nền <br />
độc lập, tự do của Tổ quốc, cống hiến sức lực, trí tuệ, tài năng vào việc lãnh <br />
đạo và chỉ huy các lực lượng vũ trang cách mạng Lào đi từ thắng lợi này đến <br />
thắng lợi khác. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch <br />
Cayxỏn Phômvihản đã cùng với Chủ tịch Hồ chí Minh luôn luôn chăm lo mối <br />
tình đoàn kết, thủy chung son sắt, quan hệ đặc biệt Lào – Việt Nam. Những lần <br />
được gặp gỡ, làm việc với Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng sâu đậm <br />
trong lòng Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản. Chủ tịch từng nhớ lại : "Trong cuộc đời <br />
hoạt động cách mạng của tôi từ lúc còn thanh niên cho đến khi trưởng thành, tôi <br />
đã vinh dự được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần. Tất cả các lần gặp gỡ <br />
đều rất thân thiết, chân thành trên tình cảm đồng chí thủy chung và lòng kính <br />
trọng sâu sắc đối với Người thầy vĩ đại đã tận tình dạy bảo, rèn luyện, xây <br />
dựng và truyền lại cho tôi những kinh nghiệm phong phú.... Suốt đời tôi nhớ ơn <br />
công lao trời biển của Người".<br />
Một trong số các cuộc gặp gỡ, làm việc giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn <br />
Phômvihản. Ảnh Tư liệu. Nguồn Internet<br />
<br />
Chủ tịch luôn quan tâm, nhắc nhở cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân <br />
các bộ tộc Lào phải giữ gìn tình đoàn kết, mối quan hệ thiết tha, tình nghĩa trong <br />
sáng mà các nhà lãnh đạo hai nước ViệtLào đã xây đắp. Trong hội nghị rút kinh <br />
nghiệm công tác tác chiến tại Lào ngày 2191965, Chủ tịch nói: “Nhìn lại lịch <br />
sử 20 năm đấu tranh vừa qua, bất kể trong hoàn cảnh nào, ở đâu, hai anh em <br />
Lào và Việt Nam chúng ta cũng luôn luôn sống chết có nhau, cùng nhau làm cách <br />
mạng. Thắng lợi của cách mạng Lào là thắng lợi chung của chúng ta. Hai anh <br />
em chúng ta đồng cam cộng khổ, bát cơm chia đôi, cọng rau bẻ nửa, sướng khổ <br />
có nhau, quan hệ giữa hai dân tộc chúng ta là quan hệ đặc biệt.”. Chủ tịch cũng <br />
từng nói “Nhân dân Lào chúng tôi vô cùng hãnh diện có nhân dân Việt Nam anh <br />
hùng vừa là đồng chí vừa là anh em thân thiết của mình”.<br />
Một lần nữa, chúng ta có thể khẳng định, cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, <br />
Chủ tịch Cayxon Phômvihẳn là người đặt nền móng vững chắc cho mối thân <br />
tình, bang giao giữa Lào và Việt Nam.<br />
Tuy nhiên, chúng ta không thể không nhắc tới một nhân vật quan trọng, <br />
một biểu tượng nữa của tình đoàn kết ViệtLào, đó chính là Hoàng thân Chủ tịch <br />
Xuphanuvông.<br />
Hoàng thân Chủ tịch Xuphanuvông sinh ngày 13/7/1909 tại kinh đô Luang <br />
prabang trong một gia đình hoàng tộc: cha là phó vương Bunkhoong, mẹ là bà <br />
Monkhamquana.<br />
Năm mới 11 tuổi, Hoàng thân đã đến Việt Nam học tại trường Albert <br />
Saraut Hà Nội. 10 năm sau, năm 1920, ông sang học tại Pháp và tốt nghiệp Đại <br />
học Quốc gia Cầu đường Pari, trở thành kỹ sư cầu đường đầu tiên ở Đông <br />
Dương. Sau đó, ông về trung kỳ Việt Nam công tác và đã từng đảm nhiệm chức <br />
vụ Kiến trúc sư trưởng khu công chánh tại Nha Trang, tham gia thiết kế xây <br />
dựng khá nhiều công trình thủy lợi trên đất Việt Nam, trong đó có những công <br />
trình cho đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị, tiêu biểu như: Đài tháp nước <br />
Phan Thiết, đập Bãi Thượng miền núi Thanh Hóa và Đô Lương Nghệ An… <br />
hiện vẫn đang được khai thác phục vụ sản xuất.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đài tháp nước Phan Thiếtcông trình do Hoàng thân Xuphanavong thiết kế.<br />
Nguồn Internet.<br />
Hoàng thân Xuphanuvong là một trong những người Lào đầu tiên tiếp xúc <br />
với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí <br />
Minh đã phái ông Lê Văn Hiến vào Vinh mời Hoàng thân ra Hà Nội để gặp gỡ, <br />
trao đổi những vấn đề liên quan đến cách mạng hai nước Việt Lào. Cuộc gặp <br />
