Bài giảng: Quản trị marketing 1.2
lượt xem 51
download
“Kênh phân phối là tập hợp những cá nhân hay những cơ sỏ kinh doanh phụ thuộc lẫn nhau, liên quan đến quá trình tạo ra và chuyển những sản phẩm hay dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng”...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng: Quản trị marketing 1.2
- Quản trị marketing 1.2. Giảng viên: Vũ Phương Anh Phần A. Cơ sở lý luận: I. Các khái niệm: 1. Định nghĩa kênh phân phối: a. Khái niệm: “Kênh phân phối là tập hợp những cá nhân hay những cơ sỏ kinh doanh ph ụ thuộc lẫn nhau, liên quan đến quá trình tạo ra và chuyển những sản ph ẩm hay d ịch v ụ t ừ ng ười sản xuất đến người tiêu dùng” b. Vai trò của kênh phân phối: Có nhiều lý do để những người sản xuất chuyển giao 1 ph ần công vi ệc tiêu th ụ cho nh ững người trung gian phân phối. Việc chuyển giao này cũng có nghĩa là t ừ b ỏ 1 s ố quy ền ki ểm soát đối với sản phẩm được bán như thế nào và bán cho ai. Tuy nhiên, vi ệc bán s ản ph ẩm c ủa mình qua trung gian đem lại cho nhà sản xuất nhiều lợi thế: Nhiều nhà sản xuất không có đủ nguồn lực, tài chính để phân phối tr ực ti ếp sản phẩm của mình đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng, vì vi ệc phân ph ối tr ực ti ếp đòi h ỏi đ ầu tư rất nhiều về tiền bạc và nhân lực. Khi được sử dụng các trung gian phân phối, khối lượng bán sẽ tăng h ơn do đ ảm b ảo được việc phân phối rộng khắp và đưa được sản phẩm đến các thị trường m ục tiêu 1 cách nhanh chóng. Việc mark trực tiếp có thể đòi hỏi nhiều nhà sản xuất trở thành người trung gian bán các sản phẩm bổ sung của những nhà sản xuất khác để đạt được ti ết ki ệm nhờ phân phối đại trà. Ngay cả khi người sản xuất có đủ điều ki ện để thi ết lập riêng kênh phân phối của mình nhưng có khả năng đạt nhiều lợi nhuận h ơn b ằng cách tăng thêm v ốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh chính của mình thì họ vẫn lựa chọn cách phân ph ối sản phẩm thông qua các trung gian. Nếu 1 DN đạt được tỉ suất lợi nhuận là 20% t ừ vi ệc sản xuất và chỉ có thể đạt tỉ suất lợi nhuận 10% từ vi ệc phân ph ối thì h ọ s ẽ không đ ảm nhận việc bán lẻ sản phẩm. Nhờ quan hệ tiếp xúc, kinh nghiệm việc chuyên môn hóa và qui mô hoạt động, các trung gian phân phối sẽ làm lợi cho nhà sản xuất nhiều hơn là khi những người sản xu ấ t ự đảm nhận việc phân phối sản phẩm của chính mình. Sự xuất hiện của các trung gian làm giảm bớt các giao dịch trong trao đ ổi xét trên ph ạm vi toàn xã hội. Trên quan điểm hệ thống kinh tế, vai trò cơ bản của các trung gian phân ph ối là bi ến những nguồn cung ứng khác nhau trong thực tế thành những loại sản phẩm mà ng ười mua muốn mua. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là vì những người sản xu ất th ường t ạo ra 1 chủng loại sản phẩm nhất định với số lượng lớn, trong khi người tiêu dùng l ại thường chỉ mong muốn có 1 số lượng nhất định sản phẩm với chủng loại thật phong phú. c. Chức năng của kênh phân phối: Nhóm 8. Lớp: 1101BMKT0321 1
- Quản trị marketing 1.2. Giảng viên: Vũ Phương Anh Một kênh phân phối làm công việc chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất tới NTD. H ọ l ấp đ ược khoảng cách về thời gian, không gian và quyền sở hữu gi ữa NTD v ới các s ản ph ẩm or d ịch v ụ. Những thành viên của kênh phân phối thực hiện 1 số chức năng chủ yếu: Thông tin: Thu thập thông tin cần thiết để hoạch định mark và tạo thuận tiện cho sự trao đổi sản phẩm và dịch vụ. Cổ động: Triển khai và phổ biến những thông tin có sức thuyết ph ục về sản phẩm nhằm thu hút khách hàng. Tiếp xúc: Tìm ra và truyền thông đến khách hàng tiềm năng. Cân đối: Định dạng nhu cầu và phân phối sản phẩm thích ứng v ới nhu c ầu c ủa khách hàng. Việc này bao gồm những hoạt động như sản xuất, xếp hàng, tập hợp và đóng gói. Thương lượng: Cố gắng để đạt được sự thỏa thuận cuối cùng về giá cả và những đi ều kiện khác liên quan để có thể thực hiện được việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng sản phẩm. Phân phối vật phẩm: Vận chuyển và tồn kho hàng hóa. Tài trợ: Huy động và phân bổ nguồn vốn cần thiết để dự trữ, v ận chuyển, bán hàng, và thanh toán các chi phí hoạt động của kênh phân phối. Chia sẻ rủi ro: Chấp nhận những rủi ro liên quan tới vi ệc điều hành ho ạt đ ộng c ủa kênh phân phối. Năm chức năng đầu nhằm thực hiện được những giao dịch, 3 chức năng sau nhằm hoàn thiện những giao dịch đã thực hiện. 2. Các cấp của kênh phân phối: Các kênh phân phối có thể được mô tả bằng số lượng các c ấp trung gian c ủa nó. M ỗi ng ười trung gian sẽ thực hiện 1 số công việc nhất định nhằm đem sản phẩm t ới gần NTD h ơn và t ạo thành 1 cấp trong kênh phân phối. Vì nhà sản xuất và NTD là điểm đầu và đi ểm cu ối c ủa m ỗi kênh phân phối, nên họ cũng là những bộ phận của kênh. Chúng ta sẽ dùng số cấp trung gian để chỉ độ dài của kênh. Do đặc điểm khác nhau của sản phẩm và d ịch v ụ mà các kênh phân ph ối cũng được thiết kế khác nhau, bao gồm kênh phân phối hàng tiêu dùng, kênh phân ph ối t ư li ệu sản xuất và kênh phân phối dịch vụ. VD: kênh phân phối hàng tiêu dùng: Nhà sản Khách Kênh 0 cấp xuất hàng Kênh 1 cấp Nhà sản Người Khách xuất bán lẻ hàng Nhóm 8. Lớp: 1101BMKT0321 2
- Quản trị marketing 1.2. Giảng viên: Vũ Phương Anh Người sản Người Người Kênh 2 cấp Khách xuất bán lẻ bán buôn hàng Kênh 3 cấp Người Các đại Người Người Khách sản xuất lý,môi giới bán lẻ bán buôn hàng ∗ Kênh 0 cấp (hay là kênh phân phối trực tiếp) gồm người sản xuất bán hàng tr ực ti ếp cho NTD cuối cùng. Những hình thức của mark trực ti ếp: bán hàng lưu đ ộng, bán hàng dây chuy ền, đ ặt hàng qua bưu điện, mark qua điện thoại, bán hàng qua internet và các cửa hàng của người sản xuất. ∗ Kênh 1 cấp (hay là kênh phân phối gián tiếp) có 1 người trung gian như người bán lẻ ∗ Kênh 2 cấp và kênh 3 cấp (hay là kênh phân phối dài) có từ 2 trung gian phân phối trở lên Ngoài ra còn có thể có kênh phân phối nhiều cấp hơn, tuy nhiên số c ấp c ủa kênh tăng lên thì vi ệc thu nh ận thông tin về những người sử dụng cuối cùng và thực hiện việc kiểm soát các trung gian sẽ khó khăn hơn. Trong các kênh phân phối tư liệu sản xuất, người sản xuất có thể sử dụng lực l ượng bán hàng c ủa mình để bán hàng trực tiếp cho khách hàng mua tư li ệu sản xuất để sản xuất sản phẩm. Họ cũng có th ể bán hàng cho những người phân phối tư liệu sản xuất để những người này bán l ại cho khách hàng s ản xu ất hay bán qua những người đại diện, và qua các chi nhánh tiêu th ụ c ủa mình tr ực ti ếp cho khách hàng s ản xuất. Những kênh phân phối 0 cấp, 1 cấp và 2 cấp rất phổ biến trên thị trường tư liệu sản xuất. 3. Các trung gian trong kênh phân phối. Nhà bán lẻ Nhà đại lí Người môi giới Nhà bán buôn Nhóm 8. Lớp: 1101BMKT0321 3
