intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo sáng kiến: Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để chọn lọc và giải quyết các bài toán tình huống thực tế trong môn Toán lớp 6 tại trường PTDTBT THCS Trà Vân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:23

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Toán không chỉ giúp học sinh chủ động khám phá kiến thức mà còn nâng cao khả năng tư duy, giải quyết vấn đề. Báo cáo sáng kiến “Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để chọn lọc và giải quyết các bài toán tình huống thực tế trong môn Toán lớp 6 tại trường PTDTBT THCS Trà Vân” hướng tới mục tiêu tìm kiếm những phương pháp hiệu quả, giúp học sinh lớp 6 tại trường dễ dàng tiếp cận và vận dụng kiến thức Toán vào giải quyết các bài toán thực tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo sáng kiến: Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để chọn lọc và giải quyết các bài toán tình huống thực tế trong môn Toán lớp 6 tại trường PTDTBT THCS Trà Vân

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để chọn lọc và giải quyết các bài toán tình huống thực tế trong môn Toán lớp 6 tại trường PTDTBT THCS Trà Vân 1. Mô tả bản chất của sáng kiến7: 1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện: 1.1.1 Giải pháp chọn lọc các bài toán Việc chọn lọc nội dung các bài toán là hết sức quan trọng, trong điều kiện dạy và học tại mỗi đơn vị có mức độ tiếp thu của học sinh khác nhau. Do đó việc chọc và lựa chọn các nội dung bài toán phải phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh trong điều kiện dạy học thực tế. Ví dụ: Bài toán 1: Bằng cách liệt kê các phần tử, em hãy viết các tập hợp sau: a) Tập hợp các tỉnh thành thuộc khu vực Tây Nguyên b) Tập hợp các thành phố trực thuộc trung ương. Việc sử dụng các bài toán cần phải chú ý đến việc phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, các nội dung bài toán được chọn lọc cần gần gũi với cuộc sống hàng ngày, những sự việc xảy ra hàng ngày xung quanh cuộc sống của các em, để các em có thể định hướng, quan tâm và hứng thú đến việc giải quyết các vấn đề phát sinh. Ví dụ: Bài toán 3: Gia đình bác An có 15ha đất trồng cây lâu năm. Năm 2015 bác An tiến hành trồng keo trên mảnh đất này, đến năm 2020 thì thu hoạch với năng suất 40m3/ha bán với giá 5 triệu/m3. Năm 2021 thì bác An chuyển qua trồng sắn thu hoạch hằng năm với năng suất 25 tấn/ha bán với giá 2,5 triệu/tấn. Hỏi trong hai mô hình trồng sắn và trồng keo thì mô hình nào đem lại cho bác An thu nhập cao hơn? Vì sao? Các nội dung bài toán được chọn lọc phải đa dạng về cấp độ, có tính phân hóa trong mức độ nhận thức để học sinh. Lựa chọn được bài toán phù hợp và tăng
  2. dần độ khó của tình huống giúp cho quá trình học được liên tục, tạo hứng thú cho học sinh tham gia. Bài toán sử dụng trong Toán học 6 cần có sự tích hợp liên môn tạo điều kiện cho học sinh có thể chủ động nắm bắt được một số kiến thức về các bộ môn khác nhau đồng thời giúp cho tiết học thêm sinh động và hấp dẫn Ví dụ: Bài toán 7: Để chuẩn bị cho điều kiện du lịch tại thành phố Moscow, Liên bang Nga. Một tua du lịch đã gửi đến cho khách hàng bảng thông tin thời tiết tại thành phố Moscow trong ba tháng 1, 2, 3 như sau. Em hãy tính biên độ chênh lệch nhiệt độ trong các tháng THÁNG 1 Nhiệt độ cao nhất: – 6°C (21°F) Nhiệt độ thấp nhất: – 10°C (14°F) THÁNG 2 Nhiệt độ cao nhất: – 4°C (25°F) Nhiệt độ thấp nhất: – 10°C (14°F) THÁNG 3 Nhiệt độ cao nhất: 2°C (36°F) Nhiệt độ thấp nhất: – 5°C (23°F) Ví dụ: Bài toán 8: Theo lịch sử Trung Quốc, từ thế kỷ XXI đến thế kỷ thứ III TCN, lịch sử Trung Quốc trải qua các triều đại Hạ, Thương, Chu. Năm 221 TCN Tần Thủy Hoàng thống nhất lãnh thổ, xưng làm hoàng đế. Đến năm 206 TCN, Lưu Bang đã lật đổ nhà Tần, lập ra nhà Hán. Nhà Hán tồn tại 426 năm thì kết thúc. Em hãy tính thời gian tồn tại của nhà Tấn và thời điểm nhà Hán kết thúc là năm nào? 1.1.2. Giải pháp sắp xếp nội dung bài bài toán:
