intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị chiêu thị - Chương 2

Chia sẻ: Norther Light | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

379
lượt xem
126
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 2: QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG Chức năng của hoạt động chiêu thị là truyền thông. Chiến lược chiêu thị của công ty được thực hiện thông qua việc truyền thông đến các khách hàng hiện tại và tiềm năng. Do đó những ngừời hoạch định hoạt động chiêu thị cần phải hiểu quá trình truyền thông, cách thức người tiêu dùng đáp ứng lại với các thông điệp chiêu thị. 1. HỆ THỐNG THÔNG TIN MARKETING 1.1 Khái niệm truyền thông Truyền thông là hoạt động tạo ra tác động qua lại giữa người làm marketing và những người liên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị chiêu thị - Chương 2

  1. Bài giảng Quản trị chiêu thị Khoa Kinh tế - Trường CĐ LT-TP Chương 2: QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG Chức năng của hoạt động chiêu thị là truyền thông. Chiến lược chiêu thị của công ty được thực hiện thông qua việc truyền thông đến các khách hàng hiện tại và tiềm năng. Do đó những ngừời hoạch định hoạt động chiêu thị cần phải hiểu quá trình truyền thông, cách thức người tiêu dùng đáp ứng lại với các thông điệp chiêu thị. 1. HỆ THỐNG THÔNG TIN MARKETING 1.1 Khái niệm truyền thông Truyền thông là hoạt động tạo ra tác động qua lại giữa người làm marketing và những người liên quan đến thị trường 1.2 Truyền thông và liên hệ ngược trong hệ thống truyền thông. .Quảng cáo .Quảng cáo Nhữn .Khuyến mãi Người Người Nhữn .Khuyến mãi g Công .Tuyên truyền trung tiêu g tin .Tuyên truyền người ty .Bán hàng gian đồn .Bán hàng dùng có trực tiếp trực tiếp quan hệ Truyền thông và thông tin phản hồi trong hệ thống truyền thông marketing 1.3 Những hệ thống truyền thông marketing Truyền thông rất cần thiết trong việc giao dịch giữa nhà sản xuất với nhà trung gian và khách hàng trong thị trường. Nhờ có truyền thông, những thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến được với khách hàng; đồng thời những nhu cầu và những thông tin về khách hàng, thị trường đến được với nhà sản xuất. Những thông tin qua lại như vậy, doanh nghiệp có thể thực hiện qua ba hệ thống: - Hệ thống truyền thông trực tiếp - Hệ thống truyền thông gián tiếp - Hệ thống truyền thông phối hợp giữa trực tiếp và gián tiếp Ba hệ thống truyền thông marketing trên được trình bày qua sơ đồ dưới đây: Trang 9 Nguyễn Kim Nguyên
  2. Bài giảng Quản trị chiêu thị Khoa Kinh tế - Trường CĐ LT-TP Chiêu thị (Khuyến mãi…) Nhà sản xuất Khách hàng Hệ thống truyền thông trực tiếp Chiêu thị Chiêu thị (khuyến mại…) (Khuyến mãi…) Nhà sản xuất Nhà trung gian Khách hàng Thông tin phản hồi Thông tin phản hồi Hệ thống truyền thông gián tiếp Chiêu thị (Khuyến mãi…) Chiêu thị Chiêu thị (khuyến mại…) (Khuyến mãi….) Nhà sản xuất Nhà trung gian Khách hàng Thông tin phản hồi Thông tin phản hồi Thông tin phản hồi Hệ thống truyền thông trực tiếp và gián tiếp Trang 10 Nguyễn Kim Nguyên
