Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 7
lượt xem 13
download
Chương 7 Đảm bảo tín dụng trong Nghiệp vụ ngân hàng thương mại trình bày tổng quan, các trưng của tài sản đảm bảo tín dụng. Giá trị của tài sản đảm bảo phải lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo, tài sản phải dễ tiêu thụ thị trường. Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền ưu tiên về xử lý tài sản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 7
- ĐẢM BẢO TÍN DỤNG 1. Toång quan: 1.1. Khái niệm: Ña û m b a û o t ín d u ïn g h a y c o ø n g o ïi la ø ñ a û m b a û o t ie à n v a y la ø v ie ä c b a û o v e ä q u y e à n lô ïi c u û a n g ö ô ø i c h o v a y d ö ïa t re â n c ô s ô û t h e á chaáp, caàm coá taøi s aûn thuoäc s ôû höõu c u û a n g ö ô ø i ñ i v a y h o a ë c b a û o la õ n h c u û a b e â n thöù ba. • Ñaûm baûo tín duïng laø thieát laäp nhöõng cô sôû phaùp lyù ñeå ngaân haøng coù theâm nguoàn thu nôï thöù hai ngoaøi nguoàn thu nôï thöù nhaát trong tröôøng hôïp nguoàn thu nôï thöù nhaát khoâng theå traû ñöôïc. • Coù nhieàu hình thöùc ñaûm baûo tín duïng • 04/18/14 ñích cuûa ñaûm baûo tín duïng laø baûo veä 1 Muïc
- 1.2 Các đặc trưng của taøi saûn đảm bảo tiền vay • Giá trị của tài sản đảm bảo phải lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo. • Tài sản phải dễ tiêu thụ thị trường. • Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền ưu tiên về xử lý tài sản. 04/18/14 2
- 1.3 ĐIỀU KIỆN CUÛA TÀI SẢN ĐẢM BẢO Một tài sản dùng làm tài sản đảm bảo phải thỏa mãn các đi ều kiện sau: • Thuộc sở hữu hợp pháp của người dùng nó làm đảm b ảo. • Tài sản phải dễ định giá. • Giá trị đảm bảo phải vượt trội số nợ gốc chưa được hoàn trả. • Tài sản phải được phép chuyển nhuợng và dể dàng chuyển nhượng. • Người cho vay dễ dàng thụ đắc tài sản đảm bảo. • Người cho vay phải có khả năng xaùc ñònh một cách rõ ràng tài sản đảm bảo chỉ dành riêng cho mình. • Giá trị tài sản ổn định trong thời gian đảm bảo. • Thời hạn hữu dụng lớn hơn thời hạn đảm bảo. 04/18/14 3
- 2. CÁC HÌNH THỨC ĐẢM BẢO TÍN DỤNG: 2.1. Thế chấp tài sản(Mortgage): 2.1.1 Khái niệm: Thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (bên nhận thế chấp) và khơng chuyển giao tài sản đĩ cho bên nhận thế chấp. 04/18/14 4
- Các bên liên quan : Bên thế chấp: Bên thế chấp là các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân - là người sở hữu hợp pháp các tài sản và chấp nhận giao tài sản cho ngân hàng để thế chấp cho khoản vay. Bên thế chấp là người chủ tài sản, vẫn được sử dụng những tài sản trong thời gian thế chấp để sản xuất kinh doanh nghĩa là trong thời gian thế chấp quyền sở hữu tài sản chỉ tạm thời thay đổi - còn quyền sử dụng các tài sản đó thì không có sự thay đổi nào. Bên nhận thế chấp: Bên nhận thế chấp là bên cho vay, sẽ tiếp nhận tài sản thế chấp bằng các chứng thư sở hữu gốc do bên thế chấp giao. Bên nhận thế chấp tạm thời là người sở hữu các tài sản thế chấp đó cho đến khi nó được giải chấp. 04/18/14 5
- 2.1.2 Phân loại và điều kiện tài sản thế chấp: 2.1.2.1 Phân loại tài sản thế chấp: a) Nhà ở, cơng trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, cơng trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất; b) Giá trị quyền sử dụng đất; c) Tàu biển theo quy định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, tàu bay theo quy định của Luật Hàng khơng dân dụng Việt Nam; d) Tài sản hình thành trong tương lai là bất động sản hình thành sau thời điểm ký kết giao dịch thế chấp và sẽ thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp như hoa lợi, lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, cơng trình xây dựng, các bất động sản khác mà bên thế chấp cĩ quyền nhận; đ) Các tài sản khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp thế chấp tồn bộ tài sản cĩ vật phụ, thì vật phụ đĩ cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản cĩ vật phụ, thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp, nếu các bên cĩ thoả thuận. Hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản thế chấp cũng thu ộc tài s ản th ế chấp, nếu các bên cĩ thoả thuận hoặc pháp luật cĩ quy định; trường hợp tài s ản th ế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp. 04/18/14 6
