CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
“Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học<br />
phân môn Địa lý lớp 4”<br />
<br />
I. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN<br />
Họ và tên: Nguyễn Thị Cúc<br />
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Ngọc Xuân, thành <br />
phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.<br />
II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG <br />
Áp dụng trong lĩnh vực công tác giảng dạy phân môn Địa lý lớp 4.<br />
III. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN<br />
Địa lý là môn học quan trọng để dẫn dắt thế hệ trẻ có cơ hội hiểu biết <br />
về những địa điểm có tên trên bản đồ, về con người, văn hóa, lịch sử từng <br />
vùng miền, các tác động về thiên tai đến cuộc sống con người và cách đối xử <br />
của nhân loại đối với thế giới tự nhiên. Nắm vững kiến thức địa lý sẽ giúp <br />
thế hệ tương lai hiểu hơn về quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu.<br />
Phát triển từ môn Tự nhiên & Xã hội lớp 1, 2, 3, phân môn Địa lý được <br />
đưa vào lớp 4 nhằm cung cấp cho học sinh một số biểu tượng địa lý, bước <br />
đầu hình thành cho các em một số khái niệm, mối quan hệ địa lý đơn giản về <br />
thiên nhiên và con người Việt Nam. Việc dạy học phân môn Địa lý không chỉ <br />
cung cấp cho học sinh kiến thức địa lý tự nhiên thuần túy mà còn hình thành <br />
và phát triển cho các em các kĩ năng và năng lực tự học, thói quen ham tìm <br />
hiểu, yêu thiên nhiên, đất nước, con người, có ý thức về chủ quyền lãnh thổ, <br />
biển đảo và ý thức giữ gìn từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.<br />
Mặc dù việc d ạy h ọc phân môn Đị a lý mang mộ t ý nghĩa rấ t quan <br />
tr ọng nh ưng đây là một môn họ c mang tính khái quát và trừ u tượ ng nên <br />
các em ti ếp nh ận ki ến th ức khá khó khăn. Việc ghi nh ớ nh ững khái niệm <br />
đị a lý, kĩ năng sử d ụng b ản đồ , lượ c đồ , kĩ năng nhậ n xét, so sánh, phân <br />
tích số li ệu đố i vớ i học sinh lớp 4 qu ả th ật m ới m ẻ và xa lạ . Qua tìm <br />
hiểu, các em h ọc sinh khá tò mò và tỏ ra thích thú vớ i môn họ c này. <br />
Nhưng qua thực t ế gi ảng d ạy, b ản thân tôi nhậ n thấy với m ỗi học sinh, <br />
tất c ả các môn học m ới đề u khó, các em th ực sự ng ỡ ngàng khi tiếp cận <br />
vớ i các bài học. Đa số họ c sinh ch ưa nh ận th ấy t ầm quan tr ọng c ủa môn <br />
họ c nên ch ưa dành thời gian h ọc t ập, tìm hiểu mộ t cách nghiêm túc. <br />
Phần l ớn giáo viên cũng ư u tiên thờ i gian hơn cho môn Toán, Tiếng Việt. <br />
Khi gi ảng dạy, giáo viên ch ủ y ếu d ựa vào sách giáo khoa, sách giáo viên <br />
1<br />
nên ki ến th ức ch ưa đượ c mở rộng, không cuố n hút họ c sinh vào giờ họ c. <br />
Chính những điều này đã dẫ n đế n chất l ượ ng h ọc t ập phân môn này <br />
ch ưa cao.<br />
Kết quả khảo sát cuối học kì I năm học 20152016 trên tổng số 45 học <br />
sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Ngọc Xuân, điểm số các em đạt được như sau:<br />
<br />
<br />
Cuối Điểm 910 Điểm 78 Điểm 56 Điểm dưới 5<br />
TSHS<br />
kì I SL % SL % SL % SL %<br />
Năm <br />
học <br />
45 11 24,4% 15 33,3% 17 37,8% 2 4,5%<br />
2015<br />
2016<br />
Chính vì vậy, việc đề ra giải pháp giúp học sinh có hứng thú khi học <br />
phân môn Địa lý lớp 4 là một việc làm rất cần thiết đối với mỗi nhà giáo thực <br />
sự có tâm huyết với nghề. Để tạo được sự ham muốn khám phá, tìm hiểu về <br />
những vùng đất, những hiện tượng tự nhiên, mối quan hệ giữa thiên nhiên và <br />
con người Việt Nam, đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu, luôn <br />