- Quản trị marketing 1.2. Giảng viên: Vũ Phương Anh Là người không tham Là người không có gia mua bán hàng hóa Bán hàng với số Là những người bán sở hữu hàng hóa, mà chỉ làm nhiệm vụ lượng ít, nhỏ cho với số lượng lớn được nhân danh nhà chắp nối người bán Khái niệm người tiêu dùng. sản xuất làm nhiệm với người mua, không vụ bán hàng cho nhà gánh chịu một sự rủi sản xuất và được ro nào, và được hưởng hưởng một khoản thù lao của bên sử hoa hồng. dụng môi giới. Đại lý thường là những cá nhân hoặc Nhanh chóng nắm bắt Ít tiếp cận với khách doanh nghiệp có vị Dùng để liên kết giữa và dễ dàng đáp ứng hàng cuối cùng, ít trí kinh doanh thuận người mua và người Đặc những thay đổi của động lợi, có năng lực bán bán năng và điểm nhu cầu thị trường. thường giành độc hàng nhưng không quyền mua. Tầm có nhiều vốn để hoạt động rộng, có kinh doanh. Đại lý nhiều quan hệ kinh có thể đại diện cho doanh với nhiều nhà một hãng hoặc bán lẻ. nhiều hãng khác nhau. Tiếp cận dễ dàng với Tiết kiệm thời gian Thâm nhập vào thị Quá trình mua bán Lợi thị trường mục tiêu. và chi phí cho người trường mới hoặc thị được nhanh chóng, tin thế Cung cấp nhiều sản sản xuất và cung trường xa. tưởng và đạt hiệu quả phẩm cấp nhiều chủng cao. loại sản phẩm cho người bán lẻ 4. Tổ chức kênh phân phối: Kênh truyền thống: a. Một kênh truyền thống bao gồm nhà sản xuất, nhà bán buôn và nhà bán lẻ độc lập. Trong đó, mỗi người là 1 thực thể kinh doanh riêng biệt luôn tìm cách tăng t ối đa l ợi nhu ận c ủa mình, cho dù có làm gi ảm l ợi nhuận của cả hệ thống. Không có thành viên nào c ủa kênh phân ph ối có quy ền ki ểm soát hoàn toàn hay đáng kể đối với các thành viên khác. Những kênh truyền thống đó thi ếu sự lãnh đ ạo m ạnh, có đ ặc đi ểm là hoạt động kém hiệu quả và có nhiều mâu thuẫn phức tạp. b. Hệ thống mark dọc: Nhóm 8. Lớp: 1101BMKT0321 4
- Quản trị marketing 1.2. Giảng viên: Vũ Phương Anh Một trong những bước tiến có ý nghĩa trong thời gian gần đây là s ự xu ất hi ện nh ững h ệ th ống mark d ọc thách thức với các kênh mark truyền thống. Một hệ thống mark dọc (VMS), bao gồm nhà sản xu ất, nhà bán buôn và nhà bán lẻ hoạt động như 1 thể thống nhất. Ho ặc 1 thành viên này là ch ủ s ở h ữu c ủa các thành viên khác, hoặc trao cho họ độc quyền kinh tế, hoặc có quyền lực m ạnh đ ến n ỗi các thành viên kia phải hợp tác. Hệ thống mark dọc có thể đặt dưới quyền kiểm soát của 1 người sản xu ất, 1 người bán buôn hay 1 người bán lẻ. Hệ thống mark dọc là 1 m ạng l ưới k ế ho ạch hóa t ập trung và qu ản lý có nghi ệp vụ chuyên môn, được thiết kế với mục đích đảm bảo ti ết ki ệm trong khai thác và đ ạt m ức t ối đa ảnh hưởng của thị trường. Hệ thống mark dọc đang tiến tới ki ểm soát hành vi c ủa kênh và lo ại tr ừ mâu thu ẫn phát sinh do các thành viên độc lập của kênh theo đuổi những mục tiêu riêng c ủa mình.Nó ti ết ki ệm đ ược là nhờ quy mô, khả năng thương lượng và loại trừ được những dịch vụ trùng lặp. c. Hệ thống mark ngang: Một bước phát triển nữa về mặt tổ chức kênh là sự sẵn sàng c ủa 2 hay nhi ều doanh nghi ệp ở 1 c ấp h ợp lại với nhau để khai thác 1 cơ hội mark mới xuất hiện. Mỗi doanh nghiệp đều có thể thi ếu vốn, bí quyết kỹ thuật, năng lực sản xuất và các nguồn lực mark để kinh doanh độc lập, ho ặc là h ọ ngại r ủi ro, ho ặc vì nhìn thấy tác dụng to lớn khi hợp tác với các doanh nghiệp khác. Các doanh nghi ệp có th ể làm vi ệc v ới nhau trên cơ sở tạm thời hay lâu dài, hoặc lập 1 doanh nghiệp riêng (mark cộng sinh). d. Hệ thống mark đa kênh: Trước đây, nhiều doanh nghiệp bán hàng cho 1 thị trường duy nhất thông qua 1 kênh phân ph ối duy nh ất. Ngày nay cùng với sự phát triển và cấu trúc đa dạng hơn c ủa các nhóm khách hàng và kh ả năng ph ục v ụ của kênh phân phối, có nhiều doanh nghi ệp đã chấp nhận mark đa kênh. Mark đa kênh là cách th ức phân phối mà theo đó 1 DN sử dụng 2 hay nhiều kênh phân phối cho những nhóm khách hàng khác nhau. Bằng cách bổ sung thêm nhiều kênh phân phối, các doanh nghi ệp có th ể tăng thêm đ ược ph ạm vi bao quát thị trường, giảm chi phí hoạt động của kênh phân phối và gia tăng khả năng th ỏa mãn theo ý mu ốn c ủa khách hàng. Các DN thường bổ sung thêm 1 kênh phân phối nhằm ti ếp c ận đ ược 1 nhóm khách hàng mà kênh phân phối hiện có chưa vươn tới được. Chẳng hạn như đưa thêm những nhân viên bán hàng v ề 1 vùng nông thôn để có thể bán được hàng cho những người nông dân ở phân tán. DN có th ể b ổ sung thêm kênh phân phối mới để giảm chi phí bán hàng của mình cho 1 nhóm khách hàng hiện có.DN cũng có thể bổ sung thêm kênh phân phối có khả năng bán hàng phù h ợp v ới yêu c ầu c ủa khách hàng h ơn, nh ư s ử d ụng lực lượng bán hàng có kỹ thuật để bán những thiết bị tương đối phức tạp. Tuy nhiên những kênh phân phối mới cũng gây nên những khó khăn nhất đ ịnh trong vi ệc qu ản tr ị h ệ th ống kênh. Chúng có thể làm nảy sinh những mâu thuẫn khi các kênh phân ph ối tranh giành nhau cùng 1 s ố khách hàng, và việc kiểm soát cũng trở nên phức tạp hơn khi những kênh phân phối mới mang tính đ ộc lập hơn. Vì thế các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng những v ấn đ ề l ợi, hại n ảy sinh đ ể thi ết k ế và v ận hành có hiệu quả hệ thống phân phối với cấu trúc đa kênh. 5. Căn cứ lựa chọn kênh phân phối: ∗ Căn cứ vào mục tiêu cần đạt được khi tiêu thụ: - Bán được nhiều hàng hóa: để có doanh thu cao, thỏa mãn nhu cầu của nhiều khách hàng. Nhóm 8. Lớp: 1101BMKT0321 5
- Quản trị marketing 1.2. Giảng viên: Vũ Phương Anh - Thu được nhiều lợi nhuận: Doanh nghiệp phải lựa chọn nh ững kênh và trung gian nào có kh ả năng phân phối mạnh để có thể tiết kiệm chi phí lưu thông, góp phần trực tiếp làm tăng lợi nhuận. - Chiếm lĩnh thị trường: quá trình tiêu thụ cũng đồng thời là quá trình gi ới thi ệu và ph ổ bi ến s ản ph ẩm. Doanh nghiệp nên chọn những kênh dài như đại lý, nhà bán l ẻ và đ ặc bi ệt quan tâm t ới v ị trí thu ận l ợi c ủa các trung gian. ∗ Căc cứ vào đặc điềm các sản phẩm: - Đối với những sản phẩm dễ hư hỏng, khó bảo quản, tốn nhiều chi phí thì nên dùng kênh ng ắn ho ặc tr ực tiếp. - Đối với những sản phẩm dễ bảo quản, tốn ít chi phí và cần bán r ộng rãi cho m ọi ng ười thì ph ải s ử d ụng nhiều kênh và nhiều trung gian. ∗ Căn cứ vào đặc điểm của thị trường: - Đối với những thị trường có nhu cầu tập trung như ở các thành phố lớn nên dùng kênh ngắn hay trực tiếp để mang lại hiệu quả cao. - Thị trường có nhu cầu nhỏ, phân tán nên dùng kênh dài như bán hàng ở bán hàng ở các vùng sâu vùng xa. ∗ Căn cứ vào năng lực của công ty: Nếu có đủ năng lực quản lý, khả năng tài chính, danh ti ếng và uy tín nên doanh nghi ệp có th ể mở nhiều kênh, nhiều đại lý. ∗ Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh: Việc thiết kế kênh cũng chịu ảnh hưởng bởi các đường dây c ủa hãng c ạnh tranh. Nhà s ản xu ất có thể muốn cạnh tranh trong cùng hay kề cận với các điiểm bán lẻ của hãng