intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Địa lí: Nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 môn Địa lí phần Địa lí dân cư

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:17

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Địa lí: Nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 môn Địa lí phần Địa lí dân cư" nhằm phát huy tích cực và tiềm năng sáng tạo của giáo viên và học sinh trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 môn Địa lí. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Địa lí: Nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 môn Địa lí phần Địa lí dân cư

  1. PHÒNG GD & ĐT BÌNH XUYÊN TRƯỜNG THCS HƯƠNG CANH & CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG  THI VÀO LỚP 10 MÔN ĐỊA LÍ  PHẦN ĐỊA LÍ DÂN CƯ                     Người thực hiện: Dương Thị Hồng                     Tổ:     SINH­ HÓA­ ĐỊA Năm học 2021 ­ 2022 CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG  THI VÀO LỚP 10 MÔN ĐỊA LÍ  PHẦN ĐỊA LÍ DÂN CƯ I. Tác giả chuyên đề, chức vụ, đơn vị công tác ­ Tác giả chuyên đề: Dương Thị Hồng ­ Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Hương Canh – Bình xuyên – Vĩnh Phúc. II. Tên chuyên đề “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG  THI VÀO LỚP 10 MÔN ĐỊA LÍ 
  2. PHẦN ĐỊA LÍ DÂN CƯ” III. Thực trạng chất lượng giáo dục của đơn vị năm học 2020 – 2021 Trường THCS Hương Canh năm học 2020­2021 có số lượng học sinh lớp 9  cụ thể như sau: ­227 học sinh được chia thành 5 lớp; sĩ số TB: 45,4 học sinh/lớp ­Kết thúc năm học có 223/277 học sinh được công nhận tốt nghiệp tỷ lệ  98,2%. *.Kết quả thi vào lớp 10 THPT: Điể m  trung  bình  TB  các môn thi Số  Số  theo  HS  HS  HS  HS  thang  TN  khôn ĐK  dự  điểm  g   đk  DT thi 10 thi Toán Văn Anh Sinh Địa 4.9 223 5 218 218 5.54 5.14 5.65 7.28 5.71 6 Số  Số HS bị điểm liệt HS  có  điể m 
  3. dưới  trun g  bình Toán Văn Anh Sinh Địa SL % SL % SL % SL % SL % 14   (Toán  39. 36. 70 32.1 86 114 52.3 80 21 9.6 11;   Anh   2,  4 7 Văn 1) Thống kê số lượng đỗ vào lớp 10 THPT đợt 1: TRƯỜNG  SỐ  LƯỢNG HS  TT  GHI CHÚ THPT ĐỖ 1 Chuyên VP 1 ­ chuyên Tin   2 Bình Xuyên 120   3 Võ Thị Sáu 18   4 Bến Tre 1   Tổng 140   Danh sách học sinh bị điểm liệt: T NGÀY  LỚ VĂ AN HỌ TÊN TOÁN SINH  ĐỊA T T  SINH P N H 1 Trần Tuấn Dũng 25/07/2006 9A 5.25 1 1.00 1.67 1.83 4 2 Vũ Tiến Đạt 21/02/2006 9A 2.50 2 0.50 1.33 2.33 4 Nguyễn Hồng Ngọc  3 24/11/2006 9A 4.50 1 2.33 0.83 2.00 5 Linh 4 Trần Minh Long 12/09/2004 9A 4.75 1 1.00 1.17 1.83 4 Lưu   Thị   Huyền  5 09/10/2006 9A 3.50 1 1.50 0.50 1.17 3 Trang 6 Đỗ Viết Tùng 05/09/2006 9A 2.75 1 0.83 1.17 1.33 3 7 Nguyễn Xuân Tùng 16/12/2006 9A 3.75 1 1.17 1.83 1.50 4
  4. Trần   Thị   Hồng  8 03/12/2006 9A 3.25 1 1.17 1.17 0.83 3 Nhung Nguyễn   Thị   Bích  9 17/09/2005 9D 4.00 0 1.17 0.83 1.00 3 Ngọc 10 Bùi Duy Kiên 11/2/2006 9D 3.5 2.75 0.50 0.5 1 2 11 Nguyễn Kim Long 27/12/2006 9E 0.75 1 1.50 1.33 1.67 4 12 Trần Thu Hà 12/14/2006 9E 5.75 0.5 1.00 1.17 1.67 3 13 Nguyễn Duy Tùng 10/31/2005 9E 3.5 0.5 1.50 0.33 1.17 3 *.Đánh giá nguyên nhân, giải trình: ­Công tác đánh giá học sinh chưa đúng với năng lực thực tế của học sinh.  Trong thời gian cuối năm học do dịch covid­19 nên công tác giảng dạy tiến hành  trực tuyến; đặc biệt kỳ kiểm tra cuối năm bằng hình thức trực tuyến phân tán nên  ảnh hưởng nhiều đến kết quả xếp loại cuối năm. ­Tại địa phương còn rất nhiều gia đình hướng cho con đi học nghề sau khi  tốt nghiệp THCS. Các trường nghề hiện tại có hình thức học trung cấp nghề chỉ  yêu cầu tốt nghiệp THCS. Các em học sinh tham gia thi tuyển mang tính hình thức  nên ảnh hưởng lớn đến kết quả. ­Học sinh thuộc đối tượng khuyết tật được xét tuyển, nhưng vẫn tham gia  thi. ­Công tác quản lý của hiệu trưởng đã cố gắng sát sao, tuy nhiên phương  thức chưa phù hợp với thực tế dạy học, ôn tập với hình thức trực tuyến trong thời  gian vừa phòng dịch bệnh covid­19 vừa dạy học. Trên đây là những đánh giá nguyên nhân, giải trình những công việc chưa  làm được của hiệu trưởng, các thầy cô trường THCS Hương Canh trong công tác  giảng dạy, ôn tập dự thi vào lớp 10 THPT năm học 2020­2021. Từ những đánh giá  đó hiệu trưởng xin hứa sẽ tổ chức tốt hơn, khắc phục những thiếu sót trong thời  gian sắp tới. IV. Đối tượng học sinh: Lớp 9 V. Dự kiến số tiết dạy: 6 tiết
