Bài giảng Quản trị rủi ro (TS.Ngô Quang Huân) - Chương 5: Tài trợ rủi ro
lượt xem 56
download
Tài trợ rủi ro là những kỹ thuật và công cụ được sử dụng để tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất. Nội dung chính của chương 5 là một số khái niệm cơ bản, tài trợ rủi ro tín dụng , rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị rủi ro (TS.Ngô Quang Huân) - Chương 5: Tài trợ rủi ro
- TÀI TRỢ RỦI RO TS. NGÔ QUANG HUÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
- NỘI DUNG CHÍNH 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2. TÀI TRỢ RỦI RO TÍN DỤNG , RỦI RO LÃI SUẤT, RỦI RO TỶ GIÁ
- TÀI TRỢ RỦI RO 1. Tài trợ rủi ro là những kỹ thuật và công cụ được sử dụng để tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất. 2. Dựa theo thời gian mà qũi tài trợ được chuẩ bị, Tài trợ rủi ro có thề phân thành: 1. TÀI TRỢ RỦI RO QUÁ KHỨ 2. TÀI TRỢ RỦI RO HIỆN TẠI 3. TÀI TRỢ RỦI RO TƯƠNG LAI. 3. Dựa theo người gánh chịu tổn thất, Tài trợ rủi ro có thề phân thành: 1. LƯU GIŨ TỔN THẤT 2. CHUYỂN GIAO TÀI TRỢ
- LƯU GIỮ TỔN THẤT Một phương pháp phổ biến để quản lý rủi ro là lưu giữ tổn thất. Nguồn bù đắp rủi ro là nguồn tự có cuả chính tổ chức đó, cộng thêm với nguồn vay mượn mà tổ chức đó phải có trách nhiệm hoàn trả. Phương pháp lưu giữ có thể là thụ động hoặc năng động, có kế hoạch hoặc không có kế hoạch, có ý thức hoặc không có ý thức. Kế hoạch lưu giữ tổn thất có thể là: Không chuẩn bị trước Tài khoản dự phòng Tài sản dự phòng Bảo hiểm trực hệ.
- CHUYỂN GIAO TÀI TRỢ RỦI RO 1. CHUYỂN GIAO BẰNG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 2. CHUYỂN GIAO TÀI TRỢ BẰNG HỢP ĐỒNG PHI BẢO HIỂM 3. HEDGING
- CHUYỂN GIAO BẰNG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM Bảo hiểm là một phần quan trọng trong chương trình quản trị rủi ro cuả một tổ chức cũng như một cá thể. Bảo hiểm là một hình thức chuyển giao tài trợ rủi ro, trong đó người bảo hiểm chấp thuận gánh vác phần tổn thất tài chính khi rủi ro xuất hiện. Bảo hiểm có thể được định nghiã như một hợp đồng chấp thuận giưã hai bên: người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Theo hợp đồng này, người bảo hiểm đồng ý bù đắp những tổn thất được bảo hiểm (theo hợp đồng bảo hiểm) và người được bảo hiểm có trách nhiệm đóng những khoản phí bảo hiểm cũng như chi phí dịch vụ cho người bảo hiểm.
- Sự khác biệt giữa chuyển giao kiểm soát và chuyển giao tài trợ Chuyển giao có thể là các phương pháp kiểm soát rủi ro hoặc tài trợ rủi ro Chuyển giao kiểm soát rủi ro bao gồm: 1. chuyển tài sản hay chỉ hoạt động cuả nó cho một người khác; 2. loại trừ hoặc giảm thiểu trách nhiệm cuả người chuyển giao đối với tổn thất cho người được chuyển giao; 3. xoá bỏ bổn phận được giả định là cuả người chuyển giao đối với các tổn thất . Chuyển giao tài trợ rủi ro, ngược lại, cung cấp một nguồn kinh phí bên ngoài được dùng để thanh toán tổn thất khi rủi ro xuất hiện. Chuyển giao tài trợ rủi ro phi bảo hiểm khác với bảo hiểm ở chỗ người nhận chuyển giao không phải là công ty bảo hiểm về mặt pháp lý.