đổi mới phương pháp dạy học . Trong phạm vi báo cáo này, tôi xin đề ra một <br />
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lý cho học <br />
sinh lớp 4 trong trường tiểu học.<br />
IV. BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN<br />
1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học<br />
a) Sáng kiến này có tính mới, được áp dụng lần đầu, không trùng với các <br />
sáng kiến đã được công nhận trước đó.<br />
b) Tính sáng tạo, tính khoa học <br />
Chương trình địa lý lớp 4 cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản thiết <br />
thực về: các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở các vùng <br />
chính trên đất nước ta. Để dạy tốt phân môn này, chúng ta cần phối hợp một <br />
cách hài hòa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Mà mục tiêu <br />
trọng tâm của phân môn Địa lí là giúp các em hình thành cho học sinh một số <br />
biểu tượng, khái niệm địa lí đơn giản về đất nước và con người ở các vùng <br />
miền khác nhau trên đất nước Việt Nam... Nếu chúng ta cứ dạy chay, hoặc tổ <br />
chức các hoạt động dạy học đơn điệu để chuyển tải nội dung thì tiết học trở <br />
nên nhàm chán, thiếu hấp dẫn và học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ <br />
động, máy móc. Vì thế, ngoài giảng dạy trên lớp, việc cho các em quan sát <br />
đối tượng tại thực địa hoặc qua tranh ảnh, băng hình, thiết kế một số trò chơi <br />
tạo điều kiện cho các em vui học... cũng là cách tốt nhất để đạt được mục <br />
tiêu dạy học. Nhờ cải tiến phương pháp dạy học, sau khi học xong môn học <br />
<br />
<br />
2<br />
này, học sinh sẽ có khả năng liên hệ kiến thức đã học với thực tế đất nước, <br />
địa phương<br />
* Các giải pháp đã được triển khai cụ thể như sau:<br />
Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh so sánh, phân tích số liệu<br />
Việc xử lý thông tin, so sánh, phân tích số liệu trên bản đồ, lược đồ, kĩ <br />
năng chỉ bản đồ là một trong những việc làm quan trọng mà học sinh cần đạt <br />
được khi học phân môn Địa lý. Nếu quan sát, phân tích bản đồ, lược đồ, phân <br />
tích số liệu không chính xác sẽ dẫn đến sự hiểu biết sai lệch về các yếu tố địa <br />
lý. Ngay từ những bài học đầu tiên, tôi đã hướng dẫn các em thật chi tiết, tỉ mỉ <br />
cách đọc bản đồ, lược đồ, cách đọc bảng chú giải để học sinh có biểu tượng <br />
địa lý cần tìm trên lược đồ, bản đồ, cách tìm vị trí của đối tượng trên bản đồ <br />
(sông, dãy núi, thành phố, giới hạn của tỉnh, thành phố...). Trong các giờ học, <br />
tôi thường tổ chức cho các em thảo luận nhóm. Trong khi học sinh thảo luận, <br />
phân tích, xử lý thông tin, giáo viên quan sát các nhóm một cách tập trung nhưng <br />
không đưa ra ý kiến, không cắt ngang suy nghĩ của học sinh, đôi khi đưa ra các <br />
câu hỏi nhằm kích thích trí tò mò của các em. Khuyến khích tất cả các em đưa <br />
ra ý kiến của riêng mình. Khi phần lớn các em đã đưa ra ý kiến, giáo viên có <br />
thể kết thúc thảo luận bằng những câu hỏi mang tính kết luận nội dung. Bằng <br />
việc tự làm việc, tự xử lý, phân tích, so sánh số liệu, học sinh sẽ tự tin và yêu <br />
thích môn học này hơn.<br />
Giải pháp 2: Sưu tầm tranh ảnh, vật thật<br />
Với đặc điểm tư duy cụ thể, học sinh rất thích những hình ảnh trực quan <br />
sinh động. Hơn nữa kiến thức địa lí rất phong phú và rất mới mẻ nhất là đối với <br />
bộ phận học sinh ít có điều kiện đọc sách báo, xem tivi, du lịch... Nếu chỉ qua <br />
kênh chữ, học sinh khó có thể lĩnh hội những đặc điểm tiêu biểu của các thành <br />
phố, vùng đất, con người... trên đất nước Việt Nam. Vì vậy cùng với việc sử <br />