  5. PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU Về phía học sinh: đa phần không thích học, coi môn là môn học phụ.  Về giáo viên: còn lúng túng về phương pháp ôn thi vào lớp 10 THPT  Về phía phụ huynh: không quan tâm tới việc học tập bộ môn  PHẦN II PHẦN NỘI DUNG ĐẶC ĐIỂM VỀ DÂN TỘC VÀ SỰ PHÂN BỐ CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM  A. Lý thuyết: 1. Các dân tộc ở Việt Nam a. Thành phần Nước ta có 54 dân tộc, người Việt (Kinh) chiếm đa số  (khoảng 86% dân số  cả  nước). b. Đặc điểm ­ Mỗi dân tộc có đặc trưng về  văn hóa, thể  hiện trong ngôn ngữ, trang phục,  phong tục, tập quán,… ­ Các dân tộc có trình độ  phát triển kinh tế  khác nhau, tất cả  cùng chung sống   đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.    + Người Việt:       Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước.       Nhiều nghề thủ công đạt mức tinh xảo.       Lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học­ kĩ thuật.    + Các dân tộc ít người:       Trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong  sản xuất và đời sống.       Có kinh nghiệm trong trồng cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công.    + Người Việt định cư nước ngoài:       Là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.       Gián tiếp hoặc trực tiếp góp phần xây dựng đất nước.
  6. 2. Phân bố các dân tộc 2.1. Dân tộc kinh Phân bố rộng khắp trên cả nước, tập trung chủ yếu  ở vùng đồng bằng, trung du   và ven biển. 2.2. Các dân tộc ít người ­ Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. ­ Có sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa:    + Trung du và miền núi Bắc bộ:       Vùng thấp: Tả ngạn sông Hồng: Tày, Nùng.       Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả: Thái, Mường.       Từ 700 đến 1000m: Người Dao.       Trên núi cao: Người Mông.    + Trường Sơn­Tây Nguyên:       Kon Tum và Gia Lai: Ê đê, Đắk Lắk, Gia rai.       Lâm Đồng: Cơ ho,…    + Duyên hải cực Nam Trung bộ và Nam Bộ:       Người Chăm, Khơ me sống đan xen với người Việt.       Người Hoa sống chủ yếu ở các đô thị chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh.       Hiện nay, phân bố  dân tộc đã có nhiều thay đổi. Nhờ  cuộc vận động định   canh, định cư  gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một   số  dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng lên, môi   trường được cải thiện. B. Câu hỏi Câu 1. Dân tộc nào ở nước ta có nhiều kinh nghiệm thâm canh lúa nước nhất? A. Mường.  B. Tày. C. Ê ­ đê.  D. Kinh. Câu 2. Dân tộc nào có số dân đông nhất ở nước ta? A. Kinh.  B. Mường. C. Tày.  D. Thái. Câu 3. Các dân tộc ít người của nước ta phân bố chủ yếu ở  A. đồng bằng.  B. quần đảo. C. duyên Hải.  D. Trung du và miền núi. Câu 4. Vùng nào ở nước ta đang có nhiều thay đổi trong thành phần dân tộc nhất? A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Tây Nguyên. D. Nam Bộ. Câu 5. Nước ta có thành phần dân tộc đa dạng chủ yếu do  A. loài người định cư ở nước ta từ rất sớm. B. có sự gặp gỡ của nhiều luồng  di cư lớn. C. có nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc. D. tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn  hóa thế giới. Câu 6. Nhận xét nào sau đây không đúng về các dân tộc ở nước ta? A. Các dân tộc cùng chung sống, gắn bó đoàn kết bên nhau.
