Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Địa lí: Nâng cao hiệu quả thi THPT bằng hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng phần Địa lí kinh tế
lượt xem 5
download
"Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Địa lí: Nâng cao hiệu quả thi THPT bằng hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng phần Địa lí kinh tế" nhằm phát huy tích cực và tiềm năng sáng tạo của giáo viên và học sinh trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 môn Địa lí. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Địa lí: Nâng cao hiệu quả thi THPT bằng hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng phần Địa lí kinh tế
- PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN BÌNH XUYÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC & THCS QUẤT LƯU ------------------ BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Tên chuyên đề: “NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI TPHT BẰNG HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC, KĨ NĂNG PHẦN ĐỊA LÍ KINH TẾ” Tác giả : Nguyễn Thị Hồng Nhung Môn: Địa lí Trường: Tiểu Học và THCS Quất Lưu Bình Buyên, tháng 11 năm 2021
- NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI THPT BẰNG VIỆC HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC, KĨ NĂNG PHẦN ĐỊA LÍ KINH TẾ. I.Tác giả chuyên đề, chức vụ và đơn vị công tác: Nguyễn Thị Hồng Nhung – Giáo viên trường TH&THCS Quất Lưu. II. Tên chuyên đề/chủ đề: Nâng cao hiệu quả thi THPT bằng việc hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng phần Địa lí kinh tế. III. Thực trạng, nguyên nhân, kết quả chất lượng giáo dục của đơn vị năm học 20202021 1. Thực trạng: Từ năm học 2018 2019, Sở Giáo dục đào tạo đã ra quyết định thi THPT (thi vào lớp 10) gồm 5 môn, chia thành 3 bài thi: Bài thi môn Toán, bài thi môn Ngữ Văn và bài thi Tổ hợp. Riêng bài thi Tổ hợp gồm 3 môn: Tiếng Anh và 2 môn khác sẽ được lựa chọn hàng năm.Theo đó, Thực hiện văn bản số 322/PGDĐTTHCS ngày 17/9/2021 của Phòng GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 20212022; Kế hoạch số 180/KHUBND ngày 13/8/2021 của UBND huyện về việc thực hiện Đề án nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở huyện Bình Xuyên giai đoạn 20212025, năm 2021. Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch tổ Hội thảo nâng cao chất lượng thi tuyển sinh vào lớp 10 với mục tiêu cụ thể là: Xây dựng hệ thống các chuyên đề bồi dưỡng học sinh lớp 9 thi tuyển vào lớp 10 làm tài liệu dùng chung cho các đơn vị nhà trường trong công tác bồi dưỡng học sinh.Thông qua Hội thảo, giáo viên của các nhà trường trao đổi, học tập kinh nghiệm trong chỉ đạo tổ chức, thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh thi tuyển vào lớp 10 ngày càng đạt hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà trong huyện trong đó có môn Địa lí. Trong các môn thi THPT, thì dung lượng kiến thức ở môn Địa lí khá lớn lại đan xen cả phần địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế xã hội và phần kĩ năng. Vì vậy, người học cần có cả tư duy và kĩ năng của phân môn tự nhiên là kĩ năng tính toán, xử số liệu và vẽ biểu đồ. Bên cạnh đó lại cần phải có cả các kĩ năng của phân môn xã hội để nhìn nhận, phân tích vấn đề. Để học giỏi bộ môn Địa lí đặc biệt là thi vào THPT hiện nay với hình thức thi trắc nghiệmkhông phải là dễ dàng. Từ tháng 5/ 2021 việc học và ôn thi vào THPT của tất cả các trường trên địa bàn tỉnh phải diễn ra dưới hình thức học trực tuyến. Học và thi trong điều kiện dịch bệnh là vô cùng khó khăn: thiếu cơ sở vật chất, trang bị thiết bị dạy 3