  3. Bài giảng Quản trị chiêu thị Khoa Kinh tế - Trường CĐ LT-TP a) Hệ thống truyền thông trực tiếp Hệ thống truyền thông trực tiếp còn gọi là hệ thống truyền thông đơn giản. Đối với những công ty bán hàng có giá trị lớn, đòi hỏi hướng dẫn sử dụng kỹ thuật cao và đặc biệt là cung cấp cho khách hàng công nghiệp, thì nhà sản xuất thường sử dụng hệ thống truyền thông marketing trực tiếp. Khi sử dụng hệ thống này, chi phí khá cao nhưng nó được bù đắp bởi những hợp đồng có giá trị cao, nhờ khách hàng công nghiệp mua với số lượng lớn. Cũng có những loại sản phẩm tiêu dùng, nhà sản xuất thường sử dụng hệ thống truyền thông trực tiếp để chiêu thị (promotion) như sử dụng khuyến mãi (customer promotion) trong chiến lược kéo (Pull strategy) và những hình thức marketing khác để bán hàng (chiến lược kéo). b) Hệ thống truyền thông gián tiếp qua trung gian Thông thường, nhà sản xuất không thể bao quát hết tất cả hệ thống phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng khắp cả nước, kể cả những sản phẩm hàng công nghiệp. Do đó để giảm chi phí bán hàng trực tiếp (chi phí huấn luyện, tính chuyên nghiệp, giao tiếp…) nên những nhà sản xuất thường sử dụng hệ thống truyền thông gián tiếp qua trung gian những đại lý để bán h àng (nhà bán sĩ, nhà bán lẽ), thông tin đến khách hàng và nhận thông tin phản hồi từ khách hàng. Như vậy, khi sử dụng hệ thống truyền thông marketing này, nhà sản xuất thông tin đến những nhà trung gian, những nhà trung gian thông tin đến khách hàng. Ngược lại, những nhà trung gian nhận thông tin phản hồi từ khách hàng và thông tin phản hồi đến nhà sản xuất. Để sử dụng hệ thống truyền thông marketing này hiệu quả, nhà sản xuất thường sử dụng chiến lược đẩy (Push strategy) bằng cách sử dụng chiến lược khuyến mại (Trade promotion) và những hình thức marketing khác để cho những nhà trung gian hưởng hoa hồng cao. Từ đó, nhờ có hoa hồng cao, các nhà trung gian tìm cách đẩy khách hàng, bán hàng nhiều hơn nhằm kiếm lời. c) Hệ thống truyền thông phối hợp giữa trực tiếp và gián tiếp Hệ thống truyền thông phối hợp giữa trực tiếp và gián tiếp còn gọi là hệ thống truyền thông phức tạp. Theo hệ thống truyền thông này, nhà sản xuất vừa sử dụng hệ thống truyền thông trực tiếp vừa sử dụng hệ thống truyền thông gián tiếp để bán hàng, thông tin đến những nhà trung gian (đại lý bán sĩ, bán lẽ) và bán hàng, thông tin đến khách hàng. Đồng thời nhận thông tin phản hồi từ những nhà trung gian và từ khách hàng. Việc sử dụng hệ thống truyền thông marketing phối hợp giữa trực tiếp và gián tiếp thích hợp và hiệu quả nhất đối với các nhà sản xuất hàng hoá gia dụng, giá trị thấp. 2. QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG 2.1 Khái niệm quá trình truyền thông Là quá trình thiết lập sự thông hiểu giữa người gửi và người nhận thông tin. Quá trình truyền thông chỉ xảy ra khi có suy nghĩ chung giữa hai bên. Để thành công trong chiêu thị phải hiểu rõ quá trình truyền thông, các yếu tố của quá trình truyềng thông, hiểu ý nghĩa của những hình ảnh. Từ ngữ và biết chúng có ảnh hưởng thế nào đối với quá trình giải thích và hiểu thông điệp của người nhận. 2.2 Mô hình quá trình truyền thông căn bản Trang 11 Nguyễn Kim Nguyên