  3. Việc sắp xếp bố trí các bài toán cũng hết sức quan trọng, bởi sẽ tạo cho học sinh sự tò mò khám phá hay tạo cho học sinh tự hào hứng khi vận dụng để giải quyết vấn đề phát sinh. Thông thường nội dung các bài toán tình huống được tôi sử dụng trong phần khởi động và vận dụng đối với một tiết học thông thường. Việc sử dụng ở pha khởi động sẽ giúp cho học sinh có được sự tò mò kích thích học sinh phát hiện vấn đề, từ đó tạo tính hào hứng cho học sinh khi tham gia vào hình thành kiến thức Ví dụ: Bài toán 13: Tìm hiểu nghệ thuật tạo hình trên trống đồng. Trong nội dung vận dụng, cũng cần có sự định hướng từ 1 đến 2 bài toán thực tế đảm bảo theo yêu cầu ở mục 1. Trong bước này học sinh sẽ vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề phát sinh. Giai đoạn này là giai đoạn quan trọng giúp học sinh phát huy được những năng lực cần thiết như năng lực mô hình hóa, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học,…
  4. Ví dụ: Bài toán 19: Một miếng ván gỗ hình chữ nhật có kích thước chiều dài 3m, chiều rộng 0,5m. Bác thợ mộc muốn chia đôi tấm ván này thành hai tấm mới có kích thước giống nhau để đóng bàn học. a) Chỉ dùng một đoạn dây đủ dài, em hãy giúp bác thợ mộc đánh dấu vị trí cần cưa, để chia đôi tấm ván kia sao cho đảm bảo. b) Hỏi với vị trí cưa như trên thì hai tâm ván mới sẽ có kích thước chiều dài và chiều rộng là bao nhiêu? Việc sắp xếp thứ tự các bài toán thực tế đặc biệt là trong nội dung luyện tập cũng hết sức quan trọng vì sắp xếp các bài toán từ dễ đến khó từ đơn giản đến phức tạp sẽ giúp nội dung bài dạy của giáo viên được liên tục, cuốn hút, kích thích tư duy tìm tòi khám phá của học sinh. 1.1.3. Phương pháp giảng dạy ứng dụng các bài toán thực tế Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các môn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là: - Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. - Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kì phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. - Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy
  5. học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học. - Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 1.1.3.1 Phương pháp dạy học vận dụng dạy học giải quyết vấn đề Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Học sinh được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh.
  6. Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, dạy học giải quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đề khoa học chuyên môn mà ít chú ý hơn đến các vấn đề gắn với thực tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì học sinh vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lí luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống. Bài toán 19: Một miếng ván gỗ hình chữ nhật có kích thước chiều dài 3m, chiều rộng 0,5m. Bác thợ mộc muốn chia đôi tấm ván này thành hai tấm mới có kích thước giống nhau để đóng bàn học. a) Chỉ dùng một đoạn dây đủ dài, em hãy giúp bác thợ mộc đánh dấu vị trí cần cưa, để chia đôi tấm ván kia sao cho đảm bảo. b) Hỏi với vị trí cưa như trên thì hai tâm ván mới sẽ có kích thước chiều dài và chiều rộng là bao nhiêu? Sử dụng trong bài: “Trung điểm đoạn thẳng” Phương pháp dạy học: Mô hình hóa toán học Chuẩn bị: Dụng cụ học tập, một tấm gỗ hình chữ nhật kích thước 2mx1,2m, một đoạn dây đủ dài. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