cạnh tranh. ∗ Căn cứ vào năng lực của các trung gian: - Tùy theo năng lực của các trung gian mà doanh nghiệp có th ể giao nh ững ch ức năng phân ph ối khác nhau như làm tổng đại lý, đại lý độc quyền, đại lý bán lẻ... - Năng lực của trung gian tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: khả năng tiêu th ụ sản ph ẩm, uy tín, trên thị trường, trình độ của đội ngũ nhân viên, hệ thống c ửa hàng, sức chứa c ủa kho hàng, kh ả năng tiếp cận và bảo quản hàng hóa, vốn và khả năng thanh toán, vị trí kinh doanh... ∗ Căn cứ vào các giai đoạn của vòng đời sản phẩm: - Ở giai đoạn 1: DN cần sử dụng những kênh và những trung gian có kh ả năng ph ổ bi ến s ản phẩm 1 cách rộng rãi. - Ở giai đoạn 2 và 3: DN cần phát triển và mở rộng hệ thống phân ph ối trên nhi ều kênh, nhi ều trung gian. - Ở giai đoạn suy thoái thì nên sử dụng kênh và trung gian nào để nhanh chóng bán hết hàng. ∗ Căn cứ vào các quy định và ràng buộc của pháp luật: Nếu luật pháp không cho phép thiết kế kênh có xu hướng tri ệt tiêu c ạnh tranh và t ạo th ế đ ộc quyền thì DN không được thiết lập kênh như vậy. 6. Các chính sách phân phối: Phân phối rộng rãi Phân phối chọn lọc Phân phối độc quyền Đưa hàng hóa dịch Lựa chọn một số Sử dụng một số trung Khái niệm vụ vào càng nhiều trung gian ở một số gian rất hạn chế ở một cửa hàng càng tốt nơi nhất định để tiêu khu vực thị trường đê Nhóm 8. Lớp: 1101BMKT0321 6
- Quản trị marketing 1.2. Giảng viên: Vũ Phương Anh thu sản phẩm. tiêu thụ sản phẩm. Đặc Phạm vi bao quát Bao quát thị trường, Các đại lý chỉ được bán điểm rộng, mức tiêu thụ kiểm soát được nhiều hàng của nhà sản xuất, lớn hơn và chi phí ít hơn không được bán hàng so với phân phối rộng của đối thủ cạnh tranh. rãi Sử dụng cho các sản Áp dụng cho loại hàng Áp dụng trong việc phân Áp dụng phẩm thông dụng hóa có giá trị cao, phối một số thiết bị như: thuốc lá, xăng khách hàng thường suy quan trọng, ô tô mới và dầu, xà bông, thúc nghĩ tính toán nhiều một số nhãn hiệu phụ uống... mới quyết định mua. nữ II. Quản trị kênh phân phối: 1.Khái niệm quản trị kênh phân phối: Xây dựng kênh phân phối thành công là m ột khởi đầu tốt đẹp trong quá trình ti ếp c ận th ị trường của doanh nghiệp, nhưng không chỉ dừng lại ở xây dựng h ệ th ống phân ph ối, v ấn đ ề đặt ra sau khi xây dựng là quản lí . Sau khi xây dựng kênh phân phối, cần phải có m ột đội ngũ quản lí kênh, giúp kênh hoạt động một cách có hiệu quả. Khái niệm Quản trị kênh được Giáo sư Kasturi Rangan Trường Đại học Harvard đưa ra trong cuốn sách của Ông có nhan đề «Thay đổi Chiến lược tiếp cận thị trường – Transforming Your Go-to-Market Strategy». Theo ông, việc thay đổi các kênh phân ph ối là việc làm khó khăn nhất so với thay đổi các yếu tố khác trong chi ến lược ti ếp th ị c ủa doanh nghi ệp.Vì v ậy, các doanh nghiệp cần có một chiến lược mới để tiếp cận thị trường, đó là thực hiện quản trị kênh phân phối. 2. Các hoạt động trong quản trị kênh phân phối: Quản trị kênh là ý tưởng mang tính kêu gọi các tổ chức trong kênh mu ốn áp d ụng ph ương th ức tiếp cận có tính nguyên tắc đối với chiến lược về kênh phân ph ối. Qu ản tr ị kênh có năng l ực là người hướng dẫn hiệu quả quá trình hoạt động c ủa kênh nhằm đạt đ ược các m ục tiêu cu ối cùng, theo đó các đối tác tham gia kênh phải n ỗ lực hoàn thành trách nhi ệm c ủa mình. Nói m ột cách đơn giản, quản trị kênh là việc một đối tác tham gia trong kênh phân ph ối xây d ựng chi ến lược tiếp cận thị trường để nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho khách hàng và tất c ả các đ ối tác tham gia kênh. Quản trị kênh có thể là m ột nhà sản xuất sản ph ẩm hay cung ứng dịch vụ (như các hãng Procter hay hàng không American), hay c ơ sở ch ế t ạo m ột s ản ph ẩm thi ết y ếu; nhà cung cấp và thu gom sản phẩm (hãng điện tử Arrow Electronics), hãng phân ph ối s ản ph ẩm Nhóm 8. Lớp: 1101BMKT0321 7
- Quản trị marketing 1.2. Giảng viên: Vũ Phương Anh (W.W. Grainger) hay bán lẻ (Wal-Mart), hoặc bất cứ một mắt xích nào nằm trong chu ỗi giá tr ị cho tới người tiêu dùng. Trong phạm vi một công ty, nhà qu ản tr ị kênh có th ể là chuyên gia kinh tế, giám đốc điều hành hay một nhóm các chuyên gia quản lý cao cấp. 3. Mục tiêu của quản trị kênh phân phối: - Quản trị kênh cần đạt được hai mục tiêu quan trọng : + Mục tiêu chính (và rất cụ thể): tăng cường giá trị lợi ích cho khách hàng. Lý do mà các đ ối tác muốn tham gia vào kênh có sự hướng dẫn hiệu quả của quản trị viên là tăng c ường l ợi ích cho chính mình bằng cách phát triển thị phần và sức mua của người tiêu dùng. + Mục tiêu thứ hai: tạo ra kênh có tính gắn kết và có khả năng ứng d ụng. Qu ản tr ị kênh không phải là hoạt động phúc lợi xã hội. Các đối tác đều được khuyến khích tham gia. Quản tr ị kênh đòi hỏi việc thiết lập và quản lý hiệu quả các mối quan hệ để các thành viên đ ều đ ược h ưởng lợi và không có thành viên nào bị đào thải ra khỏi hệ thống. - Một nhà quản trị kênh thường phải cân nhắc các hoạt động kênh dựa trên quan đi ểm c ủa khách hàng. Trên cơ sở đó, quản trị viên đề xuất nội dung cần đi ều ch ỉnh v ới các bên tham gia, chuyển họ thành các đối tác có cùng một mục tiêu chung. Khi kênh phân phối được giám sát bởi một quản trị viên có năng lực, tất cả các đối tác tham gia kênh s ẽ hi ểu bi ết l ẫn nhau. T ừ đây, các đối tác tham gia kênh sẽ hiểu rõ các yêu cầu sẽ phải đáp ứng và l ợi ích thu đ ược, cũng nh ư việc thu hút khách hàng và các đối tác khác tham gia trong kênh. Hai n ội dung quan tr ọng trong quản trị kênh là đánh giá thực trạng vận hành và xây dựng m ục tiêu ch ưa đ ược chú tr ọng và thực thi một cách hiệu quả. Nhận thức sai về vai trò và trách nhi ệm c ủa các đ ối tác trong kênh là những vấn đề rất phổ biến. - Tạo ra các thay đổi của kênh phân phối là một thách th ức l ớn song cũng là c ơ h ội. M ột đi ều quan trọng mà các nhà quản trị kênh phải làm là giúp các đ ối tác tham gia kênh hi ểu vi ệc th ực hiện các thay đổi sẽ tạo ra lợi ích trong dài hạn, ch ứ không th ể ngay l ập t ức mang l ại l ợi ích cho doanh nghiệp. Sự thay đổi này có thể là liên tục trong m ột kho ảng th ời gian, ch ứ không ch ỉ là sự thay đổi nhanh chóng tức thời. Bên c ạnh đó, nhà qu ản tr ị kênh c ần th ường xuyên h ướng dẫn và định hướng thiết kế kênh phân phối, thực hiện quản lý kênh nhằm đáp ứng nhu c ầu c ủa khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho các đối tác. 4. Những quyết định quản trị kênh: Tuyển chọn thành viên kênh: - Mỗi nhà sản xuất có khả năng khác nhau trong việc thu hút các trung gian có ch ất l ượng cho kênh. - Các nhà sản xuất ít nhất phải xác định được các trung gian tốt cần phải có đặc điểm gì. Họ sẽ muốn đánh giá các trung gian về: thâm niên trong ngh ề, những m ặt hàng h ọ bán, m ức l ợi nhu ận và phát triển, khả năng chi trả, tính hợp tác và uy tín. Tùy theo t ừng đ ối t ượng mà các đ ặc đi ểm này thay đổi. Khuyến khích thành viên kênh: Nhóm 8. Lớp: 1101BMKT0321 8