dụng bản đồ, lược đồ giúp học sinh nắm được các đặc điểm về vị trí, địa hình <br />
đất đai, các vùng miền trên đất nước, tôi đã sưu tầm thêm tranh ảnh làm đồ <br />
dùng dạy học đáp ứng yêu cầu giảng dạy như: khai thác các hình ảnh về Việt <br />
Nam đất nước, con người, một số danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử của Cao <br />
Bằng... Ngoài ra, tôi còn phát hiện trong những tập lịch treo tường chứa đựng <br />
một nguồn tranh ảnh vô cùng phong phú dùng để dạy nhiều bài Địa Lí trong <br />
chương trình.<br />
Cao Bằng là một địa phương có nhiều sản phầm thủ công truyền thống <br />
nổi tiếng. Ngoài việc giới thiệu với các em một số nghề thủ công truyền <br />
thống, giáo viên có thể sưu tầm một số sản phẩm thủ công cho học sinh quan <br />
sát như: túi, khăn, áo thổ cẩm, áo chàm, dao, kéo của đồng bào xã Phúc Sen, ...<br />
Giải pháp 3: Sưu tầm tư liệu và cop vào đĩa CD dùng trên máy tính<br />
Trong xã hội hiện nay, công nghệ thông tin đã có ảnh hưởng sâu sắc đối <br />
với ngành giáo dục. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy sẽ giúp học <br />
sinh hứng thú hơn với giờ học và từ đó hiệu quả sẽ được nâng lên. Vì thế tôi <br />
<br />
3<br />
dày công sưu tầm những thước phim có nội dung liên quan đến việc giảng dạy <br />
địa lí ở những băng đĩa nhạc, đĩa “Việt Nam đất nước con người”, những đoạn <br />
clip về một số hiện tượng bão, lũ, lốc xoáy ở một số địa phương, hình lũ quét <br />
ở các tỉnh miền núi, các hoạt động bảo vệ môi trường diễn ra khắp nơi... cóp <br />
vào đĩa CD theo nội dung của từng bài. Qua việc xem những hình ảnh sống <br />
động, học sinh dễ dàng cảm nhận và rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, <br />
con người, hiểu được tác động của thiên nhiên đối với đời sống cũng như trách <br />
nhiệm của mỗi công dân trong việc bảo vệ môi trường. Chúng ta có thể sử <br />
dụng những đoạn phim để :<br />
+ Tổ chức cho học sinh làm việc để phát hiện ra kiến thức, tìm ra dấu <br />
hiệu đặc điểm của đối tượng địa lí. <br />
+ Minh họa cho lời giảng của giáo viên.<br />
+ Mở rộng tầm hiểu biết của các em trong việc chiếm lĩnh kiến thức.<br />
+ Củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhận thức cho học sinh.<br />
Ngoài ra, giáo viên có thể trực tiếp quay lại một số hình ảnh trong các lễ <br />
hội trong nước, của địa phương; sưu tầm một số làn điệu dân ca quen thuộc: <br />
hát quan họ, hát chèo, hát cải lương, ca Huế, ...; hay một số khúc hát dân ca <br />
quen thuộc của đồng bào dân tộc thiểu số Cao Bằng: hát then, hát lượn, hát <br />
Giá Hai... để học sinh thêm yêu mến phong tục, tập quán của đất nước, quê <br />
hương. Xen lẫn các hoạt động dạy, nếu có nội dung cần liên hệ, học sinh sẽ <br />
được trực tiếp chứng kiến những nét đẹp của quê hương, đất nước mình.<br />
Giải pháp 4: Thiết kế một số trò chơi<br />
Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng là lứa tuổi còn <br />
ham chơi. Vì thế nếu chỉ giảng dạy kiến thức thuần túy mà không quan tâm <br />
đến nhu cầu vui chơi của các em thì hiệu quả sẽ không như chúng ta mong <br />
đợi. Vì thế, tạo điều kiện cho trẻ “học mà chơi, chơi mà học” là việc làm cần <br />
thiết. Thông qua phần mềm PowerPoint, tôi đã thiết kế một số trò chơi: Đố <br />
vui địa lý, Rung chuông vàng, Ô chữ kì diệu, Chiếc hộp may mắn,... Việc tổ <br />
chức một số trò chơi xen lẫn giữa các tiết dạy địa lý sẽ khiến cho trẻ hào <br />
hứng, lớp học sôi nổi và ghi nhớ kiến thức một cách tự nhiên hơn.<br />
2. Hiệu quả<br />
Sau khi áp dụng triệt để các giải pháp nêu trên, kết hợp hài hòa giữa các <br />
phương pháp dạy học, tôi nhận thấy đã đem lại kết quả đáng kể. Học sinh vô <br />