  7. Chuyển giao nhiệm vụ Thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên chuẩn bị vật dụng cần thiết - Học sinh vận dung kiến thức đã học để cho các tình huống, chuẩn bị không gian giải quyết vấn đề. để học sinh thực hành. + Học sinh sử dụng nội dung kiến thức - Giáo viên gợi ý cách thực hiện để học đã học bài trung điểm đoạn thẳng, để sinh thực hành. xác định vị trí trung điểm của cạnh tấm + Yêu cầu học sinh nêu các cách thực gỗ. hiện + Học sinh dùng sợi dây để đo lấy kích + Giáo viên đánh giá các cách thực hiện thức một cạnh của tấm gỗ. Gấy đôi sợi nhiệm vụ và thống nhất cách thực hiện, dây để xác định trung điểm. Tiếp tục giải quyết vấn đề. căng đoạn dây để đánh dấu trung điểm + Học sinh xác định hai tấm gỗ cưa mới trên cạnh tấm gỗ. có hình dáng và kích thước như thế nào + Học sinh xác định được trường hợp để đảm bảo yêu cầu bài toán. khác để chia đôi tấm gỗ + Học sinh dùng đoạn dây để xác định Báo cáo, thảo luận: vị trí cần cưa - Học sinh trả lời nội dung vận dụng sao + Học sinh đánh dấu vị trí cưa cho phù hợp. + Học sinh nêu cách thực hiện khác (nếu có) - Vận dung kiến thức đã học để tính toán. Kết luận, đánh giá - Nhận xét và đánh giá cách học sinh thực hiện và trả lời 1.1.3.2. Phương pháp dạy học theo tình huống Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập. Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn. Trong nhà trường, các môn học được phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp. Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức
  8. hợp, liên môn. Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điển hình của dạy học theo tình huống, trong đó học sinh tự lực giải quyết một tình huống điển hình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm. Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông. Bài toán 3: Gia đình bác An có 15ha đất trồng cây lâu năm. Năm 2015 bác An tiến hành trồng keo trên mảnh đất này, đến năm 2020 thì thu hoạch với năng suất 40m3/ha bán với giá 5 triệu/m3. Năm 2021 thì bác An chuyển qua trồng sắn thu hoạch hằng năm với năng suất 25 tấn/ha bán với giá 2,5 triệu/tấn. Hỏi trong hai mô hình trồng sắn và trồng keo thì mô hình nào đem lại cho bác An thu nhập cao hơn? Vì sao?
  9. Sử dụng trong bài: “Thứ tự thực hiện các phép tính” Phương pháp dạy học: Mô hình hóa toán học Chuẩn bị: Dụng cụ học tập Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Chuyển giao nhiệm vụ Thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên chuẩn bị vật dụng cần thiết - Học sinh vận dung kiến thức đã học để cho các tình huống, chuẩn bị không gian giải quyết vấn đề. để học sinh thực hành. + Học sinh trình bày cách thức thực - Giáo viên gợi ý cách thực hiện để học hiện, giải quyết bài toán. sinh thực hành. + Học sinh xây dựng công thức tính + Yêu cầu học sinh nêu cách thức tiến + Học sinh vận dụng kiến thức đã học hành để thực hiện phép tính. + Yêu cầu học sinh xây dựng công thức + Học sinh đưa ra nhận xét, so sánh các phép toán để thực hiện tính toán thu Báo cáo, thảo luận: nhập trong 1 năm khi từ mô hình trồng - Học sinh trả lời nội dung vận dụng sao keo và trồng sắn. cho phù hợp. + Học sinh đưa ra sự so sánh thu nhập từ hai mô hình trên - Vận dung kiến thức đã học để thực hiện phép tính toán. Kết luận, đánh giá - Nhận xét và đánh giá cách học sinh thực hiện và trả lời Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa vào dạy học là những tình huống mô phỏng lại, thì chưa phải tình huống thực. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lí thuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành.
