intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngữ văn 12 tuần 8 bài: Việt Bắc (Tác Giả)

Chia sẻ: Võ Ngọc Mỹ Duyên | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:66

546
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với bộ bài giảng môn Ngữ văn lớp 12 bài Việt Bắc quý thầy cô sẽ có thêm tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình giảng dạy, củng cố kiến thức cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn 12 tuần 8 bài: Việt Bắc (Tác Giả)

  1. (Tố Hữu) Phần một: Tác giả
  2. PHẦN MỘT: TÁC GIẢ: I. Vài nét về tiểu sử : - Tố Hữu (1920 - 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. - Quê hương: làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế .
  3. Đây là nơi có nền văn hóa phong phú, thiên nhiên thơ mộng.
  4. Cöu ®Ønh – ThÕ MiÕu Th¸p Phíc Duyªn – Chïa Thiªn Mô
  5. - Gia đình: + Thân sinh là một nhà Nho rất ham thích sưu tầm ca dao - tục ngữ và từng dạy cho Tố Hữu làm thơ từ nhỏ. + Thân mẫu cũng là con một nhà Nho, thuộc rất nhiều ca dao - dân ca xứ Huế và từng đọc cho Tố Hữu nghe ngay từ nhỏ.  Chính gia đình và quê hương đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển hồn thơ Tố Hữu sau này Tố Hữu lúc nhỏ
  6. - Các chặng đường hoạt động cách mạng: + Năm 1937: Hăng say hoạt động trong Đoàn Thanh niên dân chủ ở Huế. + Năm 1938: được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tố Hữu lúc 17 tuổi
  7. + Năm 1939: bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Thiên, rồi lần lượt bị giam giữ trong nhiều nhà tù ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. + Năm 1942: vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng. Tố Hữu lúc 20 tuổi
  8. + Cách mạng tháng Tám 1945: là Chủ tịch Uỷ ban Khởi nghĩa ở Huế. + Kháng chiến chống Pháp: đặc trách văn hoá văn nghệ ở Cơ quan Trung ương Đảng. Tố Hữu và phu nhân
  9. Tố Hữu ở chiến khu Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp
  10. Tố Hữu làm việc với Bác Hồ tại nhà sàn, 9-4-1960. + Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ  1986: liên tục giữ những cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. - 1996: được tặng Giải thưởng HCM về Văn học nghệ thuật.
  11. II. Đường cách mạng, đường thơ:
  12. Từ ấy (1937-1946) Việt Bắc (1947-1954) Gió lộng (1955-1961) Ra trận (1962-1972) Máu và hoa (1972-1977) Một tiếng đờn (1992) Ta với ta (1999)
  13. II. Đường cách mạng, đường thơ: 1. “Từ ấy” (1937 - 1946): - Tập thơ đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng.
  14. II. Đường cách mạng, đường thơ: - Tập thơ gồm có ba phần: + “Máu lửa” (1937 - 1939): Sáng tác trong thời kì Mặt trận Dân chủ. . Thể hiện nỗi cảm thông sâu sắc với cuộc sống cơ cực của lớp người nhỏ bé, nghèo khổ (lão đầy tớ, chị vú em, cô gái giang hồ, những em bé mồ côi, đi ở, hát dạo…) . Khơi dậy ở họ ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai.
  15. Một tiếng rao đêm Ai ăn bánh bột lọc không? Tiếng rao sao mà ướt lạnh tê lòng …………………………….. Mà giọng ngân còn vương vẫn dại khờ Trên môi mỏng hãy thơm mùi sữa mẹ ...................... Lão đày tớ Đến già còn bửa củi Gánh nước cuốc vườn rau Đất bụi lấm đầy đầu Mà chủ còn hắt hủi ……………….. 17
  16. Nuôi đi em, cho đến lớn, đến già Mầm hận ấy trong lồng xương ống máu Để thêm nóng mai kia hồn chiến đấu Mà hôm nay anh đã nhóm trong lòng! (Đi đi em, 2/1938) Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối Và dại khờ là những lũ người câm Trên đường đi như những bóng âm thầm Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng ………….. Quyết chiến đấu! Nào, ta liên hiệp lại Hội tù nhân khốn nạn của bần cùng Ngày mai đây tất sẽ là chung Tất cả sẽ là vui và ánh sáng (Liên hiệp lại, 7/1938)
  17. II. Đường cách mạng, đường thơ: + “Xiềng xích”: (1939 - 1942): Sáng tác trong các nhà lao ở Trung Bộ và Tây Nguyên. . Bộc lộ tâm tư của một người chiến sĩ trẻ tuổi tha thiết yêu đời và khao khát tự do. . Ý chí kiên cường của một chiến sĩ quyết tâm chiến đấu ngay trong nhà tù.
  18. Cô đơn thay là cảnh thân tù, Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực. Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức, Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2