cùng hứng thú khi đến tiết học Địa lý. Các em ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn. <br />
Nhiều học sinh có khả năng tổng hợp kiến thức, biết đọc bản đồ, lược đồ, có <br />
kĩ năng chỉ bản đồ, tìm vị trí đối tượng trên bản đồ, biết so sánh, phân tích số <br />
liệu, hiểu được tác động của thiên nhiên đối với đất nước và con người Việt <br />
Nam, hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, cách khai thác tài <br />
nguyên thiên nhiên một cách khoa học cũng như ý thức bảo vệ chủ quyền <br />
lãnh thổ của đất nước. Các em có khả năng liên hệ được những điều đã học <br />
<br />
<br />
4<br />
vào thực tế cuộc sống để góp phần cải thiện môi trường sống ngày càng tươi <br />
đẹp hơn.<br />
Kết quả kiểm tra cuối kì II năm học 201 52016, đối với phân môn Địa lý, <br />
điểm số các em đạt được như sau :<br />
<br />
Điểm dưới <br />
TSH Điểm 910 Điểm 78 Điểm 56<br />
Cuối kì II 5<br />
S<br />
SL % SL % SL % SL %<br />
Năm học <br />
45 18 40,0% 19 42,2% 8 17,8% 0<br />
20152016<br />
<br />
Kết quả kiểm tra cuối kì I năm học 20162017:<br />
<br />
Điểm dưới <br />
TSH Điểm 910 Điểm 78 Điểm 56<br />
Cuối kì I 5<br />
S<br />
SL % SL % SL % SL %<br />
Năm học <br />
38 22 57,9% 14 36,8% 2 5,3% 0<br />
20162017<br />
<br />
3. Khả năng và các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến<br />
* Sáng ki ến có khả năng áp dụ ng trong ph ạm vi c ác tr ườ ng ti ểu học.<br />
* Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:<br />
Nghiên cứu kĩ nội dung các bài dạy.<br />
Lựa chọn phương pháp dạy học linh hoạt, phù hợp.<br />
Dành thời gian sưu tầm tranh ảnh, nghiên cứu, thiết kế bài dạy.<br />
Nhà trường được trang bị đầy đủ các loại máy móc phục vụ cho việc <br />
dạy học ứng học công nghệ thông tin như: máy tính xách tay, máy chiếu, loa, <br />
đài,...<br />
4. Thời gian và những người tham gia tổ chức áp dụng lần đầu<br />
Sáng kiến này được áp dụng trong học kì II năm học 20152016, học kì I <br />
năm học 20162017, do giáo viên chủ nhiệm và học sinh lớp 4A của hai năm <br />
học thực hiện và áp dụng cho những năm học tiếp theo.<br />
V. KẾT LUẬN<br />
Qua thực tế cho thấy việc áp dụng những giải pháp dạy học trên đã <br />
mang lại hiệu quả thiết thực tại lớp tôi giảng dạy. Dù áp dụng bất kì một <br />
giải pháp nào, giáo viên cũng phải chú trọng vào việc đổi mới phương pháp <br />
dạy học, giúp các em biết cách học, tự giác học tập, có khả năng lĩnh hội <br />
kiến thức một cách chủ động nhất, luôn coi trọng và động viên, khuyến khích <br />
các em học tập, tôn trọng mọi sự chủ động và sáng tạo của các em, biến giờ <br />
5<br />
học thành một sân chơi trí tuệ thực sự để thu hút sự tập trung của các em vào <br />
bài giảng.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học phân môn <br />
Địa lý lớp 4 mà tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy, bước đầu đem <br />
lại hiệu quả cao, hầu hết học sinh nắm được kiến thức trọng tâm của mỗi <br />
bài học, kích thích sự say mê hứng thú học tập, là nền tảng cho việc học tập <br />
môn Địa lý của các cấp học sau này.<br />
Với kinh nghiệm còn hạn chế, việc viết báo cáo không tránh khỏi những <br />
thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được sự quan tâm và đóng góp của Ban <br />
giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp để việc giảng dạy phân môn Địa <br />
lý của tôi ngày càng được đạt hiệu quả cao hơn.<br />
Xin chân thành cảm ơn !<br />
<br />
<br />
Ngọc Xuân, ngày 05 tháng 4 năm 2017<br />
Người viết báo cáo<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Cúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />