Bài giảng Một số chủ trương – chính sách của Đảng và nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa
lượt xem 11
download
Tài liệu trình bày một số khái niệm về nông nghiệp, nông nghiệp đô thị và nông thôn; chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; một số chủ trương, chính sách của TP.HCM về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (nông thôn vùng ven đô thị đặc biệt).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Một số chủ trương – chính sách của Đảng và nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa
- Người báo cáo: CN. THÁI QUỐC DÂN – PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP.HCM Báo giảng: MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG – CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA (Biên soạn: Ths. Bùi Văn My và CN Thái Quốc Dân) * Các tư liệu trích dẫn, tham khảo: Các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và Thành phố liên quan. Tập bài giảng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn mới. Tổng hợp các đề tài, dự án nghiên cứu liên quan của Chi cục Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) – Cơ quan Thường trực Tổ Công tác giúp việc/ Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố. ____________ * Báo cáo gồm 3 phần chính: 1. Một số khái niệm về nông nghiệp, nông nghiệp đô thị và nông thôn. 2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3. Một số chủ trương, chính sách của TP.HCM về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (nông thôn vùng ven đô thị đặc biệt). PHẦN I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN, 1. Nông nghiệp: Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu của xã hội có nhiệm vụ cung cấp sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi. Nông nghiệp với nghĩa rộng bao hàm: cả thủy sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp. Nền nông nghiệp đã phát triển qua các giai đoạn: Nông nghiệp nguyên thủy là nền nông nghiệp ở trạng thái thô sơ, khi loài người mới chuyển từ hái lượm sang sản xuất chủ yếu tự cung tự cấp. 1
- Nông nghiệp cổ truyền là nền nông nghiệp tiến bộ hơn so với nông nghiệp nguyên thủy, ở trạng thái xưa để lại, năng suất thấp, vẫn còn tồn tại ở những nước chậm phát triển và đang phát triển, tùy từng nơi có mức độ cải tiến và có ảnh hưởng của nền công nghiệp. Nông nghiệp công nghiệp hóa là nền nông nghiệp của các nước phát triển, sử dụng nhiều vật tư kỹ thuật và trang thiết bị máy móc, ở đó sản xuất được tiến hành theo những quy trình nghiêm ngặt như trong công nghiệp, năng suất lao động rất cao; ô nhiễm nặng đến môi trường do dùng hóa chất và những phương pháp công nghiệp. Nông nghiệp sinh học là trường phái nông nghiệp đối lập với nông nghiệp công nghiệp, phục hồi những nguyên tắc về sinh học trong nông nghiệp, thân thiện với môi trường, làm tăng chất lượng nông sản. Nông nghiệp sinh thái học là khuynh hướng phát triển nông nghiệp nhằm đẩy mạnh sản xuất trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, thành tựu của công nghệ và khoa học kỹ thuật. 2. Nông nghiệp đô thị: Đô thị nói chung là: nơi đông dân, tập trung buôn bán như thành phố, thị xã. Quá trình đô thị hoá ra đời vào lúc nền canh tác nông nghiệp đã ở trình độ khá cao, như: đã có thuỷ lợi, thành lập kho tàng lưu trữ và phân bố lương thực... tức là vào khoảng 2.000 năm trước công nguyên. Các khu vực đô thị lúc đầu thường mọc lên ở dọc bờ sông thuận tiện giao thông, nguồn nước. Sự hình thành các đô thị gia tăng mạnh mẽ nhờ các tiến bộ về công nghiệp từ cuối thế kỷ XIX đến nay. Ở những nước phương Tây, do sự cách biệt không lớn giữa cấu trúc làng xã và thành thị nên khi xác định tiêu chí của một đô thị khá giản đơn. Vì ngay từ khi mới hình thành, đô thị đã là những tập hợp người hoàn toàn tách khỏi nông nghiệp, chuyên sống bằng nghề thủ công, buôn bán, dịch vụ... Còn ở Việt Nam vì là một nước nông nghiệp, nên tiêu chí để định hình đô thị cũng có khác, những tụ điểm dân cư được coi là thuộc phạm trù đô thị, khi ở đó đại bộ phận trong họ sống phi nông nghiệp là chủ yếu và cũng chỉ đạt mức đa số, chứ không thể chiếm ưu thế tuyệt đối. Đô thị ở Việt Nam bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn. Có 05 yếu tố cơ bản phân loại đô thị, gồm: là 1trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ; 2tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động tối thiểu là 65%; 3cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị; 4 quy mô dân số ít nhất là 4.000 người; 5mật độ dân số phù hợp quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị. 2
- Nông nghiệp đô thị bền vững + Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người, nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai (1987,Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc). Như vậy, có thể nói phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế; nâng cao mức độ công bằng xã hội, giàu có về văn hóa; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. + Nông nghiệp bền vững là một hệ thống sản xuất có chọn lọc, đa dạng nhưng đảm bảo hệ sinh thái gồm các yếu tố tác động một cách tương hỗ cùng tồn tại, cân bằng tự nhiên, phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao, môi trường trong sạch, sản phẩm an toàn và được thị trường chấp nhận. + Nông nghiệp sinh thái đô thị là nông nghiệp phát triển trên vùng đô thị hoặc gần vùng đô thị. Nó thích ứng với hoàn cảnh sinh thái đô thị và phát huy các lợi thế của điều kiện vật chấtkỹ thuật đô