  7. B. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa, kinh nghiệm sản xuất riêng. C. Trình độ phát triển kinh tế­ xã hội giữa các dân tộc còn chênh lệch. D. Mức sống và trình độ dân trí của các dân tộc ít người đã ở mức cao. Câu 7. Dân tộc ít người nào sau đây sống ở đô thị? A. Thái. B. Cơ ho. C. Hoa. D. Bru­ vân kiều Câu 8. Dân tộc H’Mông phân bố tập trung nhiều nhất ở đâu? A. Đồng bằng sông Hồng.  B. Trường Sơn ­ Tây Nguyên. C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.  D. Trung du miền núi Bắc Bộ. Câu 9. Vùng nào sau đây là địa bàn cư trú của trên 20 dân tộc? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Trường Sơn ­ Tây Nguyên. Câu 42.  Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết những dân tộc ít   người nào sau đây có số dân trên một triệu người? A. Tày, Thái, Mường, Khơ­me, Hmông.  B.  Ê­đê,   Ba   ­na,   Gia­   rai,   Bru   Vân  Kiều.  C. Chăm, Hoa, Nùng, Thái, Tày, Mông.  D. Dao, Cơ­ho, Sán Dìu, Hrê, Gia­rai.   ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ A. Lý thuyết: 1. Số dân ­ Số dân: 79,7 triệu người (năm 2002); 92,7 triệu người (năm 2016). ­ Việt Nam là nước đông dân, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới. 2. Gia tăng dân số * Sự biến đổi dân số:    + Giai đoạn 1954 – 1979, dân số tăng nhanh, xuất hiện hiện tượng bùng nổ dân   số.    + Hiện nay, dân số  bước vào giai đoạn  ổn định. Hàng năm, tăng thêm hơn 1  triệu người.    + Gia tăng dân số giảm nhưng dân số vẫn đông. ­ Nguyên nhân:    + Hiện tượng “bùng nổ dân số”.    + Gia tăng tự nhiên cao ­ Hậu quả: Gây sức ép đối với tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống và   giải quyết việc làm,… * Tỷ lệ gia tăng tự nhiên:    + Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, có xu hướng giảm.    + Gia tăng tự nhiên có sự khác biệt giữa các vùng trong nước:       Thành thị, đồng bằng: gia tăng tự nhiên cao.