  10. 1.1.3.3. Phương pháp dạy học định hướng hành động Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Đây là một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa quan trong cho việc thực hiện nguyên lí giáo dục kết hợp lí thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hướng hành động, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lí thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể công bố. Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lí thuyết và quan điểm dạy học hiện đại như lí thuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh, dạy học hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo, dạy học theo tình huống và dạy học định hướng hành động. Bài toán 22: Em hãy thực hành theo nhóm, tiến hành điều tra và thống kê số liệu kết quả rèn luyện và kết quả học tập của lớp em theo bốn mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa Đạt năm học này. Sau đó dùng sơ đồ cột kép để biểu thị số liệu thu thập được. Từ đó đưa ra nhận xét về kết quả học tập của lớp em trong năm học đó. Sử dụng trong bài: “Biểu đồ hình cột kép” Phương pháp dạy học: Dạy học dự án Chuẩn bị: Dụng cụ dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Chuyển giao nhiệm vụ Thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên chuẩn bị vật dụng cần thiết - Học sinh vận dung kiến thức đã học để cho các tình huống, chuẩn bị không gian giải quyết vấn đề. để học sinh thực hành. + Học sinh trình bày cách thức thực - Giáo viên gợi ý cách thực hiện để học hiện, giải quyết bài toán. sinh thực hành. + Học sinh trình bày các bước thực Buổi 1: hiện:
  11. + Chia nhóm cho học sinh. Yêu cầu học Thu thập dữ liệu về số lượng học sinh sinh nêu cách thức tiến hành có kết quả rèn luyện T – K – Đ – CĐ và + Kiểm tra lại cách thực hiện, yêu cầu kết quả học tập T – K – Đ – CĐ. học sinh nêu quá trình thực hiên Xử lý dữ liệu + Yêu cầu học sinh tự phân chia công Vẽ biểu đồ cột kép việc trong nhóm. Nhận xét Buổi 2 + Học sinh phân công nhiệm vụ thực + Học sinh báo cáo kết quả khảo sát. hiện tại nhà. + Học sinh trình bày nội dung sản phẩm + Học sinh báo cáo kết quả thực hiện và Kết luận, đánh giá sản phẩm của nhóm tại lớp. - Nhận xét và đánh giá cách học sinh Báo cáo, thảo luận: thực hiện và trả lời - Học sinh trả lời nội dung vận dụng sao cho phù hợp. 1.1.3.4. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lí trong dạy học Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Việc sử dụng các phương tiện dạy học cần phù hợp với mối quan hệ giữa phương tiện dạy học và phương pháp dạy học. Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông từng bước được tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự làm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy. Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Đa phương tiện và công nghệ thông tin có nhiều khả năng ứng dụng trong dạy học. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning). Phương tiện dạy học mới cũng hỗ trợ việc tìm ra và sử dụng các phương pháp dạy học mới. Webquest là một ví dụ về phương pháp dạy học mới với phương tiện mới là dạy học sử dụng mạng điện tử, trong đó học sinh khám phá tri thức trên mạng một cách có định hướng.
  12. Bài toán 21: Thực hành sản phẩm STEM “Bộ trụ thống kê Môn Toán” từ các vật liệu có sẵn Sử dụng trong bài: “Hoạt động thực hành – trải nghiệm” Phương pháp dạy học: Dạy học dự án Chuẩn bị: Dụng cụ học tập Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Chuyển giao nhiệm vụ Thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên chuẩn bị vật dụng cần thiết - Học sinh vận dung kiến thức đã học để cho các tình huống, chuẩn bị không gian giải quyết vấn đề. để học sinh thực hành. + Học sinh trình bày cách thức thực - Giáo viên gợi ý cách thực hiện để học hiện, giải quyết nhiệm vụ. sinh thực hành. + Học sinh trình bày các bước thực Buổi 1: hiện: + Chia nhóm cho học sinh. Yêu cầu học Thiết kế sản phẩm sinh nêu cách thức tiến hành + Kiểm tra lại cách thực hiện, yêu cầu học sinh nêu quá trình thực hiên + Yêu cầu học sinh tự phân chia công việc trong nhóm và thực hiện các nội
  13. dung: Thiết kế, chuẩn bị vật liệu, tiến hành làm sản phẩm, đánh giá sản phẩm, báo cáo sản phẩm Buổi 2 + Học sinh báo cáo kết quả thực hành + Học sinh trình bày nội dung sản phẩm Kết luận, đánh giá - Nhận xét và đánh giá cách học sinh thực hiện và trả lời Chuẩn bị vật liệu thực hiện tại nhà: - Bìa cacton - 1 tấm xốp - Ống hút - Nắp chai nhựa. - Keo dán. - Các vật dụng trang trí Tiến hành thực hiện Đánh giá sản phẩm Phân công người báo cáo sản phẩm + Học sinh phân công nhiệm vụ thực hiện tại nhà. + Học sinh báo cáo kết quả thực hiện và sản phẩm của nhóm tại lớp. Báo cáo, thảo luận: - Học sinh trả lời nội dung vận dụng sao cho phù hợp.
  14. TỔNG HỢP CÁC BÀI TOÁN THỰC TẾ TRONG DẠY HỌC TOÁN 6 CHƯƠNG I: TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN Bài toán 1: Bằng cách liệt kê các phần tử, em hãy viết các tập hợp sau: a) Tập hợp các tỉnh thành thuộc khu vực Tây Nguyên b) Tập hợp các thành phố trực thuộc trung ương. Bài toán 2: Quán chè của mẹ Lan bán tất cả các ngày trong tuần. Mỗi ngày thường (từ thứ 2 đến thứ 6) bán được 150 ly. Riêng thứ bảy và chủ nhật thì quán đông gấp đôi ngày thường. Hỏi tháng 12 năm 2017 quán chè của mẹ Lan bán lời được bao nhiêu tiền, biết rằng mỗi ly chè lời 1200 đồng? Bài toán 3: Gia đình bác An có 15ha đất trồng cây lâu năm. Năm 2015 bác An tiến hành trồng keo trên mảnh đất này, đến năm 2020 thì thu hoạch với năng suất 40m3/ha bán với giá 5 triệu/m3. Năm 2021 thì bác An chuyển qua trồng sắn thu hoạch hằng năm với năng suất 25 tấn/ha bán với giá 2,5 triệu/tấn. Hỏi trong hai mô hình trồng sắn và trồng keo thì mô hình nào đem lại cho bác An thu nhập cao hơn? Vì sao? CHƯƠNG II: TÍNH CHẤT CHIA HẾT TRONG TẬP HỢP SỐ TỰ NHIÊN Bài toán 4: Nhà Bác An có một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 30m,
  15. chiều rộng là 18m. Bác An muốn trồng dừa dọc theo các cạnh chiều dài, chiều rộng để đánh dấu biên giới của mảnh đất sao cho bốn góc của mảnh đất đều có cây trồng và các cây cách đều nhau một khoảng cách từ 5m đến 7m. Hỏi bác An phải mua bao nhiêu cây dừa giống để trồng cho vừa đủ. Bài toán 5: Lịch xuất bến của một số xe buýt tại Mỹ Đình (Hà Nội) được ghi ở bảng bên. Giả sử các xe buýt xuất phát cùng lúc 10 giờ 35 phút. Hỏi thời điểm nào trong ngày (từ 10 giờ 35 đến 22 giờ) các xe buýt này lại xuất phát cùng lúc? Bài toán 6: Bài toán cổ: Bác kia chăn vịt khác thường Buộc đi cho được chẵn hàng mới ưa Hàng 2 xếp thấy chưa vừa Hàng 3 xếp vẫn còn thừa một con Hàng 4 xếp vẫn chưa tròn Hàng 5 xếp thiếu một con mới đầy Xếp thành hàng 7, đẹp thay Vịt bao nhiêu? Tính được ngay mới tài (Biết số vịt chưa đến 200 con) CHƯƠNG III: SỐ NGUYÊN Bài toán 7: Để chuẩn bị cho điều kiện du lịch tại thành phố Moscow, Liên bang Nga. Một tua du lịch đã gửi đến cho khách hàng bảng thông tin thời tiết tại thành phố Moscow trong ba tháng 1, 2, 3 như sau. Em hãy tính biên độ chênh lệch nhiệt độ trong các tháng.
  16. THÁNG 1 Nhiệt độ cao nhất: – 6°C (21°F) Nhiệt độ thấp nhất: – 10°C (14°F) THÁNG 2 Nhiệt độ cao nhất: – 4°C (25°F) Nhiệt độ thấp nhất: – 10°C (14°F) THÁNG 3 Nhiệt độ cao nhất: 2°C (36°F) Nhiệt độ thấp nhất: – 5°C (23°F) Bài toán 8: Theo lịch sử Trung Quốc, từ thế kỷ XXI đến thế kỷ thứ III TCN, lịch sử Trung Quốc trải qua các triều đại Hạ, Thương, Chu. Năm 221 TCN Tần Thủy Hoàng thống nhất lãnh thổ, xưng làm hoàng đế. Đến năm 206 TCN, Lưu Bang đã lật đổ nhà Tần, lập ra nhà Hán. Nhà Hán tồn tại 426 năm thì kết thúc. Em hãy tính thời gian tồn tại của nhà Tấn và thời điểm nhà Hán kết thúc là năm nào? CHƯƠNG IV: MỘT SỐ HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN Bài toán 9: Em hãy cắt gấp hình tam giác đều từ một tờ giấy hình vuông.