thị, để ngày càng hoàn thiện các chức năng sinh thái mà nó tham gia vào các chu trình cân bằng và chức năng cung ứng một cách tương thích, nhằm thoả mãn các nhu cầu thị trường đô thị về những nông sản hàng hoá sạch, chất lượng cao và đa dạng; đồng thời cung ứng các sản phẩm văn hoá, tinh thần và đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của thị dân. Nông nghiệp đô thị chịu ảnh hưởng của môi trường đô thị rất lớn theo chiều hướng có hại của các hoạt động trong xây dựng, giao thông vận tải, công thương nghiệp do con người gây ra...Mặt khác, nông nghiệp đô thị lại nhận được những tác động có lợi từ các yếu tố và môi trường vật chất kỹ thuật cao, hạ tầng kỹ thuật và các kênh chuyển giao công nghệ của đô thị, tạo điều kiện để hiện đại hóa nông nghiệp bằng điện khí hóa, cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, thông tin tin học hóa; công nghệ sinh học phát triển, đủ sức đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng về giống và kỹ thuật sản xuất chế biến và bảo quản nông sản hàng hoá, áp dụng công nghệ thích ứng theo ngành hàng, thực sự đáp ứng yêu cầu của thị trường qua chế biến và bảo quản tốt; trực tiếp giúp nông dân đưa năng suất lao động, sản lượng và chất lượng nông sản lên cao hơn. Nông nghiệp sinh thái Nông nghiệp sinh thái (Organic farming) là khuynh hướng phát triển sản xuất nông nghiệp trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, thành tựu của công nghệ và khoa học kỹ thuật. Nền nông nghiệp sinh thái phải tuân thủ các nguyên tắc sau : + Không phá hoại môi trường; + Ðảm bảo năng suất ổn định; 3
- Nông nghiệp đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh có thể chia ra các vùng như: + Vùng nông nghiệp theo quy hoạch sắp lên đô thị trở thành vùng nông nghiệp thoái hóa có hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm sút. Vùng được gọi là "nông nghiệp thoái hóa" này còn đang có tình trạng lãng phí lớn đất màu mỡ do quy hoạch treo, hay nông dân chờ quy hoạch đã xây dựng và trồng cây bừa bãi mong được đền bù cao hơn. Để duy trì và phát triển sản xuất ở vùng này cần áp dụng công nghệ cao với các vụ sản xuất ngắn ngày, như: rau hoa, cá cảnh, cây cảnh, nuôi ba ba, cá sấu, …, với nhiều cơ hội thu lời rất cao. Nếu khu dân cư ở vào vị trí thích hợp thì sau khi hết đất canh tác, chính quyền có thể cùng nhân dân thực hiện việc chỉnh trang làng xóm, tạo địa điểm du lịch sinh thái và chuyển bộ phận dân cư sang kinh doanh dịch vụ du lịch. + Vùng nông nghi ệp ở vành đai xa hơn , nếu có trở thành đô thị thì phải hàng chục năm sau và lâu hơn, với không gian có thể vượt địa giới hành chính do sức hút của các ngành sản xuất hiệu quả cao. Để trở thành vùng nông nghiệp năng động cần đa dạng hóa sản xuất, phát triển hệ sinh thái vườn ao chuồng (VAC), áp dụng công nghệ cao trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa để phát triển bền vững với hiệu quả cao. Những mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại cần được xây dựng, cùng với các loại hình nông nghiệp hàng hoá như nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp du lịch, sản xuất nông sản xuất khẩu thu ngoại tệ, nông nghiệp phục vụ khách sạn, nông nghiệp an dưỡng. Chính vì vậy, Nông nghiệp đô thị bên cạnh mang lại lợi ích kinh tế khá lớn còn có ý nghĩa to lớn về xã hội và nhân văn. 3. Nông thôn: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã” (Thông tư số 54/2009/TT/BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới); Khái niệm một cách gọn hơn: “Vùng nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn của phường, quận thuộc thị xã, thành phố” (Nghị định 61/2010/NĐCP ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ). (Khái quát: Nông thôn thường được hiểu là khu vực có đa số người dân sống bằng nông nghiệp (và các ngành nghề thuộc khu vực khác); là một bộ phận của một quốc gia để phân biệt với bộ phận khác của xã hội là đô thị; hai khu vực này có quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình phát triển của xã hội. Hiện nay khái niệm này đã thay đổi nhiều. Như tại TP.HCM, khu vực nông thôn có 322.088 hộ; trong đó chỉ có: 32.161 hộ Nông lâm thủy sản và diêm nghiệp; 4
- còn lại: 133.560 hộ Công nghiệp, xây dựng; 145.191 hộ Thương mại, vận tải, dịch vụ và 11.176 hộ Nguồn khác. Nông dân cũng là một bộ phận công dân trong một nước, có mối quan hệ với các thành phần khác trong xã hội, thường được khái quát là “sĩ, công, thương, binh”. Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế của đất nước, là ngành sản xuất chủ yếu của xã hội có nhiệm vụ cung cấp các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi (và thủy sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp); nông nghiệp có mối quan hệ hữu cơ với các ngành kinh tế khác như công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp, dịch vụ). Do vậy tìm hiểu về nông dân, nông nghiệp, nông thôn cần đặt trong các mối liên hệ với tổng thể của cả nước để tránh chủ quan, phiến diện. Ngoài phương pháp lý luận, các vấn đề này cần được tìm hiểu theo quá trình phát triển của lịch sử; bên cạnh đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, nhất là những nước có điều kiện gần giống nước ta cũng rất cần thiết. PHẦN II CHỦ TRƯƠNG – CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Phần này có các nội dung chính: 1. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng; 2. Nghị quyết số 26NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (TW) khóa X về “Nông nghiệp Nông dân Nông thôn” (Tam nông); 3. Nghị số 16NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị, về phương hướng nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020; 4. Nghị quyết 24/2008/NQCP về chương trình hành động của Chính phủ; 5. Quyết định 491/QĐTTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia Nông thôn mới; 6. Ban Bí thư Trung ương Đảng có thông báo 238TB/TW tháng 4 – 2009 về việc xây dựng thí điểm mô hình Nông thôn mới; 7. Quyết định 800/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) giai đoạn 2010 – 2020”; 8. Nghị định 61/2010/NĐCP, ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ, về việc quy định Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông 5