- Quản trị marketing 1.2. Giảng viên: Vũ Phương Anh Các trung gian phải được thường xuyên khuyến khích hoạt động. Nhà sản xu ất ph ải t ạo đ ược mối liên hệ chặt chẽ với các thành viên kênh, kịp thời khen thưởng, động viên h ọ và ti ến hành các hoạt động xúc tiến đối với thành viên như là những người bạn hàng của nhà sản xuất. VD: trợ cấp quảng cáo, chi phí cho sản phẩm mẫu trưng bày, trợ c ấp cho các b ộ ph ận ch ức năng kho bãi, thanh toán chi phí cho khoảng không gian trưng bày… Đánh giá hoạt động của các thành viên kênh: Định kỳ hoặc có thể đột xuất đánh giá hoạt động của các thành viên nh ư: m ức doanh s ố, hàng tồn kho, thời gian giao hàng, các dịch vụ mà họ cung cấp, xử lý hàng thất thoát hư hỏng… Phần B. Cơ sở thực tiễn: I .Giới thiệu về công ty sữa vinamilk 1.Quá trình thành lập: Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc , đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007. TRỤ SỞ CHÍNH Số 10, Đường Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM ĐT: (84.8) 54 155 555 Fax: (84.8) 54 161 226 Email: vinamilk@vinamilk.com.vn Website: www.vinamilk.com.vn Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Thành ph ố Hồ Chí Minh là VNM. Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong n ước với mạng lưới 183 nhà phân ph ối và g ần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn đ ược xu ất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á... Sau hơn 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây d ựng đ ược 8 nhà máy, 1 xí nghi ệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hi ện có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng, thanh trùng và các sản phẩm được làm từ sữa. Thời bao cấp (1976-1986) - 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm, sau khi chính phủ quốc hữu hóa ba xí nghiệp tư nhân tại miền nam Việt Nam: Thống Nhất (thuộc một công ty Trung Quốc), Trường Thọ (thuộc Friesland), và Dielac (thuộc Nestle) - 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I . Lúc này, xí nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là: + Nhà máy bánh kẹo Lubico. Nhóm 8. Lớp: 1101BMKT0321 9
- Quản trị marketing 1.2. Giảng viên: Vũ Phương Anh + Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp). Thời kỳ Đổi Mới (1986-2003) - 3 /1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh k ẹo I chính th ức đ ổi tên thành Công ty S ữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghi ệp nhẹ, chuyên s ản xu ất, ch ế bi ến s ữa và các sản phẩm từ sữa. - 1994, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm m ột nhà máy s ữa ở Hà N ội đ ể phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà máy. Vi ệc xây d ựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu th ị tr ường Mi ền B ắc Việt Nam. - 1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn đ ể thành l ập Xí Nghi ệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nh ập thành công vào th ị trường Miền Trung Việt Nam. - 2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghi ệp Trà Nóc, Thành ph ố C ần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng t ại đ ồng b ằng sông C ửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây d ựng Xí Nghi ệp Kho V ận có đ ịa ch ỉ t ọa l ạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh. Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2003-Nay) - 2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11). Mã giao d ịch trên sàn giao dịch chứng khoán là VNM. - 2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng v ốn đi ều l ệ c ủa Công ty lên 1,590 t ỷ đồng. - 2005: + Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh S ữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy S ữa Ngh ệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An. + Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang th ương hi ệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007. - 2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành ph ố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà n ước có t ỷ l ệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty. + Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe. + Khởi động chương trình trang trại bò sữa b ắt đầu t ừ vi ệc mua thâu tóm trang tr ại Bò s ữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa kho ảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm. - 2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam S ơn vào tháng 9 năm 2007, có tr ụ s ở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa. - 2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhi ều trang tr ại nuôi bò s ữa tại Nghệ An, Tuyên Quang - 2010 - 2012: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương v ới t ổng v ốn đ ầu t ư là 220 triệu USD. - 2011: Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30 triệu USD. Nhóm 8. Lớp: 1101BMKT0321 10
- Quản trị marketing 1.2. Giảng viên: Vũ Phương Anh 2.Giới thiệu về sản phẩm sữa tươi: Vinamilk là công ty duy nhất lần đầu tiên sản xuất và đăng ký tại Vi ệt Nam tên s ản ph ẩm thương mại Sữa Tươi Tiệt Trùng để phân biệt với các nhóm sản phẩm như sữa b ột, sữa đặc, kem, sữa chua của Công ty. Vinamilk đã tiên phong đ ầu t ư dây chuyền đ ồng b ộ thu mua và ch ế biến sữa tươi tiệt trùng, với công nghệ hiện đại c ủa Pháp, nhằm đ ảm bảo thu mua và ch ế bi ến hết nguyên liệu sữa tươi trong nước.Vinamilk công bố tiêu chuẩn sản phẩm số 12/2006/CBTC- VINAMILK ngày 17/02/2006 với tên gọi “Sữa tươi Tiệt trùng Không đường”. Do sản xu ất hoàn toàn từ sữa bò tươi, nên phần thiết kế nhãn có từ “Nguyên chất”. C ụm t ừ này không phù hợp với quy định ghi nhãn, nên Vinamilk đã có công văn gửi cơ quan ch ức năng vào ngày 10/10/2006 xin điều chỉnh nhãn đúng như công bố “Sữa tươi Tiệt trùng Không đường”. Các sản phẩm sữa tươi của vinamilk: - Sữa tươi 100% Thanh Trùng Vinamilk (có đường và không đường): là sự kết hợp giữa nguồn nguyên liệu từ sữa bò tươi nguyên chất và công ngh ệ xử lý thanh trùng ti ến ti ến Nguồn nhiên liệu từ sữa bò tươi nguyên chất hảo hạng lấy từ những "cô" bò kh ỏe m ạnh, t ươi vui, được chăm sóc kỹ càng cho chất lượng sản phẩm tốt nh ất đ ến người tiêu dùng. Đặc biệt, “Công nghệ ly tâm tách khuẩn” tiên tiến lần đầu có m ặt tại Vi ệt Nam đánh b ật g ần hết các vi khuẩn có hại trước khi xử lý thanh trùng, đảm bảo chât l ượng s ữa t ốt nh ất cho b ạn và gia đình. - Sữa tươi 100% nguyên chất tiệt trùng: ( có đường và không đ ường,h ương dâu, socola): Sữa tươi tiệt trùng Vinamilk được sản xuất từ sữa bò tươi nguyên ch ất, giàu vitamin và khoáng chất. Hàm lượng canxi trong sữa với tỉ lệ D/Ca tối ưu giúp chi ều cao phát tri ển t ốt nh ất.