Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội<br />
<br />
BÀI 3: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ CÁC MỨC ĐỘ<br />
CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ – XÃ HỘI<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Số tuyệt đối, số tương đối.<br />
Số bình quân.<br />
Các tham số đo độ biến thiên của<br />
tiêu thức.<br />
<br />
Thời lượng học<br />
<br />
<br />
12 tiết<br />
<br />
Mục tiêu<br />
<br />
Từ số liệu đã được tổng hợp, học viên có<br />
thể tính toán được các mức độ nhằm phản<br />
ánh hiện tượng kinh tế – xã hội, từ đó đưa<br />
ra nhận thức chung nhất về hiện tượng<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
Hướng dẫn học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
Đọc bài giảng, thảo luận về các vấn đề<br />
còn chưa nắm rõ.<br />
Trả lời các câu hỏi ôn tập và làm bài tập<br />
ở cuối bài.<br />
<br />
41<br />
<br />
Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội<br />
<br />
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP<br />
<br />
Tên tình huống: Đánh giá năng suất lao động và tiền lương<br />
Bạn với cương vị là nhân viên làm thống kê của một doanh<br />
nghiệp đang thực hiện một nghiên cứu nhằm đánh giá về<br />
năng suất lao động và tiền lương của doanh nghiệp mình.<br />
Sau khi đã tiến hành điều tra thống kê và tổng hợp số liệu<br />
theo một số nội dung quan tâm, bạn thu được các dãy số<br />
phân phối và các bảng biểu tổng hợp khác. Bây giờ, nhiệm<br />
vụ của bạn là thông qua các dãy số phân phối đó, thấy được<br />
các đặc trưng về hiện tượng mà bạn nghiên cứu.<br />
<br />
Câu hỏi<br />
Để tìm hiểu bản chất và tính quy luật của hiện tượng kinh tế – xã hội trong thống kê, người ta<br />
thường sử dụng các mức độ khác nhau để phản ánh. Các mức độ đó có thể là số tuyệt đối, số<br />
tương đối, số bình quân và các mức độ đo độ biến thiên. Bài học này sẽ hướng dẫn cho bạn<br />
cách tính toán các mức độ để qua đó có được những nhận thức chung nhất về hiện tượng.<br />
<br />
42<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội<br />
<br />
3.1.<br />
<br />
Số tuyệt đối và số tương đối trong thống kê<br />
<br />
3.1.1.<br />
<br />
Số tuyệt đối trong thống kê<br />
<br />
3.1.1.1. Khái niệm<br />
<br />
Số tuyệt đối (còn gọi là mức độ tuyệt đối) là mức độ phản ánh quy mô, khối lượng của<br />
hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.<br />
Như vậy, về thực chất số tuyệt đối trong thống kê<br />
nói lên điều gì? Nó cho biết:<br />
Thứ nhất, số lượng đơn vị của hiện tượng nghiên<br />
cứu trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.<br />
Ví dụ 1: Tổng số lao động của doanh nghiệp A<br />
tại thời điểm 1/7/N là 200 người.<br />
<br />
<br />
Thứ hai, tổng lượng biến tiêu thức.<br />
Ví dụ 2: Tổng doanh thu của doanh nghiệp A<br />
năm N – 1 là 50 tỷ đồng.<br />
<br />
3.1.1.2. Đặc điểm<br />
<br />
Số tuyệt đối trong thống kê bao hàm nội dung kinh tế – xã hội trong những điều<br />
kiện thời gian và địa điểm cụ thể.<br />
Phần lớn các số tuyệt đối trong thống kê là kết quả của điều tra thống kê và<br />
tổng hợp tài liệu.<br />
Số tuyệt đối có đơn vị tính cụ thể.<br />
3.1.1.3. Tác dụng<br />
<br />
Số tuyệt đối cho ta nhận thức cụ thể về quy mô, khối lượng hiện tượng trong điều<br />
kiện thời gian và địa điểm cụ thể.<br />
Là cơ sở để phân tích thống kê và tiến hành tính toán các mức độ khác trong<br />
nghiên cứu thống kê.<br />
3.1.1.4. Các loại số tuyệt đối trong thống kê<br />
<br />
Căn cứ vào đặc điểm tồn tại về qui mô của hiện tượng qua thời gian, người ta chia số<br />
tuyệt đối thành hai loại:<br />
Số tuyệt đối thời kỳ: Phản ánh quy mô, khối<br />
lượng của hiện tượng trong một khoảng thời gian<br />
nhất định.<br />
Ví dụ 2 (Phần 3.1.1.1 – Khái niệm) ở trên là số<br />
tuyệt đối thời kỳ.<br />
o Số tuyệt đối thời kỳ được hình thành thông<br />
qua sự tích luỹ về lượng trong suốt thời gian<br />
nghiên cứu. Khoảng thời gian mang tính chất<br />
qui ước mà trong đó diễn ra sự tích luỹ về<br />
lượng của hiện tượng nghiên cứu có thể là giờ, ngày, tháng, năm... tuỳ thuộc vào<br />
đặc điểm, tính chất diễn tiến của hiện tượng.<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
43<br />
<br />
Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội<br />
o<br />
<br />
Tích luỹ về lượng là sự cộng dồn theo thời gian, thời gian càng dài thì quy mô<br />
cộng dồn càng lớn. Điều này có nghĩa là có thể cộng các số tuyệt đối thời kỳ<br />
của cùng một chỉ tiêu ở các thời gian liền nhau để có số tuyệt đối của thời kỳ<br />
dài hơn.<br />
<br />
Số tuyệt đối thời điểm: Phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng tại một thời<br />
điểm nhất định.<br />
Ví dụ 1 (Phần 3.1.1.1 – Khái niệm) ở trên là một số tuyệt đối thời điểm.<br />
o Thời điểm là một mốc thời gian cụ thể khi hiện tượng được phản ánh. Trước và<br />
sau thời điểm đó, qui mô của hiện tượng có thể thay đổi.<br />
o Đặc điểm cơ bản của số thời điểm là không có sự tích luỹ về lượng nên không<br />
cộng lại được.<br />
Bên cạnh số tuyệt đối, còn có một loại số khác cũng rất hay được dùng trong thống<br />
kê, đó chính là số tương đối.<br />
3.1.2.<br />
<br />
Số tương đối trong thống kê<br />
<br />
3.1.2.1. Khái niệm<br />
<br />
Số tương đối (còn gọi là mức độ tương đối) là mức độ<br />
phản ánh quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện<br />
tượng nghiên cứu.<br />
Quan hệ so sánh là sự khác biệt cơ bản giữa số tuyệt<br />
đối và số tương đối trong thống kê. Hai mức độ của<br />
hiện tượng nghiên cứu có thể là:<br />
Hai mức độ cùng loại nhưng khác nhau về thời<br />
gian hoặc về không gian, thực tế với kế hoạch, bộ<br />
phận với tổng thể.<br />
Hai mức độ khác loại nhưng có mối liên hệ với nhau. Để có thể tính được số tương<br />
đối này thì 2 mức độ so sánh phải có cùng thời gian và không gian.<br />
3.1.2.2. Đặc điểm<br />
<br />
Số tương đối là kết quả so sánh 2 số đã có (thường là 2 số tuyệt đối), không trực<br />
tiếp thu thập được qua điều tra.<br />
Tuỳ thuộc vào mức độ nghiên cứu cụ thể mà gốc so sánh khác nhau. Khi gốc so<br />
sánh khác nhau thì ý nghĩa của số tương đối cũng khác nhau.<br />
Đơn vị tính: lần, %, đơn vị kép tùy thuộc loại số tương đối.<br />
3.1.2.3. Tác dụng<br />
<br />
Số tương đối được sử dụng nhiều trong phân tích thống kê, giúp cho nghiên cứu<br />
hiện tượng một cách sâu sắc trong quan hệ so sánh.<br />
Trong nhiều trường hợp cần phải giữ bí mật số tuyệt đối, người ta dùng số tương<br />
đối để biểu hiện sự khác biệt.<br />
Ví dụ: Giám đốc doanh nghiệp A công bố thông tin trên báo chí, tiền thưởng tết<br />
năm nay bằng 1,3 lần năm ngoái nhưng không nói rõ số tiền là bao nhiêu.<br />
Thường dùng trong lập kế hoạch và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch.<br />
44<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
Bài 3: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế – xã hội<br />
<br />
3.1.2.4. Các loại số tương đối trong thống kê<br />
<br />
Số tương đối động thái (tốc độ phát triển): Phản ánh<br />
sự biến động của hiện tượng qua thời gian.<br />
t<br />
<br />
Công thức:<br />
<br />
y1<br />
(lần, %)<br />
y0<br />
<br />
Trong đó:<br />
t: Số tương đối động thái.<br />
y1, y0: Mức độ của hiện tượng kỳ nghiên cứu và<br />
kỳ gốc.<br />
Ví dụ: Tổng doanh thu của doanh nghiệp A năm 2009 là 50 tỷ đồng, năm 2008 là<br />
30 tỷ đồng. Vậy số tương đối động thái nói lên sự phát triển doanh thu của doanh<br />
nghiệp A là: 50/30 = 1,667 lần hay 166,7%.<br />
Chú ý<br />
<br />
Trên trục thời gian, thông thường kỳ gốc đứng trước còn kỳ nghiên cứu đứng sau.<br />
Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt có thể ngược lại. Chính vì vậy, kỳ gốc và kỳ<br />
nghiên cứu chỉ có ý nghĩa tương đối.<br />
Phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa tử số và mẫu số, nghĩa là y1, y0 phải<br />
cùng phạm vi, phương pháp tính và đơn vị tính.<br />
<br />
Số tương đối kế hoạch: Dùng để lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch.<br />
Có 2 loại:<br />
o<br />
<br />
Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: Là tỷ lệ so sánh giữa mức độ cần đạt tới của<br />
chỉ tiêu nào đó với mức độ thực tế ở kỳ gốc, được dùng để lập kế hoạch.<br />
Công thức:<br />
<br />
Kn <br />
<br />
yk<br />
(lần, %)<br />
y0<br />
<br />
Trong đó: Kn: Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch.<br />
yk: Mức độ kế hoạch.<br />
y0: Mức độ thực tế ở kỳ gốc.<br />
Ví dụ: Năm 2008 doanh thu của doanh nghiệp A là 30 tỷ do vậy, doanh thu kế<br />
hoạch đề ra cho năm 2009 là 45 tỷ đồng, vậy:<br />
<br />
Kn <br />
o<br />
<br />
y09 45<br />
<br />
= 1,5 lần (150%)<br />
y08 30<br />
<br />
Số tương đối thực hiện kế hoạch: Là tỷ lệ so sánh giữa mức độ đạt được<br />
trong kỳ với mức kế hoạch của 1 chỉ tiêu. Dùng để kiểm tra tình hình thực hiện<br />
kế hoạch.<br />
Công thức:<br />
<br />
Kt <br />
<br />
y1<br />
(lần, %)<br />
yk<br />
<br />
Trong đó: Kt: Số tương đối thực hiện kế hoạch.<br />
y1: Mức độ thực tế.<br />
yk: Mức độ kế hoạch.<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
45<br />
<br />