Bài giảng Quản trị học: Chương 4 Chức năng hoạch định trong quản trị cung cấp cho người học những kiến thức như: Khái niệm, mục tiêu hoạch định; Chức năng, nguyên tắc hoạch định; Nội dung, phương pháp hoạch định; Quy trình hoạch định; Hoạch định chiến lược.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị học: Chương 4 - Đỗ Văn Thắng
- Chương 4:
Chức năng hoạch định trong quản trị
Nội dung:
4.1. Khái niệm, mục tiêu hoạch định
4.2. Chức năng, nguyên tắc hoạch định
4.3. Nội dung, phương pháp hoạch định
4.4. Quy trình hoạch định
4.5. Hoạch định chiến lược
Thảo luận, ôn tập
Tác giả: Đỗ Văn Thắng,
54
- 4.1. Khái niệm về hoạch định
Hoạt động quản trị bao giờ cũng bắt đầu bằng
câu: làm gì và làm như thế nào? Tức là việc
phân tích tình huống có thể xảy ra, dự báo xu
hướng và xác định mục tiêu hoạt động của tổ
chức, đó là các chức năng hoạch định.
Như vậy, Hoạch định là một quá trình xác
định những mục tiêu, xây dựng và lựa chọn
biện pháp tốt nhất để thực hiện có hiệu quả
mục tiêu đó.
Tất cả các nhà quản trị từ cấp cao, đến cấp
thấp đều phải thực hiện hoạch định để xác định
mục tiêu, xây dựng giải pháp để thực hiện mục
tiêu hiệu quả, tránh rủi ro.
Tác giả: Đỗ Văn Thắng, 55
- 4.2. Chức năng, vai trò của hoạch định
Hoạch định là cơ sở cho sự phối kết hợp và huy
động, sử dụng các nguồn lực của tổ chức, vai trò
cụ thể:
Tạo ra tư duy có hệ thống để tiên liệu tình
huống;
Phối kết hợp nguồn lực để thực hiện mục tiêu;
Xác đích thứ tự thực hiện các mục tiêu, nhiệm
vụ;
Tạo sự hợp tác giữa các cá nhân, bộ phận;
Tạo sự linh động, dễ thích nghi với thay đổi bên
ngoài;
Phát triển các tiêu chuẩn và kiểm tra hiệu quả.
56
Tác giả: Đỗ Văn Thắng,
- 4.3. Phân loại hoạch định
Có nhiều loại hoạch định như:
Theo cấp độ, phạm vi, hoạch định phân thành:
- Hoạch định chiến lược: xác định mục tiêu tổng
thể, các giải pháp lớn);
- Hoạch định chiến thuật (Xác định mục tiêu, giải
pháp của các bộ phận tổ chức, KH trung hạn);
- Hoạch định tác nghiệp (ngắn hạn gắn trực tiếp
nhiệm vụ cụ thể).
Theo mức độ sử dụng phân thành:
- Hoạch định đơn lẻ (hoạch định cho các tình
huống xảy ra 1 lần);
- Hoạch định thường trực (Hoạch định các tình
huống lặp đi lặp lại nhiều lần). 57
Tác giả: Đỗ Văn Thắng,
- 4.4. Mục tiêu của hoạch định
Việc hoạch địch liên quan đến sứ mạng, mục
tiêu của tổ chức.
Sứ mạng (Mission): Là bản tuyên bố về lý do
tồn tại của tổ chức; nó cơ sở xác định phạm vi
và nội dung hoạt động của tổ chức; nó thể hiện
khát vọng của tổ chức.
Mục tiêu (Goal/objective): Là những trạng thái
hoặc cột mốc mà tổ chức muốn đạt được trong
một khoảng thời gian nhất định, Theo sự phát
triển các mục tiêu có xu hướng tịnh tiến đến
thực hiện xứ mạng. Để thực hiện xứ mạng, cần
có nhiều loại mục tiêu. 58
Tác giả: Đỗ Văn Thắng,
- 4.5. Phân loại mục tiêu của hoạch định
Theo cấp độ phân mục tiêu thành:
- Mục tiêu chiến lược;
- Mục tiêu chiến thuật;
- Mục tiêu tác nghiệp.
Theo nội dung mục tiêu phân thành:
- Mục tiêu tài chính;
- Mục tiêu nguồn nhân lực;
- Mục tiêu thị trường;
- Mục tiêu phát triển khoa học và công
nghệ… 59
Tác giả: Đỗ Văn Thắng,
- 4.6. Vai trò của mục tiêu của hoạch định
Mục tiêu có vai trò:
Là phương tiện để đạt đến các sứ mạng;
Giúp nhận dạng các ưu tiên;
Là cơ sở xây dựng kế hoạch, hướng dẫn
hành động;
Cơ sở ra các quyết định quản trị;
Là tiêu chuẩn cho việc thực hiện;
Là cơ sở thu hút các đối tác trong và
ngoài tổ chức.
60
Tác giả: Đỗ Văn Thắng,
- 4.7. Các yêu cầu việc thiết lập mục tiêu
Để thiết lập mục tiêu cần có các yêu cầu:
Đảm bảo tính kế thừa;
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các mục tiêu;
Quan tâm giải quyết thỏa đáng lợi ích giữa
các đối tượng bên trong và bên ngoài tổ chức
khi thực hiện mục tiêu;
Thiết lập mối quan hệ nhân quả thực hiện các
mục tiêu, tạo thành mạng hội nhập;
Bảo đảm tính cụ thể và đo lường được, thời
gian cụ thể;
Tập trung vào các kết quả quan trọng;
Mục tiêu có thách thức, nhưng khả thi;
61
Tác giả: Đỗ Văn Thắng,
- 4.8. Quá trình cơ bản của hoạch định
Quá trình hoạch định cơ bản có các bước:
Bước 1: Nhận thức đúng về sứ mạng, mục đích
của mục tiêu;
Bước 2: Xác định mục tiêu (Công tác hoạch
định bắt đầu với những quyết định gì mà tổ
chức phải làm và muốn đạt đến).
Bước 3: Xác định tình thế hiện tại của tổ chức.
Bước 4: Xác định thuận lợi, khó khăn, thời cơ
thách thức.
Bước 5: Xây dựng kế hoạch, hoặc hệ thống các
hoạt động để đạt mục tiêu.
Bước 6: Thực hiện kế hoạch.
62
Tác giả: Đỗ Văn Thắng,
- 4.9. Những công cụ hoạch
Có nhiều công cụ hoạch định, có thể kể đến:
• Sử dụng ma trận BCG (boston Consulting
Group): Do nhóm tư vấn Boston phát triển kỹ
thuật ma trận để phân tích, đánh giá thị trường;
• Xác lập khuôn mẫu về chu kỳ đời sống cho
việc hoạch định, gồm: Phôi thai, phát triển,
Trưởng thành; suy thái.
• Những chiến lược tổng loại, như: Dẫn đầu hạ
giá, Chiến lược vượt trội; Chiến lược tập trung.
• Ma trận BCG mới: Xây dựng ma trận New
BCG với 4 xu hướng: Bí lối (không có hướng
ra), khối lượng lớn, Chuyên môn hóa và manh
mún (có nhiều đường lối, nhưng thắng lợi nhỏ).
63
Tác giả: Đỗ Văn Thắng,
- 4.10. Thảo luận, ôn tập
Tác giả: Đỗ Văn Thắng,
64