đầu tiên với Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra ngày 4/9/1945 sau khi nước Việt Nam <br />
chính thức tuyên bố độc lập đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời <br />
người kỹ sư yêu nước đầy tài năng. Từ đó ông bắt đầu sự nghiệp cách mạng <br />
của mình.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh gần gũi, thân mật giữa chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Xuphanavông. <br />
Nguồn Internet<br />
Tháng 10/1945 Hoàng thân Xuphanuvông được Chính phủ độc lập lâm <br />
thời Itxala bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ngày 30/10/1945 tại <br />
thủ đô Viêng Chăn, khi thành lập liên quân Việt Lào, Hoàng thân được cử làm <br />
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng chỉ huy liên quân Lào Việt. Từ đó Hoàng <br />
thân luôn gắn bó với các chiến sĩ bộ đội Việt Nam cùng họ sống chiến đấu vì <br />
nền độc lập của hai dân tộc. Với lối sống khiêm nhường, giản dị, các chiến sĩ <br />
không phân biệt được đâu là vị Hoàng thân, một vị tổng chỉ huy mà chỉ thấy ở <br />
Hoàng thân toát lên vẻ bình dị, đôn hậu luôn hết mình vì cách mạng.<br />
Năm 1946 thực dân Pháp trở lại xâm lược ba nước Đông Dương, ngày <br />
21/3/1946, trong một trận chiến đấu bảo vệ thành phố Thà Khẹt, dưới sự chỉ <br />
huy trực tiếp của Hoàng thân, liên quân Lào Việt đã chiến đấu anh dũng, nhưng <br />
trước sức mạnh vượt trội của giặc Pháp được sự tiếp sức của quân Anh, Hoàng <br />
thân và lực lượng liên quân phải vượt sông Mê Kông dời sang đất Thái Lan để <br />
bảo toàn lực lượng. Để bảo vệ an toàn cho Hoàng thân, đồng chí Lê Thiệu Huy, <br />
Tham mưu trưởng liên quân đã lấy thân mình che đạn cho Hoàng thân và đã anh <br />
dũng hy sinh, Hoàng thân cũng bị thương nặng. Máu của lực lượng chiến đấu <br />
liên quân Lào Việt và nhân dân đã nhuộm đỏ dòng Mê Kông, khắc sâu tội ác <br />
của thực dân Pháp xâm lược. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của cán bộ chiến sĩ <br />
Việt Nam đã để lại cho nhân dân các bộ tộc Lào nói chung và Hoàng thân nhiều <br />
tình cảm sâu đậm.<br />
Sau khi bình phục vết thương, Hoàng thân tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng <br />
chiến trong nước, song điều kiện lúc bấy giờ không thuận lợi. Chính phủ Thái <br />
Lan không ủng hộ phong trào cứu nước của Lào. Trong tình thế khó khăn đó, <br />
Hoàng thân nhận được lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến vùng tự do của <br />
Việt Nam để bàn bạc việc cứu nước và Hoàng thân đã nhận lời.<br />
Tháng 11/1949, Hoàng thân cùng một số đồng chí trung kiên của Lào lên <br />
đường sang Việt Nam. Vượt một chặng đường dài với bao khó khăn gian khổ, đi <br />
bộ hàng ngàn cây số qua rừng Trường Sơn để đến với bạn chung lý tưởng Việt <br />
Nam. Ngay sau khi đến An toàn khu Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho người <br />
đi mời Hoàng thân đến gặp Người để trao đổi những vấn đề quan trọng của đất <br />
nước. Người bày tỏ mong muốn hợp tác giúp đỡ Lào, tạo thành một lực lượng <br />
đoàn kết vững mạnh đánh bại quân thù. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “ Lào Việt <br />
Nam là bạn láng giềng thân thiết có chung một kẻ thù, ta phải đoàn kết lại đấu <br />
tranh đánh bại giặc Pháp, giành độc lập tự do cho mỗi nước, nước Lào có độc <br />
lập thì Việt Nam mới có độc lập thật sự”. Những ngày sau đó, Ban Chấp hành <br />
Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đã tổ chức cho đoàn cán bộ Lào học <br />
chính trị lý luận cách mạng trong thời gian 3 tháng và giúp bạn tổ chức Đại hội <br />
Neo Lào Itxala lần thứ nhất từ ngày 1315/8/1950 tại khu căn cứ huyện Yên Sơn, <br />
tỉnh Tuyên Quang. Đại hội tập trung đại biểu của mọi tầng lớp dân tộc, lực <br />
lượng vũ trang Lào trên mọi miền tổ quốc đến dự. Đại hội quyết định thành lập <br />
mặt trận Neo Lào Itxala để tập hợp mọi tầng lớp lực lượng yêu nước, yêu tự do <br />
và dân chủ vào trong một khối đoàn kết thống nhất. Đại hội đã bầu Hoàng thân <br />