- 2.1.2.2. Như vậy, tài sản thế chấp không chỉ bao gồm các tài sản là bất động sản, chúng thỏa mãn các điều kiện sau: 1. Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay, bên bảo lãnh theo quy định sau đây: a) Đối với giá trị quyền sử dụng đất, phải thuộc quyền sử dụng của khách hàng vay, b) Đối với tài sản của doanh nghiệp Nhà nước, thì phải là tài sản do Nhà nước giao cho doanh nghiệp đó quản lý, sử dụng và được dùng để bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp Nhà n ước; c) Đối với tài sản khác, thì phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay, bên bảo lãnh. Trường hợp tài sản mà pháp luật quy định ph ải đăng ký quy ền sở hữu, thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải có giấy ch ứng nh ận quy ền sở hữu tài sản. 2. Tài sản được phép giao dịch, tức là tài sản mà pháp luật cho phép hoặc không cấm mua, bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, th ế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác. 3. Tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay, bên bảo lãnh tại thời điểm ký kết h ợp đồng bảo đảm.. 4. Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay. 04/18/14 7
- Các tài sản sau đây sẽ không được nhận thế chấp: - Các tài sản đang còn tranh chấp. - Tài sản thuộc loại cấm kinh doanh, mua bán chuyển nhượng theo qui định của Nhà nước.... - Tài sản không thuộc sở hữu hợp pháp, sử dụng, quản lý của bên đi vay. - Tài sản đang bị niêm phong, tạm giữ, phong tỏa bởi cơ quan có thẩm quyền. - Các tài sản đang thế chấp toàn bộ cho một nghĩa vụ khác. - Tài sản không có giá trị, hoặc có giá trị ít hoặc có giá trị nhưng không có giá trị sử dụng. - Các tài sản khó kiểm định, đánh giá, khó mua bán, chuyển nhượng.... 04/18/14 8
- 1.3 Thủ tục và hình thức thế chấp: Bên thế chấp tài sản, căn cứ vào nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh tiến hành đàm phán sơ bộ với ngân hàng. Nếu được ngân hàng đồng ý thì tiến hành các thủ tục sau đây: - Làm đơn xin vay. - Lập giấy cam kết thế chấp tài sản (văn bản thế chấp). Về phía ngân hàng (bên nhận thế chấp) khi nhận văn bản cam kết, cần bố trí cán bộ nhân viên tiến hành xác minh và đánh giá tài sản thế chấp: - Xác định vị trí, địa điểm lắp đặt.... của tài sản thế chấp. - Định giá tài sản thế chấp - Quyền sở hữu tài sản Ngân hàng cho vay khoảng 70% trị giá TSĐB 04/18/14 9
- 1.4 Các loại thế chấp 1.4.1 Căn cứ vào tính chất pháp lý a ) Th e á c h a á p p h a ù p ly ù v a ø t h e á c h a á p c o â n g baè ng : - Th e á c h a á p p h a ù p ly ù : laø hình thöùc theá chaáp maø trong ñoù ngöôøi ñi vay thoûa thuaän chuyeån quyeàn sôû höõu cho ngaân haøng khi khoâng thöïc hieän ñöôïc nghóa vuï traû nôï. Theo hình thöùc naøy, khi ngöôøi vay khoâng thanh toaùn ñöôïc nôï thì ngaân haøng ñöôïc quyeàn baùn taøi saûn hoaëc cho thueâ vôùi tö caùch laø ngöôøi chuû sôû höõu maø khoâng caàn thöïc hieän caùc thuû tuïc toá tuïng ñeå nhôø söï can thieäp cuûa toaøn aùn. - Th e á c h a á p c o â n g b a è n g : laø hình thöùc theá chaáp maø trong ñoù ngaân haøng chæ naém giöõ giaáy chöùng nhaän sôû höõu taøi saûn hoaëc giaáy chöùng 04/18/14 10 nhaän quyeàn söû duïng ñaát ñeå ñaûm baûo cho moùn
- • b) Thế chấp thứ nhất và thế chấp thứ hai - Thế chấp thứ nhất: là việc thế chấp tài sản để đảm bảo cho món vay thứ nhất (có thể thế chấp cho một bên vay hoặc cho nhiều bên vay). - Thế chấp thứ hai là hình thức thế chấp trong đó người đi vay sử dụng phần chênh lệnh giữa giá trị tài sản thế chấp và khoản nợ thứ nhất để đảm bảo cho khoản nợ thứ hai. 04/18/14 11
- • c) Thế chấp trực tiếp và thế chấp gián tiếp - Thế chấp trực tiếp là hình thức thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay (NĐ178 CP ). - Thế chấp gián tiếp là hình thức thế chấp mà trong đó tài sản thế chấp là tài sản đã có sẳn thuộc sở hữu của bên đi vay. • Thế chấp toàn bộ và thế chấp một phần bất động sản. Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu có thoả thuận. 04/18/14 12
