intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tập huấn giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS

Chia sẻ: Codon_01 Codon_01 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

284
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tập huấn giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS với các nội dung cụ thể hướng đến trình bày như: Quan niệm về kĩ năng sống; phân loại kĩ năng sống; giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tập huấn giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS

  1. PHÒNG GD-ĐT ĐẠI LỘC TẬP HUẤN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS
  2. Nội quy lớp học
  3. I. QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG II. PHÂN LOẠI KĨ NĂNG SỐNG III. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
  4. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ 5 PHÚT – MỖI THẦY/CÔ VIẾT VÀO 1 TỜ GIẤY dán ý kiến lên bảng Kể lại một điều tuyệt vời / vui mừng đã đến trong cuộc sống của thầy/cô hoặc bạn bè / học sinh / đồng nghiệp/… mà thầy/cô cho rằng chính sự vững vàng về kĩ năng sống đã dẫn đến kết quả tuyệt vời đó. HOẶC Kể lại một điều đáng tiếc đã xảy ra trong cuộc sống của thầy/cô hoặc của bạn bè/học sinh/đồng nghiệp/… mà thầy/cô cho là hậu quả của việc thiếu kĩ năng sống.
  5. KĨ NĂNG SỐNG LÀ GÌ? THẾ NÀO LÀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG?
  6. I. QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG Có nhiều quan niệm khác nhau về KNS: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Theo UNICEF, KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.
  7. I. QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG  Theo Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: o Học để biết (Learning to know) gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả...; o Học làm người (Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,...;
  8. I. QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG o Học để sống với người khác (Learning to live together) gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; o Học để làm (Learning to do) gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,...
  9. I. QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG Như vậy: KNS bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người: Kĩ năng làm chủ bản thân của mỗi người, kĩ năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, kĩ năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
  10. I. QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG Giáo dục KNS là gì?  Giáo dục kĩ năng sống là hình thành cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kĩ năng thích hợp.  Giáo dục kĩ năng sống cần được thực hiện thống nhất trong mục tiêu giáo dục nhân cách toàn diện thông qua quá trình dạy học.
  11. I. QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG  KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. + KNS mang tính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân. + KNS mang tính xã hội vì KNS phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội (Ví dụ: thời chiến tranh, kỹ năng phát hiện máy bay địch và trốn tránh bom đạn...); chịu ảnh hưởng của truyền thống và văn hoá gia đình, cộng đồng, dân tộc.
  12. II. PHÂN LOẠI KĨ NĂNG SỐNG Có nhiều cách phân loại KNS, tuỳ theo quan niệm về KNS. Ví dụ: Theo UNESCO, WHO và UNICEF, có thể xem KNS gồm các kĩ năng cốt lõi sau: + Kĩ năng giải quyết vấn đề (problem solving skills); + Kĩ năng suy nghĩ/tư duy phê phán (critical thinking skills); + Kĩ năng giao tiếp hiệu quả (effective communication skills); + Kĩ năng ra quyết định (decision making skills);
  13. II. PHÂN LOẠI KĨ NĂNG SỐNG + Kĩ năng tư duy sáng tạo (creative thinking skills); + Kĩ năng giao tiếp ứng xử cá nhân (interpersonal relationship skills); + Kĩ năng tự nhận thức/tự trọng và tự tin của bản thân, xác định giá trị (selfawareness building skills, self- awareness, self-esteem and self-confidence, and values analysis); + Kĩ năng thể hiện sự cảm thông (empathy); + Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc (coping with stress and emotions).
  14. II. PHÂN LOẠI KĨ NĂNG SỐNG  Trong giáo dục ở Vương quốc Anh, KNS được chia thành 6 nhóm chính là: + Hợp tác nhóm; + Tự quản; + Tham gia hiệu quả; + Suy nghĩ/tư duy bình luận, phê phán; + Tư duy sáng tạo; + Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  15. II. PHÂN LOẠI KĨ NĂNG SỐNG  Trong giáo dục chính quy ở nước ta những năm vừa qua, KNS thường được phân loại theo các mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau: + Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các KNS cụ thể như: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin,... + Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm các KNS cụ thể như: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác,...
  16. II. PHÂN LOẠI KĨ NĂNG SỐNG + Nhóm các kĩ năng ra quyết định hiệu quả, bao gồm các KNS cụ thể như: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề,... Trên đây chỉ là một số trong các cách phân loại KNS. Tuy nhiên, mọi cách phân loại đều chỉ là tương đối. Trên thực tế, các KNS thường không hoàn toàn tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ đến nhau.
  17. II. PHÂN LOẠI KĨ NĂNG SỐNG Hoạt động thực hành 1 (suy nghĩ) 1. Nếu thầy/ cô chuẩn bị mua một ngôi nhà, hoặc một tài sản có giá trị, thầy/ cô, trước khi quyết định mua, sẽ phải làm những gì?
  18. II. PHÂN LOẠI KĨ NĂNG SỐNG Kĩ năng tự nhận thức Kĩ năng … Để đạt tư duy được phê phán mục tiêu cần phối hợp Kĩ năng Kĩ năng tìm kiếm giao tiếp sự hỗ trợ
  19. III. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông Mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học, trong đó các kĩ năng là một thành phần quan trọng (competency performance). HS không chỉ cần có kiến thức, mà còn phải biết làm, biết hành động phù hợp trong những tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống. Giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông nhằm các mục tiêu sau:
  20. III. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG  Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực. Loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hằng ngày.  Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình; phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2