intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo giải pháp công tác quản lý THCS: Đổi mới phương pháp tự học cho học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Krông Ana

Chia sẻ: Dung Hoang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo báo cáo để nắm chi tiết về công tác đổi mới phương pháp tự học sinh THCS cụ thể là đối với học sinh dân tộc thiểu số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo giải pháp công tác quản lý THCS: Đổi mới phương pháp tự học cho học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Krông Ana

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc    BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN ­ Họ và tên:  LƯƠNG ĐỨC THUẬN     ­ Năm sinh: 1959 ­ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cao đẳng sư phạm. ­ Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Hiệu trưởng. ­ Đơn vị công tác: Trường PTDT nội trú THCS huyện Krông Ana. II. NỘI DUNG 1. Tên giải pháp: Đổi mới phương pháp tự  học cho học sinh trường   Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Krông Ana. 2. Nêu thực trạng tình hình của tập thể trước khi chưa thực hiện giải  pháp quản lý. ­ Lý do thực hiện giải pháp: Học sinh (HS) trường phổ  thông dân tộc nội trú (PTDTNT) được sự  quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị để nuôi,   dạy, ăn,  ở  tại trường, điều kiện học tập, thời gian học tập rất thuận lợi.   Song trong thời gian vừa qua chất lượng học tập vẫn chưa đáp ứng được yêu  cầu đào tạo, việc tiếp thu kiến thức của các em học sinh còn nhiều hạn chế,  còn mang tính ép buộc trong việc học. Các em chưa có tính tự giác trong việc   học đặc biệt là phương pháp tự học nên kết quả học tập chưa cao, nhiều em   đến lớp cho có chứ không nỗ lực để chiếm lĩnh kiến thức làm nền tảng cho   những lớp học cao hơn, mà việc tự học của học sinh là rất quan trọng quyết  định đến kết quả học tập cũng như những kỹ năng quan trọng khác trong đời  sống hàng ngày của các em; dẫn đến một bộ phận học sinh học xong lớp 9 ở  trường PTDTNT huyện không vào được trường PTDTNT tỉnh đã bỏ  học  ở  nhà làm nông hoặc đi học nghề  ngắn hạn tại địa phương hoặc vào trường  1
  2. THPT  ở  huyện rồi bỏ  học giữa chừng. Bởi vậy việc nâng cao chất lượng   học tập ở trường PTDTNT là vấn đề hết sức nan giải bản thân luôn trăn trở  để tìm ra giải pháp.  Lâu nay người ta thường quan niệm tự học là khi học ở nhà (ký túc xá   hoặc giảng đường). Nhưng sự  thực việc tự  học có phương pháp phải bắt   đầu từ  trên lớp học. Không thể  tách rời việc học  ở lớp với việc học  ở nhà.  Trên lớp học, phải biết chú ý lắng nghe lời thầy giảng, tập trung tư  tưởng   theo dõi một cách không thụ động, biết đề xuất những thắc mắc, những chỗ  chưa hiểu để  thầy giải đáp, cùng với người thầy xây dựng bài giảng. Thầy   chú ý phát huy năng lực trí tuệ  của trò, trò biết tự  phát huy để  hưởng  ứng.  Trò là chủ thể, không phải là nhân vật thụ động, tiếp thu máy móc. Đây cũng   là bí quyết của các em học sinh giỏi. Chúng ta thường thấy có những học  sinh con nhà nghèo về nhà thường phải làm việc giúp đỡ gia đình nhưng vẫn  học giỏi, chính là các em đã biết cách học như trên, các em  đã hiểu bài, thuộc  bài ngay tại lớp. Đối với học sinh dân tộc thiểu số  việc áp dụng phương   pháp này còn rất  nhiều hạn chế. Thời gian tự học ở ký túc xá cũng rất quan trọng, đây là lúc học sinh có  nhiều thời giờ suy ngẫm, đào sâu vấn đề, tiếp tục đề  xuất những thắc mắc  để  thầy giải đáp, suy nghĩ liên hệ  hoặc vận dụng vào thực tế. Đây cũng là   cách để tri thức khắc sâu trong bộ óc, khó bị quên lãng và trở thành hữu ích, là   cách học kết hợp với hành mà Bác Hồ luôn luôn nhắc nhở. Việc tự học ở ký  túc xá còn phải làm tốt việc chuẩn bị trước bài mới theo yêu cầu của từng bài   giảng. Những học sinh xuất sắc thường phải học theo hướng này. Nhưng  học sinh trường PTDTNT đa số chưa biết áp dụng phương pháp này. Từ thực   tế đó tôi muốn viết ra những  giải pháp của mình trong việc đổi mới phương  pháp tự học cho học sinh trường PTDTNT Huyện Krông Ana ­Tỉnh Đắk lắk  nơi mà tôi đang công tác. 2
  3. ­ Thực trạng khi chưa thực hiện giải pháp: Khả năng nói và hiểu tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số còn yếu  nhất là lớp đầu cấp, phần lớn các em còn thiếu tự  tin, nhút nhát, không biết   ghi chép, không biết cách sử dụng tài liệu, sách giáo khoa... Một phần do các   em còn nhỏ, lần đầu tiên phải sống xa gia đình; một phần do chất lượng đào  tạo ở một số trường tiểu học vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu   số còn hạn chế. Nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy thiếu  hấp dẫn, còn quá nặng với học sinh dân tộc thiểu số. Do đặc điểm lứa tuổi, do hoàn cảnh sống và môi trường tác động, các   em thấy bạn cùng lứa tuổi mình đã có một số  bỏ  học để  đi kiếm tiền mà  không cần học tập nhiều cộng với việc tiếp thu các môn học gặp nhiều khó  khăn cũng góp phần làm các em lơ là việc học nên tự bản thân học sinh chưa  có động lực để học tập.  Nhiều em chưa xác định rõ động cơ, thái độ  học tập nên chưa tự  giác  học; một số  em do hổng kiến thức  ở  lớp dưới nên không theo kịp chương   trình dẫn đến lười học; một số  em chưa nhận thức rõ vai trò của việc học   nên đối với các em việc học là đối phó với gia đình và thầy cô vì vậy việc tự  học là điều rất khó thực hiện của học sinh ở lứa tuổi này. ­ Từ các vấn đề mà thực trạng đã nêu, cũng như qua tìm hiểu ở đây có  ba nguyên nhân chủ yếu:  + Thứ  nhất, là yếu tố  ngoại cảnh, do môi trường sống, bạn bè và gia   đình tác động đến sự  tự  học của học sinh nói chung. Với nguyên nhân này  giải pháp khắc phục là cần tăng cường sự  phối hợp tốt hơn nữa giữa nhà  trường và gia đình học sinh, sự động viên khích lệ của giáo viên dành cho gia   đình và bản thân các em là cần thiết; sự  phối hợp thường xuyên hơn giữa   3
