intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 27: Cảnh khuya. Rằm tháng giêng

Chia sẻ: Thái Từ Khôn | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:14

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 27: Cảnh khuya. Rằm tháng giêng được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh tìm hiểu về tác giả và tác phẩm của hai bài thơ; hiểu được nội dung: hai bài thơ là hai bức tranh thiên nhiên đẹp - mỗi cảnh mang một nét riêng nhưng cùng thể hiện được tâm hồn thi sĩ trong cốt cách chiến sĩ của nhà cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh;... Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 27: Cảnh khuya. Rằm tháng giêng

  1. TRƯỜNG THCS THÀNH  PHỐ BẾN TRE NGỮ VĂN 7 GIÁO VIÊN : PHAM THI MY ̣ ̣ ̃  DIỄ M
  2. VĂN BẢN CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG ( HỒ CHÍ MINH)
  3. I. Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Tác giả:  Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là anh hùng giải  phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, là nhà thơ lớn của Việt  Nam 2. Tác phẩm:   ­ HCST: Viết ở chiến khu Việt Bắc – thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. ­ Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt. ­ PTBĐ: Biểu cảm.
  4. 2. Đọc – hiểu văn bản:    1. Đọc văn bản: Cảnh khuya Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.       Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,           Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. ( Hồ Chí Minh)
  5. Nguyên tiêu  Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên; Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.                                                      ( Hồ Chí Minh) Rằm tháng giêng Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân; Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. ( Dịch: Xuân Thủy)
  6. A. Cảnh khuya 1/ Hai câu đầu: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. ­ Cảnh trăng rừng, tác giả đang lo lắng cho nước nhà. ­ Âm thanh của tiếng suối. ­ Hình ảnh so sánh đặc sắc: “tiếng suối” là âm thanh của TN với  “tiếng hát” là âm thanh của con người làm cho tiếng suối như gần  gũi có sức sống trẻ trung hơn.  ­     Côn Sơn suối chảy rì rầm. Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. Hoặc. Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền                                 (Thế Lữ­Tiếng hát trên sông)
  7. ­ Điệp ngữ “lồng” ­ Hình ảnh trong câu thơ có vẻ đẹp của  một bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa  dạng. Có dáng hình vươn cao của một vòm cổ thụ, ở trên  cao có lấp lành ánh trăng có bóng lá, khóm trăng in vào  khóm hoa, in trên mặt đất tạo như những bông hoa thêu  dệt.  => Từ ngữ gợi tả, so sánh, điệp ngữ.  => Cảnh rừng Việt Bắc trong đêm trăng  lung linh,  sống động.
  8. 2/ Hai câu cuối:  “ Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Người chưa ngủ vì: ­ Cảnh khuya như vẽ. ­ Lo nước nhà ­> lớn lao, cao cả.   ­ Hai từ “chưa ngủ” ở câu thơ thứ ba lặp lại ở đầu câu thơ thứ tư  cho thấy niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước. Hai tâm  trạng ấy thống nhất trong con người Bác, nhà thơ – người chiến sĩ. ­Câu thứ tư “chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” mở ra vẻ đẹp chiều sâu  mới trong tâm hồn nhà thơ: thao thức chưa ngủ còn chính là vì lo  vận mệnh của đất nước.  => So sánh, điệp ngữ.   => Niềm say mê trước cảnh đẹp của trăng rừng và nỗi lo cho  việc nước.
  9. B. Rằm tháng giêng:       a/ Hai câu đầu:  ­ “ Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên” ­> khung cảnh bầu trời  cao rộng trong trẻo nổi bật lên bầu trời ấy là vầng trăng tròn đầy,  tỏa sáng xuống khắp trời đất. ­ “ Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên” (điệp ngữ)­> không gian  xa rộng như không có giới hạn con sông xuân, mặt nước xuân tiếp  liền với bầu trời xuân đã gợi lên vẻ đẹp và sức sống mùa xuân  đang tràn ngập cả đất trời.  => Điệp ngữ, từ ngữ gợi tả. => Vẻ đẹp và sức sống mùa xuân tràn ngập cả đất  trời.
  10. b. Hai câu cuối: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”. ­Yên ba thâm xứ: là nơi tận cùng của khói sóng vừa kín đáo vừa yên tĩnh. ­  đàm quân sự: bàn công việc kháng chiến. ­nguyệt mãn thuyền: (hiện thực và lãng mạn): niềm vui phơi phới. => Từ ngữ gợi tả, gợi cảm. => Con người hòa trong cảnh thiên nhiên mang sức thanh  xuân trong niềm lạc quan cách mạng.
  11. (?) Điểm giống nhau của 2 bài thơ Hai bài thơ thơ sáng tác vào thời kì kháng  chiến đầy khó khăn => sự bình tĩnh, lạc quan của  Bác (rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên ) ung  dung lạc quan khi bàn bạc việc quân.
  12. III. Tổng kết:   1. Nghệ thuật:  Viết theo thể thơ thất ngôn tứ  tuyệt Đường luật với những hình  ảnh thơ lung  linh, kì  ảo, từ ngữ gợi tả, gợi cảm cùng việc sử  dụng nhiều biện pháp tu từ hiệu quả.   2. Nội dung:   Hai bài thơ là hai bức tranh thiên  nhiên  đẹp  ­    Mỗi  cảnh  mang  một  nét  riêng  nhưng cùng thể hiện được tâm hồn thi sĩ trong  cốt cách chiến sĩ của nhà cách mạng vĩ đại Hồ  Chí Minh.
  13.  IV. Luyện tập : ­ Cụm từ “ta với ta” thể hiện tâm trạng của chủ  thể trữ tình. Trước cảnh Đèo Ngang thoáng đãng  nhưng heo hút hoang vắng, nhà thơ quay về lòng mình,  với nổi cô đơn gần như tuyệt đối.    ­ Học thuộc lòng bài thơ.
  14. DẶN DÒ: ­ Soạn bài: Tiếng gà trưa ­ Bài Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học ( GV  sẽ gửi bài cho HS ).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2