- 1.4 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN 1.4.1 BÊN THẾ CHẤP Bên thế chấp tài sản cĩ các nghĩa vụ sau đây: 1. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; 2. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác cơng dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đĩ mà tài sản thế chấp cĩ nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị; 3. Thơng báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu cĩ; trong trường hợp khơng thơng báo thì bên nhận thế chấp cĩ quyền huỷ hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp; 4. Khơng được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp. 04/18/14 13
- Bên thế chấp tài sản có các quyền sau đây: 1. Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thoả thuận; 2. Được đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp; 3. Được bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán ti ền, s ố ti ền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản th ế chấp thay thế cho số tài sản đã bán. 4. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nh ận th ế chấp đồng ý. 5. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết; 6. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. 04/18/14 14
- Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp tài sản Bên nhận thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây: 1. Trong trường hợp các bên thoả thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ về tài sản thế chấp thì khi chấm dứt thế chấp phải hoàn trả cho bên thế chấp giấy tờ về tài sản thế chấp; 2. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm xoá đăng ký bảo đảm. 04/18/14 15
- Quyền của bên nhận thế chấp tài sản Bên nhận thế chấp tài sản có các quyền sau đây: 1. Yêu cầu bên thuê, bên mượn tài sản thế chấp phải chấm dứt việc sử dụng tài sản thế chấp, nếu việc sử dụng làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản đó; 2. Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản th ế ch ấp; 3. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản th ế chấp; 4. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị ho ặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng; 5. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa v ụ; 6. Giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản trong tr ường h ợp nh ận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai; 7. Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp và được ưu tiên thanh toán. 04/18/14 16
- 1.5 Cho vay, giải chấp và xử lý tài sản thế chấp: Cho vay: • Tùy từng trường hợp mà có thể biến động từ 50% đến 70% giá trị tài sản thế chấp đã ghi trong hợp đồng thế chấp tài sản. Thủ tục cho vay, thu nợ tiến hành bình thường như loại cho vay từng lần, để được giải ngân theo hợp đồng, bên vay phải giao toàn bộ các giấy tờ gốc. Khi nhận các chứng t ừ gốc - về phía ngân hàng cần bảo quản theo chế độ bảo quản chứng từ có giá qua hệ thống kho quỹ. Giải chấp: • Khi bên vay trả hết nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng theo thời hạn qui định, thì ngân hàng cần tiến hành các thủ tục giải phóng tài sản thế chấp cho bên đi vay - tức là làm thủ tục để hủy bỏ sự thế chấp. • Nếu bên vay chưa trả hết nợ, song số nợ còn lại được đảm bảo bằng một hình thức khác, thì ngân hàng cũng sẽ tiến hành thủ tục giải chấp cho bên vay. Khi giải chấp - nếu trước đây khi nhận thế chấp bằng giấy tờ gốc, hoặc bằng tài sản thì bây giờ ngân hàng sẽ giao trả lại cho bên thế chấp các giấy t ờ hoặc tài sản đã nhận bảo quản trước đây. • Bên thế chấp tài sản phải ký xác nhận đã nhận đủ chứng từ (hoặc tài sản) vào biên bản giao nhận chứng từ và tài sản thế chấp sau khi đã nhận được các giấy tờ hoặc tài sản tương ứng. 04/18/14 17
- Xử lý tài sản thế chấp: Nếu đến hạn mà bên đi vay không trả được nợ cho ngân hàng hoặc đã gia hạn mà bên vay vẫn không thực hiện việc trả nợ, hoặc không còn con đường nào giải quyết tốt hơn, thì bên cho vay (bên nhận thế chấp) được quyền xử lý tài sản thế chấp theo các trường hợp sau: - Tự ngân hàng tự phát mãi nếu tài sản thế chấp không phải là quyền sử dụng đất Phát mãi tài sản thế chấp được thực hiện theo phương thức đấu giá công khai, phải thông báo trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng. Người chủ sở hữu được quyền tham dự buổi đấu giá để chứng kiến. - NH phải ủy quyền cho đơn vị chuyên môn tổ chức phát mãi, nếu TSĐB là quyền sử dụng đất Việc phát mãi được thực hiện bởi Hội đồng Phát mãi. Thành phần của Hội đồng Phát mãi gồm Đại diện của bên nhận thế chấp, bên thế chấp, các nhân viên ngân hàng có liên quan, đại diện của các cơ quan chức năng.... Tiền thu được do phát mãi tài sản thế chấp được dùng để trả theo thủ tục như sau: Trả các chi phí có liên qua đến buổi phát mãi (thông báo đấu giá, bảo quản, chi phí tố tụng). Trả nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng. Phần còn lại chuyển trả cho người sở hữu tài sản. - Ngân hàng nhận TSĐB thay thế cho số nợ phải thu. 04/18/14 18
- 2. Caàm coá taøi saûn: 2.1 Khái niệm: Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. 04/18/14 19
- 2.2 Các loại tài sản dùng để cầm cố: Tài sản cầm cố là những tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của bên vay, bao gồm: a) Máy mĩc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý và các vật cĩ giá trị khác; b) Ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoản tiền gửi tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ; c) Trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, thương phiếu, các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền. Riêng đối với cổ phiếu của tổ chức tín dụng phát hành, khách hàng vay khơng được cầm cố tại chính tổ chức tín dụng đĩ; d) Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu cơng nghiệp, quyền địi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác; đ) Quyền đối với phần vốn gĩp trong doanh nghiệp, kể cả trong doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi; e) Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật; g) Tàu biển theo quy định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, tàu bay theo quy định của Luật Hàng khơng dân dụng Việt Nam trong trường hợp được cầm cố; h) Tài sản hình thành trong tương lai là động sản hình thành sau thời điểm ký kết giao dịch cầm cố và sẽ thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố như hoa lợi, lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, các động sản khác mà bên cầm cố cĩ quyền nhận. 04/18/14 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng trung ương - GV. Nguyễn Thị Hương
198 p | 474 | 79
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng - TS. Lê Thẩm Dương
69 p | 343 | 71
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 6 - GV.Lê Thị Khánh Phương
73 p | 257 | 69
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 7 - GV.Lê Thị Khánh Phương
32 p | 240 | 66
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 2, 3 - ĐH Ngân hàng
30 p | 254 | 35
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 2 - PGS.TS Trần Huy Hoàng
35 p | 199 | 29
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 1 - ĐH Ngân hàng
17 p | 197 | 22
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 3 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
19 p | 135 | 12
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 6 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
18 p | 124 | 11
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 4 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
22 p | 152 | 10
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 7 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
13 p | 134 | 8
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Bài 4 - ThS. Đặng Hương Giang
41 p | 75 | 6
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 1 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
22 p | 107 | 5
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Bài 3 - ThS. Đặng Hương Giang
25 p | 69 | 5
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Bài 7 - ThS. Đặng Hương Giang
14 p | 65 | 5
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 2
31 p | 9 | 1
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 4
19 p | 6 | 1
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 7
34 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn