intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 bài: Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo, tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường danh lợi. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo bài giảng để nắm được nội dung chi tiết bài học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 bài: Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác

  1. KHỞI ĐỘNG (Trò chơi tiếp sức) Kể tên những thầy thuốc nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam?
  2. - Tuệ Tĩnh (1330 - ?) - Lê Hữu Trác (1720 – 1791) - Hồ Đắc Di (1900 – 1984) - Phạm Ngọc Thạch (1909 – 1968) - Đặng Văn Ngữ (1910 – 1967) - Tôn Thất Tùng (1912 – 1982) - Đặng Văn Chung (1913 – 1999)
  3. VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Thượng kinh kí sự) - Lê Hữu Trác -
  4. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Lê Hữu Trác (1724 – 1791) - Hiệu là Hải Thượng Lãn Ông. - Là một danh y không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học. Là nhà văn, nhà thơ với những đóng góp đáng ghi nhận cho VH nước nhà - Tác phẩm chính: “Hải thượng y tông tâm lĩnh” gồm 66 quyển, soạn trong 40 năm→ là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất thời trung đại.
  5. 2. Tác phẩm Thượng kinh kí sự - Là tập kí sự bằng chữ Hán, hoàn thành năm 1783 xếp cuối cuốn bộ “Hải thượng y tông tâm lĩnh”. - Thể loại: Kí sự - Nội dung: Tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa của phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực nhà chúa... 3. Vị trí đoạn trích: Cảnh LHT vào phủ bắt mạch kê đơn cho Trịnh Cán
  6. II. Đọc hiểu văn bản: 1. Đọc hiểu khái quát - - Đọc - Bố cục + Giới thiệu sự kiện. + Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa. + Chuyện bắt mạch kê đơn cho Thái tử.
  7. 2. Đọc hiểu chi tiết: a. Giới thiệu sự kiện: - Thời gian: Sáng tinh mơ mồng 1 tháng 2 - Sự kiện: Có Thánh chỉ triệu vào phủ chầu ngay... => Cách giới thiệu tự nhiên, chân thực, rõ ràng, chính xác -> tạo độ tin cậy cao - đặc điểm của thể kí.
  8. b. Quang cảnh trong phủ chúa: * Ngoại phủ: - Phải đi qua nhiều lần cửa, ở mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, ai muốn ra vào phải có thẻ, người truyền báo rộn ràng... - Vườn hoa: cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa... - Khuôn viên: Có điếm Hậu mã quân túc trực….(trạm), cây lạ lùng, hòn đá kì lạ... Kiểu cách thật là xinh đẹp... -> Cảnh đẹp thơ mộng, trang nghiêm, đầy uy quyền của nhà Chúa.
  9. Tác giả nhận xét: cảnh giàu sang khác hẳn người thường, Cả trời Nam sang nhất là đây. Khác nào ngư phủ Đào nguyên thuở nào. - Nội phủ: Đại đường, Quyển bồng, Gác tía,…đồ nghi trượng sơn son thếp vàng... -> Những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy.
  10. * Nội cung thế tử ở: - Phải đi qua năm sáu lần trướng gấm, tối om - Trong phòng thắp nến, hương hoa ngào ngạt, có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng, người hầu hạ, cung nhân chầu chực, xúm xít... => Chốn thâm nghiêm, kín cổng cao tường, tráng lệ, xa hoa lộng lẫy nhưng không khí ngột ngạt, tù đọng, thiếu sinh khí.
  11. C. Cung cách sinh hoạt ở trong phủ chúa: - Cách tiếp đón: Vào phủ phải có thánh chỉ -> trang nghiêm - Lời lẽ, hành động phải cung kính, lễ phép. (lạy...). - Đồ ăn: của ngon, vật lạ, mâm vàng chén bạc -> Tác giả mỉa mai, châm biếm: Tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia. - Phòng ở của Thế tử: Tối om, đông đảo người phục vụ, Thế tử mới 5, 6 tuổi mà cũng có phi tần chầu chực... → Cảnh sống xa hoa nhưng ngột ngạt thiếu sinh khí => Ăn chơi hưởng lạc của nhà chúa và uy quyền tột đỉnh.
  12. d. Thái độ của nhân vật tôi – tác giả LHT trước cuộc sống nơi phủ chúa và khi chữa bệnh cho Trịnh Cán * Cách nhìn, thái độ của LHT với cuộc sống ở phủ chúa - Ngạc nhiên -> khen cái đẹp, cái sang nơi phủ chúa: Cảnh giàu sang của vua chúa khác hẳn người thường, “Cả trời Nam sang nhất...”, ... Đồ đạc nhân gian chưa từng thấy, Phong vị của nhà đại gia... - Thái độ thờ ơ, dửng dưng trước những quyến rũ vật chất nơi đây. Không đồng tính với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi sang trọng nhưng thiếu khí trời và không khí tự do. -> Thái độ mỉa mai, châm biếm.
  13. * Thái độ khi chữa bệnh cho Thế Tử của tác giả - Có sự mâu thuẫn, giằng co: + Hiểu căn bệnh, biết cách chữa trị nhưng sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc. + Muốn chữa cầm chừng nhưng lại sợ trái với lương tâm, y đức, sợ phụ lòng cha ông. - Cuối cùng phẩm chất, lương tâm của người thầy thuốc đã thắng. Ông gạt sang một bên sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm.  Là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng, lương tâm và y đức hơn người, khinh thường danh lợi, quyền quý, yêu thích tự do, nếp sống thanh đạm.
  14. e. Đặc sắc nghệ thuật - Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, ngôn ngữ văn xuôi kết hợp ngôn ngữ thơ... - Kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn sự chú ý của người đọc, không bỏ sót những chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh và việc. III. Tổng kết - Đoạn trích mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo, tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.
  15. LUYỆN TẬP: 1. Qua đoạn trích anh/ chị thấy Lê Hữu Trác là người như thế nào? - Là người thầy thuốc ............... Là nhà văn ............. Là một ông quan ............... VẬN DỤNG: Phân tích giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh?
  16. Lăng mộ Hải Thượng Lãn Ông (Lê Hữu Trác) – Hương Sơn, Hà Tĩnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1