  4. Bài giảng Quản trị chiêu thị Khoa Kinh tế - Trường CĐ LT-TP 4 3 2 7 1 6 Truyền đạt Mã Thông thông điệp hoá điệp Người Người Giải mã thông chủ gởi thông điệp nhận điệp đích Phương tiện truyền tin Người nhận thông điệp Thông điệp 5 Nhiễu 9 8 Liên hệ ngược Phản ứng đáp lại 10 Quy trình truyền thông marketing Các thuật ngữ trên mô hình truyền thông: STT Thuật ngữ Ý nghĩa 1 Người gởi (nguồn phát) Bên gởi thông tin cho bên kia (nhà sản xuất gởi thông tin cho khách hàng) 2 Thông điệp chủ đích Thông điệp bao gồm: thông điệp chủ đích và thông điệp mã hoá. Thông điệp chủ đích là thông điệp nhằm mục đích tác động khách hàng để mong nhận được điều gì đó ở khách hàng theo chủ định của người gởi t in. 3 Mã hoá thông điệp Người gởi mã hoá ý tưởng thành một thông điệp. Diễn tả ý tưởng bằng chữ viết, lời nói, âm thanh hay hình ảnh thích hợp và có ý nghĩa để người nhận hiểu. Chẳng hạn, khi muốn diễn tả hình ảnh sắc nét như thật của tivi LG, thay vì diễn tả bằng lời nói, người ta diễn tả bằng hình ảnh một chú nai đang uống nước, in hình dưới nước, trông như thật làm cho các chú cọp tưởng thật và nhảy vồ cái bóng. 4 Truyền đạt thông điệp Tập hợp những ký hiệu bằng một thông điệp do người gởi truyền đi qua nhiều phương tiện 5 Phương tiện truyền tin Thông điệp có thể truyền đi đến người nhận bằng các phương tiện như: truyền hình, truyền thanh, báo… 6 Giải mã thông điệp Nhận được thông điệp, người nhận hiểu hay giải mã thông điệp, lưu giữ thông điệp (hoặc vứt bỏ). 7 Phản ứng đáp lại Sự hiểu biết của người nhận thông điệp thường tạo ra Trang 12 Nguyễn Kim Nguyên
  5. Bài giảng Quản trị chiêu thị Khoa Kinh tế - Trường CĐ LT-TP sự phản ứng đáp lại nhất định. 8 Liên hệ ngược Phản ứng đáp lại mà người nhận thông báo cho người gởi biết. 9 Nhiễu Trong quá trình truyền thông, những ảnh hưởng môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến thông điệp làm cho người nhận hiểu lệch lạc hoặc không rõ như: tiếng ồn, hoặc người sử dụng phương tiện điều chỉnh âm thanh nhỏ. Trong truyền thông marketing, trước khi lập kế hoạch truyền thông, người làm marketing phải nắm đước những yếu tố sau đây: 1- Phát hiện khách hàng mục tiêu 2- Xác định phản ứng đáp lại mà mình mong muốn: chẳng hạn như muốn mua hàng, hoặc cần biết khách hàng mục tiêu ở một thời điểm nhất định nào đó có tâm trạng như thế nào và cần hướng họ về trạng thái nào. Những trạng thái của khách hàng có thể mua hàng như: Biết sản phẩm; hiểu biết sản phẩm; thiện cảm với sản phẩm; ưa thích sản phẩm; tin tưởng chất lượng; hành động mua. 3- Lựa chọn thông tin: Soạn thảo thông tin, chọn mô hình quảng cáo nào nhằm đạt hiệu quả (AIDA, 3S’s, 3R’s ?). Hình thức và nội dung thông điệp: 4- Lựa chọn phương tiện truyền tin 5- Lựa chọn tính chất đặc trưng cho người thông tin (trình độ nghề nghiệp (bác sĩ); tính khách quan; sức cuốn hút hấp dẫn) 6- Thu thập và phân tích thông tin phản hồ i theo các kênh liên hệ ngược: Để phân tích những thông tin phản hồi, ta thử phân tích hai mẫu nhãn hiệu A và B dưới đây, cho biết nhận xét và đề nghị: Trang 13 Nguyễn Kim Nguyên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2