Đ ặc biệt sữa tươi tiệt trùng Vinamilk được chế biến theo công thức độc quyền EnerMAX, Công thức EnerMAX là sự phối hợp các vitamin và khoáng chất trong sữa giúp cân b ằng năng l ượng và tối ưu hóa tỉ lệ các vitamin cần thiết.Sữa tươi tiệt trùng Vinamilk đ ược xử lý bằng ph ương pháp tiệt trùng UHT và không sử dụng chất bảo quản.Sữa tươi ti ệt trùng Vinamilk đ ược đóng trong bao bì Hộp giấy 250ml thích hợp trẻ em và người lớn, Hộp gi ấy 1 lít thích h ợp cho vi ệc sử dụng trong gia đình, trong nhà hàng, khách sạn … - Sữa tươi tiệt trùng Smart: Smart được sản xuất từ nguồn sữa tươi thơm ngon giàu dinh dưỡng và canxi. Đặc biệt Smart được bổ sung thêm DHA giúp phát tri ển não, võng m ạc m ắt, làm nền tảng cho sự phát triển trí thông minh. Hàm lượng canxi trong Smart v ới t ỉ l ệ D/Ca t ối ưu giúp chiều cao phát triển tốt nhất, Smart được đóng trong bao bì hộp gi ấy 200ml rất ti ện dụng. - Sữa tươi tiệt trùng Milk: Sữa tươi tiệt trùng MILK được sản xuất từ sữa bò tươi nguyên chất, giàu vitamin và khoáng chất. Hàm lượng canxi trong sữa v ới t ỉ l ệ D/Ca t ối ưu giúp chi ều cao phát triển tốt nhất. Đặc biệt sữa tươi tiệt trùng Milk đ ược ch ế bi ến theo công th ức đ ộc quyền EnerMAX, Công thức EnerMAX là sự phối hợp các vitamin và khoáng chất trong s ữa giúp cân bằng năng lượng và tối ưu hóa tỉ lệ các vitamin c ần thi ết. S ữa t ươi ti ệt trùng Milk được xử lý bằng phương pháp tiệt trùng UHT và không sử dụng ch ất bảo qu ản. S ữa t ươi ti ệt trùng MILK được đóng trong hộp giấy Tetra Pak 200ml Slim gồm 4 h ương v ị: không đ ường, có đường, dâu và sôcôla thích hợp với trẻ em 4-12 tuổi. Nhóm 8. Lớp: 1101BMKT0321 11
- Quản trị marketing 1.2. Giảng viên: Vũ Phương Anh - Sữa giàu canxi flex: (có đường, không đường, ít đường): Ít béo và giàu canxi, Flex là ngu ồn dưỡng chất lý tưởng để cơ thể bạn luôn cân đối, khỏe khoắn năng động và tràn đầy sức sống. - Sữa tươi Milkkid: (có đường, không đường, dâu, socola): Sữa tiệt trùng Milk Kid đ ược s ản xuất từ sữa bò tươi nguyên chất, giàu canxi và khoáng chất, được xử lý bằng công ngh ệ ti ệt trùng hiện đại: sữa tươi được tiệt trùng ở nhiệt độ cao trong thời gian c ực ngắn (3 giây) nên sản phẩm bảo toàn được tất cả các vitamin & khoáng chất, hàm lượng canxi trong sữa với tỷ lệ D/Ca tối ưu, được bổ sung DHA giúp trẻ phát triển cao lớn, m ạnh kh ỏe, nhanh nh ẹn và thông minh. 3.Đặc điểm tiêu dùng của sản phẩm sữa tươi: Sữa là một loại thực phẩm rất cần thiết cho người tiêu dùng. Tr ước đây, s ữa h ầu nh ư là m ột loại sản phẩm xa xỉ, xa lạ với người bình dân và tượng trưng cho t ầng l ớp khá gi ả, ho ặc ch ỉ được dùng khi ốm đau. Thời bao cấp trước đây, sữa hộp chỉ được phân phối theo tem phiếu cho những bà mẹ mất sữa, hoặc thiếu sữa. Ngày nay, sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu c ủa mọi người tiêu dùng đặc biệt là trẻ em.Vì vậy nhu c ầu về sản phẩm th ực ph ẩm ch ế bi ến và đóng gói sẵn trên thị trường ngày càng lớn do tính thuận tiện và an toàn v ệ sinh cao. Nh ững thực phẩm chưa được chế biến và đóng gói sẽ dễ dàng bị vi sinh vật gây bệnh xâm nhập và phát triển, nếu điều kiện phân phối và tiêu thụ không được bảo đảm, những s ản ph ẩm nh ư vậy sẽ là mối nguy hiểm cho sức khoẻ của người tiêu dùng. Thử thách của công nghệ chế biến thực phẩm là, làm sao giữ được tính tự nhiên và giá trị dinh dưỡng c ủa th ực ph ẩm qua quá trình chế biến mà không cần dùng các hoá chất bảo quản. Sự ra đời của dòng sản phẩm s ữa t ươi của Công ty cổ phần Sữa Vinamilk có độ tiệt trùng r ất cao là gi ải pháp lý t ưởng, b ởi: Duy trì giá trị dinh dưỡng vốn có của sản phẩm do thời gian xử lý nhiệt rất ngắn, làm cho tính ch ất của sản phẩm biến đổi tối thiểu; An toàn về mặt vệ sinh do xử lý nhi ệt ở nhi ệt đ ộ cao, làm cho lượng vi sinh vật bị tiêu diệt tối đa. Không cần dùng chất bảo qu ản đã hấp dẫn ng ười tiêu dùng. Sữa tươi được xem là thực phẩm rất dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất từ thiên nhiên, rất tốt cho cơ thể. Sữa tươi không những được sử dụng thường xuyên như một thức uống hàng ngày, mà còn dùng dưới nhiều hình thức khác nhau từ pha chế, trộn với trái cây, làm bánh và thêm vào các món ăn. Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích người tiêu dùng uống sữa tươi 100% thiên nhiên vì không chỉ dễ uống, mùi vị thơm ngon, sữa tươi còn dễ hấp thu và có thể uống thường xuyên, liên tục dễ dàng với các hình th ức bao bì đóng gói ti ện d ụng. Sữa tươi của Vinamilk được sản xuất trên dây chuyền tiệt trùng khép kín được xem là hiện đại bậc nhất hiện nay, đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng khắt khe nhất như tiêu chuẩn ISO 9001, tiêu chuẩn An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm HACCP. Nhờ vậy bảo đảm 100% sản phẩm không chỉ chất lượng cao mà còn tuyệt đối an toàn cho người sử dụng. Theo kết quả của nghiên cứu thị trường do công ty FTA thực hiện gần đây, hơn 90% người tiêu dùng chọn Vinamilk vì có mùi vị thơm ngon được sản xuất từ 100% sữa tươi thiên nhiên. II. Hệ thống kênh phân phối hiện tại của công ty: Hiện tại Vinamilk có 2 hệ thống kênh phân phối chính đó là: Nhóm 8. Lớp: 1101BMKT0321 12
- Quản trị marketing 1.2. Giảng viên: Vũ Phương Anh 1) Phân phối qua kênh truyền thống (250 nhà phân phối đ ộc l ập và h ơn 140,000 đi ểm bán l ẻ), thực hiện phân phối hơn 80% sản lượng của công ty. 2) Phân phối qua kênh hiện đại (như hệ thống siêu thị, Metro ...). Lợi th ế c ủa Vinamilk thông qua hệ thống các nhà máy sữa được đầu tư trải dài ở nhiều địa ph ương trong c ả n ước. V ới 1.400 đại lý cấp 1 cũng như mạng lưới phân phối trải đều khắp toàn qu ốc v ới 5.000 đ ại lý và 140.000 nghìn điểm bán lẻ có kinh doanh sản phẩm của Vinamilk. 1. Tiêu chuẩn lựa chọn thành viên kênh: Vinamilk lựa chọn thành viên kênh phân phối theo các tiêu chuẩn: - Thành tích và khả năng quản lý: Dựa trên doanh thu và kết quả trong việc điều hành, phát triển việc phân phối sản phẩm cho công ty của đối tượng là nhà phân phối độc lập (nhà bán buôn). VD: Góp mặt trong tổng số 183 nhà phân phối chính thức sản phẩm của Vinamilk, v ới m ột văn phòng tọa lạc ở 320/11C, Trần Ngọc Quế – P. Hưng Lợi – Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ và một cửa hàng đặt tại số 118/9/53C, đường Trần Phú, P. Cái Khế, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ, DNTN Hải Duy là nhà phân phối duy nhất được Vinamilk ủy nhiệm cung c ấp đến các đại lý và người tiêu dùng trong toàn Thành phố hơn 120 sản phẩm của Vinamilk. Hoạt động hiệu quả suốt nhiều năm qua, DNTN Hải Duy không chỉ thay mặt cho Công ty sữa hàng đầu Việt Nam mang đến khách hàng “chất lượng vàng” đã đ ược cam kết mà còn là đ ại s ứ của Vinamilk về sức khỏe và trí tuệ, đồng thời, vinh danh là m ột trong nh ững doanh nghi ệp thành đạt thời hội nhập. Khi được hỏi