intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kiểm toán - Chuyên đề 8: Hoàn thành kiểm toán (ThS. Nguyễn Thanh Hồng)

Chia sẻ: Tần Mộc Phong | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:22

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kiểm toán - Chuyên đề 8: Hoàn thành kiểm toán (ThS. Nguyễn Thanh Hồng) cung cấp cho học viên những kiến thức về nợ tiềm tàng; các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ; giả định hoạt động liên tục; soát xét giao dịch với các bên liên quan; đánh giá kết quả;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kiểm toán - Chuyên đề 8: Hoàn thành kiểm toán (ThS. Nguyễn Thanh Hồng)

  1. 1 Chuyên đề 8 HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN Trình bày: Nguyễn Thanh Hồng
  2. HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN 2 Nội dung:  Nợ tiềm tàng  Các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ  Giả định hoạt động liên tục  Soát xét giao dịch với các bên liên quan  Đánh giá kết quả
  3. Nợ tiềm tàng 3  Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã  xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được  xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay  xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn  trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát  được; hoặc  Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy  ra nhưng chưa được ghi nhận vì:  Không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do  việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ; hoặc  Giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách  đáng tin cậy.
  4. Các thủ tục kiểm toán nợ tiềm  4 tàng  Trao đổi với nhà quản lý,   Xem xét các chứng từ (biên bản họp HĐQT, các  hợp đồng vay nợ, chứng từ pháp lý xác nhận, bảo  lãnh,…)  Trao đổi với các luật sư, tư vấn pháp lý,   Xem xét các khoản thuế phải nộp, các khoản  phải trả khác,…  Thư giải trình xác nhận đã công bố đầy đủ các sự  kiện trọng yếu.
  5. Các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc  5 niên độ  Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ  kế toán năm: Là những sự kiện có ảnh  hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến báo cáo  tài chính đã phát sinh trong khoảng thời gian  từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến  ngày phát hành báo cáo tài chính. 
  6. Các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc  6 niên độ (tt)  Có hai loại sự kiện phát sinh sau ngày kết  thúc kỳ kế toán năm: (a) Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế  toán năm cần điều chỉnh: Là những sự kiện phát  sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp  bằng chứng về các sự việc đã tồn tại trong năm  tài chính cần phải điều chỉnh trước khi lập báo  cáo tài chính. (b) Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế  toán năm không cần điều chỉnh: Là những sự  kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm  cung cấp bằng chứng về các sự việc đã tồn tại  trong năm tài chính nhưng không phải điều chỉnh  trước khi lập báo cáo tài chính.
  7. Các thủ tục kiểm toán các sự kiện  7 xảy ra sau ngày kết thúc niên độ  Những thay đổi về nguyên tắc kế toán và chính  sách tài chính;   Những thay đổi quan trọng về: Khả năng thanh  khoản và khả năng hoạt động liên tục; Vốn góp,  nợ dài hạn, hoặc vốn lưu động; Thay đổi bất lợi  tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh so với  thời điểm cuối niên độ và so với các kỳ so sánh  trước đó; Các vấn đề liên quan đến hoạt động và  tài chính quan trọng khác…
  8. Các thủ tục kiểm toán các sự kiện  8 xảy ra sau ngày kết thúc niên độ  Những thông tin bổ sung liên quan đến các khoản  mục đã được kiểm tra dựa trên các dữ liệu không  chắc chắc và không đầy đủ;  Những điều chỉnh bất thường ảnh hưởng đến  BCTC (nếu có);  Các quyết định quan trọng của HĐQT (Xem xét  các biên bản họp HĐQT hoặc thảo luận với thư  ký về các cuộc họp nếu chưa đưa ra biên bản); 
  9. Các thủ tục kiểm toán các sự kiện  9 xảy ra sau ngày kết thúc niên độ  Các kế hoạch hay dự định có thể ảnh hưởng đến  giá trị còn lại hoặc đến việc phân loại lại tài sản  hay nợ phải trả trong BCTC;  Những thay đổi quan trọng về pháp luật liên quan  đến DN.  Các cơ quan nhà nước hay cơ quan giám sát có quyết  định kiểm tra, thanh tra DN không. Nếu có, xem xét  việc tiếp xúc với các cơ quan này để thảo luận về  những vấn đề đã phát hiện đến thời điểm hiện tại;  Xem xét liệu những biến động kinh tế, chính trị  trong thời gian gần đây có tác động bất lợi đến hoạt  động của DN.
  10. Giả định hoạt động liên tục 10  Xem xét các sự kiện, điều kiện dẫn đến nghi  vấn khả năng tiếp tục hoạt động của doanh  nghiệp.   Xem xét đánh giá của nhà quản lý,   Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung.
  11. Giả định hoạt động liên tục 11 Daáu Caùc tyû soá taøi chính ñaûo ngöôïc hieäu taøi HÑKD loã traàm troïng chính Khoâng coù khaû naêng thanh toaùn Daáu Thieáu thaønh vieân quaûn lyù chuû hieäu choát hoaït Maát thò tröôøng, khaùch haøng ñoäng Khoù khaên veà nguoàn cung caáp chuû yeáu Daáu Söï thay ñoåi trong chính saùch nhaø hieäu nöôùc, moâi tröôøng kinh doanh. khaùc
  12. Soát xét giao dịch với các bên liên quan 12 Thực hiện các thủ tục để xác định các bên liên  quan:  Soát xét lại giấy tờ làm việc năm trước để đảm bảo  danh sách các bên liên quan là đầy đủ;  Kiểm tra sổ đăng ký thành viên góp vốn hoặc sổ  đăng ký cổ đông để xác định họ, tên của những  thành viên góp vốn hoặc cổ đông chính;  Xem xét Biên bản họp Đại hội cổ đông, HĐQT,  BGĐ, Ban kiểm soát và những ghi chép theo luật  định liên quan như sổ theo dõi vốn góp của thành  viên góp vốn hoặc cổ đông;
  13. Soát xét giao dịch với các bên liên  13 quan  Thu thập thông tin từ KTV khác đang cùng tham  gia kiểm toán hoặc KTV tiền nhiệm để bổ sung  thêm hiểu biết về các bên liên quan;  Xem xét các thư xác nhận của ngân hàng (Việc  kiểm tra này có thể giúp phát hiện ra mối quan hệ  của người đứng ra bảo lãnh cho các khoản vay   với đơn vị);  Xem xét các giao dịch đầu tư trong năm;
  14. Soát xét giao dịch với các bên liên quan 14  Kiểm tra thu nhập của các thành viên quản lý  chủ chốt:  Thu thập bảng thống kê thu nhập của từng  thành viên quản lý chủ chốt;  Xem xét xem lương và các khoản thù lao trả  cho các thành viên quản lý chủ chốt được ghi  nhận, tính toán chính xác và đóng thuế đầy đủ  không;
  15. Soát xét giao dịch với các bên liên  15 quan  Xem xét các bằng chứng về lương, thù lao trả cho  các thành viên quản lý chủ chốt thông qua các  Hợp đồng lao động, Biên bản họp Đại hội cổ  đông, HĐQT, BGĐ và các chứng từ khác có liên  quan để đảm bảo các khoản thù lao trả cho các  thành viên quản lý chủ chốt được công bố đầy đủ  và chính xác.
  16. Soát xét giao dịch với các bên liên quan 16  Kiểm tra chứng từ gốc các nghiệp vụ phát sinh trong  năm/kỳ với các bên liên quan. Đảm bảo tất cả các  giao dịch với các bên liên quan đã được phê duyệt và  tuân thủ với các quy định của đơn vị.  Thu thập biên bản đối chiếu hoặc gửi thư xác nhận  về số dư và các giao dịch với các bên liên quan để  đảm bảo việc ghi nhận của đơn vị là hợp lý.  Kiểm tra tính hợp lý của các khoản tạm ứng và các  số dư liên quan đến các thành viên quản lý chủ chốt.  Tìm hiểu lý do của các khoản tạm ứng và số dư bất  thường.
  17. Soát xét giao dịch với các bên liên quan 17  Xem xét có tồn tại các số dư nợ phải thu của các  bên liên quan không thể thu hồi được không.  Nếu có, kiểm tra xem đơn vị đã lập dự phòng  chưa.  Kiểm tra các biên bản, thư từ giao dịch, rà soát  số dư các khoản nợ, thảo luận với BGĐ để đảm  bảo giao dịch với các bên liên quan đã được công  bố đầy đủ.
  18. Soát xét giao dịch với các bên liên quan 18  Xem xét giá cả của các giao dịch mua, bán hàng  hóa, dịch vụ với bên liên quan, có phù hợp với qui  định của luật thuế hiện hành không.  Kiểm tra xem các loại thuế liên quan đến giao dịch  với các bên liên quan đã được kê khai và hạch toán  đầy đủ chưa.
  19. Soát xét giao dịch với các bên liên quan 19  Xem xét các giao dịch bất thường có thể chỉ ra sự tồn tại của các  bên liên quan chưa được xác định trước đó, bao gồm: + Kiểm tra các giao dịch trả tiền hoặc nhận tiền có các điều khoản  bất thường như: giá cả, lãi suất, các hình thức bảo hành và các  điều kiện thanh toán bất thường; + Điều tra các giao dịch phát sinh không hợp lý hoặc các giao dịch có  nội dung khác với hình thức hoặc các giao dịch được xử lý theo  những cách khác thường; + Xem xét số lượng hoặc giá trị của các giao dịch được thực hiện  với một số KH hoặc nhà cung cấp có giá trị lớn hơn so với các  KH hay nhà cung cấp khác; + Lưu ý các giao dịch không được ghi chép, ví dụ: việc nhận hoặc  cung cấp miễn phí các dịch vụ quản lý.
  20. Đánh giá kết quả 20  Áp dụng thủ tục phân tích  Đánh giá tổng hợp các sai sót  Thư giải trình của Giám đốc   Rà soát lại hồ sơ kiểm toán  Kiểm tra các công bố trên thuyết minh BCTC  Xem xét các thông tin khác trong báo cáo thường  niên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2