intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 9: Từ ghép

Chia sẻ: Thái Từ Khôn | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:21

18
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 9: Từ ghép được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh biết được cấu tạo từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập. Cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tiếng Việt; nâng cao khả năng nhận diện các loại từ ghép và tìm hiểu nghĩa của hệ thống từ ghép tiếng Việt;... Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 9: Từ ghép

  1. TRƯỜNG THCS THÀNH  PHỐ BẾN TRE NGỮ VĂN 7 GIÁO VIÊN : PHAM THI MY ̣ ̣ ̃  DIỄ M
  2. TIẾNG VIỆT:   TỪ GHÉP 
  3. Ôn lại những kiến thức cũ lớp 6: a. Thế nào là từ đơn,  từ phức? Cho ví dụ. b. Thế nào là từ ghép, từ láy? Cho ví dụ. Đáp án:  a. ­ Từ đơn là từ chỉ có 1 tiếng: nhà, cây, áo …  ­ Từ phức có 2 tiếng trở lên: quần áo, học sinh,  nhanh nhẹn …  b. ­ Từ ghép là một kiểu của từ phức bằng cách  ghép các tiếng có quan hệ nghĩa với nhau: nhà  trường, học sinh, cá bạc má …     ­ Từ láy là một kiểu của từ phức bằng cách ghép  các tiếng có quan hệ láy âm với nhau: xinh xắn, dịu  dàng…
  4. I. Các loại từ ghép: 1. Ví dụ SGK/13: * VD1: Từ in đậm:        ­Ví dụ 1:     ­ bà ngoại Bà ngoại – Thơm phức               ­ thơm phức     chính phụ    chính phụ  ­ Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau, bố sung  ý nghĩa cho tiếng chính làm cho nghĩa của từ cụ  thể hơn. ­>Tiếng chính + tiếng phụ ( C­P ) => Từ ghép chính phụ.
  5. Hãy cho 5 TG “chính phụ” mà em biết? 1. Thước kẻ Đ, Bánh mì, cá lóc , hoa lan…           C     P 2. Vui vẻ  S 3. Xinh xắn  S 4. Buồn bã   S 5. Nhát gan  Đ
  6.  * Ví dụ 2:  Các từ in đậm: quần áo, trầm bổng ­ Quần áo: Trang phục nói chung. ­ Trầm bổng: Âm thanh lúc trầm lúc bổng. ­> Các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp, không  phân biệt tiếng chính và tiếng phụ. => Từ ghép đẳng lập.
  7. (?) Tìm một số từ ghép đẳng lập trong các văn  bản đã học. => Hỗn láo, tức giận, buồn thảm, dũng cảm, khôn  lớn, trưởng thành… 
  8. (?) Qua hai bài tập trên, em thấy từ ghép được chia  làm mấy loại? Đặc điểm của từng loại? 2. Ghi nhớ SGK /14
  9. II/Nghĩa của từ ghép: VD1: 1/ Nghĩa của từ ghép chính phụ:   + Bà : chỉ người phụ nữ cao tuổi ­> nghĩa rộng ( khái quát )  + Bà ngoại : chỉ người  sinh ra mẹ ­> nghĩa hẹp ( cụ thể ) => bà ngoại  nghĩa  rộng    + Thơm phức : có mùi bốc lên mạnh, hấp dẫn ­> nghĩa  hẹp => thơm phức  Nghĩa của từ ghép chính phụ: hẹp hơn nghĩa của  tiếng chính và có tính chất phân nghĩa.
  10. VD2: Nghĩa của từ ghép đẳng lập:   + Quần áo : chỉ quần áo ( trang phục ) nói chung + Quần, áo : chỉ riêng từng loại  ­> hợp nghĩa, có nghĩa khái quát hơn. ( quần áo = quần +  áo )  + Trầm bổng : Miêu tả âm thanh lúc thấp, lúc cao nghe  rất êm tai. + Trầm, bổng : chỉ âm thanh riêng từng loại ­> nghĩa chung, khái quát. ( trầm bổng = trầm + bổng ) => Nghĩa của từ ghép đẳng lập: Có nghĩa khái quát hơn  nghĩa của tiếng tạo nên nó và có tính chất hợp nghĩa.