- nghiệp nông thôn; 9. Nghị định 41/2010/NĐCP, ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ, về việc Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn 1. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển ngày càng hiện đại” 2. Nghị quyết số 26NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành TW Đảng khóa X về “Nông nghiệp Nông dân Nông thôn” (Tam nông) đã xác định: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh l ương th ực qu ốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. 3. Nghị số 16NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị, về phương hướng nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 Ngày 10 tháng 8 năm 2012, Bộ Chính trị Ban đã ban hành Nghị quyết số 16NQ/TW, về phương hướng nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh thành phố phải: “...Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phấn đấu cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2015; phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững...”. 4. Nghị quyết 24/2008/NQCP về chương trình hành động của Chính phủ (để thực hiện nghị quyết 26NQ/TW) 4.1. Nghị quyết đề ra 48 nhiệm vụ: Xây dựng 3 chương trình MTQG trong đó có chương trình MTQG Nông thôn mới. Xây dựng 45 chương trình dự án chuyên ngành khác. 6
- * Việc thực hiện: hầu hết các Bộ, ngành từ TW đến địa phương đã tham gia. 4.2. Nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới (trong Nghị quyết 24) Xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hoá và môi trường sinh thái. Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn phù hợp với quy hoạch không gian xây dựng làng (ấp, thôn, bản), xã và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của ngành, địa phương; kết hợp giữa hỗ trợ của Nhà nước với phát huy nội lực của cộng đồng dân cư nông thôn. Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức tốt đời sống văn hoá cơ sở. Xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hoá gồm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp, thực hiện "mỗi làng một nghề". 5. Quyết định 491/QĐTTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia Nông thôn mới (áp dụng cho cấp xã): Gồm 5 nhóm với 19 tiêu chí – là cụ thể hóa các định tính của Nông thôn mới Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020. + Nhóm 1: Quy hoạch (1 tiêu chí). + Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế xã hội (8 tiêu chí). + Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí) + Nhóm 4: Văn hóa – Xã hội – Môi trường (4 tiêu chí). + Nhóm 5: Hệ thống chính trị (2 tiêu chí) * Một xã nếu đạt đủ 19 tiêu chí là đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới. Căn cứ vào Bộ tiêu chí Quốc gia, các Bộ ngành liên quan đều xây dựng quy chuẩn của ngành chủ yếu là các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công trình hạ tầng, để áp dụng khi xây dựng Nông thôn mới (Ví dụ: Đường giao thông trục xã phải đạt tiêu chuẩn cấp VI đồng bằng: Nền 7 mét, mặt 5 mét, chịu tải được xe 15 tấn). 6. Ban Bí thư TW Đảng có thông báo 238TB/TW tháng 4 – 2009 về việc xây dựng thí điểm mô hình Nông thôn mới. Mục đích của việc làm thí điểm: + Xác định rõ hơn nội dung, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp, cách thức xây dựng Nông thôn mới; quan hệ trách nhiệm trong chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới của các cấp, các ngành. + Có được mô hình thực tế về các xã Nông thôn mới của thời kỳ CNH – HĐH để nhân dân học tập làm theo. 7
- Chương trình thí điểm làm ở 11 xã thuộc 11 tỉnh đại diện cho các vùng kinh tế văn hóa của cả nước: TT TỈNH, TP XÃ, HUYỆN 1 TP. HÀ NỘI Xã Thuỵ Hương, Huyện Chương Mỹ 2 TP. HỒ CHÍ MINH Xã Tân Thông Hội, Huyện Củ Chi 3 ĐIỆN BIÊN Xã Thanh Chăn, Huyện Điện Biên 4 BẮC GIANG Xã Tân Thịnh, Huyện Lạng Giang 5 NAM ĐỊNH Xã Hải Đường, Huyện Hải Hậu 6 HÀ TĨNH Xã Gia Phố, Huyện Hương Khê 7 QUẢNG NAM Xã Tam Phước, Huyện Phú Ninh 8 LÂM ĐỒNG Xã Tân Hội, Huyện Đức Trọng 9 BÌNH PHƯỚC Xã Tân Lập, Huyện Đồng Phú 10 TRÀ VINH Xã Mỹ Long Nam, Huyện Cầu Ngang 11 KIÊN GIANG Xã Định Hoà, Huyện Gò Quao Thời gian làm thí điểm trong 2 năm (từ 6/2009 đến 6/2011), sau đó sẽ tổng kết và bổ khuyết cho việc triển khai chương trình Nông thôn mới. 7. Quyết định 800/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020” 7.1. Mục đích: Xây dựng 1 kế hoạch chiến lược tổng thể về xây dựng Nông thôn mới theo yêu cầu của Bộ tiêu chí Quốc gia Nông thôn mới. Đảm bảo cho Nông thôn phát triển có quy hoạch và kế hoạch, tránh việc tự phát, trùng chéo của nhiều chương trình dự án gây lãng phí nguồn lực và khó cho việc tiếp cận, quản lý của đội ngũ cán bộ thực hiện, nhất là bộ máy cán bộ cấp xã. 7.2. Mục tiêu tổng quát: Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại. Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ. Gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch. Xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. An ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 8