  17. Bài toán 10: “Bàn làm việc đa năng”. Hãy cắt 6 hình thang cân giống nhau từ các mảnh giấy hình chữ nhật rồi ghép thành một bàn là việc sao cho hợp lý. Bài toán 11: Giả sử gia đình em định lát gạch men cho nền nhà một căn phòng hình chữ nhật có chiều dài là 6m, chiều rộng là 5m bằng những viên gạch hình vuông có cạnh 50cm. Hãy tính số gạch cần mua để lát đủ căn phòng? CHƯƠNG V: TÍNH ĐỐI XỨNG CỦA HÌNH PHẲNG TRONG TỰ NHIÊN Bài toán 12: Gấp và cắt giấy để được các chữ cái A, T, E, M như hình mẫu
  18. Bài toán 13: Tìm hiểu nghệ thuật tạo hình trên trống đồng. Bài toán 14: Giới thiệu một số kiến trúc đối xứng trong cuộc sống
  19. Là công trình lịch sử ấn tượng về nghệ thuật kiến trúc cũng như tính đối xứng trong xây dựng, lăng mộ Humayun trở thành một điểm đến Ấn Độ nổi tiếng mà du khách không nên bỏ lỡ. Được xây dựng cho hoàng đế Mughal vào giữa thế kỷ 16 bởi Haji Begum, người vợ của vị hoàng đến là một người Hồi giáo, ngôi mộ này kết hợp các yếu tố kiến trúc mang đậm nét của Ba-tư và Mughal, với trang trí nâng lực kiến trúc. Mặt tiền được lát bằng các dải đá cẩm thạch trắng và đá sa thạch đỏ, và tòa nhà tuân theo các quy tắc chặt chẽ về hình học Hồi giáo, với sự nhấn mạnh về số tám Taj Mahal là một trong bảy kỳ quan của thế giới và một số sử gia phương Tây còn cho rằng vẻ đẹp của kiến trúc này là thứ mà không công trình nào khác vượt qua được. Taj Mahal được xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng. Cảnh quan tuyệt đẹp đặc biệt là lúc bình minh và hoàng hôn. Taj Mahal dường như phát sáng rực rỡ nhất dưới ánh trăng. Vào một buổi sáng sương mù, du khách trải nghiệm Taj Mahal như thể bị chìm đắm bởi vẻ đẹp của nơi đây khi nhìn từ bên kia sông Yamuna. CHƯƠNG VI: PHÂN SỐ, SỐ THẬP PHÂN Bài toán 15: Báo Cheetah được coi là động vật chạy nhanh nhất trên Trái Đất, tốc độ chạy có thể lên tới 120km/h. Mặc dù được mệnh danh là chúa tể rừng xanh nhưng tốc độ chạy tối đa của sư tử bằng khoảng tốc độ chạy tối đa của báo Cheetah. Hỏi tốc độ chạy tối đa của sư tử là bao nhiêu? Bài toán 16: Ông Hoàng cân nặng 90kg thuộc dạng người quá mập nên ông phải tập thể dục (tập gym) để giảm cân. Tháng đầu ông tập đều đặn giảm được 5%, tháng sau lại giảm 5% so với tháng trước. Hỏi sau 4 tháng ông Hoàng còn nặng
  20. bao nhiêu kg? Bài toán 17: Cầu Bạch Đằng nối thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh được khánh thành ngày 01/09/2018. Đây là một trong những cây cầu lớn nhất Việt Nam, đứng thứ ba trong bảy cây cầu dây văng có nhiều nhịp nhất thế giới và là cây cầu dây văng thứ hai của Việt Nam được thết kế, thi công hoàn toàn bởi công nhân, kỹ sư Việt Nam. Cầu có tổng chiều dài 5,4 km, vượt qua ngã ba sông Bạch Đằng, sông Cấm. Nếu bảng vẽ trên bản đồ tỉ lệ xích 1:100 000 thì cầu Bạch Đằng dài bao nhiêu xentimet ? CHƯƠNG VIII: NHỮNG HÌNH HÌNH HỌC CƠ BẢN Bài toán 18: Bài toán 19: Một miếng ván gỗ hình chữ nhật có kích thước chiều dài 3m, chiều rộng 0,5m. Bác thợ mộc muốn chia đôi tấm ván này thành hai tấm mới có
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2