Xuphanuvong làm chủ tịch Neo Lào Itxala kiêm Thủ tướng Chính phủ Lào kháng <br />
chiến và nhiều vị trí quan trọng khác trong chính phủ. Chủ tịch Xuphanuvong là <br />
Chủ tịch nước đầu tiên của Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.<br />
Trong mối quan hệ hữu nghị và tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam Lào, <br />
Lào –Việt Nam, Chủ tịch Xuphanuvong vừa là kiến trúc sư vừa là biểu tượng <br />
của tình đoàn kết. Điều đó được thể hiện rõ nét trong từng việc làm, lời nói của <br />
Người: “Quan hệ hữu nghị anh em giữa nhân dân Lào và Việt Nam thật là vĩ <br />
đại. Không có bài hát, bài thơ nào ca ngợi hết được. Tình đoàn kết Lào Việt <br />
Nam cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, đẹp hơn trăng rằm, ngát <br />
thơm hơn bất cứ đóa hoa nào thơm nhất. Tình hữu nghị tốt đẹp đó được vun đắp <br />
bằng tinh thần trong sáng không có kẻ thù nào phá nổi.”<br />
Mối quan hệ truyền thống đặc biệt Việt Nam Lào được Chủ tịch Hồ Chí <br />
Minh, Chủ tịch Cayxỏn Phômvihẳn, Chủ tịch Xuphanavong đặt nền móng, được <br />
các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai Nhà nước cùng nhân dân hai nước <br />
dày công vun đắp, bằng công sức và xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ, <br />
bằng sự hy sinh phấn đấu của nhiều thế hệ người Việt Nam và Lào. <br />
Ngày nay, mối quan hệ đó tiếp tục được duy trì, phát triển toàn diện và <br />
ngày càng đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực. Điều đó được thể hiện sinh <br />
động qua các cuộc gặp cấp cao thường xuyên của lãnh đạo hai Đảng, hai nước. <br />
Về phía Việt Nam: Tổng bí thư Nông Đức Mạnh (7/2001, 10/2006); Tổng <br />
Bí thư Nguyễn Phú Trọng (6/2011, 4/2014); Chủ tịch nước Lê Đức Anh <br />
(11/1993); Chủ tịch nước Trần Đức Lương (6/1999),…Thủ tướng Võ Văn Kiệt <br />
(8/1997); Thủ tướng Phan văn Khải (5/2000); Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng <br />
(12/2006, 9/2011; 11/2012;3/2013),… Về phía Lào Chủ tịch nước CHDCND Lào <br />
Nuhắc Phumxavẳn(8/1994), Chủ tịch Khăm tày Xi phăn đon (1/1999, 5/2002), <br />
Chủ tịch Chum ma ly Xay nha xỏn (6/2006, 8/2011, 12/2012, Tổng Bí thư, Chủ <br />
tịch nước Bounnhang Vorachith (4/2016), Thủ tướng Chính phủ Thongloun <br />
Sisoulith (5/2016),...<br />
Ngày 1262016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chọn Lào là nước đi <br />
thăm đầu tiên sau khi đảm nhiệm cương vị Chủ tịch nước một lần nữa khẳng <br />
định sự coi trọng mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước.<br />
<br />
Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Lào. Nguồn Internet<br />
<br />
Và gần đây nhất là chuyến thăm Lào của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc <br />
diễn ra vào ngày 2642017. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng hai nước <br />
đã kí những thỏa thuận có giá trị hàng trăm triệu USD, đồng thời chính thức phát <br />
động “Năm đoàn kết hữu nghị LàoViệt Nam, Việt Nam Lào 2017,” thống nhất <br />
cùng nhau tổ chức các sự kiện nhằm kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại <br />
giao và 40 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt NamLào để tuyên truyền <br />
và giáo dục cán bộ đảng viên và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hai nước về <br />
truyền thống, mối quan hệ đặc biệt Việt NamLào. Chuyến thăm Lào của Thủ <br />
tướng Nguyễn Xuân Phúc thành công tốt đẹp là một minh chứng sống động cho <br />
tình đoàn kết hữu nghị ViệtLào ngày càng được thắt chặt.<br />
Nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để <br />
khẳng định mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự <br />
hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân Việt Nam Lào sẽ <br />
tiếp tục mở ra một thời kỳ phát triển mới, năng động, hiệu quả, thiết thực vì lợi <br />
ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, thịnh vượng của khu vực.<br />
HẾT<br />