- 7.3. Mục tiêu cụ thể: 7.3.1. Mục tiêu cụ thể đến 2015: Xây dựng trên 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. 100% xã hoàn thành Quy hoạch nông thôn mới (năm 2011) Tập trung đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội thiết yếu ở nông thôn theo chuẩn mới. 100% cán bộ cơ sở được đào tạo kiến thức về xây dựng và phát triển NTM. Thu nhập của dân cư nông thôn tăng gấp trên 1,5 lần so với hiện nay. Giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 8% (theo chuẩn năm 2007). 7.3. 2. Mục tiêu cụ thể đến 2020: Trên 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; Cơ bản xây dựng xong kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo chuẩn nông thôn mới. Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn. Thu nhập của dân cư nông thôn tăng trên 2,5 lần so với hiện nay; Giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 3% (chuẩn 2007). 6.4. Các nội dung: thể hiện các mục tiêu và nội dung thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. 8. Nghị định 61/2010/NĐCP, ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn: Ưu đãi cho các doanh nghiệp về miễn, giảm tiền thuê đất, mặt nước, tiền sử dụng đất, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, dịch vụ tư vấn, khoa học công nghệ và phí vận tải. 9. Nghị định 41/2010/NĐCP, ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: Giới hạn về được mở rộng, cơ chế vốn vay theo tín chấp trên cơ sở có đảm bảo của các tổ chức chính trị, xã hội ở nông thôn đây là một thuận lợi đối với người dân, nhưng khó triển khai bởi tổ chức tín dụng. PHẦN III 9
- MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA TP.HỒ CHÍ MINH VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN (NÔNG THÔN VÙNG VEN ĐÔ THỊ ĐẶC BIỆT) 1. Kết quả xây dựng và triển khai các chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn 1.1. Về ban hành các Chương trình hành động thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách của Trung ương Thành ủy đã ban hành Chương trình hành động số 43CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008, về thực hiện Nghị quyết số 26NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 2 (khóa IX) – tháng 12 năm 2010 và văn bản số 750CV/TU ngày 26 tháng 8 năm 2010 của Ban Thường vụ Thành ủy, chỉ đạo cụ thể: trong năm 2011, ngoài 6 xã đang xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới, tiếp tục triển khai nhân rộng xây dựng mô hình nông thôn mới tại 22 xã (gồm, huyện Củ Chi: 09 xã; Hóc Môn: 05 xã; Bình Chánh: 04 xã; Nhà Bè: 02 xã và Cần Giờ: 02 xã), nâng tổng số xã xây dựng mô hình nông thôn mới là 28 xã/ tổng số 58 xã địa bàn vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh. Đến ngày 12 tháng 7 năm 2011, Nghị quyết số 04NQ/TU Thành ủy Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 5 (khóa IX), đã nêu chỉ tiêu phấn đấu: chú trọng đầu tư và huy động các nguồn lực trong các thành phần kinh tế và nhân dân để hoàn thành sớm Chương trình xây dựng nông thôn mới tại 58/58 xã giai đoạn 2011 – 2015. Đặc biệt, ngày 10 tháng 8 năm 2012, Bộ Chính trị Ban đã ban hành Nghị quyết số 16NQ/TW, về phương hướng nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh thành phố phải: “...Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phấn đấu cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2015; phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững...”. Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 10/2009/QĐ UBND ngày 20 tháng 01 năm 2009, về Kế hoạch thực hiện chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X; Trên cơ sở đó, các Sở ngành, đoàn thể thành phố và các địa phương đã ban hành các Chương trình hành động cụ thể triển khai thực hiện. 2. Về ban hành các văn bản triển khai thực hiện: 10
- Căn cứ các Chương trình của Trung ương và đặc thù của thành phố nông thôn vùng ven đô thị đặc biệt, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành hơn 56 văn bản chủ yếu (trong đó có 04 Nghị quyết, 01 Chỉ thị, 31 Quyết định và 20 văn bản các loại khác) triển khai thực hiện. Trong từng thời gian, Thành ủy đã ban hành các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo các cấp ủy đưa nội dung lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, các chủ trương xây dựng nông thôn mới vào sinh hoạt định kỳ của chi bộ; đảng viên gương mẫu đi đầu trong thực hiện và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Các cơ quan thông tấn tại thành phố (phát thanh, truyền hình, báo chí..) đã phối hợp với các địa phương thường xuyên đưa các tin bài về xây dựng nông thôn mới (bình quân mỗi tuần 3 4 kỳ, có các chuyên đề về nông nghiệp – nông dân – nông thôn trên mỗi phương tiện truyền thông). Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 15/2011/QĐ UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011, về ban hành Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2010 – 2020; các văn bản về Chương trình và Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn mới; Chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp – nông thôn, Chương trình phát triển giống cây, giống con chất lượng cao, phát triển hoacây kiểng, cá cảnh, phát triển rau an toàn, phát triển chăn nuôi bò sữa (theo hướng tăng cường năng suất, chất lượng sữa), quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn thành phố,…Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và các văn bản tổ chức thực hiện các nội dung triển khai của các Bộ ngành Trung ương. 2. Phương hướng mục tiêu cần đạt được đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020: 2.1. Giai đoạn 2013 – 2015: Tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 16NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012, của Bộ Chính trị, về phương hướng nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020; các nội dung của Nghị quyết Trung ương 7, khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình hành động số 43 CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Thành ủy TP.HCM, về thực hiện Nghị quyết số 26NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Xây dựng và phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, hiện đại, bền vững, có năng suất chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh 11
- tranh cao, phù hợp đặc thù nông nghiệp của một đô thị lớn và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân – nông dân – trí thức vững mạnh, có trình độ, bản lĩnh chính trị để làm chủ nông thôn mới, đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần ngày được nâng cao, khoảng cách mức sống giữ nội thành và ngoại thành giảm, tạo nền tảng chính trị, kinh tế, xã hội vững chắc, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố; xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với quy hoạch và định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ, dân trí được nâng cao, hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường”. Tăng cường hơn nữa việc đưa khoa học – kỹ thuật, kể cả việc phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn liền với việc phát triển nông nghiệp – nông thôn, nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho người nông dân; đồng thời tăng giá trị gia tăng đối với sản phẩm nông nghiệp, nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu, lương thực, thực phẩm cung ứng cho tiêu dùng và xuất khẩu, trong đó lưu ý đến chế biến. Đẩy mạnh hơn nữa việc giải quyết đầu ra sản phẩm nông nghiệp, thông qua việc đặt hàng, thu mua nông sản. Phát triển nhanh hơn mạng lưới bán lẽ tại khu vực nông thôn, đa dạng loại hình nhằm cung ứng, đảm bảo chất lượng cho người dân. Xây dựng “Sàn giao dịch nông sản” để giúp nông dân bán sản phẩm không bị tư thương ép giá.v.v... Tiếp tục đầu tư về giáo dục, y tế và hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nghề cho lao động nông thôn – đặc biệt là thanh niên. Chú trọng nâng cao năng lực hoạt động của các Hợp tác xã tại khu vực nông thôn, đặc biệt là các Hợp tác xã trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản và diêm nghiệp. Quy hoạch, triển khai thực hiện quy hoạch và giữ được quy hoạch khu vực nông thôn ổn định; đảm bảo khu dân cư, định hướng phát triển du lịch gắn với các làng nghề, sinh thái, nhằm huy động các nguồn vốn trong xã hội đầu tư, chú ý đảm bảo môi trường xanh – sạch. Chú trọng đầu tư và huy động các nguồn lực trong các thành phần kinh tế và nhân dân để hoàn thành sớm chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phấn đấu cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2015. Tiếp tục phát huy, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt tại 6 xã điểm và đẩy mạnh triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới tại 50 xã nhân rộng. Phân kỳ tiến độ thực hiện theo từng năm: 12
- + Năm 2013: phấn đấu tất cả các xã cơ bản đạt tối thiểu từ 10 tiêu chí nông thôn mới trở lên; có 12 xã cơ bản đạt chuẩn 19 tiêu chí nông thôn mới. + Năm 2014: có 30 xã cơ bản đạt chuẩn 19 tiêu chí nông thôn mới. + Năm 2015: cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới tại 56 xã xây dựng nông thôn mới. 2.2. Giai đoạn 2016 – 2020: phát huy, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được tại các xã. 3. Một số chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới, nông nghiệp đô thị: Trong từng loại văn bản, có đối tượng và nội dung điều chỉnh thực hiện, cần phải nghiên cứu chuyên biệt. 3.1. Các Thông báo kết luận chỉ đạo của đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy 5 huyện, về kết quả một năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ thành phố và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện.: Huyện Cần Giờ (Thông báo số 317TB/TU ngày 20/4/2012); Huyện Nhà Bè (Thông báo số 318TB/TU ngày 20/4/2012; Huyện Bình Chánh (Thông báo số 320TB/TU ngày 23/4/2012); Huyện Hóc Môn (Thông báo số 341TB/TU ngày30/5/2012); Huyện Củ Chi (Thông báo số 340 TB/TU ngày 30/5/ 2012); 3.2. Các Thông báo kết luận chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố và Thông tri của Ban Thường vụ Thành ủy: Thông báo số 21TB/BCĐNTM ngày 12 tháng 6 năm 2012, tại cuộc họp, về cụ thể hóa Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới phù hợp đặc điểm ngoại thành thành phố và những nhiệm vụ trọng tâm đến cuối năm 2012; Thông báo số 24TB/BCĐNTM ngày 19 tháng 10 năm 2012, tại cuộc họp kiểm tra tình hình thực hiện Đề án xây dựng NTM và một số nhiệm vụ trọng tâm đến cuối năm 2012. Thông báo số 25TB/BCĐNTM ngày 14 tháng 01 năm 2013, tại cuộc họp kiểm tra tình hình thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới và công tác chuẩn bị tổng kết đề án xây dựng nông thôn mới tại 5 xã điểm. Thông tri số 20TT/TT ngày 02 tháng 4 năm 2013 của Ban Thường vụ Thành ủy, thực hiện Chỉ thị số 19CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. 13