- CHUYỂN GIAO TÀI TRỢ BẰNG HỢP ĐỒNG PHI BẢO HIỂM Phần lớn chuyển giao tài trợ rủi ro phi bảo hiểm được thực hiện thông qua một hợp đồng nhằm giải quyết các vấn đề khác, nhưng cũng có một vài trường hợp hợp đồng được thiết kế nhằm mục đích chuyển giao này riêng cho tình huống đó. Nhiều thỏa thuận hợp đồng loại này chuyển giao trách nhiệm tài chính đối với tổn thất tài sản trực tiếp hoặc tổn thất thu nhập, một vài trường hợp là tổn thất nguồn nhân lực; hầu hết chuyển giao trách nhiệm tài chính về pháp lý cho thành phần thứ ba.
- CHUYỂN GIAO TÀI TRỢ BẰNG HỢP ĐỒNG PHI BẢO HIỂM Một vài thí dụ sau đây sẽ cho ta hình dung được đặc tính cuả loại hợp đồng này. Với một hợp đồng thuê mướn, người chủ nhà có thể chuyển giao cho người thuê trách nhiệm tài chính đối với sự hư hỏng cuả tài sản được thuê và các tổn thương thân thể được chuyển cho thành phần thứ ba (mặc dù không thấy ghi trong hợp đồng). Trường hợp thứ hai, người thuê có thể chuyển cho người chủ nhà trách nhiệm tài chính khi xảy ra tổn thất đối với người thuê trong trường hợp hoả hoạn, không cần biết ai là người có lỗi. Đối với các hợp đồng xây dựng, người chủ có thể chuyển giao cho bên hợp đồng xây dựng một phần hay tất cả trách nhiệm bồi thường tổn thất khi có tai nạn xảy ra đối với người lao động.
- HEDGING Thuật ngữ hedging hay trung hòa mô tả hành động nhờ đó một khả năng thắng được bù trừ từ một khả năng thua. Hedging hay trung hoà một rủi ro sử dụng việc đánh cá có các kết quả ngược với kết quả cuả rủi ro. Trong kinh doanh, hình thức hedging thường được sử dụng để ngăn chặn các rủi ro xuất hiện khi giá nguyên vật liệu hay tỷ giá hối đoái thay đổi. Một doanh nghiệp có hợp đồng bán sản phẩm với giá cố định bằng ngoại tệ, sẽ xuất hiện rủi ro khi tỷ giá hối đoái thay đổi. Các hợp đồng tương lai cho phép ngăn chặn những rủi ro này. Một hợp đồng tương lai là một hợp đồng mua hoặc bán một khoản ngoại tệ cố định tại một thời điểm trong tương lai, thí dụ 6 tháng.
- CHUYỂN GIAO HAY LƯU GIỮ 1. LỢI ÍCH CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 2. CHI PHÍ CƠ HỘI 3. LỆ PHÍ BẢO HIỂM 4. VẤN ĐỀ THUẾ 5. MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT 6. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM 7. HẠN CHẾ CỦA LUẬT PHÁP
- TÀI TRỢ RỦI RO TÍN DỤNG 1. Xây dựng chính sách bán chịu 2. Sử dụng các công cụ kiểm soát rủi ro tín dụng.
- Xây dựng chính sách bán chịu Định chuẩn tín dụng Tiêu chuẩn bán chịu Phân tích vị thế tín dụng của khách hàng. Chính sách chiết khấu Thời hạn bán chịu Chính sách và qui trình thu hồi nợ.
- BAO THANH TOÁN Bao thanh toán được coi là công cụ ngân hàng cung cấp nhằm giúp doanh nghiệp kiểm soát rủi ro tín dụng thương mại một cách hiệu quả. Bao thanh toán trong nước. Bao thanh toán xuất khẩu.
- BAO THANH TOÁN TRONG NƯỚC Doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ : đánh giá uy tín tín dụng của người mua, theo dõi thu hồi nợ người mua, nhận vốn ứng trước từ ngân hàng, và bảo hiểm rủi ro tín dụng từ ngân hàng. Ngân hàng nhận dược các khoản phí dịch vụ từ 0,1% đến 0,2% doanh số bao thanh toán và lãi ứng trước vốn (lãi suất cho vay ngắn hạn hoặc chiết khấu + biên độ từ 0 đến 1%.