về những bí quyết để thành công, chú Ngô Sĩ Luyện – giám đốc DNTN Hải Duy chỉ cười nhưng ai cũng hiểu: Tất cả là nhờ vào ý chí và bản lĩnh phi th ường bên trong con người đó. Trưởng thành từ những khó khăn, với tấm bằng c ử nhân kinh t ế trong tay, chú Luyện cũng bước vào vạch xuất phát như bao người cùng trang lứa. B ắt đầu kh ởi nghi ệp t ại một công ty sữa, tích góp những kinh nghiệm và tôi luyện thêm sở trường c ủa m ột c ử nhân kinh tế có “máu kinh doanh” cực kỳ nhạy bén, chú Luyện tự “v ượt c ạn” đ ể l ọt vào “top” nhà phân phối độc quyền của Vinamilk. Có thể nói: “Cái duyên với sữa” đã góp phần không nh ỏ trong những thành công hôm nay của Hải Duy - Khả năng bao phủ thị trường: Áp dụng đối với các nhà bán lẻ,các đại lý phân ph ối đ ộc quyền s ản ph ẩm c ủa công ty. V ới 5.000 đại lý và 140.000 nghìn điểm bán lẻ, Vinamilk nỗ lực giúp người tiêu dùng tiếp c ận đ ược sản phẩm do mình làm ra một cách tốt nhất. Bởi khi ph ủ đ ược nhi ều đi ểm bán l ẻ, ng ười tiêu dùng có thể đi đến bất kỳ đâu để mua sản phẩm, không phải m ất th ời gian và công s ức tìm kiếm.Với hệ thống các đại lý ở khắp nơi trên cả nước: miền bắc, miền nam, miền trung, mi ền tây. Hệ thống bán lẻ như: siêu thị, cửa hàng tự chọn…tại các khu dân c ư, tr ường h ọc, khu vui chơi… Các đại lý phân phối độc quyền sản phẩm của công ty: MIỀN NAM Khu vực Điện thoại Nhóm 8. Lớp: 1101BMKT0321 13
- Quản trị marketing 1.2. Giảng viên: Vũ Phương Anh 36-38 Ngô Đức Kế Quận 1 8 237 077 87A Cách Mạng Tháng Tám Quận 1 8 324 125 206 Nguyễn Đình Chiểu Quận 3 9 302 792 468 Nguyễn Chí Thanh Quận 10 8 534 097 Quận 11 92B Hòa Bình 8 605 098 309-311 Lê Văn Sỹ Quận Tân Bình 8 461 863 625D Nguyễn Kiệm Quận Gò Vấp 8 941 936 202-204 Lê Quang Định Quận Bình Thạnh 5 104 682 1225E Liên tỉnh lộ 43 KP 2 Quận Thủ Đức 4 031 423 251 Nguyễn Thị Thập Quận 7 7 716 703 MIỀN BẮC 89 Lê Hồng Phong Hà Nội 04 - 7 336 216 76 Trần Xuân Soạn Hà Nội 04 - 9 432 912 MIỀN TRUNG 175 Triệu Nữ Vương Đà Nẵng 0511 - 816 378 Đà Nẵng 212 Quang Trung MIỀN TÂY 47A đường 30/4 Q.Ninh Kiều Cần Thơ 071 - 815 980 2. Các chính sách động viên thành viên kênh: Quản lý kênh phân phối luôn là thách thức đối với các doanh nghiệp. Hệ thống này vận hành có hiệu quả không chỉ giúp quy trình quản lý chặt chẽ, cung c ấp d ịch v ụ r ộng kh ắp, k ịp th ời mà còn là cách tiếp cận người tiêu dùng nhanh nhất nhằm tạo ưu th ế c ạnh tranh c ủa doanh nghi ệp trên thị trường. Chính vì thế, để động viên và thúc đẩy hệ thống phân ph ối c ủa mình ho ạt đ ộng ngày càng có hiệu quả hơn vinamilk đã có 1 số chương trình nh ằm h ỗ tr ợ ho ạt đ ộng c ủa các thành viên kênh phân phối: -Vinamilk thống nhất các quy trình kinh doanh với các nhà phân ph ối theo các yêu c ầu qu ản lý mang tính hệ thống như quản lý giá, khuyến mại, kế ho ạch phân ph ối, cũng nh ư quy trình tác nghiệp cho nhân viên bán hàng bằng PDA -Vinamilk tự cấp trong quảng cáo và trưng bày hàng đối với chương trình đ ại lý đ ộc quy ền, h ỗ trợ phương tiện bảo quản sản phẩm đối với các điểm bán lẻ: tủ lạnh chuyên dụng cho bảo quản sữa tươi, sữa chua và nước giải khát. Các chương trình mua hàng có thưởng và khuyến mãi nếu phân phối với số lượng lớn cho các đại lý và nhà phân phối. - Với hệ thống đại lý phân phối cho sản phẩm sữa tươi, kem, sữa chua…vinamilk ch ủ tr ương mở rộng và không hạn chế ngặt nghèo về các điều kiện c ủa đại lý. Bởi đây là các m ặt hàng tiêu dùng thiết yếu được bán trực tiếp đến tay NTD, tính c ạnh tranh không cao, không ph ải là mặt hàng chiến lược của công ty nên càng mở rộng hệ thống phân ph ối thì sản phẩm càng được phổ biến. Đồng thời vinamilk có những chính sách ưu đãi cho đại lý c ủa mình đ ể h ọ tr ở thành người bạn thân thiết, chung thủy với sản phẩm của mình, trường hợp vi phạm h ợp đ ồng, Nhóm 8. Lớp: 1101BMKT0321 14
- Quản trị marketing 1.2. Giảng viên: Vũ Phương Anh công ty kiên quyết cắt bỏ để làm gương cho các đại lý khác, tùy thu ộc vào v ị trí, đ ịa đi ểm bán hàng mà công ty quy định doanh số và thưởng cho đại lý theo quý, theo tháng. -Vinamilk hiện đang ứng dụng đồng thời ba giải pháp ERP quốc tế c ủa Oracle, SAP và Microsoft. Vinamilk là một trong số ít doanh nghi ệp Vi ệt Nam đang ứng d ụng gi ải pháp qu ản trị mối quan hệ với khách hàng (Customer Relationship Management-CRM) c ủa SAP. Đây là d ự án giai đoạn hai trong việc triển khai ERP của công ty này. với nỗ lực đầu t ư trang b ị h ệ th ống SAP CRM, Vinamilk mong muốn có một công c ụ hỗ trợ nhân viên trong công vi ệc, cho phép mạng phân phối Vinamilk trên cả nước có thể kết nối thông tin với trung tâm trong c ả hai tình huống online hoặc offline. Thông tin tập trung sẽ giúp Vinamilk đ ưa ra các xử lý k ịp th ời cũng như hỗ trợ chính xác việc lập kế hoạch. Việc thu thập và quản lý các thông tin bán hàng c ủa đại lý là để có thể đáp ứng kịp thời, đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng ở cấp độ cao hơn. VD: Phan Kim Thành (PKT) là NPP của Vinamilk có trụ sở tại Q.7, TP.HCM. Ở đây, Vinamilk cử hai giám sát kinh doanh (GSKD) và 15 nhân viên bán hàng (NVBH) làm việc trực tiếp với NPP. Hàng ngày, từ 7-8 giờ sáng, các NVBH sẽ nhận các thiết bị cầm tay PDA được cập nhật danh sách đại lý, các mục tiêu bán hàng trọng tâm. Sau một ngày làm việc, các kết quả này sẽ được cập nhật ngược vào hệ thống CNTT của NPP và trung tâm dữ liệu của Vinamilk. Nhân sự của NPP cũng thay đổi khi đưa hệ thống này vào. Trước đây, các NPP thường có nhân viên thống kê. Tuy nhiên, khi đưa ứng dụng ERP vào công việc này không còn cần thiết, thay vào đó là nhân viên hệ thống. Hàng ngày, nhân viên này phụ trách việc nhận dữ liệu từ Vinamilk cùng kế hoạch kinh doanh của các GSKD và cập nhật vào hệ thống của PKT cũng như vào Palm Z22. Palm Z22 là thiết bị cầm tay mà Vinamilk trang bị đồng loạt cho các NPP có màn hình cảm ứng đơn sắc (đen- trắng), giá khoảng 100 USD/chiếc. Với phần mềm bán lẻ do công ty FPT Software phát triển, chiếc máy đã trở thành công cụ hữu ích dành cho các NVBH. Nhiều lợi ích có thể thấy được từ việc ứng dụng PDA. Trước hết, Z22 tiếp nhận các lộ trình bán hàng theo đúng kế hoạch các GSKD đề ra. Thứ hai, Z22 thay thế cho hàng đống hồ sơ, giấy tờ liên quan tới từng đại lý mà trước đây các GSKD vẫn phải mang theo. Thứ ba, Z22 hỗ trợ mạnh các chương trình khuyến mãi mà NVBH đôi lúc không thể nhớ hết vì có quá nhiều kiểu khuyến mãi. -Để phục vụ cho gần 250 NPP trên toàn quốc, Vinamilk đã thuê dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật qua điện thoại (call center) của FPT. Dịch vụ này sẽ hỗ trợ nhanh từ việc sửa chữa gấp trong vòng một giờ đến việc thay luôn từng chiếc máy tính để bàn của NPP. Vinamilk cũng đòi hỏi các NPP phải có hệ thống sao lưu dữ liệu để phòng trường hợp hệ thống gặp sự cố. Phòng CNTT của Vinamilk giữ vai trò giám sát hệ thống. -Vinamilk đã triển khai Microsoft Dynamics SL và Palm Z22 cho 10 NPP ở HN và 23 NPP tại TP.HCM, 16 NPP khác ở khu vực Đông Nam Bộ đang trong giai đoạn hoàn tất cài đặt phần mềm. Mạng lưới các NPP được Vinamilk tăng lực sẽ còn tiếp tục dược mở rộng. 3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của thành viên kênh: Với hệ thống phân phối dàn trải khắp 64 tỉnh thành trong c ả n ước, Vinamilk ngày càng đ ưa được nhiều sản phẩm với nhiều chủng loại đến với NTD hơn, với 2 kênh phân phối chính là: Nhóm 8. Lớp: 1101BMKT0321 15
- Quản trị marketing 1.2. Giảng viên: Vũ Phương Anh + Kênh phân phối truyền thống là các nhà bán lẻ, trực tiếp đ ưa sản ph ẩm đ ến tay NTD cu ối cùng của vinamilk, với số lượng hơn 140.000 điểm bán lẻ, NTD gần như có thể mua sản ph ẩm của vinamilk ở bất cứ nơi nào, với đặc điểm phân phối rộng khắp, kênh phân ph ối truyền thống đã đóng góp 80% vào tổng doanh thu của vinamilk. + Kênh phân phối hiện đại (như hệ thống siêu thị, Metro ...). Lợi th ế c ủa Vinamilk thông qua hệ thống các nhà máy sữa được đầu tư trải dài ở nhiều địa phương trong c ả n ước đã đóng góp 20% còn lại trong tổng doanh thu. Có thể thấy kênh phân phối truyền thống của vinamilk đóng góp ch ủ yếu vào doanh thu c ủa toàn công ty, hoạt động của các nhà bán buôn và bán lẻ ngày càng gia tăng so v ới các th ời kỳ trước. Sữa tươi và các chế phẩm từ sữa trở thành mặt hàng tiêu dùng thi ết yếu và g ần nh ư không thể thiếu đối với cuộc sống sinh hoạt của NTD bởi đặc tính thuận tiện và ch ất l ượng nó đem lại. Kết thúc 2009, tổng doanh thu của công ty tăng 29% so v ới cùng kỳ, v ượt 17% so v ới kế hoạch đề ra. Tổng tài sản cuối 2009 đạt 8.482 tỷ đồng với 135.000 nhà phân phối thì đến năm 2010 con số nhà phân phối tăng lên hơn 140000. Bên c ạnh h ệ th ống phân ph ối tr ực ti ếp thì hệ thống phân phối hiện đại cũng đang ngày được vinamilk chú tr ọng và phát tri ển do nh ận thức và thói quen của NTD đang dần chuyển hướng. 4. Điều chỉnh các sắp đặt kênh. Hiện nay do thói quen tiêu dùng thay đổi, NTD có xu hướng thích mua sắm t ại các siêu th ị, chuỗi các cửa hàng tiện ích. Do đó kênh phân phối hiện đại càng được phát tri ển h ơn. Trong tương lai, chiến lược của vinamilk là tăng cường mở rộng thêm kênh phân ph ối hi ện đ ại và có các hỗ trợ nhà phân phối trong việc phân phối sản phẩm. Cụ th ể là quyết đ ịnh đ ầu t ư h ệ th ống bán hàng bằng tủ mát, tủ đông giúp cho việc bảo quản sản phẩm được tốt hơn. Việc đầu tư hệ thống bán hàng bằng hệ thống tủ mát, tủ đông là 1 rào cản lớn đ ối v ới các đ ổi th ủ c ạnh tranh muốn tham gia vào thị trường thực phẩm và thức uống bởi nó đòi h ỏi 1 kho ản đ ầu t ư r ất l ớn. Để mở rộng kênh phân phối hiện đại, DN lựa chọn cách thức phân phối ch ọn l ọc, liên k ết v ới các trung gian có uy tín nhằm đáp ứng tốt nhất nhu c ầu c ủa NTD. V ới th ị ph ần trong và ngoài nước, đòi hỏi vinamilk phải đầu tư rất lớn vào hoạt động phân ph ối đ ể không nh ững đáp ứng ngày càng tốt hơn thị trường hiện tại lại có thể mở rộng thị phần của mình h ơn n ữa. H ệ th ống sản phẩm phong phú, đa dạng, tập khách hàng mục tiêu cũng riêng bi ệt cho t ừng s ản ph ẩm, đòi hỏi vinamilk phải mở rộng hơn nữa hệ thống phân phối c ủa mình để đáp ứng nhu c ầu ngày 1 đa dạng hơn của khách hàng. Tạo niềm tin từ phía các đ ối tác và các nhà đ ầu t ư hi ện t ại, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới, hỗ trợ cho vinamilk trong vi ệc chú tr ọng m ở r ộng th ị tr ường, phân phối sản phẩm đến các vùng sâu, vùng xa với sự phát tri ển kinh t ế còn ch ưa cao, nh ưng với mục đích đem lại sức khỏe cho mọi người. Vinamilk đang n ỗ l ực thu hút, tuy ển thêm thành viên kênh, mở rộng cấu tử mạng của kênh phân phối hiện tại nhằm bao phủ thị trường tốt nhất có thể cung cấp khắp thị trường không chỉ trong nước mà còn mở rộng ra thị trường thế giới. III. Hướng phát triển của công ty trong giai đoạn 2010-2012: Vinamilk vừa trở thành đại diện đầu tiên c ủa Việt Nam có m ặt trong Top 200 doanh nghi ệp châu Á xuất sắc có doanh thu dưới 1 tỷ USD năm 2010 của tạp chí chuyên xếp hạng Forbes; tiếp đó là sự kiện công ty này lần đầu tiên đầu tư ra n ước ngoài v ới k ế ho ạch mua 19,3% c ổ Nhóm 8. Lớp: 1101BMKT0321 16
- Quản trị marketing 1.2. Giảng viên: Vũ Phương Anh phần của Công ty Miraka Limited, tại New Zealand; sự ki ện chuyển nh ượng d ự án Nhà máy Cà phê Sài Gòn cho Trung Nguyên…Những sự kiện trên gắn với k ết qu ả kinh doanh trong quá kh ứ và hiện tại, mang định hướng chiến lược phát triển trong tương lai của doanh nghiệp này. Hiện tại, vinamilk có những chiến lược phát triển như sau: Tiếp tục phát triển thị trường nội địa đối với các nhóm hàng sữa n ước, sữa chua ăn, s ữa bột, sữa đặc. Đối với thị trường xuất khẩu thì giữ vững thị trường hiện tại và tìm ki ếm thêm thị trường mới. Tìm kiếm đối tác ở các khu vực có thể mạnh về nguyên liệu sữa nhằm đảm bảo ngu ồn cung cấp, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu cung cấp trong n ước thông qua các bi ện pháp hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa. Toàn quốc hiện có khoảng gần 300.000 điểm lẻ trong kinh doanh sản phẩm sữa, thì Vinamilk đã chiếm được khoảng 160.000 điểm. Kế hoạch trong 3 năm tới c ủa vinamilk là phải phủ được hết 300.000 điểm đó. Năm 2010 kế hoạch đặt ra là doanh số 14.000 tỷ đồng, vinamilk cố gắng đạt đ ược trên 15.000 tỷ đồng. Còn mục tiêu 1 tỷ USD vào năm 2012 thì vinamilk cố gắng trong năm 2011, kỷ niệm 35 năm thành lập Công ty, sẽ đạt được con số đó, vượt kế hoạch trước 1 năm. Điều chỉnh giá thu mua nguyên liệu đầu vào và giá sản phẩm đầu ra cung c ấp cho NTD ở mức hợp lý nhất để không ảnh hưởng đến thị phần và lợi nhuận của công ty mà v ẫn thỏa mãn được NTD. Chi thêm đầu tư cho việc đào tạo và thu hút đội ngũ nhân lực chất lượng cao, thuê m ột tổ chức độc lập thứ ba, một công ty của Mỹ, chuyên về lĩnh vực ti ền lương, ti ền thưởng. Vinamilk thuê họ khảo sát cho mình 10 công ty đa quốc gia có doanh s ố và quy mô như Vinamilk và xem xét họ lương trả như thế nào, các chế độ đãi ngộ ra sao. Từ đó tiến hành điều chỉnh công tác lương thưởng cho cán bộ và công nhân viên trong công ty. Hiện Vinamilk có 5 trang trại chủ chốt trải dài trên các mi ền c ủa đ ất n ước: Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Đinh và Lâm Đ ồng v ới t ổng s ố đàn bò h ơn 5.500 con. Dự kiến, trong thời gian tới, VNM sẽ nâng tổng số đàn bò ở các trang tr ại lên 10.000 con. Trong tương lai không xa, mục tiêu của VNM là tự túc được kho ảng 50% nguyên li ệu sữa tươi từ các trang trại, thay thế dần nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Bên c ạnh vi ệc mở rộng đàn bò sữa để chủ động nguồn nguyên li ệu, năm 2010 Vinamilk không ng ừng mở rộng quy mô các nhà máy sản xuất để tập trung phát huy thế m ạnh c ủa mình vào ngành công nghiệp sản xuất sữa. Tháng 8/2010, VNM đã khởi công Nhà máy Megafactory tại khu CN Mỹ Ph ước - Bình Dương. Đây là nhà máy sữa lớn nhất Đông Nam Á tại Bình D ương chuyên v ề s ản xu ất s ữa n ước v ới công suất ban đầu đạt 400 triệu lít/năm và trong giai đo ạn 2 s ẽ nâng lên 800 tri ệu lít/năm. D ự kiến, Nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động vào cuối năm 2012, đáp ứng nhu c ầu phát tri ển khu vực phía Nam của VNM. Ngoài ra, VNM còn đầu tư xây dụng Nhà máy ch ế bi ến s ữa b ột t ại khu CN Việt Nam - Singapore chuyên sản xuất các sản phẩm sữa bột với công su ất 2,000tấn/năm. Tổng giá trị của hai dự án lên đến 240 triệu USD. Khi đi vào ho ạt đ ộng, d ự ki ến trong quý 3 và quý 4/2012, hai dự án này sẽ góp phần giúp VNM cung ứng ra th ị tr ường nh ững Nhóm 8. Lớp: 1101BMKT0321 17