  11. (?) Qua tìm hiểu ví dụ, cho biết nghĩa của TGCP và  TGĐL so với các tiếng tạo nên nó? * Ghi nhớ/ SGK14.
  12. III. Luyện tập:  1/ Xếp các từ ghép vào bảng phân loại: ­ TGCP: Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn,  cười nụ. ­ TGĐL: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu  đuôi.
  13. 2/ Tạo từ ghép CP: ­ Bút chì ­ Thước kẻ ­ Mưa rào ­ Làm việc ­ Ăn chay ­ Vui lòng ­ Nhát gan
  14. 3/ Tạo từ ghép đẳng lập: ­ núi sông, núi rừng ­ mặt mũi, mặt mày ­ ham thích, ham muốn ­ xinh tươi, xinh đẹp ­ học hỏi, học hành ­ tươi trẻ, tươi vui
  15. 4/ Giải thích cách dùng từ ghép. ­ Có thể nói “1 cuốn sách”, “1 cuốn vở” vì  “sách” và “vở” là DT chỉ sự vật, là những từ  đơn tồn tại dưới dạng cá thể, có số từ “1 cuốn”  đứng trước nó,  có thể đếm được. ­ “Sách vở” là từ ghép ĐL có nghĩa khái quát  tổng hợp chỉ chung các loại nên không thể nói “  1 cuốn sách vở”.
  16. 5/ Giải thích cách dùng từ ghép a­ Có nhiều loại hoa có màu hồng nhưng không gọi  là hoa hồng: hoa dâm bụt, hoa giấy, hoa 10 giờ...  b­ Nói như em Nam là đúng vì: Áo dài là từ ghép  chính phụ chỉ 1 loại áo như áo sơ mi, áo bà ba … c­ Nói “quả cà chua này ngọt quá” không sai. Vì cà  chua là TGCP chỉ 1 loại cà = cà pháo, cà tím…, ngọt  là tính từ .  d­ Không phải mọi loại cá có màu vàng là cá vàng!  Cá vàng là TGCP, là 1 loại cá kiểng, mắt to có 3  đuôi được nuôi để giải trí.
  17. 6/ So sánh nghĩa của các từ ghép: a/ Mát = có nhiệt độ vừa phải, không nóng cũng  không lạnh. Tay = Bộ phận cơ thể để cầm nắm. Mát tay = thường để đạt được kết quả tốt, thành  công trong công việc       b, c: Về nhà làm tương tự.
  18. 7/ Phân tích cấu tạo của các từ ghép gồm 3  tiếng: ­ Máy  hơi  nước ­ Than  tổ  ong ­ Bánh  đa  nem
  19. Dặn dò: ­ Soạn bài “ Liên kết trong văn bản” ­ Xem lại bài cũ, hoàn thành bài tập còn thiếu.
  20. Bài tập củng cố: 1. Tìm từ ghép trong đoạn văn sau và phân loại chúng:   “Mưa phùn đem mùa xuân đến, mưa phùn khiến những chân mạ gieo  muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng  ruộng cao. Mầm cây sấu, cây nhội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi  hôm trông thấy mỗi khác.… Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại  nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi ấm áp”.                                                                                              (Tô Hoài) => Trả lời: ­ Các từ ghép có trong đoạn văn: Mưa phùn, mùa xuân, chân mạ, lá mạ,  dây khoai, cây cà chua, xanh rợ, cây sấu, cây nhội, cây bàng, cây bằng  lăng, mùa hạ, ốm yếu, vầng lộc, mưa bụi. Trong đó: + TGCP: Mưa phùn, mùa xuân, chân mạ, lá mạ, dây khoai, cây cà chua,  xanh rợ, cây sấu, cây nhội, cây bàng, cây bằng lăng, mùa hạ, vầng lộc,  mưa bụi. + TGĐL: ốm yếu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2