intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế lượng: Chương 1 - Nguyễn Thị Bích Nguyệt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

19
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Kinh tế lượng: Chương 1 - Giới thiệu về kinh tế lượng và phân tích hồi quy" được biên soạn với các nội dung chính sau: Giới thiệu về kinh tế lượng; Các loại số liệu sử dụng để phân tích; Phân tích hồi quy; Một số dạng hàm cơ bản dùng trong phân tích hồi quy. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế lượng: Chương 1 - Nguyễn Thị Bích Nguyệt

  1. KINH TẾ LƯỢNG MÃ HỌC PHẦN EM3130 Nguyễn Thị Bích Nguyệt Bộ môn Kinh tế học C9-208B Viện Kinh tế và Quản lý 26/10/2021 Econometrics 1
  2. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN - Học phần Kinh tế lượng trang bị cho các sinh viên các kiến thức để xây dựng, ước lượng và kiểm định các mô hình, qua đó học viên có thể lượng hóa, phân tích sự vận động của các hiện tượng kinh tế - Ngoài ra học phần Kinh tế lượng còn nhằm trang bị cho các học viên cách thức vận dụng các công cụ phân tích định lượng vào việc xử lý và phân tích các vấn đề kinh tế cụ thể 26/10/2021 Econometrics 2
  3. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên có khả năng: - Nắm vững các mô hình kinh tế lượng để có thể lượng hoá các quan hệ kinh tế vĩ mô và vi mô. Liên kết được các mô hình kinh tế lượng với các lý thuyết kinh tế bằng các dữ liệu thực tế. - Đề xuất chính sách và dự báo dựa trên việc phân tích, kiểm định các mối quan hệ kinh tế thông qua kết quả của mô hình. 26/10/2021 Econometrics 3
  4. TÀI LIỆU HỌC TẬP 1. Phạm Cảnh Huy (2008), Bài giảng kinh tế lượng, NXB Đại học Bách khoa Hà Nội. 2. Phạm Cảnh Huy (2008), tập bài tập Kinh tế lượng 3. Nguyễn Quang Dong (2012), Giáo trình kinh tế lượng. NXB Đại học KTQD. 4. Nguyễn Cao Văn, Trần Thái Ninh (2005), Lý thuyết xác suất và thống kê toán, Nhà xuất bản thống kê. 5. Craig A. Depken (2006), Introductory Econometrics. 6. Damodar N.Gujarati (2004), Basic Econometrics, McGraw-Hill. 7. William H . Greene (2000), Econometric Analysis 10/26/2021 Econometrics 4
  5. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN CƠ SỞ Kinh tế học, Xác suất thống kê PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Lý thuyết – Bài tập kết hợp Quá trình : Chuyên cần, kiểm tra ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN giữa kỳ, bài tập nhóm Thi kết thúc học phần: Không sử dụng tài liệu viết tay photo 10/26/2021 Econometrics 5
  6. NỘI DUNG HỌC PHẦN CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ LƯỢNG & PHÂN TÍCH HỒI QUY CHƯƠNG 2 - MÔ HÌNH HỒI QUY ĐƠN BIẾN CHƯƠNG 3 - MÔ HÌNH HỒI QUY ĐA BIẾN CHƯƠNG 4 - HỒI QUY VỚI BIẾN ĐỘC LẬP ĐỊNH TÍNH CHƯƠNG 5 - ĐA CỘNG TUYẾN CHƯƠNG 6 - PHƯƠNG SAI SAI SỐ THAY ĐỔI CHƯƠNG 7 - TỰ TƯƠNG QUAN 10/26/2021 Econometrics 6
  7. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ LƯỢNG VÀ PHÂN TÍCH HỒI QUY Econometrics 7
  8. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1.1. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ LƯỢNG 1.2. CÁC LOẠI SỐ LIỆU SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH 1.3. PHÂN TÍCH HỒI QUY 1.4. MỘT SỐ DẠNG HÀM CƠ BẢN DÙNG TRONG PHÂN TÍCH HỒI QUY 10/26/2021 Econometrics 8
  9. 1.1. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ LƯỢNG 1.1.1. Khái niệm “Kinh tế lượng” được dịch từ chữ “Econometrics” có nghĩa là “Đo lường kinh tế”. Thuật ngữ này do A.K.Ragnar Frisch (Giáo sư kinh tế học người Na Uy, được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1969) sử dụng lần đầu tiên vào khoảng năm 1930. Kinh tế lượng chính là việc áp dụng các kỹ thuật thống kê và toán học vào các vấn đề trong lĩnh vực Kinh tế 26/10/2021 Econometrics 9
  10. 1.1. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ LƯỢNG 1.1.2. Mục đích của kinh tế lượng 26/10/2021 Econometrics 10
  11. 1.1. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ LƯỢNG 1.1.3. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế lượng Đối với chính phủ: Chính phủ các quốc gia muốn đánh giá tác động của các chính sách tiền tệ, tài chính, tỷ giá đến các biến quan trọng như thất nghiệp, thu nhập, xuất nhập khẩu, lãi suất. tỷ lệ lạm phát, và thâm hụt ngân sách… Đối với văn hóa – xã hội: Y tế, nước sạch, giáo dục, văn hóa, các chính sách hỗ trợ khác,...tác động đến sự phát triển của người dân và địa phương về độ giáo dục, tỷ lệ phổ cập giáo dục,… Đối với doanh nghiệp: Các nhà phân tích thường quan tâm xem nhu cầu có giảm theo giá và theo thu nhập không? Các công ty cũng muốn xác định xem chiến lược quảng cáo của mình có thực sự tác động đến việc tăng doanh thu hay không?... 26/10/2021 Econometrics 11
  12. 1.1. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ LƯỢNG 1.1.4. Ứng dụng cơ bản của kinh tế lượng Ước lượng các mối quan hệ Kiểm định giả thiết về bản chất quan hệ phụ thuộc Dự báo 26/10/2021 Econometrics 12
  13. 1.1. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ LƯỢNG 1.1.4. Ứng dụng cơ bản của kinh tế lượng Ước lượng các mối quan hệ kinh tế ⁃ Ước lượng cầu/cung của các sản phẩm, dịch vụ. ⁃ Ước lượng quan hệ của chi phí bán hàng/quảng cáo với doanh thu hay lợi nhuận. ⁃ Đánh giá tác động của các chính sách tiền tệ và tài chính đến các biến như việc làm hoặc thất nghiệp, thu nhập, xuất khẩu và nhập khẩu, lãi suất, tỷ lệ lạm phát, và thâm hụt ngân sách. 26/10/2021 Econometrics 13
  14. 1.1. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ LƯỢNG 1.1.4. Ứng dụng cơ bản của kinh tế lượng Kiểm định giả thiết về mối quan hệ ⁃ Một doanh nghiệp có thể muốn xác định xem chiến dịch quảng cáo của mình có tác động làm tăng doanh thu hay không. ⁃ Các nhà phân tích có thể quan tâm xem nhu cầu bị ảnh hưởng bởi giá và thu nhập. ⁃ Các nhà kinh tế học muốn đánh giá hiệu quả của các chính sách nhà nước. 26/10/2021 Econometrics 14
  15. 1.1. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ LƯỢNG 1.1.4. Ứng dụng cơ bản của kinh tế lượng Dự báo ⁃ Một Các công ty dự báo doanh thu, lợi nhuận, chi phí sản xuất, và lượng tồn kho cần thiết. ⁃ Dự đoán có nhu cầu về năng lượng nhằm phục vụ việc hoạch định các chính sách có liên quan. ⁃ Dự đoán thu nhập, chi tiêu, lạm phát, thất nghiệp, và thâm hụt ngân sách và thương mại. 26/10/2021 Econometrics 15
  16. 1.1. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ LƯỢNG 1.1.4. Ứng dụng cơ bản của kinh tế lượng Một số ví dụ ⁃ Phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). ⁃ Phân tích những tác động, ảnh hưởng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và tỉ lệ thất nghiệp thành thị đến GDP. ⁃ Sự ảnh hưởng của tổng sản phẩm quốc nội, lãi suất và mật độ dân số đến việc huy động vốn dân cư. 26/10/2021 Econometrics 16
  17. 1.1. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ LƯỢNG 1.1.4. Ứng dụng cơ bản của kinh tế lượng Một số ví dụ ⁃ Kiểm định mối quan hệ dài hạn giữa giá cả và tỷ giá hối đoái. ⁃ Kiểm định giả thuyết rằng thu nhập hoặc thông báo cổ tức không ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. ⁃ Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán của một căn hộ chung cư. ⁃ Ảnh hưởng của các yếu tố đến điểm trung bình trong học tập sinh viên. ⁃ Ứng dụng mô hình Kinh tế lượng trong Dự báo nhu cầu điện năng của quốc gia. 26/10/2021 Econometrics 17
  18. 1.1. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ LƯỢNG 1.1.5. Các bước thực hiện Những yêu cầu cơ bản đối với nhà nghiên cứu Kinh tế lượng Thứ nhất, phải biết được các mối quan hệ kinh tế. Thứ hai, trên cơ sở hiểu biết về lý thuyết nắm bắt các mối quan hệ, phải biết các phương pháp thống kê kinh tế: công việc này liên quan đến quá trình thu thập, xử lý số liệu, kiểm tra và đánh giá được số bộ số liệu. 26/10/2021 Econometrics 18
  19. 1.1. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ LƯỢNG 1.1.5. Các bước thực hiện Những yêu cầu cơ bản đối với nhà nghiên cứu Kinh tế lượng Thứ ba, nhà nghiên cứu kinh tế lượng phải đưa ra mô hình toán học và giải bài toán cho các mối quan hệ, sau đó phải kiểm định mô hình có phù hợp hay không bằng nhiều phương pháp kiểm định toán học. Thứ tư, sau khi có kết quả mô hình toán nhà nghiên cứu phải sử dụng chúng để dự báo, phân tích và đưa ra chính sách. 26/10/2021 Econometrics 19
  20. 1.1. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ LƯỢNG Lý thuyết kinh tế, kinh nghiệm, 1.1.5. Các bước thực hiện các nghiên cứu khác Nêu ra các giả thiết Thu thập, xử lý số liệu Xây dựng mô hình Ước lượng các tham số Không Kiểm định mô hình Có Sử dụng mô hình: dự báo, đánh giá 26/10/2021 tác động và đề ra chính sách Econometrics 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2