- 3.3. Các văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố: Quyết định số 15/2001/QĐUBND ngày 18 tháng 3 năm 2010, về ban hành Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2010 – 2020; Quyết định số 13/QĐUBND, ngày 09 tháng 3 năm 2012, ban hành Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015; Quyết định số 36/2011/QĐUBND ngày 10 tháng 6 năm 2011, về việc ban hành quy định, về chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015 (hết hiệu lực từ ngày 30 tháng 3 năm 2013). Quyết định số 13/2013/QĐ UBND ngày 20 tháng 3 năm 2013, ban hành Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 – 2015 (có hiệu lực từ ngày 30 tháng 3 năm 2013 – thay thế Quyết định số 36/2011/QĐUBND). Kế hoạch số 5785/KHUBND ngày 21 tháng 11 năm 2011, về Tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới”; Quyết định số 2041/QĐUBND ngày 18 tháng 4 năm 2012, phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định hướng 2020”; Quyết định số 3286/QĐUBND ngày 26 tháng 6 năm 2012, phê duyệt “Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới thuộc Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn TP.HCM, giai đoạn 2012 – 2020”; Quyết định số 3639/QĐUBND ngày 16 tháng 7 năm 2012 phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2020”; Quyết định số 4140/QĐUBND ngày 14 tháng 8 năm 2012 phê duyệt “Đề án hỗ trợ Thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2012 – 2015”; Quyết định số 4924/QĐUBND ngày 24 tháng 9 năm 2012, về bố trí cán bộ thực hiện quản lý xây dựng nông thôn mới tại các xã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định số 15/QĐUBND ngày 17 tháng 4 năm 2013, về việc ban hành Quy định cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư tại các xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2020. 14
- Quyết định số 20/2013/QĐUBND ngày 24 tháng 6 năm 2013, về ban hành cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 – 2020. Quyết định số 3708/QĐUBND ngày 09 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố, về trợ cấp cho cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách và phụ cấp đối với ấp, tổ nhân dân thuộc các xã xây dựng nông thôn mới. Các văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố về việc rà soát quỹ đất trên địa bàn các huyện để xây dựng phương án tạo vốn xây dựng nông thôn mới: + Công văn số 3382/UBNDCNN ngày 13 tháng 7 năm 2012; + Thông báo số 115/TBVP ngày 22 tháng 02 năm 2013. 4. Một số nội dung cụ thể về chủ trương, chính sách của Thành phố về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa: 4.1. Về Bộ tiêu chí xây dựng NTM đặc thù TP.HCM – nông thôn vùng ven đô thị đặc biệt: Căn cứ tình hình thực tiễn tại vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh – nông thôn vùng ven đô thị đặc biệt và các kết quả thực hiện thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới giai đoạn 2009 – 2012: Kết quả thực hiện thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Tân Thông Hội (huyện Củ Chi) – mô hình do Trung ương trực tiếp chỉ đạo. Tại xã có 10 ấp, trong đó có 6 ấp nông nghiệp và 4 ấp đô thị; các khu vực lân cận của xã có Khu Công nghiệp Tân Phú Trung, Khu Công nghiệp Tây Bắc Củ Chi và thành phố đang quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển Khu Đô thị Tây Bắc, Củ Chi (có phần diện tích 1.100 ha thuộc xã Tân Thông Hội). Mô hình đã báo cáo, tổng kết vào cuối năm 2011, hiện nay đang ở giai đoạn duy trì, nâng chất lượng các tiêu chí đã đạt được, giai đoạn đến năm 2015. Bên cạnh xã điểm do Trung ương trực tiếp chỉ đạo, Thành phố chọn thêm 05 xã xây dựng điểm thuộc 5 huyện ngoại thành, nhằm tận dụng được các kinh nghiệm, lợi thế từ việc xây dựng thí điểm tại xã Tân Thông Hội để nhân rộng ra các xã và ngược lại. Đây là tiền đề, các kinh nghiệm quý báu để chỉ đạo nhân rộng tại các xã của thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của Trung ương. Nông thôn TP.HCM vùng ven đô thị đặc biệt, với các đặc thù: tốc độ đô thị hóa nhanh; xen lẫn nhiều khu dân cư đô thị và dân cư nông thôn trong cùng một xã; diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày một giảm; định hướng cây trồng – vật nuôi phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị; tuổi bình quân 15
- lao động nông nghiệp ngày một già đi..v.v…cần thiết thực hiện Bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn ven đô thị đặc biệt; gắn với các giải pháp đánh giá mức độ hoàn thành các tiêu chí, như: huy động nguồn lực; các giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu lao động. 4.1.1. Những tiêu chí thống nhất: Ủy ban nhân dân thành phố thống nhất thực hiện 15/19 tiêu chí theo Quyết định 491/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư 54 và Thông tư liên tịch số 26, gồm: 1.Tiêu chí 1: Quy hoạch; 2.Tiêu chí 3: Thủy lợi; 3.Tiêu chí 4: Điện; 4.Tiêu chí 7: Chợ; 5.Tiêu chí 8: Bưu điện; 6.Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư; 7. Tiêu chí 10: Thu nhập; 8.Tiêu chí 11: hộ nghèo; 9.Tiêu chí 12: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên; 10.Tiêu chí 14: Giáo dục: 11.Tiêu chí 15: Y tế; 12.Tiêu chí 16: Văn hóa; 13.Tiêu chí 17: Môi trường; 14.Tiêu chí 18: Hệ thống chính trị; 15. Tiêu chí 19: An ninh trật tự xã hội. Trong đó, có 06 tiêu chí có chỉ tiêu cao hơn chỉ tiêu chung: STT NỘI DUNG TIÊU CHÍ CHUNG TPHCM Tiêu chí 4: Điện. 1 Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an 99% 100% toàn từ các nguồn 2 Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư. 9.2: Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây 90% 95% dựng 3 Tiêu chí 10: Thu nhập (triệu Đông 1,5 – 1,8 lần so với trước đồng/người/năm) Nam bộ khi xây dựng đề án 2015: 34 2015: ≥ 37 tr; 2020: 58 2020: ≥ 60 tr 4 Tiêu chí 11: Hộ nghèo 40 ≥ 70 Bổ sung: Tỷ lệ phổ cập giáo dục mầm non Đạ t cho trẻ 5 tuổi. Bổ sung: Xóa mù chữ theo quy định của Đạ t ngành giáo dục đào tạo 6 Tiêu chí 17: Môi trường 17.1: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch 90% 98% 16
- STT NỘI DUNG TIÊU CHÍ CHUNG TPHCM hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia 4.1.2. Những tiêu chí thống nhất, nhưng Ban chỉ đạo thành phố có hướng dẫn rõ hơn trong quá trình thực hiện. Đối với 3 tiêu chí, gồm: 1.Tiêu chí 2: Giao thông; 2.Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa; 3.Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất, đề xuất hướng dẫn rõ hơn trong quá trình triển khai, để thuận lợi, chính xác khi thẩm định phê duyệt đề án và đánh giá kết quả thực hiện. Cụ thể: 4.1.2.1. Tiêu chí 2 Giao thông: Nội dung tiêu chí vẫn theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới: thực hiện các nội dung và tỷ lệ của 4 loại đường theo Bộ tiêu chí quốc gia. Hướng dẫn thực hiện: + Xác định các tuyến ưu tiên đầu tư phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020. Cụ thể: * Việc thực hiện quy định đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật căn cứ theo Quyết định số 315/QĐBGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. * Đối với các loại đường hiện hữu có quy mô hiện trạng về mặt cắt thiết kế lớn hơn theo Quyết định số 315/QĐBGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thì thực hiện theo hiện trạng. * Đối với các tuyến đường giao thông tại các khu vực của xã đã có quy hoạch đô thị hoặc khu công nghiệp thì chỉ đầu tư sửa chữa đảm bảo an sinh xã hội, không nâng cấp, mở rộng quy mô. * Đường phải có cây xanh; đối với giao thông liên ấp phải có biển báo, hệ thống chiếu sáng...Chú ý các tuyến đường đã có quy hoạch phải thực hiện đúng theo quy hoạch được duyệt. + Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư những trục giao thông chính trên địa bàn các xã để tạo điều kiện đẩy mạnh giao thương, phát triển sản xuất. Các địa phương phải chú trọng vận động nhân dân hiến đất, vật kiến trúc để thực hiện đầu tư các trục giao thông chính (kết nối với hệ thống giao thông quốc gia, thành phố, huyện). Đối với các tuyến giao thông trục ấp, ngõ xóm, giao thông nội đồng, phải huy động nguồn lực nhân dân, doanh nghiệp (hiến đất, vật kiến trúc, ngày công lao động khi tháo dỡ, giải phóng mặt bằng; tuyên truyền vận động cộng đồng doanh nghiệp…đóng góp hỗ trợ thêm trong phần xây lắp); Nhà nước chỉ đầu tư hỗ trợ phần còn lại để thực hiện. Đối với các trường hợp đặc thù (như giải phóng mặt bằng hết đất.v.v… sẽ thực hiện theo các quy định hiện hành của thành phố). 4.1.2.2. Tiêu chí 6 Cơ sở vật chất văn hóa: Về Nhà văn hóa – khu thể thao ấp: 17
- Nội dung tiêu chí vẫn theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới: mỗi ấp trong xã có nhà văn hóa và khu thể thao ấp đạt chuẩn của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch. Hướng dẫn thực hiện: gắn Văn phòng ấp kết hợp với Tụ điểm sinh hoạt văn hóa (quy mô 300500m2), nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về văn hóa của người dân trong ấp. Ngoài ra, phát huy xã hội hóa, xây dựng các khu thể thao – văn hóa cộng đồng (sân bóng đá mini…). Tại những nơi có điều kiện, Trụ sở ấp gắn với tụ điểm văn hóa nên quy hoạch có khuôn viên phù hợp để thuận lợi khi phát triển sau này. 4.1.2.3. Tiêu chí 13 Hình thức tổ chức sản xuất: Nội dung tiêu chí: vẫn theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới: Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động hiệu quả. Hướng dẫn thực hiện: + Hợp tác xã hoạt động có hiệu quả: yêu cầu phải giải quyết tốt các dịch vụ đầu vào để phát triển sản xuất và dịch vụ đầu ra – tiêu thụ sản phẩm; kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh: có lãi và chia lãi theo vốn góp của xã viên; tổng tài sản của hợp tác xã tăng ít nhất 10% so với 03 năm trước. + Tổ hợp tác: có ít nhất 10 20 tổ viên tham gia và hoạt động ổn định trong 03 năm liên tiếp. + Không nhất thiết mỗi xã phải có Hợp tác xã hoặc Tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, mà có thể trong các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ khác. 4.1.3. Xin điều chỉnh 01 tiêu chí: Tiêu chí 5 Cơ sở vật chất Trường học: Lý do: theo tiêu chí 5: “Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia”. Đề xuất: do đặc thù tại Thành phố dân số đông, số lượng học sinh lớn; tại mỗi xã có nhiều trường (trong mỗi cấp – như tại xã điểm Tân Thông Hội tổng cộng có 10 trường). Vì vậy, đối với việc xây dựng NTM xã ven đô: tùy điều kiện, tại các xã ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất theo chuẩn quốc gia cho cấp Mầm non, Tiểu học (trước mắt giai đoạn đến năm 2015 mỗi cấp 1 trường/xã); các cấp còn lại chỉ nâng cấp phục vụ tốt hơn. Sẽ dần xây dựng cho “tất cả” các trường đạt chuẩn trong giai đoạn 2016 đến năm 2020 – tùy tình hình ngân sách thành phố. Nội dung tiêu chí điều chỉnh: Tỷ lệ trường học các cấp: Mầm non, Tiểu học có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia: 01 trường/cấp. Các cấp còn lại chỉ nâng cấp phục vụ tốt hơn (quy hoạch chừa diện tích đất cần có để xây dựng trường đạt chuẩn). 18
- 2. Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 20112015 (Quyết định số 13/QĐUBND, ngày 09/3/2012 của UBND TP): 2.1. Mục tiêu chung: Xây dựng nền nông nghiệp Thành phố phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt trên 6%/năm, giá trị gia tăng trên 5%/năm. Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đạt 220 triệu đồng/năm. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Giảm diện tích trồng lúa kém hiệu quả ở các vùng có nguy cơ bị tác động của biến đổi khí hậu để chuyển sản cây trồng khác: phấn đấu giai đoạn 2011 – 2015 giảm diện tích trồng lúa từ 3.500 – 4.000 ha. Đến năm 2015: Hoa cây kiểng: trên 2.100 ha. Cá kiểng: trên 100 triệu con. Gieo trồng rau: trên 15.000 ha. Trồng cỏ thức ăn gia súc: 3.500 ha. Duy trì đàn bò sữa ở mức: 80.000 con, đàn heo khoảng 300.000 con; 90% hộ chăn nuôi xây dựng hầm biogas xử lý chất thải. Tôm các loại: trên 10.000 tấn. Đàn cá sấu: 195.000 con. Độ che phủ rừng và cây xanh đạt 40%. 2.3. Các chương trình, đề án, dự án trọng điểm giai đoạn 2011 – 2015: a. Chương trình: – Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. – Chương trình phát triển, kiểm soát động vật hoang dã. – Chương trình quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng – Chương trình phát triển bò sữa – Chương trình phát triển cá sấu – Chương trình giống cây, giống con chất lượng cao – Các chương trình phát triển rau an toàn – Các chương trình phát triển hoa cây kiểng – Các chương trình phát triển cá cảnh – Chương trình phát triển nuôi thủy sản – Chương trình nước sạch VSMTNT. – Chương trình 5 triệu ha rừng: 19
- 3. Khái quát về Chính sách khuyến khích chuyển dịch kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị (Quyết định Quyết định 13/2013/QĐUBND, ngày 20/3/2013 của Uỷ ban nhân dân thành phố). 3.1. Mục đích khuyến khích: Khuyến khích các thành phần kinh tế đâu t ̀ ư để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thành phố theo hướng hiện đại, phát triển hiệu quả và bền vững; Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại. 3.2. Phạm vi điều chỉnh: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; Sản xuất nông nghiệp tốt và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được cấp chứng nhận; Lâm nghiệp, diêm nghiệp, phát triển ngành nghề nông thôn sử dụng nguyên vật liệu từ nông nghiệp; Sơ chế, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. 3.3. Đối tượng áp dụng: Các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, các hộ gia đình, chủ trang trại, cá nhân (sau đây gọi là chủ đầu tư) trực tiếp sử dụng đất nông, lâm, ngư, ̣ diêm nghiêp trên địa bàn thành phố và có phương án, đề án, dự án khả thi (sau đây gọi tắt là phương án) để đầu tư phát triển san xuât nông nghi ̉ ́ ệp, phát triển ngành nghề nông thôn phù hợp với mục tiêu phát triển nông nghiệp đô thị của Thành phố. Các chủ đầu tư ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố và có phương án khả thi đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu hoặc có phương án khả thi tổ chức sơ chế san phâm nông nghi ̉ ̉ ệp phù hợp với mục tiêu và danh mục khuyến khích của chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị của Thành phố. Các chủ đầu tư đã được hưởng các cơ chế hỗ trợ khác không thuộc đối tượng áp dụng của quy định này, trừ các trường hợp quy định cụ thể trong quy định này. 3.4. Nội dung hỗ trợ: theo 2 nhóm nội dung hỗ trợ lãi suất chính: * Thứ nhất: hỗ trợ lãi suất đầu tư xây dựng cơ bản, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp; sản xuất giống; sản xuất nông nghiệp tốt và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được cấp chứng nhận. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chuyên đề: Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục & đào tạo, khoa học & công nghệ - PGS.TS. Đỗ Thị Thạch
38 p | 228 | 36
-
Bài giảng Kinh tế học phát triển - Chương 3: Các mô hình tăng trưởng kinh tế
44 p | 181 | 22
-
Bài giảng Kinh tế học đại cương: Chương 6 - ThS.Trương Thị Hòa
20 p | 153 | 21
-
Bài giảng Chuyên đề: Khái quát QLNN về kinh tế trong cơ chế thị trường định hướng XHCN - TS. GVCC Đào Đăng Kiên
107 p | 119 | 20
-
Bài giảng Chủ đề 6: Cân bằng tổng thể và hiệu quả kinh tế
30 p | 169 | 11
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế - Chương 3: Quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực kinh tế chủ yếu
35 p | 34 | 8
-
Bài giảng Kinh tế chính trị: Chương 5.2 - Nguyễn Thị Phương Dung
16 p | 30 | 7
-
Bài giảng Kinh tế chính trị: Chương 3b - Nguyễn Thị Phương Dung
16 p | 20 | 7
-
Bài giảng Chính sách kinh tế - xã hội - Chương 6: Một số chính sách kinh tế chủ yếu (Năm 2022)
26 p | 16 | 6
-
Bài giảng môn Kinh tế học - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kinh tế học
19 p | 55 | 6
-
Bài giảng môn học Kinh tế công cộng - ThS. Nguyễn Kim Lan
37 p | 86 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 2 - Chương 3: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
34 p | 56 | 4
-
Bài giảng môn học Kinh tế chính trị: Chương 4 (Phần 1) - Ngô Quế Lân
11 p | 55 | 3
-
Bài giảng Chính sách phát triển: Buổi 4 - Nhà nước và thị trường: các hình thức của chủ nghĩa tư bản (Năm 2019)
12 p | 8 | 3
-
Bài giảng môn học Kinh tế chính trị: Chương 2 (Phần 3) - Ngô Quế Lân
10 p | 41 | 2
-
Bài giảng Luật kinh tế: Chương 4 - Pháp luật về thương mại
30 p | 5 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 8: Tăng trưởng kinh tế và chu kỳ kinh doanh
19 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn