intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 16+17: Truyện Kiều của Nguyễn Du

Chia sẻ: Thái Từ Khôn | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:6

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 16+17: Truyện Kiều của Nguyễn Du được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du; trên cơ sở hiểu nội dung cốt truyện, thấy được những giá trị cơ bản của Truyện Kiều;... Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 16+17: Truyện Kiều của Nguyễn Du

  1. TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ BẾN TRE  GV dạy: Đỗ Thị Thanh Tuyền – Ngữ văn 9
  2. Tiết 16­17  “Truyện Kiều” của Nguyễn Du I. Nguyễn Du: 1. Thời đại:     ­ Nguyễn Du sống trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX (cuối Lê đầu  Nguyễn)   ­> Giai đoạn chế độ phong kiến suy tàn, rối ren, khủng hoảng; Phong trào nông dân khởi nghĩa  nổi lên khắp nơi. 2. Quê quán:         ­ Rối ren, phức tạp         ­ Làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh là vùng quê giàu truyền thống văn hoá,  hiếu học.         ­ Nguyễn Du sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long ­ mảnh đất ngàn năm văn hiến ­>  Nguyễn Du tiếp thu văn hoá của cả hai vùng.         ­ Giàu truyền thống văn hoá, hiếu học 3. Gia đình:       ­ Đại quí tộc vào lúc mạt vận.       ­ Nhiều đời làm quan       ­ Có truyền thống văn học, thích hát xướng.       ­ Dòng dõi khoa bảng
  3. 4. Bản thân:       ­ Sinh 1765 mất 1820       ­ Tên chữ: Tố Như ­ Hiệu: Thanh Hiên       ­ Là người học rộng, hiểu biết nhiều, tư chất thông minh       ­ Cuộc đời vất vả, long đong, phiêu bạt:       + Từ lúc ra đời đến 10 tuổi: sống sung túc       + 10 tuổi trở đi: mồ côi, phải đi ở nhờ.       + 1783: thi hương, đậu tam trường, làm quan ở Thái Nguyên.       + Từ 1786 –1802: lúc thì ở Thái Bình, lúc thì ở Tiên Điền, là thời gian long đong, vất vả nhất trong cuộc đời.       + Nguyễn Du có vốn sống phong phú, từ đó hình thành nên chủ nghĩa nhân đạo trong các tác phẩm.       + 1802­1809: làm quan cho nhà Nguyễn ở Thường Tín, Quảng Bình.       + 1813­1814: cử đi sứ sang Trung Quốc  => Nguyễn Du có cái nhìn rộng hơn về cuộc đời.       + 1820: cử đi sứ sang Trung Quốc lần hai  nhưng chưa kịp đi thì ông bị mất đột ngột trong một trận dịch lớn ngày 18­ 9­1820 tại Huế, thọ năm mươi lăm tuổi.   ­ Thông minh, tài năng bẩm sinh   ­ Cuộc đời vất vả, vốn sống từng trải   ­ Có trái tim yêu thương, tấm lòng nhân đạo   ­ Cuộc đời của Nguyễn Du là một cuộc đời vất vả, long đong nhưng cũng từ đó đã tạo nên thiên tài Nguyễn Du.  
  4. => Nguyễn Du là một nhà thơ có tài, có tâm, một đại thi hào dân tộc, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, một  danh nhân văn hóa thế giới. 5. Sự nghiệp sáng tác:       a. Thơ chữ Hán:       b. Thơ chữ Nôm:        ­  Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều). 
  5. II. Truyện Kiều:       1. Xuất xứ: Sáng tác đầu thế kỉ XIX (1805 ­ 1809). Dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh  Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).       2. Thể loại: Truyện Nôm,  gồm 3254 câu lục bát.   3. Tóm tắt tác phẩm:            Phần 1: Gặp gỡ và  đính ước                     ­ Gia thế, tài sản                     ­ Gặp gỡ Kim Trọng                     ­ Đính ước thề nguyền           Phần 2: Gia biến , lưu lạc                     ­ Bán mình cứu cha                     ­ Vào tay họ Mã                     ­ Mắc lừa Sở Khanh, vào lầu xanh lần 1                     ­ Gặp gỡ và làm vợ Thúc Sinh, bị Hoạn Thư đày đoạ. Trốn, nương  nhờ cửa phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi cho Bạc Bà.                      ­Vào lầu xanh lần hai, gặp Từ Hải                      ­ Mắc lừa Hồ Tôn Hiến, tự vẫn.                      ­ Sư Giác Duyên cứu, Nương nhờ cửa phật lần hai.            Phần 3: Đoàn tụ.                        ­ Đoàn tụ với gia đình.                       ­ Gặp lại người xưa.
  6. III. Giá trị nội dung & nghệ thuật của tác phẩm: (SGK)    1. Về nội dung:       a. Giá trị biện thực:          ­ Tác phẩm đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị.         ­ Số phận những con người bị áp bức đau khổ đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.   b. Giá trị nhân đạo:       ­ Niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người.       ­ Sự lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo.       ­ Sự trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân  chính. 2. Về nghệ thuật: (SGK)      ­ Về ngôn ngữ: Với Truyện Kiều, tiếng Việt  đạt tới đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật ­> vừa có chức năng biểu đạt  (phản ánh), biểu cảm (thể hiện cảm xúc) vừa có chức năng thẩm mĩ (vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ)      ­ Về thể loại: Thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ.          + Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc.         + Nghệ thuật dẫn truyện.         + Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên,miêu tả tâm lí con người.         + Khắc họa tính cách nhân vật. *Ghi nhớ : (SGK) IV. Luyện tập:  ­ Kể tóm tắt Truyện Kiều.                                    Hướng dẫn tự học ­ Dặn dò:      ­ Hướng dẫn tự học: Đọc tác phẩm: “Truyện Kiều” và tóm tắt.                                    
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0