  8.       Nông thôn, miền núi: gia tăng tự nhiên thấp. ­ Nguyên nhân:    + Gia tăng tự nhiên giảm do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.    + Có sự khác biệt giữa các vùng do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế,  phong tục tập quán. 3. Cơ cấu dân số. *Theo tuổi: Cơ cấu dân số trẻ, đang có sự thay đổi:    + Tỉ lệ trẻ em (0 ­14 tuổi): chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống.    + Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) và trên độ tuổi lao động (trên   60 tuổi): tăng lên. * Theo giới Tỉ số giới tính mất cân đối, do tác động của chiến tranh kéo dài. Cuộc sống  hoà bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng hơn.  ­ Tỉ  số  giới tính  ở  một địa phương còn chịu  ảnh hưởng mạnh bởi hiện  tượng chuyển cư:    + Thấp ở các luồng xuất cư: vùng đồng bằng sông Hồng.      + Cao  ở  các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình  Phước. B. Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Sự bùng nổ dân số ở nước ta diễn ra mạnh nhất ở giai đoạn nào sau đây? A. Đầu thế kỉ XX.  B. Cuối thế kỉ XIX. C. Nửa cuối thế kỉ XX.  D. Đầu thế kỉ XXI. Câu 2. Vùng nào sau đây có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất ở nước ta? A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D.  Trung   du   và   miền   núi   Bắc  Bộ. Câu 3. Tỉ suất sinh của nước ta tương đối thấp là do A. thực hiện tốt chính sách dân số. B. số người trong độ tuổi sinh đẻ ít. C. sự phân bố dân cư có nhiều thay đổi. D.  đời  sống  nhân  dân  ngày   càng  khó  khăn. Câu 4. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được tính bằng A. tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử. B. tỉ suất sinh cộng tỉ suất tử. C. Tỉ suất sinh nhân tỉ suất tử. D. Tỉ suất sinh chia tỉ suất tử. Câu 5. Cho bảng số liệu: SỐ DÂN PHÂN THEO GIỚI VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN  NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2001 ­ 2013 Nam Nữ Tỉ lệ gia tăng dân  Năm  (nghìn    (nghìn  số tự nhiên (%)  người)  người) 
  9. 2001 38684,2 40001,6 1,35 2007 41855,3 43299,6 1,21 2010 42990,7 43937,0 1,08 2013 44364,9 45394,6 1,07 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015)  Để  thể  hiện số  dân và tỉ  lệ  gia tăng dân số  tự  nhiên nước ta giai đoạn 2001 ­   2013, theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột. B. Đường. C. Tròn. D. Kết hợp. Câu 6. Số dân đông và gia tăng nhanh mang lại lợi thế cơ bản nào sau đây? A. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. B. Có nguồn lao động dồi dào và thị trườ ng tiêu thụ lớn. C. Tài nguyên thiên nhiên nước ta bị khai thác quá mức. D. Phát triển kinh tế, đời sống của nhân dân được cải thiện. Câu 7. Năm 2005, dân số nước ta là 83 triệu, tỉ lệ tăng dân là 1,3%. Nếu tỉ lệ này  không đổi thì dân số nước ta đạt 166 triệu vào năm A. 2069.  B. 2059.  C. 2050.  D. 2133. Câu 8. Việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên không có ý nghĩa nào về phát triển   kinh tế? A. Giảm sức ép tới tài nguyên môi trường.B. Đẩy nhanh tốc độ  tăng trưởng kinh  tế. C.  Tăng thu nhập bình quân đầu người.D.  Góp phần nâng cao năng xuất lao  động. Câu 9. Sức ép của gia tăng dân số đến chất lượng cuộc sống là A. gây ô nhiễm môi trường.  B. làm cạn kiệt tài nguyên. C. GDP bình quân đầu người thấp. D.  kìm   hãm   sự  phát  triển  kinh  tế. TÌNH HÌNH PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA A. Lý thuyết: 1. Mật độ dân số và phân bố dân cư ­ Mật độ dân số: cao, ngày một tăng. Dẫn chứng: Năm 1989: 195 người/km², năm 2003: 246 người/km² (thế giới:  47 người/km²), năm 2016: 280 người/km² (thế giới: 57 người/km²). ­ Dân cư nước ta phân bố không đều:    + Không đồng đều theo vùng:        Dân cư  tập trung đông: Ven biển, đồng bằng. (trên 1000 người/km2).   Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2).
  10.        Dân cư  thưa thớt: Vùng núi, trung du. (khoảng 100 người/km2). Thấp   nhất là khu vực Tây Bắc. →  Miền núi thiếu lao động để  khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức   ép dân số đến kinh tế ­ xã hội và môi trường.    + Không đồng đều theo thành thị và nông thôn:       Tập trung đông ở nông thôn (74%).       Tập trung ít ở thành thị (26%). 2. Các loại hình quần cư Đặc điểm Quần cư nông thôn Quần cư thành thị Phân bố dân cư Tập trung thành các điểm dân cư. Tập trung ở thị trấn, đô thị lớn. Tên   gọi   điểm Làng,   ấp   (người   Kinh).   Bản   (người Phường, quận, khu đô thị, chung  quần cư Tày, Thái, Mường,...); Buôn, plây (các cư,… dân tộc  ở  Trường Sơn, Tây Nguyên);  Phum, sóc (Khơ­me). Hình   thái   nhà Nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt. Nhà  ống, cao tầng nằm san sát  cửa nhau  hoặc   biệt  thự;   các   chung  cư, khu đô thị mới. Hoạt động kinh Nông nghiệp Công nghiệp, dịch vụ tế chủ yếu Mật độ dân cư Thấp Cao 3. Đô thị hoá ­ Đặc điểm:    + Số dân đô thị thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp (30%). ̣ ̣    + Trình đô đô thi hóa còn thâp. ́    + Quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị. ̀ ơn các đô thi      + Phân l ́ ̣ ở  nươc ta thuôc loai v ́ ̣ ̣ ưa và nho. Phân b ̀ ̉ ố   ở  đồng  bằng, ven biển.  ­ Xu hướng: Số dân và tỉ  lệ  dân thành thị  có xu hướng tăng → Quá trình đô   ̣ thi hóa đang diên ra v ̃ ơi tôc đô ngày càng cao. ́ ́ ̣ ­ Nguyên nhân của đô thị hóa:    + Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.    + Chính sách phát triển dân số. B. Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở A. miền núi, trung du. B. đồng bằng, ven biển. C. trung du, đồng bằng, ven biển. D. miền núi, đồng bằng, ven biển. Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng về phân bố dân cư nước ta?
  11. A. Dân cư phân bố không đều trên phạm vi cả nước. B. Phần lớn dân cư sinh sống ở khu vực thành thị. C. Dân cư phân bố chủ yếu ở đồng bằng và ven biển. D. Mật độ dân số ở miền núi thấp hơn ở đồng bằng. Câu 3. Căn cứ  vào  Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết vùng nào sau đây có  mật đô ̣ dân sô ́cao nhất nươc ta? ́ A. Bắc Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng song Cửu Long. Câu 4. Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn do A. nước ta là nước nông nghiệp. B. dân từ thành thị về nông thôn. C. nước ta không có nhiều thành phố lớn. D.  lối sống thành thị  ngày  càng phổ biến. Câu 5. Hậu quả lớn nhất về mặt xã hội của việc phân bố dân cư không hợp lí là A. khó khăn cho việc khai thác tài nguyên. B. ô nhiễm môi trường. C. gây lãng phí nguồn lao động. D. giải quyết vấn đề việc làm. Câu 6. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi có ý nghĩa A. giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở khu vực. B. phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng. C. tăng dần tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số. D. phát huy truyền thống sản xuất của các dân tộc. Câu 7. Dân số  nước ta phân bố  không đều đã gây khó khăn cho vấn đề  nào sau  đây? A. Việc phát triển giáo dục văn hóa xã hội và y tế. B. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. C. Giải quyết vấn đề an ninh xã hội và tạo việc làm. D.  Khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động. Câu 8.  Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nhận xét nào sau đây   không  đúng về dân số phân theo thành thị ­ nông thôn ở nước ta? A. Dân số nông thôn luôn cao hơn nhiều so với dân số thành thi.̣ B. Nông thôn chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng ngày càng tăng. C. Thành thị chiếm tỉ trọng thấp và có xu hướng ngày càng tăng. D. Nông thôn chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng ngày càng giảm. Câu 9. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cơ  cấu dân số  thành thị  và  nông thôn có xu hướng thay đổi như thế nào? A. Tỉ lệ dân thành thị tăng, nông thôn giảm. B. Tỉ lệ dân thành thị giảm, nông thôn tăng. C. Tỉ lệ dân thành thị tăng, nông thôn không đổi. D. Tỉ lệ dân nông thôn giảm, thành thị không đổi.
  12. Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết cơ cấu dân thành   thị và nông thôn năm 2007 lần lượt là (đơn vị: %)  A. 27,4 và 72,6.       B. 72,6 và 27,4.      C. 28,1 và 71,9.       D. 71,9 và 28,1. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LAO ĐỘNG NƯỚC TA A. Lý thuyết: 1. Nguồn lao động và sử dụng lao động a) Nguồn lao động. ­ Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu   lao động. ­ Đặc điểm nguồn lao động: + Thế  mạnh: Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư  nghiệp, thủ  công nghiệp. + Hạn chế: Lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn. => Để  nâng cao chất lượng lao động và sử  dụng hiệu quả  nguồn lao động cần   thực hiện việc phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng công tác   hướng nghiệp đào tạo nghề. b) Sử dụng lao động. ­ Số lao động có việc làm tăng lên. ­ Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích  cực: + Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp ­ xây dựng và dịch vụ tăng. + Tỉ trọng lao động trong khu vực nông­ lâm­ ngư nghiệp giảm => Sự thay đổi này phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá đất nước hiện nay. 2. Vấn đề việc làm Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức   ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm. ­ Khu vực nông thôn: thiếu việc làm => Nguyên nhân: do tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành  nghề ở nông thôn hạn chế. ­ Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao. 3. Chất lượng cuộc sống ­ Chất lượng cuộc sống của nhân dân ta đang được cải thiện: + Tỉ lệ người lớn biết chữ cao (90,3%). + Thu nhập bình quân đầu người tăng. + Các dịch vụ xã hội ngày càng tốt. + Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm. + Nhiều dịch bệnh bị đẩy lùi. ­ Hạn chế: chất lượng cuộc sống chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông  thôn, giữa các tầng lớp dân cư.
  13. => Nâng cao chất lượng cuốc sống của người dân trên mọi miền đất nước là  nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người thời kì công  nghiệp hóa, hiện đại hóa. + Nước ta có nguồn lao động dồi dào, đó là điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế,   nhưng đồng thời cũng gây sức ép lớn đến vấn đề giải quyết việc làm + Cơ cấu sử dụng lao động nước ta đang được thay đổi. + Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. B. Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Thế mạnh của nguồn lao động nước ta không phải là A. nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.  B.  có   nhiều   kinh   nghiệm   trong  sản xuất. C. chủ yếu là lao động có tay nghề rất cao. D. có khả năng tiếp thu khoa học  kĩ thuật. Câu 2. Phát biểu nào không đúng về nguồn lao động nước ta ? A. Tỉ lệ lao động khu vực Nhà nước tăng. B.  Tỉ   lệ   lao   động   qua   đào   tạo  tăng dần. C. Tỉ lệ lao động ở khu vực I giảm dần. D. Năng suất lao động vẫn còn thấp. Câu 3. Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là A. đẩy mạnh thâm canh.  B. phát triển công nghiệp. C. đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn. D. khuyến khích dân cư ra đô thị tìm kiếm việc làm. Câu 4. Cho bảng số liệu: SỐ LAO ĐỘNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ  CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 ­ 2015 2010 2015 Khu vực Số lao động  Cơ cấu (%)  Số lao động  Cơ cấu (%)  Nông, lâm nghiệp và thủy  24279,0 49,5 23259,1 44 Công nghiệsp và xây d ản ụng 10300,2 21,0 11780,4 22,3 Dịch vụ 14469,3 29,5 17800,5 33,7  (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)  Theo bảng số  liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về  số  lao động và cơ  cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 2010 ­ 2015? A. Số lao động tăng, tỉ trọng tăng đối với ngành công nghiệp và xây dựng. B. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có số lao động tăng, tỉ trọng giảm. C. Số lao động ngành dịch vụ tăng, tỉ trọng lao động ngành này cũng tăng. D. Ngành công nghiệp và xây dựng có số lao động, tỉ trọng lao động ít nhất. Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nguồn lao động nước ta? A. Nguồn lao động của nước ta dồi dào, tăng nhanh.
  14. B. Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao. C. Lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở thành thị. D. Lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Câu 6. Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết nhận xét nào sau đây  đúng về lao động nước ta? A.  Lao động trong nông nghiệp tăng, lao động trong công nghiệp và dịch vụ  giảm. B.  Lao động trong công nghiệp tăng, lao động trong nông nghiệp và dịch vụ  giảm. C.  Lao động trong nông nghiệp giảm, lao động trong công nghiệp và dịch vụ  tăng. D.  Lao động trong dịch vụ  và công nghiệp giảm, lao động trong nông nghiệp   tăng.  Câu 7.  Để  sử  dụng  có hiệu  quả  lực  lượng  lao  đ ộng  trẻ  ở  nước  ta,  phương  hướng trước tiên là A. hình thành, mở rộng các cơ sở, các trung tâm giới thiệu việc làm. B. có kế hoạch giáo dục và đào tạo hợp lí ngay từ bậc phổ thông. C. mở rộng và đa dạng hóa các ngành nghề thủ công truyền thống. D. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, các cấp các ngành nghề. MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ TÍNH TOÁN 1. Công thức tham khảo: ­ Tính mật độ dân số ( đơn vị: người/km2)               Số dân Mật độ dân số=                 Diện tích ­ Tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên ( đơn vị: %) Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên = tỉ suất sinh ­ tỉ suất tử  ­ Tính cơ cấu dân số ( đơn vị: %) Lấy từng phần  x 100 Tổng số dân   Gia tăng dân số ( đơn vị: triệu người)             D8= D7+(D7. Tg%) (D8 là DS năm 2008; D7 là DS năm 2007) 2. Bài tập vận dụng:  Bài 1. Cho BSL Diện tích, dân số phân theo vùng của nước ta, năm 2012
  15. dân số( nghìn người) Diện tích(km2) Các vùng Cả nước  88.772,9 330.951,1 Trung du và miền núi Bắc Bộ 11.400,2 95.272,3 ĐBSH 20.236,7 21.050,9 Bắc Trung Bộ 10.189,6 51.459,2 DHNTB 8.984,0 44.376,8 Tây Nguyên 5.379,6 54.641,1 Đông Nam Bộ 15.192,3 23.598,0 ĐBSCL 17.390,5 40.553,1 (nguồn: Tổng cục Thống kê hà Nội) Tính MĐDS Các vùng của nước ta, năm 2012. Đáp án Các vùng Mật độ dân số ( người/km2) Cả nước  268 Trung du và miền núi Bắc Bộ 120 ĐBSH 961 Bắc Trung Bộ 198 DHNTB 202 Tây Nguyên 98 Đông Nam Bộ 644 ĐBSCL 429 Bài 2. Cho BSL Dân số trung bình nước ta phân theo thành thị và nông thôn trong thời kì 1990­2010   (ĐV: nghìn người) Năm Tổng số dân thành thị nông thôn 1990 66016,7 12.880,3 53.136,4 1995 71995,5 14.938,1 57.057,4 2000 77630,9 18.725,4 58.905,5 2005 82392,1 22.332,0 60.060,1 2008 85082,7 24.673,1 60.445,6 2010 86932,5 26.515,9 60.416,6 Tính tỉ lệ cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta trong thời kì  1990­2010. Đáp án Cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn thời kì 1990­ 2010 ( Đơn vị: %) Năm Tổng số  thành thị nông thôn 1990 100 19,5 80,5 1995 100 20,7 79,3 2000 100 24,1 75,9
  16. 2005 100 27,1 72,9 2008 100 29,0 71,0 2010 100 30,5 69,5  Bài 3. Cho BSL Tỉ suất sinh, tỉ suất tử nước ta , gđ 1960­2011 ( ĐV :%o ) Năm Tỉ suất sinh tỉ suất tử Năm Tỉ suất sinh tỉ suất tử 1960 46 12 1989 31,3 8,4 1965 37,8 6,7 1993 28,5 6,7 1970 34,6 6,6 1999 23,6 7,3 1976 39,5 7,5 2006 19,0 5,0 1979 32,2 7,2 2009 17,6 6,8 1985 28,4 6,9 2011 16,6 6,9 Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giai đoạn 1960­ 2011? Đáp án Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giai đoạn 1960­ 2011 ( Đơn vị: %) Năm Tỉ lệ gttn Năm Tỉ lệ gttn 1960 3,4 1989 2,29 1965 3,11 1993 2,18 1970 2,8 1999 1,63 1976 3,2 2006 1,4 1979 2,5 2009 1,08 1985 2,15 2011 0,97 Phần III: KẾT LUẬN Chuyên đề    bước đàu   áp dụng cũng mang lại hiệu quả  nhất định. Tuy   nhiên, đây chỉ  là những kinh nghiệm của cá nhân, chưa thật sự  hoàn chỉnh, hơn   nữa mỗi trường mỗi giáo viên và tùy thuộc vào tình hình học sinh để có hướng áp   dụng phù hợp,  rất mong ý kiến đóng góp chân thành của đồng nghiệp và cấp trên   để giúp tôi có được phương pháp dạy học tốt hơn, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu   quả  trong nhiệm vụ giảng dạy của mình. Bình Xuyên, tháng 11 năm 2021 Người thực hiện chuyên đề
  17. Dương Thị Hồng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2