- Quản trị marketing 1.2. Giảng viên: Vũ Phương Anh dòng sản phẩm chất lượng, giàu giá trị dinh dưỡng, đáp ứng sự mong m ỏi ngày càng cao c ủa giới tiêu dùng. Tháng 10/2010, VNM đã hoàn thành công trình xây dựng m ở rộng và nâng công su ất nhà máy sữa Tiên Sơn (KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh), cho công su ất s ữa đ ặc 85 tri ệu h ộp/năm, s ữa chua 36 triệu lít/năm. Dự kiến, quý 3/2011, Nhà máy sữa Đà Nẵng tại khu CN Hòa Khánh (Đà N ẵng) do VNM đ ầu tư chuyên sản xuất sữa tươi và sữa chua với công suất 70 triệu lít sữa t ươi và 24 tri ệu lít s ữa chua/năm cũng sẽ đi vào hoạt động. Tổng giá trị đầu tư 23 triệu USD. Mới đây, VNM đã mua 19.3% cổ phần của Công ty Miraka Limited tại New Zealand. Hi ện, VNM đang xem xét việc nâng vốn đầu tư lên để cùng đối tác này xây dựng nhà máy có công suất thiết kế 32,000 tấn bột sữa một năm, với tổng vốn đầu tư là 121 tri ệu đô la New Zealand, tương đương với 1,623 tỷ đồng Việt Nam. Ngoài ra, VNM còn đẩy mạnh mảng hàng n ước giải khát có lợi cho sức kh ỏe và d ự án quy hoạch lại quy mô sản xuất Miền Nam. Nhà máy sản xuất n ước gi ải khát t ại Bình D ương b ắt đầu hoạt động từ tháng 4/2010 được đánh giá là khá ti ềm năng, phù h ợp v ới t ốc đ ộ tăng tr ưởng của Công ty cũng như xu thế tiêu dùng. IV. Đề xuất giải pháp cho chiến lược phát triển của vinamilk: 1. Giải pháp mở rộng thị trường và tổ chức hệ thống kênh phân phối. Vinamilk phải thâm nhập sâu để điều tra nghiên cứu thị trường phát tri ển sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng từ đó chiếm lĩnh và m ở r ộng thị trường truyền thống. Vinamilk nên có những chính sách quảng cáo ti ếp th ị mạnh m ẽ, r ầm r ộ đ ể người tiêu dùng biết đến sản phẩm của Doanh nghi ệp cũng như bi ết đến uy tín của Doanh nghiệp. Thiết lập một mạng lưới đại lý ở đây là nơi cung c ấp, chu chuyển hàng hoá ra các vùng lân cận. Như vậy cần phải có các chính ssách để khuyến khích các đại lý mở ra ở đây như tăng mức hoa hồng, hỗ trợ vận chuyển, phương th ức thanh toán. Quan tâm đến mạng lưới bán lẻ. Đây là những người tr ực ti ếp ti ếp xúc v ới người tiêu dùng. Họ là những người truyền bá, quảng cáo sản ph ẩm cho Doanh nghiệp Đưa ra các loại mặt hàng độc đáo, có tính chất đặc sắc, phù h ợp v ới th ị hi ếu tiêu thụ của từng vùng. Công ty nên sắp xếp và loại bỏ những đại lý có sản lượng tiêu th ụ ch ậm và xác định vị trí đặt các đại lý sao cho phù hợp để các thành viên trong kênh có khu v ực thị trường đủ lớn để hoạt động. Công ty nên xây dựng một danh sách khách hàng mua th ường xuyên, mua nhi ều để đề xuất ban lãnh đạo đưa ra những chính sách ưu đãi đ ể khuyến khích các thành viên trong kênh hoạt động tốt hơn. Nhóm 8. Lớp: 1101BMKT0321 18
- Quản trị marketing 1.2. Giảng viên: Vũ Phương Anh Công ty nên thực hiện phân chia quản lý theo thị trường, theo từng khu v ực và có nhân viên chịu trách nhiệm quản lý kênh phân phối. Từ đó, nhà qu ản lý có th ể theo dõi, nghiên cứu tình hình bán hàng của từng thành viên kênh, dễ dàng n ắm bắt và tìm ra những khó khăn của từng thành viên và có gi ải pháp giúp đ ỡ k ịp thời. 2. Giải pháp lựa chọn thành viên kênh. ♣ Khi lựa chọn thành viên kênh doanh nghiệp cần đưa ra nh ững chu ẩn m ực, yêu cầu cụ thể để lựa chọn. ♣ Có những chính sách khuyến khích các thành viên kênh đã đ ược l ựa ch ọn, t ạo điều kiện thuận lợi hơn so với các đối thủ cạnh tranh ♣ Lựa chọn các đơn vị uy tín để làm đại lý cho công ty tránh vi ệc ho ạt đ ộng các thành viên kênh làm ảnh hưởng xấu tới uy tín của công ty 3. Giải pháp khuyến khích thành viên kênh Thực hiện khuyến khích theo số lượng sản phẩm đối với các cửa hàng khi đó các cửa hàng vừa có chi phí vận chuyển giảm vừa có doanh thu cao, lợi nhuận lớn. Có các hình thức khuyến khích cho các đại lý thu thập được nhi ều thông tin v ề khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, về sản phẩm đang có nhu c ầu cho doanh nghiệp một cách kịp thời. Công ty có các hình thúc thưởng hàng năm, hàng quý cho các thành viên tiêu th ụ được nhiều sản phẩm và có doanh thu cao. 4. Đánh giá và điều chỉnh các sắp đặt kênh. ∗ Lượng bán hàng hiện tại của thành viên kênh so với lượng bán hàng đã qua. ∗ So sánh lượng bán hàng của một thành viên kênh v ới t ổng l ượng bán c ủa các thành viên trong kênh. ∗ Lượng bán hàng của một thành viên kênh so với các chỉ tiêu đ ịnh m ức mà doanh nghiệp đề ra. Nhóm 8. Lớp: 1101BMKT0321 19
- Quản trị marketing 1.2. Giảng viên: Vũ Phương Anh Nhóm 8. Lớp: 1101BMKT0321 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài Giảng Quản Trị Du lịch - Đại học Mở TP. HCM
108 p | 739 | 221
-
Bài giảng Quản trị chiêu thị - Chương 2
5 p | 378 | 126
-
Bài giảng Quản trị chiêu thị - Chương 9
4 p | 208 | 76
-
Bài giảng quản trị hệ thống thông tin marketing part 2
10 p | 196 | 36
-
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 1 - Ths.Hoàng Xuân Trọng
23 p | 208 | 36
-
Bài giảng Quản trị marketing - Chương 1, 2, 3, 4
259 p | 143 | 30
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Chuyên đề 6 - ĐH Kinh tế Quốc dân
75 p | 140 | 26
-
ĐỀ THI NĂM HỌC 2010 – 2011 - Môn: Quản trị Marketing - Đề số 3
3 p | 143 | 22
-
ĐỀ THI NĂM HỌC 2010 – 2011 - Môn: Quản trị Marketing - Đề số 1
3 p | 100 | 21
-
Bài giảng Quản trị bán hàng - Trường Đại học Tài chính - Marketing
228 p | 87 | 20
-
Bài giảng quản trị marketing - Chương 8
78 p | 172 | 16
-
Bài giảng Quản trị marketing: Phần 2 - Nguyễn Thị Phương Dung
183 p | 53 | 13
-
Bài giảng Quản trị maketing 1 - Chương 2: Sáng tạo giá trị, sự thoả mãn và gìn giữ khách hàng
24 p | 128 | 12
-
Bài giảng E-Learning (2016): Phần 2
225 p | 54 | 12
-
Bài giảng Quản trị Maketing - Chương 1, 2: Tổng quan về quản trị marketing
25 p | 99 | 8
-
Bài giảng Quản trị maketing 2 - Chương 1: Quản trị các tuyến sản phẩm và thương hiệu
51 p | 73 | 5
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế: Phần 2
79 p | 6 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn