intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo sáng kiến: Sử dụng kĩ thuật trò chơi ở hoạt động khởi động và luyện tập, củng cố nhằm nâng cao hứng thú và chất lượng dạy học môn Lịch sử 8 trường THCS

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt được hiệu quả cao trong các giờ dạy Lịch sử mỗi giáo viên, mỗi đơn vị trường học có nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của từng trường, từng địa phương, từng đối tượng học sinh. Trong khuôn khổ của đề tài "Sử dụng kĩ thuật trò chơi ở hoạt động khởi động và luyện tập, củng cố nhằm nâng cao hứng thú và chất lượng dạy học môn Lịch sử 8 trường THCS", tác giả trình bày một số “trò chơi” được lồng ghép trong quá trình soạn giảng của mình và đã đạt hiệu quả cao trong các giờ dạy, được Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao về tính hiệu quả của nó mang lại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo sáng kiến: Sử dụng kĩ thuật trò chơi ở hoạt động khởi động và luyện tập, củng cố nhằm nâng cao hứng thú và chất lượng dạy học môn Lịch sử 8 trường THCS

  1. 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT TRÒ CHƠI Ở HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ 8 TRƯỜNG THCS 1. Mô tả bản chất của sáng kiến: 1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thực hiện: - Để đạt được hiệu quả cao trong các giờ dạy Lịch sử mỗi giáo viên, mỗi đơn vị trường học có nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của từng trường, từng địa phương, từng đối tượng học sinh. Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi chỉ trình bày một số “trò chơi” mà tôi đã thường lồng ghép trong quá trình soạn giảng của mình và đã đạt hiệu quả cao trong các giờ dạy, được Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao về tính hiệu quả của nó mang lại. Thông thường các trò chơi này sẽ được thiết kế trên phần mềm Powerpoint với các hiệu ứng và liên kết thông thường như Trigger, Hyperlink…. 1.1.1. Một số nguyên tắc khi thiết kế và tổ chức trò chơi: - Thiết kế và tổ chức trò chơi phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, lớp học. - Xác định phạm vi, mục đích của trò chơi trong mỗi phần, bài, chương - Chọn trò chơi phù hợp với kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh - Tổ chức thiết kế và biên soạn câu hỏi cho trò chơi phải bám vào “Chuẩn kiến thức - kĩ năng” của bộ môn. - Tổ chức trò chơi phải xác định được thời gian: Trừ các trò chơi tổ chức ở các tiết ngoại khoá (1 tiết hoặc nhiều hơn), các tiết làm bài tập lịch sử (1 tiết) thì các trò chơi tổ chức trong tiết dạy chỉ dừng ở thời gian là 2 – 5 phút. - Trò chơi phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của học sinh, tạo không khí thoải mái, hấp dẫn trong học tập. - Luôn thay đổi trò chơi trong các tiết dạy, khối lớp để thu hút học sinh, tuy nhiên phải dựa vào dạng bài, kiểu bài để thực hiện. - Khi tổ chức trò chơi, giáo viên là trọng tài công bằng, chính xác và là cổ động viên tích cực của học sinh tham gia trò chơi, ghi điểm hoặc ngợi khen, tặng quà các em trước tập thể của lớp. 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc thiết kế và tổ chức trò chơi đối với bộ môn Lịch sử: Trong giảng dạy bộ môn lịch sử nói riêng cũng như các bộ môn xã hội và tự nhiên nói chung, thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. - Giúp các em thay đổi hình thức, phương pháp dạy và học truyền thống trước đây, làm cho giờ học bớt căng thẳng, nặng nề, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, để học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng khởi. - Rèn luyện thêm kĩ năng sử dụng bản đồ, vẽ sơ đồ, tường thuật, hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm của học sinh. - Tạo cho học sinh sự tìm tòi, sáng tạo, rèn luyện cho học sinh có cơ hội để hoàn thiện bản thân.
  2. 2 - Qua việc thiết kế và tổ chức trò chơi đã kích thích học sinh vận dụng kiến thức năng động, rèn luyện trí nhớ, phát triển khả năng phán đoán, suy luận. Từ đó phát triển tư duy độc lập, học tập cách xử lý thông minh các tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để thích nghi với điều kiện mới của xã hội. - Ngoài ra, thông qua trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như: tính nhanh nhẹn, tình đoàn kết thân ái, sự phối hợp nhịp nhàng, lòng trung thực và tinh thần trách nhiệm lẫn nhau. 1.1.3. Sử dụng kĩ thuật trò chơi ở phần hoạt động khởi động Hoạt động khởi động đóng vai trò quan trọng trong giờ học. Đây là hoạt động khởi đầu nên có tác động đến cảm xúc, trí tuệ của người học trong toàn tiết học. Nếu tổ chức tốt hoạt động này sẽ tạo ra một tâm lý hưng phấn, tự nhiên để lôi kéo học sinh vào giờ học. Vì thế người học sẽ không còn cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, nặng nề, lo lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ. Các em sẽ được thoải mái tham gia vào hoạt động học tập, giờ học cũng bớt sự căng thẳng khô khan. Hoạt động khởi động giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài cũ hoặc bài mới, kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học. Chuẩn bị phần khởi động như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng học sinh và cả điều kiện của giáo viên. Như vậy có thể hiểu, hoạt động này chưa đòi hỏi sự tư duy cao, không quá coi trọng về vấn đề kiến thức mà chủ yếu là tạo tâm thế tốt nhất cho các em nhập cuộc, lôi kéo các em có hứng thú với các hoạt động phía sau đó. Có rất nhiều hình thức để tổ chức hoạt động khởi động song hình thức trò chơi được các học sinh thích thú tham gia nhất. Các trò chơi có khả năng lôi cuốn sự chú ý và khơi dậy được hứng thú học tập; đồng thời có thể ôn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Hoặc có những trò chơi giúp các em vận động tay chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những áp lực tâm lý do tiết học trước gây ra. Một số trò chơi có thể sử dụng trong hoạt động khởi động như “Bức tranh bí ẩn”, “Vòng quay kì diệu”, “ Nhìn chữ đoán hình”, “Mảnh ghép bí ẩn”, “Lật mảnh ghép”, “Cùng đi du lịch”… 1.1.3.1 Trò chơi: “Mảnh ghép yêu thương” Ví dụ: Khi dạy bài 21- Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945 (Lịch sử 8) *Mục tiêu: nhằm kiểm tra các kiến thức ở bài trước, tạo sự tò mò, ham học hỏi và lòng khao khát muốn tìm hiểu những điều ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học; tạo không khí hứng khởi để HS bắt đầu một tiết học mới. Từ đó, giáo viên dẫn vào bài mới *Phương thức thực hiện: Có 7 mảnh ghép (6 mảnh ghép đúng và 1 mảnh ghép nhiễu), trong mỗi mảnh ghép đều có ghi nội dung, thông tin; nhiệm vụ của HS hãy lựa chọn các nội dung phù hợp có trong từng mảnh ghép để ghép lại tạo thành 1 nội dung hoàn chỉnh. Giáo viên mời lần lượt từng học sinh tham gia trò chơi; HS lần lượt chọn 2 mảnh ghép để ghép lại với nhau; Sau khi học sinh hoàn thành; giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu nội dung của các mảnh ghép…. * Câu hỏi và sản phẩm dự kiến (1) 1929-1933 / Khủng hoảng “thừa” (2) Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản/ Phát xít hóa bộ máy thống trị (3) Mĩ, Anh, Pháp/ Cải cách kinh tế, xã hội Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, đã tàn phá nặng nề nền kinh tế, tài chính và xã hội của các nước tư bản. Trước tình hình đó, để đưa đất nước thoát khỏi
  3. 3 khủng hoảng, một số nước tư bản đã tiến hành cải cách kinh tế, xã hội như Anh, Pháp, Mĩ nhưng một số nước lại tìm cách phát xít hóa bộ máy thống trị và đặt nhân loại trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới - chiến tranh thế thứ hai. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2, diễn biến và kết cục và hậu quả ra sao…. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 1.1.3.2. Trò chơi “Mảnh ghép bí ẩn” hoặc “Lật mảnh ghép” Ví dụ: Khi dạy bài 19 Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939 (Lịch sử 8) * Mục tiêu: nhằm kiểm tra các kiến thức ở bài trước, tạo hứng khởi cho học sinh trước khi vào bài mới và từ những nội dung trên, giáo viên dẫn vào bài mới. * Phương thức thực hiện: học sinh lần lượt đi lật mở từng mảnh ghép để tìm ra bức tranh bí ẩn. Có 6 mảnh ghép, sau 6 mảnh ghép là bức tranh bí ẩn, bức tranh này có liên quan đến bài học mới. Giáo viên chiếu lên màn hình trò chơi, phổ biến luật chơi, học sinh chọn mảnh ghép (có thể chọn bất kì mảnh ghép nào) mỗi mảnh ghép sẽ có một câu hỏi, học sinh trả lời đúng câu hỏi, mảnh ghép sẽ mở và một phần bức tranh bí ẩn sẽ được lật mở. Học sinh sẽ đoán nội dung của bức tranh bí ẩn đó. Trò chơi được tổ chức trong khoảng 3-5 phút, học sinh sẽ xung phong trả lời các câu hỏi bằng cách chọn các mảnh ghép, nếu trả lời chính xác mảnh ghép sẽ được mở và một phần bức tranh sẽ hiện ra. 6 mảnh ghép đều có liên quan đến bức tranh. Học sinh trả lời đúng được nhận quà (cây bút, quyển vở…) hoặc giáo viên ghi điểm miệng. Học sinh có thể nêu một vài hiểu biết của mình về nội dung của bức tranh… *Câu hỏi và sản phẩm dự kiến: Câu hỏi 1: Quan sát tranh và cho biết: Loài hoa này có tên là gì? Đáp án: Anh đào Câu hỏi 2: Đây là tên của 1 cuộc cải cách được thực hiện ở cuối thế kỉ XIX ở Nhật Bản? Đáp án: Cuộc Duy tân Minh Trị Câu hỏi 3: Quan sát tranh và cho biết đây là ai? Đáp án: Thiên Hoàng Minh Trị Câu 4: Quan sát tranh và cho biết: Bộ trang phục này có tên là gì? Đáp án: Kimono Câu hỏi 5: Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên những lĩnh vực nào?
  4. 4 Đáp án: Kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự Câu 6: Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản đã đẩy mạnh chính sách gì? Đáp án: xâm lược và bành trướng 1.1.3.3.Trò chơi “Cùng đi du lịch” Ví dụ: khi dạy bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939 (Lịch sử 8) * Mục tiêu: nhằm tạo hứng khởi cho học sinh trước khi vào bài mới và từ những nội dung trên, giáo viên dẫn vào bài mới. * Phương thức thực hiện: Trò chơi được tiến hành khoảng 2-3 phút, giáo viên chiếu 4 bức tranh được đánh số thứ tự (có thể là bức tranh liên quan tới bài học trước hoặc là những bức tranh liên quan đến một đất nước, khu vực). Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh thật nhanh (trong thới gian 5s), học sinh xung phong trả lời từng bức tranh, học sinh trả lời đúng được nhận quà (cây bút, quyển vở…), tràng pháo tay…. Sau khi học sinh trả lời được nội dung của 4 bức tranh, giáo viên có thể hỏi thêm: Qua những hình ảnh trên, em hãy đoán xem, chúng ta đang đi du lịch đến đất nước nào? Và dẫn vào bài mới *Câu hỏi và sản phẩm dự kiến: Bức tranh 1: là một tác phẩm điêu khắc bằng đồng biểu tượng mẫu mực của lý tưởng tự do, đặt trên Đảo Liberty tại cảng New York? Đáp án: Tượng nữ thần tự do Bức tranh 2: Đây là nơi ở và làm việc chính thức của tổng thống Hòa Kì? Đáp án: Nhà trắng (Tòa Bạch Ốc) Bức tranh 3: Đây là một tác phẩm điêu khắc được tạc vào khối đá granite trên núi Rushmore? Đáp án: Núi tổng thống Bức tranh 4: Đây là một cây cầu treo bắc qua Cổng Vàng, nối liền vịnh San Francisco và Thái Bình Dương? Đáp án: Cầu Cổng Vàng
  5. 5 Câu hỏi: Qua những hình ảnh trên, em hãy đoán xem, chúng ta đang đi du lịch đến đất nước nào? Đáp án: Nước Mĩ 1.1.3.2 Sử dụng kĩ thuật trò chơi ở phần hoạt động luyện tập, củng cố Hoạt động này yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được ở phần hình thành kiến thức mới để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể. Qua đó, GV xem HS đã lĩnh hội được kiến thức hay chưa và lĩnh hội ở mức độ nào. Đây là những hoạt động như trình bày, luyện tập, bài thực hành,… giúp cho các em thực hiện tất cả những hiểu biết ở trên lớp và biến những kiến thức thành kĩ năng. Hoạt động luyện tập, củng cố có thể thực hiện qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm để các em học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình học tập hiệu quả hơn. Để hoạt động luyện tập, củng cố bớt khô khan và không gây áp lực cho học sinh, thay bằng những bài trình bày kiến thức vừa được học, GV có thể kiểm tra nhanh HS thông qua một số trò chơi như “ Ai nhanh hơn” “ Trò chơi ô chữ”, “Ai lên cao hơn”, “Hái khế”; “Giải cứu đại dương”…. 1.1.3.2.1. Trò chơi “Ai lên cao hơn” Ví dụ: Khi dạy bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945 (Lịch sử 8) * Mục tiêu: thông qua trò chơi giúp học sinh củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh vừa lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức; tạo không khí vui vẻ, phấn khởi cho học sinh sau tiết học. * Phương thức thực hiện: Trò chơi được tổ chức trong khoảng 3-5 phút. Giáo viên tổ chức lớp thành hai đội chơi (đội Xanh và đội Đỏ) hai đội cử người chơi Oắn tù tì để phân định đội sẽ chơi trước, mỗi đội sẽ trả lời 4 câu hỏi; các đội sẽ lẫn lượt trả lời xen kẽ các câu hỏi, trả lời đúng sẽ được lên cao hơn 1 nấc và dành điểm tương ứng với câu hỏi; Nếu đội nào trả lời đúng 4 câu và hơn đội còn lại, đội đó sẽ giành chiến thắng; Nếu cả hai đội đều trả lời số câu đúng bằng nhau thì cả hai đội hòa. (Giáo viên ghi điểm hoặc phát quà để khích lệ các đội chơi) * Câu hỏi và sản phẩm dự kiến: Đội Xanh Câu hỏi 1: Chiến tranh thế giới thứ hai được mở đầu bằng sự kiện nào? Đáp án: Đức tấn công Ba Lan Câu hỏi 2: Chiến thắng nào của Đồng minh tạo nên bước ngoặt làm xoay chuyển tình thế chiến tranh thế giới thứ hai? Đáp án: Chiến thắng Xta-lin-grát
  6. 6 Câu hỏi 3: Quan sát tranh và cho biết: Ai được ví như người khổng lồ Giu-li-vơ? Đáp án: Hít-le Câu hỏi 4: Nếu được chọn hai từ để nói về vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, em sẽ chọn hai từ nào? Đáp án: Đi đầu/ quan trọng/ tiên phong…. Đội Đỏ: Câu hỏi 1: Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ ở………. Đáp án: Trân Châu Cảng (Ha-oai) Câu hỏi 2: Quan sát tranh và cho biết đây là hình ảnh của thành phố nào? Đáp án: Thành phố Hi-rô-si-ma (Nhật Bản) Câu hỏi 3: Sự kiện nào đánh dấu chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc? Đáp án: 15/8/1945 Nhật Bản đầu hàng không điều kiện Câu hỏi 4: Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ: “Kẻ gieo gió phải gặt bão”. Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, ai là kẻ gieo gió và phải gặt bão? Đáp án: Nếu ai làm việc xấu thì sẽ phải nhận lấy hậu quả.“Kẻ gieo gió phải gặt bão” là phe phát xít: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản 1.1.3.2.2. Trò chơi “Hái Táo” Ví dụ: Khi dạy bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 * Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1858-1873 * Phương thức thực hiện: Trò chơi được tổ chức trong khoảng 3-5 phút. Giáo viên tổ chức trò chơi : HÁI TÁO, có 6 quả táo đã chín; muốn hái táo; học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi; trả lời đúng, táo sẽ rơi xuống và sẽ nhận được 1 phần thưởng là quả táo. * Câu hỏi và dự kiến sản phẩm: Câu 1. Nếu được chọn 1 cụm từ để nói về thái độ của triều đình Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp, em sẽ chọn hai từ nào ? Đáp án: bạc nhược/ nhu nhược/ .... Câu 2: Hình ảnh này gợi cho em liên tưởng đến cuộc khởi nghĩa nào? Đáp án: Nguyễn Trung Trực Câu 3: Người được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái” là ai? Đáp án: Trương Định Câu 4: Câu nói nổi tiếng của Nguyễn Trung Trực trước khi lên máy chém là gì? Đáp án: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”
  7. 7 Câu 5: Kể tên một số người đã dùng văn thơ để chiến đấu ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì? Đáp án: Nguyễn Đình Chiểu/ Phan Văn Trị…. Câu 6: Hãy dùng từ hoặc cụm từ để nhận xét về cuộc kháng chiến của nhân dân ở các tỉnh Nam Kì? Đáp án: sôi nổi/ mạnh mẽ, phát triển rộng khắp... 1.1.3.2.3. Trò chơi “Đoán ô chữ” Ví dụ bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng (1917-1921) – Lịch sử 8 * Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cuộc cách mạng tháng Mười Nga (có tích hợp liên môn với một số bộ môn khác) * Phương thức thực hiện: Trò chơi được tổ chức khoảng 3-5 phút. Trò chơi này kết hợp giữa giải ô chữ và lật mở các mảnh ghép, có 4 ô hàng ngang tương ứng với 4 mảnh ghép (các câu hỏi của ô hàng ngang có thể thuộc nhiều bộ môn khác nhau, nhưng kết quả thì phải liên quan đến bài học và liên quan đến bức tranh) dưới 4 mảnh ghép là một hình ảnh liên quan đến một sự kiện lịch sử. Học sinh lần lượt chọn các ô hàng ngang (Học sinh có thể chọn bất kì ô hàng ngang nào), trả lời đúng thì một mảnh ghép sẽ được lật mở và một phần bức tranh sẽ hiện lên. Học sinh trả lời đúng được nhận một phần quà. Nếu học sinh trả lời đúng hình ảnh sẽ được 10 điểm (có thể trình bày một vài hiểu biết về hình ảnh đó dựa vào đáp án của các ô hàng ngang). Sau đó, sẽ có câu hỏi để học sinh tìm ra chìa khóa của trò chơi. Học sinh trả lời đúng được nhận 1 phần quà ( cây bút, vở….), học sinh tìm ra bức tranh được quà và cộng điểm, học sinh tìm ra chìa khóa của trò chơi được tuyên dương, tặng quà và ghi điểm.Sau khi bức tranh hiện lên, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh tìm ra chìa khóa liên quan đến bài học. * Câu hỏi và dự kiến sản phẩm: Ô hàng ngang số 1: Đây là một nhân vật lịch sử (1831-1886) được tạp chí Time bầu chọn là 1 trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới? Đáp án: Lê-nin Ô hàng ngang số 2: Điền từ còn thiếu để hoàn chỉnh câu tục ngữ sau đây? “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
  8. 8 Ngày tháng …………chưa cười đã tối”. Đáp án: mười Ô hàng ngang số 3: Từ “Winter” có nghĩa là gì? Đáp án: Mùa đông Ô hàng ngang số 4: Điền từ thích hợp vào chổ trống: “ Hai đường thẳng ……………..là hai đường thẳng không cắt nhau” Đáp án: song song Bức tranh bí ẩn: Cuộc tấn công vào cung điện Mùa Đông Câu hỏi chìa khóa: Đây là một sự kiện lịch sử đánh dấu sự ra đời của nước Nga Xô Viết, mở ra thời kì mới cho lịch sử nước Nga và thế giới? Đáp án: Cách mạng tháng Mười Nga 1.2 Phân tích tình trạng của giải pháp: 1.2.1. Thuận lợi - Nhà trường: Trong những năm vừa qua, Ban giám hiệu đã có kế hoạch và tổ chức các hoạt động để hỗ trợ giáo viên trong việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH, từ việc nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên đến tập huấn sử dụng phần mềm, thao giảng chuyên đề, đầu tư thiết bị hiện đại, ti vi, máy chiếu, internet… - Giáo viên: Ở trường PTDTBT TH&THCS Trà Nam –trong những năm học vừa qua, đội ngũ giáo viên đã có nhiều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như: sử dụng dồ dùng trực quan, phương pháp giải quyết vấn đề, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm nhân vật …. Giáo viên tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗ trợ kiến thức cho nhau, thông qua hoạt động này những học sinh yếu kém sẽ được sự hướng dẫn của giáo viên và các học sinh khá giỏi sẽ nắm chắc kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp và khai thác triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, mô hình, ứng dụng công nghệ thông tin… - Học sinh: Đa số học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi giáo viên đặt ra, một số em có chuẩn bị bài mới ở nhà, tham gia tích cực trong việc thảo luận nhóm và đã đạt hiệu quả trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Học sinh yếu, kém đã và đang nắm bắt kiến thức trọng tâm cơ bản thông qua các hoạt động như thảo luận nhóm, đọc sách giáo khoa, vấn đáp… các em bước đầu đã mạnh dạn trả lời các câu hỏi, ghi nhớ các sự kiện, nhân vật…..trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình. 1.2.2. Khó khăn Đối với giáo viên: Một số giáo viên chưa thực sự đầu tư cho giờ dạy (chuẩn bị giáo án chưa chu đáo, phương tiện trợ giảng chưa đầy đủ, chưa sử dụng các phương pháp, kĩ thuật tích cực hoặc đã bước đầu sử dụng nhưng chưa phù hợp...) nên bài dạy chưa sinh động, sôi nổi; chưa tạo hứng thú cho học sinh, chưa lôi cuốn các em vào tiết học, mà chủ yếu là những câu hỏi “khô khan” mang tính trừu tượng hóa cao nên phần lớn các em bắt đầu và kết thúc tiết học trong trạng thái hờ hững, hời hợt.
  9. 9 Một số ít giáo viên chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các học sinh chiếm lĩnh kiến thức, để học sinh được tham gia vào các hoạt động mà vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học “thầy nói, trò nghe’, “thầy đọc, trò chép”. Do đó, nhiều học sinh chưa nắm kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn sách giáo khoa hoàn toàn. Hơn nữa, trong bài dạy giáo viên chưa biết cách tổ chức và sử dụng kĩ thuật trò chơi vào hoạt động “khởi động” và “ luyện tập, củng cố” cho thật sinh động để lôi cuốn các em vào tiết học, tạo không khí lớp học sôi nổi, mà chủ yếu là những câu hỏi “khô khan” mang tính trừu tượng hóa cao nên phần lớn các em bắt đầu và kết thúc tiết học trong trạng thái hờ hững, hời hợt nên tiết học chưa tạo ra hứng thú cho học sinh, chất lượng giảng dạy của bộ môn còn thấp. Đối với học sinh: Đại đa số học sinh chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của bộ môn Lịch sử, với tâm lý đây là môn học thuộc với các sự kiện dài dòng, khô khan nên các em chưa có sự đầu tư vào môn học. Học sinh luôn có tư tưởng coi Lịch sử là môn phụ nên không cần thiết, thậm chí có nhiều em chán ghét môn học, sợ phải đến tiết Lịch sử; chưa chủ động tham gia vào các hoạt động học mà thường ỷ lại một số bạn học sinh Khá- Giỏi trong lớp. Vì vậy, tiết học diễn ra “buồn tẻ”, một chiều; học sinh chưa hình thành và phát huy được những năng lực và phẩm chất cần đạt. Học sinh chưa xác định được động cơ học tập, học như thế nào? học cho ai? học để làm gì?. Vì thế, các em chưa phát huy hết vai trò và trách nhiệm của người học sinh. Học sinh chưa xác định nội dung của bài học, tiếp thu bài một cách máy móc, kĩ năng trình bày, phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử còn yếu… 1.3 Nội dung cải tiến: Việc tổ chức “trò chơi” trong giảng dạy môn lịch sử đã được áp dụng một số năm gần đây. Tuy nhiên, đa số giáo viên chỉ “coppy trên mạng” một số trò chơi thông dụng như giải ô chữ, chọn cụm từ đúng.. mà chưa biết tự sáng tạo, tự thiết kế nhiều dạng trò chơi khác nhau hoặc cách giáo viên vận dụng các trò chơi vào từng bài dạy chưa phù hợp, máy móc, chưa đem lại kết quả cao cho tiết dạy. Thiết kế và tổ chức “trò chơi” trong các giờ dạy Lịch sử không nhằm mục đích giải trí cho học sinh mà điều quan trọng là thông qua các trò chơi sẽ tạo nên một không khí hăng say học tập, một không khí làm việc nghiêm túc để đi tìm cái phải hướng đến, đó là những kiến thức Lịch sử. Qua các trò chơi các em vừa có thể độc lập suy nghĩ, tìm tòi đồng thời vừa rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho các em để có đáp án vừa nhanh vừa chính xác. Vì vậy, khi các em học Lịch sử thông qua các trò chơi sẽ tạo sự thoải mái hơn, hứng thú hơn. Từ đó mà các em ghi nhớ tốt hơn những kiến thức cơ bản cần đạt và nâng cao chất lượng giảng dạy của từng tiết học cũng như của bộ môn. Để đạt được hiệu quả cao trong các giờ dạy Lịch sử mỗi Giáo viên, mỗi đơn vị trường học có nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của từng trường, từng địa phương, từng đối tượng học sinh. Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi chỉ trình bày một số “trò chơi” mà tôi đã thường lồng ghép trong quá trình soạn giảng của mình và đã đạt hiệu quả cao trong các giờ dạy, được Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao về tính hiệu quả của nó mang lại. Thông thường các trò chơi này sẽ được thiết kế trên phần mềm Powerpoint với các hiệu ứng và liên kết thông thường như Trigger, Hyperlink…. 1.4 Khả năng áp dụng của sáng kiến: Qua một thời gian áp dụng giải pháp trên, tôi thấy học sinh học chăm chỉ, chủ động tiếp thu kiến thức, có hứng thú với môn học. Các em thực yêu thích môn học hơn.
  10. 10 Tôi tin rằng với những giải pháp trên khi đưa vào vận dụng ở lớp 8 và các khối lớp 6,7,9 sẽ mang lại hiệu quả cao. 1.5 . Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng bộ môn lịch sử nói riêng, lãnh đạo nhà trường cần tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới các hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng để phát huy cao độ tính tích cực, chủ động của HS. Nhà trường cần đầu tư có sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; cần quan tâm hơn nữa vị trí, vai trò của bộ môn lịch sử , khuyến khích hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường chất lượng các hoạt động ngoại khóa, nâng cao tính sáng tạo và tính tích cực, chủ động cho học sinh; cần kiến nghị với lãnh đạo cấp trên tổ chức các lớp bồi dưỡng phương pháp, kĩ thuật dạy học để giáo viên có điều kiện củng cố, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. 1.6 Hiệu quả sáng kiến mang lại : Sau khi chấm bài theo thang điểm đã quy định, xếp loại học sinh theo các mức độ đã quy định (Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu), tôi đã phân tích và thấy được sự chênh lệch giữa trước và sau khi áp dụng giải pháp. Và trong học kì II năm học 2020-2021 kết quả học tập bộ môn Lịch sử 8 được nâng lên rõ rệt thể hiện qua bảng số liệu dưới đây: Điểm kết quả thực nghiệm Điểm trung Số Điểm giỏi Điểm khá Không đạt Lớp bình HS (9 – 10) (7 – 8) (0 –> 4) (5– 6) HS % HS % HS % HS % HỌC KÌ I 34 1 2,9 10 29,4 17 44,1 8 23,5 HỌC KÌ II 34 10 29,4 14 41,2 7 20,6 3 8,8 2. Những thông tin cần được bảo mật - nếu có: Không 3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu - nếu có: Không 4. Hồ sơ kèm theo: Không
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2