- BAO THANH TOÁN TRONG NƯỚC 1. Ngân hàng có kinh nghiệm và chuyên môn hơn trong đánh giá theo dõi và thu hồi nợ người mua. 2. Ngân hàng là trung tâm tín dụng và thanh toán nên có ưu thế thông tin về người mua hơn nên biết được lịch sử tín dụng và uy tín tín dụng của người mua, tình hình thu nhập của người mua. 3. Là trung gian tài chính nên ngân hàng có thể thế chấp và trung hoà được rùi ro tín dụng.
- QUI TRÌNH THỰC HIỆN BTT VCB (Quyết định số 1096/2004/ QĐ-NHNN) Bước 1: bên bán giao hàng cho bên mua Bước 2: bên bán xuất trình chứng từ tại VCB Bước 3: VCB ứng trước cho bên bán Bước 4: VCB tiến hành các thủ tục thu nợ từ bên mua khi đến hạn. Bước 5: bên mua thanh toán tiền hàng cho VCB Bước 6: VCB tất toán phần ưng trước và thanh toán phần còn lại cho bên bán.
- QUI TRÌNH THỰC HIỆN BTT ACB (Quyết định số 1096/2004/ QĐ-NHNN) Bước 1: ACB và bên bán ký hợp đồng bao thanh toán. Bước 1: Bên bán hàng và ACB cùng gửi thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng trong đó nêu rõ việc chuyển nhượng khoản phải thu cho ACB. Bước 3: bên mua hàng xác nhận về việc đã nhận thông báo và cam kết thanh toán cho ACB. Bước 4: bên bán giao hàng cho bên mua Bước 5: ACB ứng trước cho bên bán Bước 6: bên mua thanh toán tiền phải thu cho ACB khi đến hạn. Bước 7: ACB thu phần ứng trước và thanh toán phần còn lại cho bên bán.
- QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG BAO THANH TOÁN? Bước 1: Thu thập thông tin cần thiết gồm: Lãi suất chiết khấu mà ngân hàng áp dụng khi cung cấp dịch vụ bao thanh toán Phí bao thanh toán Chi phí cơ hội của khách hàng. Bước 2: Tính toán chi phí bao thanh toán: Giá trị khoản phải thu: Trừ lãi suất chiết khấu ngân hàng Trừ phí bao thanh toán Số tiền nhận được. Hiện giá khoản phải thu theo chi phí cơ hội. Bước 3: Phân tích và ra quyết định.
- QUI TRÌNH THỰC HIỆN BAO THANH TOÁN XUẤT KHẨU Theo thông lệ quốc tế 1. Đơn vị xk và nk ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá 2. Đơn vị xk yêu cầu tín dụng với đơn vị bao thanh toán 3. Đơn vị bao thanh toán tại nước xk yêu cầu tín dụng từ đơn vị bao thanh toán tại nước nk 4. Đơn vị BTT kiểm tra uy tín tín dụng của nhà nk 5. Đơn vị BTT nk trả lời tín dụng cho đơn vị BTT nk 6. Đơn vị BTT ký hợp đồng BTT đối với đơn vị xk 7. Đơn vị xk giao hàng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị rủi ro (Risk Management)
113 p | 1915 | 701
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - TS.Ngô Quang Huân
150 p | 1017 | 336
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - TS. Nguyễn Hải Quang
175 p | 604 | 213
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - ĐH Thương mại
74 p | 874 | 139
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 5: Rủi ro đối với tài sản
12 p | 599 | 87
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 1: Giới thiệu về rủi ro và sự bất định
16 p | 580 | 83
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 2: Giới thiệu về quản trị rủi ro
10 p | 512 | 60
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Trường ĐH Thương Mại
0 p | 298 | 15
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 1: Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro
14 p | 54 | 15
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Bài 4 - ThS. Nguyễn Ngọc Dương
22 p | 92 | 14
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Bài 1 - ThS. Nguyễn Ngọc Dương
26 p | 103 | 13
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 5: Quản trị rủi ro tài sản
9 p | 42 | 10
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 4: Quản trị rủi ro nhân lực
8 p | 33 | 9
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Chương 1 - Nguyễn Thế Hùng
80 p | 14 | 4
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Chương 2 - Nguyễn Thế Hùng
73 p | 6 | 4
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Chương 3 - Nguyễn Thế Hùng
29 p | 9 | 4
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Chương 4 - Nguyễn Thế Hùng
45 p | 15 | 4
-
Bài giảng Quản trị rủi ro doanh nghiệp - Chương 3: Các nguyên tắc cơ bản về Quản lý rủi ro
15 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn