Bài giảng môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 3+4+5+6: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh hiểu rằng muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, cần có một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả; hướng dẫn sử dụng biện pháp nghệ thuật, miêu tả hợp lí cho bài văn thuyết minh;... Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 3+4+5+6: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
- TIẾT 3,4,5,6
CHỦ ĐỀ: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
VÀ YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
- I. ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH
– Đặc điểm, tính chất của văn bản thuyết minh;
– Mục đích của văn bản thuyết minh (chú ý phân biệt với mục đích của
các phương thức biểu đạt khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị
luận);
II.– Những phương
TÌM HIỂU CÁC pháp
BIỆNthuyết
PHÁPminh thường
NGHỆ dùng. VÀ YẾU TỐ MIÊU TẢ
THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
- I. ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH
II. TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀ CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
- NGỌC HOÀNG XỬ TỘI RUỒI XANH
Do loài người phát đơn kiện, Ngọc Hoàng Thượng đế mở phiên toà công khai xử tội loài ruồi. Ngọc Hoàng
truyền cho vệ sĩ Nhện điệu ruồi xanh lên điện, đập bàn thị uy:
– Ruồi kia, loài người kiện mi làm hại chúng sinh, mau mau khai ra tên họ, chủng loại và nơi ở!
Ruồi sợ hãi quỳ thưa trước vành móng ngựa:
– Con là ruồi xanh, thuộc họ côn trùng hai cánh mắt lưới. Họ hàng con rất đông, gồm ruồi trâu, ruồi mắt đỏ,
ruồi nhà… Nơi ở là nhà xí, chuồng lợn, chuồng trâu, nhà ăn, quán vỉa hè…, bất kì chỗ nào có thức ăn mà không
đậy điệm con đều lấy làm nơi sinh sống.
Ngọc Hoàng yêu cầu Thiên Tào tra sổ xác nhận rồi cho đọc cáo trạng: Bị cáo ruồi bị cáo buộc hai tội. Một là
sống nơi dơ bẩn, mang nhiều vi trùng gieo rắc bệnh tật. Các nhà khoa học cho biết bề ngoài con ruồi mang 6
triệu vi khuẩn, trong ruột chứa đến 28 triệu vi khuẩn. Chúng gieo rắc bệnh tả, kiết lị, thương hàn, viêm gan B. Tội
thứ hai là sinh đẻ nhanh quá mức, vô kế hoạch. Mỗi đôi ruồi, trong một mùa từ tháng 4 đến tháng 8, nếu đều mẹ
tròn con vuông sẽ đẻ ra 19 triệu tỉ con ruồi, ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái.
Một luật sư biện hộ nói: Ruồi tuy tội nhiều nhưng nó cũng có nét đặc biệt ví như mắt lưới, một mắt chứa
hàng triệu mắt nhỏ; chân ruồi có thể tiết ra chất dính làm cho nó đậu được trên mặt kính mà không trượt chân.
Nếu con người biết bắt chước mắt ruồi mà làm máy chụp ảnh, mô phỏng chân ruồi mà làm giày leo núi thì cũng
hay. Đó đều là tình tiết giảm nhẹ tội cho ruồi.
Ngọc Hoàng cân nhắc, tuyên phạt ruồi khổ sai chung thân. Truyền cho chim chóc, cóc, nhái, thằn lằn, kiến,
nhện ra sức giết bớt ruồi, không cho đẻ nhiều. Ngọc Hoàng lại nói với Người: “Ruồi có tội mà con người cũng có
lỗi. Con người phải thường xuyên làm vệ sinh, đậy điệm thức ăn, nhà xí, chuồng trại phải xây dựng theo lối mới
thì mới ngăn chặn ruồi sinh sôi và hạn chế tác hại của ruồi được.
Lời tuyên án của Ngọc Hoàng làm cho các loài vật phấn khởi, còn con người thì trầm ngâm nghĩ ngợi.
- I. ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH
II. TÌM HIỂU CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT VÀ YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh
Các biện pháp nghệ thuật: kể chuyện, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa…
-> làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh, gây hứng thú cho người đọc.
- CÂY CHUỐI TRONG ĐỜI SỐNG VIỆT NAM
Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp cây chuối thân mềm vươn lên như những
trụ cột nhẵn bóng, toả ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi
rừng. Hầu như ở nông thôn, nhà nào cũng trồng cây chuối. Trò chơi có tính chất
thể thao của trẻ em chúc đầu xuống đất cho cả thân mình tay chân vút thẳng lên
trời được gọi là trò chơi “trồng cây chuối”. Chả là gốc chuối tròn như đầu người,
lớn dần theo thời gian, có dễ chùm nằm dưới mặt đất. Cây chuối rất ưa nước nên
người ta hay trồng bên ao hồ rất nhanh tươi tốt, còn ở rừng, bên những khe suối
hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn vô tận. Chuối phát triển rất nhanh,
chuối mẹ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ phải gọi là “con đàn cháu lũ”.