- và học, đường truyền kém ổn định nên hiệu quả ôn tập chưa cao, kết quả thi còn thấp. 2. Nguyên nhân: 2.1. Về phía học sinh: Chưa coi trọng môn học:Một hiện tượng thực tế khá phổ biến hiện nay là xem nhẹ môn học.Mặc dù môn Địa lí trong chương trình giáo dục phổ thông là một trong tám môn công cụ, môn thi vào THPT, song học sinh vẫn có tư tưởng xem nhẹ, coi Địa lí là môn “phụ”, vì vật chưa đầu tư thời gian cho việc học tập, nên kết quả của bộ môn chưa cao. Học sinh l ườ i h ọc: Qua quá trình giảng dạy, nhận thấy rằng các em học sinh yếu đa số là những học sinh cá biệt, trong lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, không làm bài tập, cứ đến giờ học thì cắp sách đến trường. Thi THPH không ph ải là mục tiêu đặ t ra của r ất nhi ều h ọc sinh, đố i vớ i h ọc sinh có lự c học trung bình thì họ c Ngh ề là lự a chọ n số một. Vì có tư t ưở ng h ọc ngh ề nên các em không chịu khó và d ành nhi ều thời gian cho việc học và ôn thi. Thi ếu ph ươ ng ti ện và thiết b ị h ọc t ập, đườ ng truyền không ổ n đị nh là mộ t khó khăn lớ n trong vi ệc h ọc Online. Cách tư duy c ủa h ọc sinh : Môn Đị a lí là mộ t môn họ c cần đị nh hướ ng nhi ều năng lực hình thành để họ c tố t như năng lự c tự chủ , giao ti ếp, hợp tác vv... nhi ều em h ọc sinh có cách tư duy tinh t ế, s ự t ỉ m ỉ nh ưng bên c ạnh đó còn nhi ều học sinh có lố i tư duy s ơ sài, lườ i nhác nên không cảm nh ận đượ c cái hay cái đẹ p củ a bộ môn, chư a biết cách ứng dụ ng vào thực ti ễn cu ộc s ống. T ừ đó, mộ t số em dần m ất đi hứ ng thú họ c và dẫ n đến tình tr ạng y ếu kém. Học sinh bị “hổng” kiến thức từ lớp dưới : Đây là một điều không thể phủ nhận với chương trình học tập hiện nay. Nguyên nhân này có thể nói đến bản thân từng học sinh và cách đánh giá của giáo viên chưa hợp lí, chính xác. 2.2. Về phía giáo viên: Nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ học sinh yếu kém cao, điểm thi THPTthấp, không phải hoàn toàn là ở học sinh mà một phần không nhỏ là ở người giáo viên: Còn một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu. Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút 4
- của học sinh. Chưa phân luồng tốt học sinh ở các mức độ: Giỏi Khá Trung bình Yếu. Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến cho học sinh yếu không theo kịp. Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, chưa thật sự giúp đỡ các em thoát khỏi yếu kém, như gần gũi, tìm hiểu hoàn cảnh để động viên, hoặc khuyến khích học sinh. Công tác phân luồng thi THPT chưa sát nên chất lượng và kết quả chưa cao. Trong điều kiện học Online, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc sử dụng công nghệ thông tin bằng các phần mềm dạy học trực tuyến, trình độ tin học hạn chế, vừa dạy vừa tìm tòi học hỏi nên hiệu quả chưa thật cao. 2.3. Về phía phụ huynh: Hầu hết phụ huynh trên đại bàn xã đều đi làm ăn xa gửi con ở nhà cho ông bà hoặc làm công nhân tăng ca cả ngày nên thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em, phó mặc mọi việc cho nhà trường và thầy cô, chưa quan sát đôn đốc con em trong các giờ học Online. Phong trào học tập ở địa phương chưa cao, chưa có chính sách khuyến học, động viên khích lệ kịp thời. Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế chưa trang bị được thiết bị học trực tuyến, có đến 20% gia đình không có mạng Internet, các em phải đi học nhờ nhà bạn hoặc phụ thuộc vào mạng Wifi nhà hàng xóm. 2.4. Kết quả: Chương trình Địa lí 9 gồm 44 bài chia làm 4 phần: + Phần 1: Địa lí dân cư gồm 5 bài; + Phần 2: Địa lí Kinh tế gồm 11 bài; + Phần 3: Sự phân hóa lãnh thổ gồm 25 bài; + Phần địa lí Địa phương gồm 4 bài Các bài tập vẽ biểu đồ và hướng dẫn học sinh phân tích xử lí số liệu, được lồng ghép trong 11 bài thực hành của toàn bộ trương trìnhmà chủ yếu tập trung trong hai phần đầu là Địa lí dân cư và Địa lí kinh tế. Các bài tập thực hành đó chỉ là một phần rất nhỏ trong hệ thống các kĩ năng về bảng số liệu và biểu đồ. Đó chính là nguyên nhân khách quan dẫn đến chất lượng bộ môn thấp. Bài thi Tổ hợp là bài thitổng hợp của 3 môn: Tiếng Anh (50% số điểm và câu hỏi tương đươg với 30 câu); Địa lí (25% số điểm và câu hỏi tương đương với 30 câu); Sinh học (25% số điểm và câu hỏi tương đương với 30 câu). Ngoài lượng kiến thức trong chương trình Sách giáo khoa Địa lí lớp 9, thì hệ 5
- thống bài tập phân tích xử lí số liệu, nhận dạng loại hình biểu đồ, kĩ năng Átlat chiếm khoảng 30% lượng câu hỏi và bài tập, vì vây lượng kiến thức mà học sinh phải ôn tập rất nhiều, thời gian ôn thi lại ngắn thời gian ôn thi lại ngắn dưới hình thức học trực tuyến, nên khó có được kết quả cao như mong muốn: Trun Năm Giỏi Khá g Yếu học bình Tổng Số Số Số Số số % % % % lượng lượng lượng lượng 2019 2020 74 03 4,1 22 29,7 41 54,1 8 10,8 2020 2021 44 02 4,5 10 22,7 25 56,8 7 15,9 Qua quá trình 15 năm đứng lớp, qua quan sát, chấm chữa bài làm của học sinh (bao gồm kết quả các bài kiểm tra vẽ biểu đồ, các bài thực hành có trong chương trình Địa lí THCS) đặc biệt là hai năm tiến hành ôn thi THPT, qua thực tế bài thi của học sinh, tôi nhận thấy các em còn hay mắc một số lỗi sau: + Chưa biết cách xử lí số liệu trong bài tập vẽ biểu đồ. + Chưa nhận diện đúng loại hình biểu đồ cần vẽ. + Khi vẽ các loại biểu đồ thì chưa biết cách trình bày theo trình tự của một bài tập vẽ biểu đồ. + Chưa biết cách khai thác kiến thức từ Astlat, còn lúng túng trong việc xử lí các bài tập liên quan đến Atslat. + Chưa biết xử lí số liệu trong các bài tập liên quan đến bảng số liệu... mà các kiến thức này trong phần Địa lí kinh tế chiếm phần lớn lượng kiến thức. + Chưa nắm chắc phần kiến thức cơ bản nên còn mơ hồ trong việc lựa chọn các phương án đúng đặc biệt là các câu hỏi trắc nghiệm mang tính phủ định với các mệnh đề: “không đúng” ; “khôngphải”; “ không là”... * Ví dụ: Khi làm bài thi theo hình thức trắc nghiệm học sinh thường dễ lựa chọn sai đáp án và mất điểm ở những câu hỏi sau: Các câu hỏi kĩ năng: + Chưa xác định được loại hình biểu đồ theo yêu cầu của đề bài; + Chưa biết cách xử lí số liệu trong cáccâu hỏi liên quan đến xử lí số liệu; + Chưa biết đặt tên cho các biểu đồ cần thể hiện; + Chưa xác định được lỗi sai trong các câu hỏi có biểu đồ cho trước; + Chưa nhận xét đúng và chính xác từ biểu đồ và bảng số liệu; + Chưa khai thác được nội dung Astlas để làm các câu hỏi liên quan đến kĩ năng sử dụng Átlas. 6
- Với cơ cấu đề của hai năm vừa thi thì phần kĩ năng chiếm khoảng 5 trên tổng số 15 câu hỏi (khoảng 30% lượng kiến thức). Các câu hỏi kiến thức: + Học sinh thường không nhớ chính xác nội dung kiến thức nên khi cho các đáp án gần giống nhau để lựa chọn ra một đáp án đúng nhất thì lúng túng lựa chon không chính xác; + Với các câu hỏi mang tính phủ định một mệnh đề thìhọc sinh chỉ chú ý đến phần kiến thức đúng chứ chưa xác định được các đán án “không đúng”; “khôngphải”; “ không là”... nên rất dễ mất điểm ở những dạng câu hỏi trên; + Thiếu kiến thức liên hệ thực tế, do khả năng tự học và thu thập thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng còn hạn chế nên ở các câu hỏi liên hệ thực tế học sinh rất dễ lựa chọn sai đáp án. Những lỗi này thường làm mất điểm của học sinh vì thế kết quả học tập và điểm thi THPT hai năm vừa rồi chưa cao. Để khắc phục tình trạng trên, sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu tôi quyết định chọn chuyên đề: Nâng cao hiệu quả thi THPT bằng việc hệ thống hóa kiến thức , kĩ năng phần Địa lí kinh tế.Chuyên đề cung cấp kiến thức một cách có hệ thống bao gồm: A. Phần nội dung kiến thức cơ bản; B. Các bài tập vận dụng từ kiến thức đã học (Bộ câu hỏi trắc nghiệm); C. Cáccông thức,kĩ năng tính toán, xử lí số liệu có liên quan. Trong khuôn khổ có hạn của chuyên đề và được sự phân công của PGD nên tôi chỉ dừng lại ở phần Địa lí Kinh tế. IV. Phạm vi, đối tượng Chuyên đề này áp dụng cho học sinh khối 9 ôn thi THPT. Thời lượng: Dự kiến áp dụng trong chương tình ôn thi THPT phần Địa lí kinh tế. V. Nội dung của chuyên đề A. NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN. Bài 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM II. NỀN KINH TẾ NƯỚC TA TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI Công cuộc đổi mới được triển khai từ năm 1986 đã đưa kinh tế nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển. 1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở ba mặt chủ yếu: Chuyển dịch cơ cấu ngành: 7