  4. giáo viên giảng dạy bộ  môn, giáo viên chủ  nhiệm và giáo viên làm công tác   quản lý nội trú. + Thứ hai, khả năng nói và hiểu tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu  số còn yếu nhất là lớp đầu cấp, phần lớn các em còn thiếu tự tin, nhút nhát,  không biết ghi chép, không biết cách sử  dụng tài liệu, sách giáo khoa... Một  phần do các em còn nhỏ, lần đầu tiên phải sống xa gia đình; một phần do   chất lượng đào tạo  ở  một số  trường tiểu học vùng sâu, vùng xa, vùng đồng  bào dân tộc thiểu số còn hạn chế; bởi vậy đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần phải  dành nhiều thời gian ngoài giờ lên lớp và lồng ghép trong các buổi sinh hoạt  ngoại khóa, sinh hoạt nội trú, sinh hoạt lớp để  hướng dẫn phương pháp tự  học cho HS; đồng thời giáo dục kỷ năng sống để HS tự tin hơn trong học tập  và trong cuộc sống. + Thứ ba, là do trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa thực sự quan  tâm hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự học có hiệu quả; phần lớn tiết   dạy chủ  yếu để  truyền thụ  kiến thức mới, nhiều khi còn bị  “cháy giáo án”   nên thời gian hướng dẫn HS tự  học hầu như  không có; hầu hết các nhà  trường chưa có các chuyên đề để bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS.  Từ  những khó khăn nêu trên, với những kinh nghiệm giảng dạy và  quản lý nhiều năm tôi mạnh dạn đề  xuất một vài giải pháp nhằm giúp các  em khắc phục những khó khăn trên đồng thời thông qua việc các em nắm  được các kiến thức áp dụng, để  từng bước các em biết cách tự  học và nâng   cao khả năng tự học. 3. Các Giải pháp quản lý. a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Viết lại những kinh nghiệm đã có trong quá trình giảng dạy và quản lý  nhằm giúp học sinh từng bước nâng cao khả  năng tự  học để  cải thiện kết   4
  5. quả học tập, cũng như tạo tiền đề tốt để phát triển thêm nhiều kỹ năng khác  trong việc tự học. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Từ  thực tiễn giảng dạy và quản lý tôi nhận thấy rằng để  học sinh có  khả năng tự học cũng như từng bước nâng cao khả năng tự học của mình thì   cần phải nắm vững các hình thức tự học sau:  Có 3 hình thức tự học đó là: Học giáp mặt, học từ xa, và tự học ở nhà  (Ký túc xá).  Học giáp mặt là học giáp mặt với thầy, thầy trò nhìn mặt nhau và có  thể trao đổi thông tin bằng lời nói trực tiếp, bằng chữ viết trên bảng…   Học từ  xa là mọi thông tin giữa thầy và trò đều không trực tiếp mà   học gián tiếp qua sách vở, tài liệu và các phương tiện kỷ  thuật của tin học,  viễn thông.   Tự  học  ở  nhà của học sinh trường PTDTNT là tự  học vào các buổi  chiều hay buổi tối  ở  trên giảng đường hay  ở  ký túc xá nhằm giải quyết  những bài tập hay ôn lại những kiến thức cũ, chuẩn bị bài mới cho ngày hôm  sau. Để làm được việc này đòi hỏi học sinh phải tự học một cách khoa học,  nghiêm túc thì mới đem lại hiệu quả như mong muốn. Ở  đây tôi chỉ   đi sâu nghiên cứu phương pháp tự  học của học sinh   trường PTDTNT vào các buổi chiều hay buổi tối  ở trên giảng đường hay  ở  ký túc xá . Hiện nay, Học sinh các trường PTDTNT thường gặp rất nhiều khó  khăn trong việc tự  học, nhất là những học sinh  ở  những lớp đầu cấp học.   Các em thường rất lúng túng trong khi học bài và giải quyết những bài tập  khó trong sách giáo khoa, kể cả những bài tập dễ có liên quan đến kiến thức   cũ, không biết bắt đầu phải tháo gỡ từ đâu, bố trí học bài và làm bài tập như  5
  6. thế nào thì hợp lý và có hiệu quả (nhất là thời gian ôn lại kiến thức cũ ). Sau  đây là phương pháp tự học giúp cho học sinh ở trường Phổ thông Dân tộc nội  trú học tập có hiệu quả. b.1. Lập kế hoạch học tập: + Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch  Trong cuộc sống cũng như  trong học tập nếu không có kế  hoạch tức  là không biết dự định những công việc phải làm, dự tính thời gian thực hiện,   thì chẳng làm được bao nhiêu. Có người lúc nào cũng kêu bận, nhưng kể cả  khi có thời gian cũng không biết làm việc gì. Hoặc khi mới bắt tay vào làm  việc này thì phân tâm ( thiếu tập trung chú ý) lại muốn làm việc khác. Học  tập có kế hoạch sẽ tận dụng được quỹ thời gian, công sức, không bị phân tán  suy nghĩ và như vậy hiệu quả học tập sẽ cao hơn nhiều so với vi ệc học t ập   không có kế hoạch.  Học sinh trường PTDTNT có thể lập kế hoạch để  thuộc một bài thơ  dài, nắm được cốt truyện mà các em yêu thích. Muốn thế  các em phải biết  nhớ bài thơ phải học đến đâu, xác định thời gian phải thuộc, nên học vào lúc  nào để không ảnh hưởng đến việc học tập các môn khác.   Tự  học phải có kế  hoạch nhưng phải rất linh hoạt trong việc thực   hiện kế hoạch. Không có kế hoạch thì sự phấn đấu rất lung tung như người   đi trên đường lạ mà không có cột Km, chẳng biết mình đang ở đâu, biết bao   giờ thì tới. Nhưng khi đã có kế hoạch và coi nó như là mục tiêu phấn đấu thì  cách đạt đến mục tiêu lại phải linh hoạt để bảo đảm hiệu suất học cao nhất:   “Thời giờ nào dùng làm vào việc gì cho năng suất cao nhất thì dành cho việc  đó”. Ví dụ, khi đã buồn ngủ thì đi ngủ, cố mà học lúc đó chả có năng suất gì,  hôm sau dậy sớm học là tốt nhất, khi đó não bộ  sau một giấc ngủ  đã được  nghỉ ngơi, dậy sớm lại được không khí yên tĩnh chẳng ai quấy rầy. Cũng nên  6
  7. xen kẽ  công việc đòi hỏi lao động trí óc và lao động chân tay, học mệt mỏi   rồi thì giải lao bằng một công việc nào đó, chẳng hạn như làm việc vặt như  sửa chữa bút, cặp sách hay chăm sóc vườn rau của lớp…   Tóm lại : Lập kế  hoạch là một quy trình đảm bảo học tập và giải   quyết khó khăn một cách hiệu quả. Học sinh cần phải được giúp đỡ  trong  việc sử  dụng các hình thức và mức  độ  lập kế  hoạch. Khả  năng lập kế  hoạch, đặc biệt là việc lập kế hoạch để kiểm soát quá trình học tập. Các nội   dung quan trọng của quy trình lập kế  hoạch bao gồm cả  việc theo dõi và   đánh giá. Lập kế  hoạch cần phải được thiết kế  sao cho nó chuyển từ  việc  lập kế hoạch của giáo viên sang học sinh và phải có sự hướng dẫn của giáo  viên. + Các loại kế hoạch  Trong hoạt động học tập, lao động và vui chơi của học sinh rất cần   thiết phải có kế hoạch như kế hoạch học tập trong một ngày, một tuần, một  tháng hay một kỳ…Mỗi kế  hoạch phải đề  ra các mục tiêu cụ  thể  để  phấn  đấu để thực hiện kế hoạch đó. Sau đây là một số mẫu kế hoạch tự học: ­ Kế hoạch tự học trong một ngày (Phần phụ lục) ­ Kế hoạch trong một học kỳ hoặc trong một năm học (Phần phụ lục) ­ Thời gian biểu tự học ở trường (Phần phụ lục) b.2. Ghi chép để nhớ:  Nếu đã có sách, có tài liệu để  tự  học thì có cần ghi chép không? Ghi  để củng cố sự hiểu biết, vì vậy chỉ ghi sau khi đã hiểu, và chỉ ghi những điều   cơ  bản. Nên ghi theo nguyên tắc sau: Nếu nhớ  ra A và từ  A sẽ  suy ra B dù   cho có quên B thì chỉ ghi A và những gợi ý cần thiết trong lập luận để suy từ  A ra B. Bởi lẽ  nên ghi cả  B thì hầu như  ghi lại sách, mất thời giờ, cồng  kềnh, ít cũng cố được hiểu (vì khi ghi những gợi ý để có thể suy từ A ra B là  7
  8. phải hiểu và suy nghĩ chọn lọc nên ghi cái gì). Nếu ghi khi chưa hiểu thì sẽ  ghi như một cái máy, chả có lợi gì. Người tự học chỉ ghi khi đã hiểu, đến khi   ôn tập, ta sẽ xuất phát từ những điều ghi ngắn gọn, cố dùng khả năng tư duy  để tái hiện, có chỗ  nào bí lắm mới mở sách ra xem lại. Ngoài cách ghi chép  để nhớ cần chú ý: + Xây dựng dàn bài chi tiết để phục vụ tự học. + Xây dựng biểu đồ, sơ đồ … để hỗ trợ việc tự học. b.3. Đặt câu hỏi để học: + Tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi   Francis Bancon (1561­1626) có nói : “ Người nào hỏi nhiều sẽ  học   được nhiều và cũng sẽ hài lòng nhiều”. Người đó càng học hỏi được nhiều,  nếu biết đặt câu hỏi vào đúng khả  năng được hỏi. Bởi làm như  thế, người  được hỏi sẽ hài lòng khi trả lời và người hỏi sẽ thu thêm được kiến thức.  Việc đặt câu hỏi để tự học có tầm quan trọng rất lớn trong việc nâng  cao chất lượng học tập. Đặt câu hỏi đúng là cốt lõi của việc học hỏi. Bởi vì  biết hỏi đúng sẽ tạo ra chiếc cầu nối giữa người dạy và người học, giữa tri   thức và người có nhu cầu tiếp thu tri thức, đánh thức tiềm năng học tập của  người học. Francis Bancon trong lời nói của mình đã khuyên người học hỏi  đúng người, đúng việc. Được như  thế cả  người hỏi và người được hỏi đều  có tâm lý sảng khoái và cả  hai cùng đạt được mục đích. Chúng ta biết rằng  đứa trẻ ngay từ khi biết học nói đã là người luôn đặt câu hỏi. Chúng thường   hỏi bố  mẹ, những người xung quanh nhiều đến mức có lúc người ta phải   thốt lên : “ Hỏi gì mà hỏi lắm thế!”. Điều đó chứng tỏ sự tò mò và tiềm năng   nhận thức của trẻ  có từ  rất sớm. Đặt câu hỏi là cách để  chúng tìm hiểu,   khám phá thế  giới xung quanh. Như  vậy, gia đình là nơi trẻ  học được sức   mạnh của việc đặt câu hỏi. 8
  9.   Tuy   nhiên,   khi   đến   trường   càng   lên   lớp   cao   học   sinh   càng   ít   hỏi.   Nguyên nhân chính là do khi ở nhà đối tượng để đối thoại với học sinh chính   là cha mẹ  các em. Còn  ở  trường, các em phải trả  lời câu hỏi của giáo viên  nhiều hơn là đặt câu hỏi.  Biết cách đặt câu hỏi và hỏi đúng, là một yếu tố giúp học sinh tiến bộ  nhanh trong học tập, những học sinh học tập có hiệu quả  thường có đặc  điểm là hay đặt câu hỏi cho mình và cho người khác. Khi một học sinh đặt   câu hỏi là thể hiện: ­ Sự khát khao hiểu biết, tìm tòi, khám phá của các em. ­ Các em có khả năng phát hiện vấn đề mới. + Tính tích cực tư  duy cũng như  khả  năng định hướng trong học tập,   giúp các em có hiểu biết sâu sắc và thu nhận được nhiều kiến thức hơn.   Trong học tập, người đặt câu hỏi để: ­ Tìm hiểu những điều họ chưa biết và muốn biết. ­ Hiểu rõ nhiệm vụ phải làm. ­ Giải quyết những thắc mắc nảy sinh trong quá trình học tập.  Thắc mắc thường nảy sinh khi chúng hiểu chưa đầy đủ hoặc hiểu sai  về một vấn đề nào đó trong bài học hoặc là học sinh phát hiện ra những mâu   thuẫn giữa kiến thức đã học với kiến thức thực tế chưa biết. + Vai trò, tác dụng của việc đặt câu hỏi  Trong giảng dạy, người giáo viên thường dùng câu hỏi để  kích thích  hoạt động học tập của học sinh, giúp các em tìm tòi kiến thức mới. Đồng  thời nêu lên vấn đề có tính chất thách thức về trí tuệ, khuyến khích học sinh   động não làm bật ra những thắc mắc để  hỏi thầy, hỏi bạn. Ví dụ: Tại sao   nhân vật này lại hành động như vậy? nếu em là nhân vật đó thì em sẽ làm gì? 9
  10.  Trong giảng dạy có những câu hỏi giáo viên đưa ra làm cản trở  đến   hoạt động trí tuệ, hạn chế  động não của học sinh. Đó là những câu hỏi quá   dễ hoặc quá phức tạp, trừu tượng khiến cho các em không trả lời ngay được.  Đối với học sinh dân tộc thiểu số  giáo viên sẽ  giúp học sinh tốt hơn  nếu hỏi ngắn gọn, không hỏi tràn lan, chỉ hỏi những gì đáng hỏi, đặt câu hỏi  dễ hiểu, dễ trả lời. + Các loại câu hỏi:  * Câu hỏi kiểm tra việc ghì nhớ và câu hỏi bắt phải suy nghĩ: ­ Lấy một thông tin cụ thể nào đó; ­ Nhắc lại kiến thức cơ bản; ­ Kiểm tra việc ghi nhớ bài học trước; ­ Câu hỏi phải suy nghĩ nhằm giúp học sinh kĩ năng tư duy và phát triển   nhận thức. * Câu hỏi đóng và câu hỏi mở: ­ Câu hỏi đóng sử dụng trong trường hợp: Các câu trả lời cụ thể, chính   xác. Chỉ  cho phép có sự  lựa chọn câu trả  lời trong phạm vi rất hẹp: có,  không, lớn hơn, bằng nhau… ­ Câu hỏi mở  dùng trong trường hợp: Khám phá nhiều ý tưởng. Phát  triển tư duy. + Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi: ­ Ở trường PTDTNT, trong lớp học sinh thường ít nêu câu hỏi, vì học  sinh đa số  còn nhút nhát, thiếu tự  tin, diễn đạt tiếng phổ  thông còn hạn chế  hoặc một số  giáo viên ít chú ý đến việc khuyến khích đặt câu hỏi. Cho nên  các em thường quen là người trả lời câu hỏi hơn là đặt câu hỏi. Điều này rất   10
  11. quan trọng để các em mạnh dạn, tự tin nêu câu hỏi hay những thắc mắc bản   thân. ­ Mỗi khi giáo viên giao việc cho học sinh, giáo viên cần gợi ý để  các  em hiểu rõ nhiệm vụ  được giao. Mặc khác, khi trình bày xong một vấn đề  nào đó, giáo viên có thể  khuyến khích học sinh nêu câu hỏi bằng những lời   khích lệ như: + Hình như em có điều gì muốn nói? + Thầy/cô và các bạn đang chờ ý kiến của em. + Thầy/cô thấy nhiều em muốn phát biểu lắm, ai sẽ  phát biểu trước   nào? ­ Khi học sinh nêu câu hỏi cũng có thể  đúng nhưng cũng có thể  sai,  song thái độ của giáo viên trước câu hỏi đúng cần phải khen ngợi, động viên.  Ví dụ  : Câu hỏi của em rất hay, em cần phát huy. Còn nếu câu hỏi của học  sinh là sai thì tuyệt đối giáo viên không được chê bai hoặc làm cho học sinh   xấu hổ. ­ Đôi lúc cũng có những câu hỏi của học sinh làm cho giáo viên lúng  túng vì chưa trả  lời được hoặc nếu trả  lời ngay thì sẽ   ảnh hưởng đến thời  gian của tiết học. Trong những trường hợp như thế giáo viên có thể hẹn học   sinh trả lời vào dịp khác, tránh trả lời cho qua chuyện. + Rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi ­ Trong lớp học, việc đặt câu hỏi của giáo viên là hình mẫu giúp học   sinh học cách đặt câu hỏi. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các em biết cách   hỏi, giáo viên cần chú ý cho các em hỏi bản thân, hỏi hỏi bạn bè và thầy cô   giáo. 11
