intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 5 - TS. Trương Quang Dũng

Chia sẻ: An Lạc | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:67

125
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng nắm kiến thức trong chương này thông qua việc tìm hiểu các nội dung sau: Quy trình xây dựng chiến lược, hình thành chiến lược cấp Công ty, lựa chọn chiến lược cấp Công ty,....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 5 - TS. Trương Quang Dũng

  1. Chương 5 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY 06/22/18 Chiến lược cấp Công ty 1
  2. GIỚI THIỆU  Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi chúng ta hoạt động  trong  những  ngành  nghề  KD  nào  và  phân  bổ  nguồn lực cho chúng như thế nào?  Nội dung 1) Quy trình xây dựng chiến lược  2) Hình thành chiến lược cấp Công ty 3) Lựa chọn chiến lược cấp Công ty 2
  3. 1. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH & NHẬP HÌNH THÀNH PHƯƠNG CHỌN CHIẾN LƯỢC THÔNG TIN ÁN CHIẾN LƯỢC (Giai đoạn quyết định) (Giai đoạn nhập vào) (Giai đoạn kết hợp) Nhận dạng và phân Kết hợp thông tin để Lựa chọn chiến tích các yếu tố chính hình thành phương lược phù hợp và ảnh hưởng đến chiến án chiến lược ra quyết định lược 06/22/18 Tổng quan 3
  4. 2. HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY 2.1. Các phương án chiến lược cấp công ty      Thông thường, một DN có 3 định hướng: Tập trung phát triển  chuyên  sâu  vào  các  hoạt  động  KD  hiện  tại;  Mở  rộng  thêm  hoạt  động,  lĩnh  vực  hay  đơn  vị  KD  mới;  Thu  hẹp  các  hoạt  động,  lĩnh  vực hay đơn vị KD.      Tương  ứng với các định hướng này là các  nhóm chiến lược cấp công ty: ­Các chiến lược tăng trưởng tập trung (chiến lược chuyên sâu) ­Các chiến lược kết hợp  ­Các chiến lược đa dạng hóa (mở rộng hoạt động)  ­Các chiến lược suy giảm. 06/22/18 Chiến lược cấp Công ty 4
  5. Các chiến lược tăng trưởng tập trung (chuyên sâu)  Đặc điểm: thực hiện sự tăng trưởng tập trung trong  một ngành  Ưu  điểm:  Tập  trung  nguồn  lực,  tăng  vị  thế  cạnh  tranh  Hạn chế: Rủi ro cao, đặc biệt là ngành tăng trưởng  không chắc chắn 06/22/18 Chiến lược cấp Công ty 5
  6. Các chiến lược tăng trưởng tập trung (chuyên sâu)  Các phương án   Thâm nhập thị trường     ­ Đẩy mạnh việc bán những SP hiện tại vào các phân  khúc thị trường hiện tại.      ­ Biện pháp: khuyến mại, quảng cáo, truyền thông… 06/22/18 Chiến lược cấp Công ty 6
  7. Các chiến lược tăng trưởng tập trung (chuyên sâu)  Các phương án   Phát triển thị trường     ­ Phát triển thêm những phân khúc thị trường mới cho  các SP hiện tại.      ­ Biện pháp: nghiên cứu thị trường, tạo và kích thích  nhu cầu, truyền thông nâng cao nhận biết về SP trên  những phân khúc thị trường mới. 06/22/18 Chiến lược cấp Công ty 7
  8. Các chiến lược tăng trưởng tập trung (chuyên sâu)  Các phương án   Phát triển sản phẩm     ­ Cải tiến sản phẩm hiện tại hoặc tung ra những sản  phẩm  mới  để  bán  vào  những  phân  khúc  thị  trường  hiện tại.      ­ Biện pháp: nghiên cứu thị trường để nắm nhu cầu,  cải tiến hoặc thiết kế sản phẩm mới. 06/22/18 Chiến lược cấp Công ty 8
  9. Các chiến lược tăng trưởng tập trung  Công cụ hỗ trợ ­ Ma trận Ansoff Sản phẩm Hiện hữu Mới Thâm nhập Phát triển thị trường sản phẩm i ớuMữh nệi H gn ờưrt ị h T Phát triển Đa dạng thị trường hóa 06/22/18 Chiến lược cấp Công ty 9
  10. Các chiến lược kết hợp (hội nhập)  Chiến  lược  kết  hợp  về  phía  trước  (hội  nhập  dọc  phía trước)      ­ Tăng quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với các nhà  phân phối hoặc các nhà bán lẻ.          ­  Thực  hiện  khi:  DN  không  đủ  niềm  tin  vào  các  nhà  phân phối hiện tại, phải chi phí cho các nhà phân phối  hiện tại quá nhiều, các nhà phân phối hoặc các nhà bán  lẻ đã thu được lợi nhuận cao, DN có đủ nguồn lực để  tự lập kênh phân phối cho mình.     ­ Biện pháp: Tự lập hệ thống phân phối hoặc mua cổ  phần của các nhà phân ph 06/22/18 ối hiện hữu.  Chiến lược cấp Công ty 10
  11. Các chiến lược kết hợp  Chiến lược kết hợp về phía sau (hội nhập dọc  phía sau):       ­ Tăng quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với nhà  cung cấp.      ­ Thực hiện khi: DN không đủ niềm tin vào các nhà  cung cấp hiện tại, số lượng nhà cung cấp hiện tại  quá ít làm cho DN rơi vào thế mặc cả bất lợi, DN  có đủ nguồn lực  để cung cấp các yếu tố đầu vào,  gia tăng lợi nhuận nếu tự cung cấp    ­ Biện pháp: Tự đầu tư SX hoặc mua cổ phần của  các nhà cung cấp hiChiến 06/22/18 ện h ữu.  lược cấp Công ty 11
  12. Các chiến lược kết hợp  Chiến lược kết hợp theo chiều ngang (hội nhập  theo chiều ngang)          ­  Tăng  quyền  sở  hữu  hoặc  kiểm  soát  các  đối  thủ  cạnh tranh.      ­ Thực hiện khi: tăng sự độc quyền trong một lĩnh  vực hay một khu vực nào đó, mang lại hiệu quả cao  hơn cho DN, do các đối thủ cạnh tranh trong ngành  đang gặp khó khăn..     ­ Biện pháp: Hợp nhất, mua lại, mua cổ phần 06/22/18 Chiến lược cấp Công ty 12
  13. Các chiến lược đa dạng hóa (mở rộng hoạt động)  Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm:  ­ Hướng tới các thị trường mới với các sản phẩm mới  nhưng có liên quan đến công nghệ hiện tại. ­ Thực hiện khi: SP mới làm tăng doanh thu, tăng lợi  nhuận SP hiện tại nhờ chia sẻ chi phí. SP hiện tại  đang  suy  thoái.  DN  dư  vốn,  có  đội  ngũ  quản  trị  mạnh ...  ­  Biện  pháp:  mua  lại,  liên  doanh,  thành  lập  phân  xưởng  hay  DN  mới  cho  các  SP  mới,  tăng  cường  công  tác  R&D,  nâng  cao  nghiệp  vụ  cho  nhân  viên  bán hàng, thực hiệChiến 06/22/18 n các chi ến dịch quảng cáo, tiế13p  lược cấp Công ty
  14. Các chiến lược đa dạng hóa (mở rộng hoạt động)  Chiến lược đa dạng hóa theo chiều ngang:  ­  Hướng  vào  thị  trường  hiện  tại  với  những  SP  mới  không liên hệ gì về công nghệ với SP đang SX. ­ Thực hiện khi: hệ thống phân phối hiện tại của DN  có thể sử dụng để tiêu thụ SP mới cho những khách  hàng  hiện  có,  doanh  thu  từ  những  SP  hiện  tại  sẽ  tăng lên do thêm vào những SP mới. ...  ­  Biện  pháp:  tương  tự  chiến  lược  đa  dạng  hóa  đồng  tâm 06/22/18 Chiến lược cấp Công ty 14
  15. Các chiến lược đa dạng hóa (mở rộng hoạt động)  Chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp:  ­ Hướng vào thị trường mới với những SP mới nhưng  không liên hệ gì về công nghệ với SP đang SX. ­  Thực  hiện  khi:  doanh  thu  và  lợi  nhuận  suy  giảm  hoặc thị trường SP hiện tại bị bão hòa ...  ­  Biện  pháp:  tương  tự  chiến  lược  đa  dạng  hóa  đồng  tâm, chiều ngang 06/22/18 Chiến lược cấp Công ty 15
  16. Các chiến lược suy giảm  Các nguyên nhân dẫn đến suy giảm  Quản trị kém, cạnh tranh khốc liệt  Mở rộng kinh doanh quá khả năng kiểm soát.  Nhiều lĩnh vực không phù hợp với sở trường.  Ngành kinh doanh hoặc nền kinh tế đang suy thoái. 06/22/18 Chiến lược cấp Công ty 16
  17. Các chiến lược suy giảm  Chiến lược thu hẹp hoạt động  ­  Cắt  giảm  quy  mô  hoạt  động  hiện  có  của  doanh  nghiệp. ­  Thực  hiện  khi:  thị  trường  suy  thoái  hay  cạnh  tranh  khốc liệt. ...  ­ Biện pháp: cắt giảm chi phí, thu hẹp quy mô… 06/22/18 Chiến lược cấp Công ty 17
  18. Các chiến lược suy giảm  Chiến lược cắt bỏ bớt hoạt động:  ­  Cắt giảm quy mô bằng việc bán đi một số công ty  con,  công ty liên kết hay  một số  chi nhánh,  đơn vị  trực thuộc. ­  Thực  hiện  khi:  mở  rộng  kinh  doanh  quá  khả  năng  kiểm  soát;  nhiều  lĩnh  vực  không  phù  hợp  với  sở  trường hay cạnh tranh quá khốc liệt ...  ­  Biện pháp: cắt giảm bộ phận của doanh nghiệp… 06/22/18 Chiến lược cấp Công ty 18
  19. Các chiến lược suy giảm  Chiến lược thu hoạch:  ­  Không đầu tư khôi phục cũng như mở rộng mà khai  thác tối đa nguồn lực hiện có ­  Thực  hiện  khi:  DN  không  còn  khả  năng  phát  triển,  chỉ chờ để thanh lý...  ­  Biện pháp: Tối đa hóa lợi ích từ việc khai thác các  nguồn lực hiện có 06/22/18 Chiến lược cấp Công ty 19
  20. Các chiến lược suy giảm  Chiến lược thanh lý:  ­  Bán tất cả tài sản và thanh lý toàn bộ doanh nghiệp  hoặc giải thể theo luật phá sản ­ Thực hiện khi: DN không còn cách nào khác  ­  Biện pháp: giải thể 06/22/18 Chiến lược cấp Công ty 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2