Người phụ nữ nào mà chẳng liên quan đến cây chuối khi họ phải làm vườn,
chăn nuôi, nội trợ và chợ búa, bởi cây chuối là thức ăn thực dụng từ thân đến lá, từ
gốc đến hoa quả! Có lẽ trong các loài cây, thì cây chuối mang sẵn trong nó nhiều
nhất các món ăn truyền lại của tổ tiên người Việt – Mường tự xa xưa cho tới ngày
nay.
- Quả chuối là một món ăn ngon, ai mà chẳng biết. Nào chuối hương, chuối ngự, nào
chuối sứ, chuối mường, loại chuối nào khi quả đã chín cũng đều cho ta vị ngọt ngào và
hương thơm hấp dẫn. Có một loại chuối được người ta rất chuộng, đấy là chuối trứng cuốc
– không phải là quả tròn như trứng cuốc mà khi chín vỏ chuối có những vệt lốm đốm như
vỏ trứng cuốc. Mỗi cây chuối đều có một buồng chuối. Có buồng chuối trăm quả, cũng có
buồng chuối cả nghìn quả. Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu xuống
tận gốc cây. Quả chuối chín ăn vào không chỉ no, không chỉ ngon mà còn là một chất
dưỡng da làm cho da dẻ mịn màng. Chính vì thế nhiều phụ nữ nghiền chuối như nghiền mỹ
phẩm. Nếu chuối chín là một món quà sáng trưa chiều tối của con người thì chuối xanh lại
là một món ăn thông dụng trong các bữa ăn hằng ngày. Chuối xanh có vị chát, để sống cắt
lát ăn cặp với thịt heo luộc chấm tôm chua khiến miếng thịt ngon gấp bội phần, nó cũng là
món ăn cặp rất tuyệt vời với các món tái hay món gỏi. Chuối xanh nấu với các loại thực
phẩm có vị tanh như cá, ốc, lươn, chạch có sức khử tanh rất tốt, nó không chỉ làm cho thực
phẩm ngon hơn mà chính nó cũng thừa hưởng cái ngon cái bổ của thực phẩm truyền lại.
Người ta có thể chế biến ra nhiều món ăn từ quả chuối như chuối ép, mứt chuối, kẹo chuối,
bánh chuối,… nhưng có một điều quan trọng là quả chuối đã trở thành phẩm vật thờ cúng
từ ngàn đời như một tôtem trên mâm ngũ quả. Đấy là “chuối thờ”. Chuối thờ bao giờ cũng
dùng nguyên nải. Ngày lễ tết thường thờ chuối xanh già, còn ngày rằm hoặc giỗ kị có thể
thờ chuối chín. Có lẽ vì thế mà chuối thờ thường lên giá đột ngột vào những dịp lễ, tết mà
nhà nào cũng phải mua về để thắp hương thờ cúng.
- I. ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH
II. TÌM HIỂU CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT VÀ YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
2. Cây chuối trong đời sống Việt Nam
Các yếu tố miêu tả làm cho đối tượng thuyết minh thêm cụ thể, sinh
động, hấp dẫn, nổi bật, gây ấn tượng.
- I. ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH
II. TÌM HIỂU CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT VÀ YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
III. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1 (SGK/trang 26) Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết
minh sau:
– Thân cây chuối có hình dáng…
– Lá chuối tươi: hình dáng? Màu sắc qua từng giai đoạn?
– Lá chuối khô…
– Nõn chuối…
– Bắp chuối…
– Quả chuối…
Gợi ý: Chọn 3 trong 6 chi tiết viết thành đoạn văn.
2. Bài tập 2 (SGK/trang 26): Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau:
Hình dáng, đặc điểm bên ngoài của sự vật ấy?
- I. ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH
II. TÌM HIỂU CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT VÀ YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
III. LUYỆN TẬP
3. Bài tập 2 (SGK/trang 15): Đọc đoạn văn trong SGK và nêu nhận
xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh.
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng là kể chuyện: Người cháu hồi
tượng lại câu chuyện của bà kể về loài chim cú trong ký ức tuổi thơ.
Qua đó thuyết minh về loài chim cú.
4. Cho đề bài: Thuyết minh về cây bút bi.
Gợi ý: Lập dàn bài, chú ý thể hiện yếu tố miêu tả, các biện pháp
nghệ thuật.
- Nguồn gốc, lịch sử hình thành
- Cấu tạo
- Lợi ích, công dụng
- Cách sử dụng, cách bảo quản