  12.   Hỏi bản thân: Học sinh tự nêu ra câu hỏi và tự  trả lời. Bản thân biết  tự nêu ra câu hỏi và tự tìm cách trả lời đã là cách rất tốt cho việc rèn luyện tư  duy. Nếu giải đáp được câu hỏi là dấu hiệu của người đã hiểu được bài. Tự  nêu câu hỏi, tự trả lời thường diễn ra với những học sinh  ở những lớp cuối   cấp khi làm bài tập hoặc ôn tập.    Hỏi bạn : Học sinh hỏi bạn trong những lúc ngồi học cùng nhau, đi   dạo chơi trên sân trường, trước khi ngủ… đặc biệt là trong nhóm nhỏ  khi  người học hỏi hoặc trả lời những câu hỏi do các thành viên trong nhóm đặt   ra. Nếu có nhiều câu hỏi được đặt ra thì chứng tỏ  hoạt động của nhóm học  tập rất tích cực và hiệu quả. Giáo viên cần chú ý giúp học sinh biết lắng  nghe và suy nghĩ trả lời khi có bạn hỏi.     Hỏi thầy/cô: Câu hỏi do học sinh đặt ra cho giáo viên có thể  được  giáo viên trả  lời trước lớp hoặc trả  lời riêng cho học sinh đó. Cũng có thể  giáo viên đưa ra thảo luận  ở trên lớp để  các em tự  tìm ra câu trả  lời, qua đó   nâng cao sự hiểu biết của cả lớp về kiến thức môn học đã được thảo luận. ­ Đôi khi học sinh muốn hỏi giáo viên, nhưng các em không biết cách  diễn đạt câu hỏi hoặc là nội dung câu hỏi lại không phù hợp với điều kiện   học sinh muốn hỏi. Giáo viên cần chú ý giúp học sinh hiểu mục đích hỏi ai?  Cái gì? ở đâu? Như thế nào? Để làm gì?... 4. Minh chứng kèm theo giải pháp.  Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Số lượng và chất lượng giáo dục trong 5 năm (2013­2018) + Số lượng Năm học TSHS HS nữ HS  Nữ  H.sinh  Tỷ lệ  DTTS DTTS bỏ học duy trì sĩ  12
  13. số 2013­2014 156 104 152 101 0 100% 2014­2015 157 109 156 99 0 100% 2015­2016 156 115 149 107 0 100% 2016­2017 153 117 148 112 3 1,92% 2017­2018 144 110 139 105 3 2,04% + Chất lượng ­ Chất lượng hạnh kiểm Năm học TSHS CHẤT LƯỢNG HẠNH KIỂM (%) Ghi chú Tốt Khá T.Bình Yếu 2013­2014 156 73,7 23,1 3,2 0 2014­2015 157 78,3 16,6 5,1 0 2015­2016 156 79,5 19,2 1,3 0 2016­2017 153 83,0 15,7 1,3 0 2017­2018 144 75,0 22,2 2,8 0     ­ Chất lượng văn hóa TS  CHẤT LƯỢNG VĂN HÓA  (%) HS Giỏi Lên  TN Năm học HS Giỏ Khá TB Yế Kém Huyện Tỉnh lớp % THCS i u 2013­2014 156 4,5 45,5 44,9 5,1 0 2 0 100% 100% 2014­2015 157 3,8 39,5 51,0 5,7 0 3 0 100% 100% 2015­2016 156 8,3 31,4 54,5 5,8 0 3 1 100% 100% 13
  14. 2016­2017 153 5,2 47,1 43,8 3,9 0 6 1 100% 100% 2017­2018 144 4,2 45,1 49,3 1,4 0 5 0 100% 100% Từ các số liệu trên cho thấy chất lượng học tập của các em đã tăng lên   đáng kể, trong đó phần lớn các em đã xác định được mục tiêu của việc tự  học và đổi mới phương pháp tự  học là nhằm nâng cao kết quả  học tập cho   bản thân như  là muốn không phải thi lại, muốn đạt học sinh tiên tiến, học  sinh giỏi. Qua một thời gian áp dụng đề  tài vào thực tế   ở  trường kết quả  thu   được nổi bật nhất là các học sinh đã biết đặt được mục tiêu học tập phù hợp  với khả  năng của mình từ  đó có ý thức tích cực trong học tập để  mang lại   kết quả  cao hơn. Các em đã biết cách tự  học, biết giành thời gian thích hợp  cho việc tự học ở ký túc xá và chuẩn bị bài cho bài học mới. Từ đó mà các em  đã xác định được động cơ, thái độ  học tập đúng đắn, chịu khó tìm tòi, học   hỏi thêm ngoài giờ học ở lớp, tự giác tích cực học tập. Kết quả sau 2 năm thực hiện đề  tài chất lượng học lực khá, giỏi tăng  9,6% (từ 39,7% lên 49,3%); học lực yếu giảm 4,4% (từ 5,8% giảm xuống còn  1,4%) ; số lượng học sinh giỏi các môn văn hóa cấp huyện tăng 03 em. 5. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo. Đổi mới phương pháp tự  học  ở  trường PTDTNT có ý nghĩa rất quan  trọng   trong   việc   nâng   cao   chất   lượng   học   tập.   Đối   với   học   sinh   trường   PTDTNT thời gian tự học rất nhiều đòi hỏi nhà trường, giáo viên phải trang   bị  cho các em phương pháp tự  học hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế  của trường thì chất lượng học tập mới đạt hiệu quả cao. Bởi vậy hàng năm  nhà trường phải tổ chức chuyên đề về phương pháp tự học cho các em ngay   từ  đầu năm học, đặc biệt là học sinh lớp 6. Bên cạnh đó phải lên thời gian  14
  15. biểu cụ thể để các em thực hiện và tăng cường kiểm tra giám sát thời gian tự  học của các em. ­ Khả năng phát triển của sáng kiến:  Kinh nghiệm đã được áp dụng tại trường PTDNT Krông Ana từ  đầu  năm học 2016­2017, qua quá trình áp dụng chất lượng học tập đã được tăng  lên rõ rệt (qua kết quả  ở phần trên), học sinh hứng thú học tập hơn. Vì vậy   kinh nghiệm này có thể  triển khai đến tất cả  học sinh các trường PTDTNT  hoặc các trường phổ thông khác. ­ Bài học kinh nghiệm:     + Để quản lý HS tự học được tốt, nhà trường cần xây dựng một kế  hoạch tổ chức hoạt động dạy học cho GV và một kế hoạch học tập cho HS.  Cụ  thể  là xây dựng cho các em thời gian biểu và nội dung học tập chung   nhất, một nề nếp học tập và quy trình tổ chức giờ tự học cho học sinh.  + Trang bị  cho các em phương pháp tự  học có hiệu quả, chuẩn bị  tốt   các điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện học tập của các em, phân nhóm,   phòng tự  học phù hợp (mỗi phòng tự  học nhiều nhất là 10­15em), các điều  kiện về ánh sáng, nhiệt độ, bàn ghế...  để tạo điều kiện tốt nhất cho các em   tự học có hiệu quả.  + Tổ chức, phân công giáo viên trực đêm cùng với tổ  quản lý nội trú   để quản lý và giúp đỡ học sinh trong giờ tự học.  + Hiệu trưởng nhà trường phải thường xuyên quan tâm, kiểm tra, giám  sát nề nếp tự học của các em và công tác trực đêm của cán bộ, giáo viên.  + Thường xuyên tổ  chức bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh   yếu, giúp học sinh phát huy hết khả  năng của mình để  phấn đấu vươn lên  trong học tập. 15
  16. 6. Đề xuất, kiến nghị + Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana có kế hoạch xây dựng cơ sở  vật  chất như: phòng bộ môn, phòng thư viện, phòng thiết bị và cung cấp đầy đủ  trang thiết bị dạy học để chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng được  nâng cao. + UBND tỉnh có kế hoạch xây dựng đề án mỗi trường PTDTNT huyện  có 8 lớp (Mỗi khối 2 lớp) để thuận lợi trong công tác chỉ đạo hoạt động nâng  cao chất lượng dạy và học ở trường PTDTNT.                     Ngày 15 tháng 03 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ      NGƯỜI LÀM BÁO CÁO (Ký, đóng dấu)   Lương Đức Thuận XÁC NHẬN UBND HUYỆN XÁC NHẬN PHÒNG GIÁO DỤC  VÀ ĐÀO TẠO 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2