intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Marketing căn bản: Chương 2 - Phạm Thị Minh Lan

Chia sẻ: đinh Thị Tú Oanh | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:15

119
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của Bài giảng Marketing căn bản: Chương 2 nhằm giúp các bạn nắm khái niệm nghiên cứu Marketing và hệ thống thông tin Marketing, nội dung 4 hệ thống con trong hệ thống thông tin Marketing Các giai đoạn, các nội dung nghiên cứu Marketing, các phương pháp nghiên cứu Marketing, các nguồn thông tin khác nhau để nghiên cứu Marketing

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Marketing căn bản: Chương 2 - Phạm Thị Minh Lan

  1. CHƯƠNG 2 Hệ thống thông tin Marketing  Nghiên cứu Marketing 
  2. MỤC TIÊU ­ Khái niệm nghiên cứu Marketing và hệ thống thông tin Marketing - Nội dung 4 hệ thống con trong hệ thống thông tin Marketing - Các giai đoạn, các nội dung nghiên cứu Marketing - Các phương pháp nghiên cứu Marketing - Các nguồn thông tin khác nhau để nghiên cứu Marketing
  3. Khái niệm Hệ thống thông tin Marketing là một hệ thống tương tác giữa con người, thiết bị và các thủ tục để thu thập, phân loại, phân tích, đánh giá và phân phối thông tin cần thiết một cách chính xác, kịp thời cho các nhà ra quyết định Marketing Nhiệm vụ Thường xuyên thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản trị Marketing. Vai trò của hệ thống thông tin Marketing là đánh Vai trò giá nhu cầu thông tin của các nhà quản trị Marketing, phát triển các thông tin đó, và phân phối kịp thời các thông tin đó cho các nhà quản trị Marketing.
  4. SỰ CẦ N THIẾT MỘT HỆ THỐNG THÔNG  TIN MARKETING ­ Các nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp ngày càng có ít thời  gian để ra các quyết định Marketing. Lý do là môi trường cạnh  tranh buộc doanh nghiệp thay đổi các sản phẩm hiện tại và đưa ra  các sản phẩm mới ngày càng nhanh hơn. Do vậy, họ cần lấy thông  tin nhanh hơn, nhiều hơn.                                 ­ Các hoạt động Marketingngày càng phức tạp hơn, phạm vi và  địa bàn ngày càng rộng hơn do cạnh tranh ngày càng mạnh cùng  với xu hướng toàn cầu hoá. Do vậy, thông tin Marketingngày càng  đa dạng, đối tượng sử dụng ngày càng nhiều và địa bàn rộng hơn. ­ Mong đợi của khách hàng ngày càng cao, doanh nghiệp ngày  càng phải quan tâm nhiều hơn đến khách hàng. Do vậy, doanh  nghiệp ngày càng cần nhiều các nghiên cứu Marketing. ­ Xu hướng hội tụ giữa tin học và viễn thông tạo ra sự dễ dàng  cho việc thiết lập  các cơ sở dữ liệu lớn được nối mạng.
  5. Hệ thống thông tin Marketing     HT lưu trữ  HT thông tin  Các  Đánh giá  nhu cầu thông tin  Marketing Môi  bên trong bên ngoài nhà   Thông tin trường quản  Mar trị  Mar keting Phân  phối HT phân  HT   Thông tin tích  nghiên cứu  hỗ trợ QĐ  Marketing Marketing Các quyết định và truyền thông marketing
  6. NGHIÊN CỨU MARKETING  “Nghiên cứu Marketing là quá trình thu thập và  KHÁI NIỆM phân tích có hệ thống các thông tin (dữ liệu) về  các vấn đề liên quan đến các hoạt động  Marketing hàng hoá và dịch vụ” Mục đích - Hiểu rõ khách hàng của - Hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh nghiên - Hiểu rõ tác động của môi trường đến doanh cứu Marketing nghiệp - Hiểu rõ các điểm mạnh, điểm yếu của ta
  7. Các loại nghiên cứu Marketing ­ Nghiên cứu thị trường: Nhằm trả lời các câu hỏi về tiềm  năng thương mại của thị trường. ­ Nghiên cứu về sản phẩm: Nhằm trả lời các câu hỏi về  khả năng chấp nhận sản phẩm của công ty, về các sản phẩm   cạnh tranh, về phương hướng phát triển sản phẩm  của công  ty. ­ Nghiên cứu phân phối: Nhằm giải đáp các vấn đề về tổ  chức, quản lý kênh phân phối. ­ Nghiên cứu quảng cáo: Nhằm giải đáp các vấn đề về hiệu  quả quảng cáo, về chọn phương tiện quảng cáo, về nội dung  quảng cáo. ­ Nghiên cứu dự báo: Nhằm giải đáp các vấn đề về dự báo  nhu cầu ngắn hạn (1 năm), dự báo trung hạn và dài hạn (từ 2  năm trở lên)
  8. Nội dung nghiên cứu về quảng cáo - Nghiên cứu động cơ mua của người tiêu dùng - Nghiên cứu tâm lý: tâm lý gia đình của người Việt Nam - Nghiên cứu lựa chọn phương tiện quảng cáo - Nghiên cứu chọn nội dung quảng cáo - Nghiên cứu hiệu quả của quảng cáo
  9. Quá trình nghiên cứu Marketing Phát hiện vấn đề và hình  thành Xây dựng kế hoạch nghiên cứu Thu thập thông tin cần thiết Phân tích thông tin thu thập  được Trình bầy kết quả thu thập  được         
  10. Các nguồn dữ liệu Marketing Nguồn dữ liệu  Marketing Nguồn dữ  Nguồn dữ  liệu liệu  thứ cấp sơ cấp Bên trong  Bên ngoài  Doanh  Doanh  doanh nghiệp doanh nghiệp nghiệp tự  nghiệp  thuê thu  nghiên cứu thập
  11. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BÀN GIẤY Là phương pháp thu thập các dữ liệu sẵn có bên trong và bên  ngoài công ty. Phương pháp bàn giấy dùng để thu thập dữ  liệu thứ cấp. Người thu thập thông tin có thể ngồi tại văn  phòng để tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt  Nam các nguồn dữ liệu thứ cấp còn nhiều hạn chế. Khi các  phương tiện kỹ thuật ngày càng phát triển, phương pháp  thu thập dữ liệu bàn giấy ngày càng thuận tiện. Hơn nữa,  sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, chúng ta có  thể ngồi tại bàn để thu thập thông tin sơ cấp. Đó là điều tra  ý kiến khách hàng qua các trang web, qua điện thoại, qua  email; quan sát hành vi của khách hàng qua các camera lắp  đặt tại các cửa hàng, những nơi công cộng… 
  12. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU HIỆN TRƯỜNG - Phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn - Phỏng vấn trực tiếp cá nhân - Phỏng vấn tại nơi công cộng - Phỏng vấn qua điện thoại - Phỏng vấn nhóm tập trung - Phỏng vấn qua thư - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp mô phỏng
  13. KẾ HOẠCH LẤY MẪU Điều tra toàn bộ Điều tra lấy mẫu  Lấy mẫu ngẫu nhiên  Lấy mẫu phân tầng 
  14. PHIẾU ĐIỀU TRA Có hai loại câu hỏi : Câu hỏi đóng và câu hỏi mở Là công cụ để ghi chép ý kiến của Độ tin cậy của các câu trả khách lời là vấn đề mà người hàng khi phỏng vấn không kiểm tra phỏng được. Lý do là người vấn phỏng vấn không biết là câu hỏi có được hiểu đúng hay không?
  15. NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI SOẠN THẢO  PHIẾU ĐIỀU TRA - Câu hỏi mà người được hỏi khó có khả năng trả lời: “ Vợ anh thích kem gì?” - Câu hỏi mà người được hỏi không muốn trả lời: “Cô bao nhiêu tuổi?” - Câu hỏi mà người được hỏi không thể nhớ: “Năm qua anh đã viết bao nhiêu là thư?” - Câu hỏi có các từ ngữ không rõ: “Anh có thường gọi điện thoại không? Khái niệm “thường” ở đây không xác định (thế nào là thường?) - Câu hỏi tế nhị, khó trả lời: ”Thu nhập của anh bao nhiêu một tháng?”. Trong trường hợp này nên hỏi : ”khoảng từ 1 triệu đến 2 triệu hay từ 2 triệu đến 3 triệu…”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2