- +Giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. + Tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp xây dựng. + Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động. Sự chuyển dịch trên là tích cực, phù hợp với quá trình CNH – HĐH, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần. Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần đã đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ. Cùng với chuyển dịch cơ cấu ngành là hình thành hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới, các vùng chuyên canh nông nghiệp và sự phát triển các thành phố lớn. Đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 2. Những thành tựu và thách thức Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá trong công nghiệp Trong CN: đã hình thành một số ngành trọng điểm (dầu khí, điện, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng) Sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư của nước ngoài. Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. * Khó khăn: Sự phân hóa giàu – nghèo, vẫn còn tình trạng nghèo đói ở các xã, nhất là ở miền núi. Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm. Vấn đề việc làm, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo,... vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Những khó khăn khi nc ta hội nhập vào kinh tế TG: + Thị trường thế giới và khu vực biến động. + Thách thức khi nước ta thực hiện các cam kết AFTA (Khu vực Mậu dịch tự do Đông Nam Á), + Hiệp định thương mại Việt Mĩ, gia nhập WTO,... đòi hỏi phải nỗ lực đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng được cơ hội và vượt qua thử thách. 8
- Nhờ những thành tựu của công cuộc Đổi mới, cơ cấu kinh tế của nước ta có những biến đổi mạnh mẽ. Từ năm 1996, nước ta bước vào giai đoạn đấy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. BÀI 7. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các điều kiện tự nhiên (tài nguyên đất, khí hậu, nguồn nước và sinh vật). Các điều kiện kinh tế xã hội ngày càng được cải thiện, đặc biệt là sự mở rộng thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu đã thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá và thâm canh nông nghiệp. I. CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp phụ thuộc nhiều: đất, khí hậu, nước và sinh vật. 1. Tài nguyên đất Đất là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp. Nước ta có hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất là đất phù sa và đất feralit. + Đất phù sa: 3 triệu ha; Thích hợp với cây lúa nước, cây ngắn ngày; Tập trung tại đbằng SH, đbằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung. +Đất feralit: trên 16 triệu ha; Thích hợp trồng cây CN lâu năm như cà phê, chè, cao su, cây ăn quả và một số cây ngắn ngày như sắn, ngô, đậu tương,...Tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi Đất nông nghiệp: hơn 9 triệu ha. Việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp nước ta. 2. Tài nguyên khí hậu Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm Nhiệt, ẩm phong phú sinh trưởng nhanh trồng 2 – 3 vụ trong một năm. Nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển tốt. Khí hậu phân hoá bắc nam, theo mùa và theo độ cao: + Cơ cấu cây trồng đa dạng: Có thể trồng được từ các loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt và ôn đới. + Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng khác nhau giữa các vùng. * Khó khăn: bão, gió Tây khô nóng, sâu bệnh, sương muối, rét hại,... gây tổn thất 3. Tài nguyên nước Sông ngòi, ao hồ dày đặc + Nước ngầm cũng khá dồi dào Là nguồn nước tưới rất quan trọng, nhất là vào mùa khô, điển hình là ở các vùng chuyên canh cây công nghiệp của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Khó khăn: lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán về mùa khô Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta 4. Tài nguyên sinh vật 9
- Động thực vật phong phú thuần dưỡng, tạo cây trồng, vật nuôi II. CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ XÃ HỘI 1. Dân cư và lao động nông thôn Năm 2003: 74% dân số ởnông thôn; 60% lao động làm việc trong nông nghiệp. Nông dân Việt Nam giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, gắn bó với đất đai Bản chất nông dân cần cù, sáng tạo đc phát huy khi có chính sách khuyến khích sản xuất 2. Cơ sở vật chất – kĩ thuật Cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ trồng trọt, chăn nuôi ngày càng được hoàn thiện. Công nghiệp chế biến phát triển: + Góp phần tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp + Nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định + Phát triển các vùng chuyên canh. Hạ tầng, GTVT, chuồng trại….. 3. Chính sách phát triển nông nghiệp Chính sách mới của Đảng và Nhà nước là cơ sở để động viên nông dân vươn lên làm giàu, thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp. Một số chính sách cụ thể là: phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu,.. 4. Thị trường trong và ngoài nước Thị trường mở rộng: thúc đẩy sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Sức mua của thị trường trong nước hạn chế chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ở nhiều vùng còn khó khăn. Biến động của thị trường xuất khẩu ảnh hưởng xấu tới sự phát triển một số cây như cà phê, cao su, rau quả,... một số thuỷ hải sản,... * KẾT LUẬN CHUNG: Tài nguyên thiên nhiên nước ta về cơ bản là thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng. Điều kiện kinh tế – xã hội là nhân tố quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp. Bài 8. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP Nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển vững chắc, trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn. Năng suất và sản lượng lương thực liên tục tăng. Nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp được mở rộng. Chăn nuôi cũng tăng đáng kể. 10
- I. NGÀNH TRỒNG TRỌT Cơ cấu ngành trồng trọt thay đổi theo hướng: + Cây lương thực chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng có xu hướng giảm (60,8% 2002) + Cây CN tăng + Cây ăn quả, rau đâu và cây khác giảm (Từ độc canh cây lúa đã đẩy mạnh sản xuất nhiều loại cây công nghiệp và các cây khác) 1. Cây lương thực: Gồm: cây lúa và các cây hoa màu như ngô, khoai, sắn. Vai trò: + Cung cấp lương thực cho hơn 90 triệu dân. + Là mặt hàng xuất khẩu giá trị. + Tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. + Cung vấp thức ăn cho chăn nuôi Điều kiện trồng lúa: Đất phù sa, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, …….. Hiện trạng: +Lúa là cây lương thực chính: đáp ứng nhu cầu trong nước +xuất khẩu. + Diện tích, năng suất, sản lượng và bình quân lương thực đầu người đều tăng. + Là một trong những trung tâm xuất hiện sớm nghề trồng lúa ở Đông Nam Á. + Phân bố: Lúa được trồng trên khắp đất nước ta. Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Cơ cấu mùa vụ thay đổi, có vụ lúa sớm, lúa chính vụ và lúa muộn. 2. Cây công nghiệp * Vai trò: Tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tận dụng tài nguyên, phá thể độc canh trong nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường. * Điều kiện phát triển: * Tình hình phát triển: atlat Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, nhất là các cây công nghiệp lâu năm. 3. Cây ăn quả Khí hậu phân hoá +đất đa dạng nhiều loại quả ngon, thị trường ưa chuộng. PB: Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. II. NGÀNH CHĂN NUÔI Chăn nuôi chiếm tỉ trọng chưa lớn nhưng đang tăng dần. 11
- Hình thức chăn nuôi công nghiệp đang được mở rộng. 1. Chăn nuôi trâu, bò Bò có trên 4 triệu con, đàn trâu khoảng 3 triệu con(2002). Trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo, nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Bò được nuôi để lấy thịt, sữa và cũng để lấy sức kéo. Đàn bò có quy mô lớn nhất là ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Chăn nuôi bò sữa đang phát triển ven các thành phố lớn. 2. Chăn nuôi lợn Đàn lợn tăng khá nhanh: năm 1990 cả nước có 12 triệu con, năm 2002 tăng lên 23 triệu con. Nuôi lợn tập trung ở các vùng có nhiều hoa màu lượng thực hoặc đông dân như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. 3. Chăn nuôi gia cầm Đàn gia cầm năm 2002 có hơn 230 triệu con, gấp hơn hai lần năm 1990. Nuôi gia cầm phát triển nhanh ở đồng bằng. KẾT LUẬN CHUNG: Nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng đa dạng nhưng trồng trọt vẫn chiếm ưu thế. Lúa là cây trồng chính. Cây công nghiệp và cây ăn quả đang phát triển khá mạnh. Nhiều sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, thịt lợn, trái cây. Bài 9. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP THỦY SẢN Nước ta có ba phần tư diện tích là đồi núi và đường bờ biển dài tới 3260 km, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản. Lâm nghiệp và thuỷ sản đã có đóng góp to lớn cho nền kinh tế đất nước. I. LÂM NGHIỆP * Vai trò: Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội (gỗ + lâm sản)và giữ gìn môi trường sinh thái. 1. Tài nguyên rừng Trước đây, Việt Nam giàu tài nguyên rừng nay, rừng đã bị cạn kiệt ở nhiều nơi. Năm 2000: + Diện tích đất lâm nghiệp có rừng gần 11,6 triệu ha + Độ che phủ tính chung toàn quốc là 35% nước ta (ba phần tư diện tích là đồi núi) thì tỉ lệ này vẫn còn thấp. 12
- Phân loại: Dựa vào bảng 9.1, hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta. Nêu ý nghĩa của tài nguyên rừng. Rừng sản xuất: cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến + xuất khẩu. Rừng phòng hộ: rừng đầu nguồn, rừng chắn cát bay ven biển miền Trung, rừng ngập mặn ven biển. Rừng đặc dụng: vườn quốc gia và các khu dự trữ thiên nhiên như (Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Cát Tiên,...) 2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp Sản lượng khai thác: khoảng hơn 2,5 triệu mét khối gỗ. Gỗ chỉ được phép khai thác trong khu vực rừng sản xuất, chủ yếu ở miền núi và trung du. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu. Mục tiêu: + Đẩy mạnh trồng rừng, nâng cao độ che phủ + PT mô hình nông lâm kết hợp bảo vệ rừng và nâng cao đời sống cho nhân dân. II. NGÀNH THUỶ SẢN Góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển của nước ta. Xuất khẩu: Các mặt hàng thuỷ sản ngày càng được ưa chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế. 1. Nguồn lợi thuỷ sản * Thuận lợi: Có điều kiện khá thuận lợikhai thác và nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt. Khai thác: Bốn ngư trường trọng điểm của nước ta là: ngư trường Cà Mau Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận Bình Thuận Bà Rịa Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Hãy xác định trên hình 9.2 những ngư trường này. Nuôi trồng: +Bờ biển có các bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn: thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản nước lợ. 13
- + Ở nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi cho nuôi thuỷ sản nước mặn (nuôi trên biển). + Nhiều sông, suối, ao, hồ,... có thể nuôi cá, tôm nước ngọt. * Khó khăn: Bão: thiệt hại về người và tài sản, hận chế số ngày ra khơi Dịch bệnh: gây thiệt hại sx Đòi hỏi vốn rất lớn, trong khi phần lớn ngư dân còn nghèo, Vì vậy, quy mô ngành thuỷ sản còn nhỏ. Nhiều vùng ven biển: môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm khá mạnh. 2. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản Sản lượng tăng(atlat) Thị trường mở rộng hoạt động của ngành thuỷ sảnsôi động. PB: khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đang được đẩy mạnh. Nghề cá ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ phát triển mạnh. Khai thác hải sản: + Sản lượng khai thác tăng khá nhanh, do tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu. + Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận. Nuôi trồng thuỷ sản: + Gần đây phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá. + Các tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất là Cà Mau, An Giang và Bến Tre. Xuất khẩu thuỷ sản phát triển vượt bậc. (1999 đạt 971 triệu USD, năm 2002 đạt 2014 triệu USD đứng thứ ba sau dầu khí và may mặc). là đòn bẩy tác động khâu khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Hiện nay, khai thác chiếm tỉ trọng lớn, nuôi trồng tuy chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhưng tăng nhanh. * KẾT LUẬN CHUNG: Rừng nước ta cần được khai thác hợp lí đi đôi với trồng mới và bảo vệ rừng. 14
- Sản xuất thuỷ sản phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu thuỷ sản tăng vượt bậc Bài 11 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP Sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế xã hội. Khác với nông nghiệp, sự phát triển và phân bố công nghiệp chịu tác động trước hết bởi các nhân tố kinh tế xã hội. Tuy nhiên, các nhân tố tự nhiên vẫn đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp khai thác. I. CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN Thiên nhiên đa dạng cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng cơ cấu công nghiệp đa ngành. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng. II. CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ XÃ HỘI 1. Dân cư và lao động Dân đông, sức mua đang tăng lên, thị hiếu cũng có nhiều thay đổi thị trường trong nước được chú trọng trong phát triển công nghiệp. Lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật phát triển các ngành CN cần nhiều lao động và cả một số ngành công nghệ cao; hấp dẫn đầu tư nước ngoài. 2. Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng 15
- Trình độ công nghệ: còn thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn. Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, nước,... đang từng bước được cải thiện thúc đẩy sự phát triển công nghiệp Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào với phát triển công nghiệp? 3. Chính sách phát triển công nghiệp Chính sách phát triển công nghiệp ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp. Trước hết là chính sách công nghiệp hoá và đầu tư phát triển công nghiệp. Chính sách công nghiệp đã gắn liền với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư ngoài nước và trong nước, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại. 4. Thị trường Thị trường trong nước khá lớn, nhưng đang bị cạnh tranh ngày càng quyết liệt Trong xuất khẩu: sang thị các nước công nghiệp phát triển có 1 số lợi thế, nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng,... Sức ép của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng, linh hoạt hơn. Dựa vào tài nguyên thiên nhiên phong phú, nền công nghiệp nước ta có cơ cấu đa ngành. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. Sự phân bố các loại tài nguyên khác nhau tạo ra các thế mạnh khác nhau của từng vùng. Sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc mạnh mẽ vào các nhân tố kinh tế – xã hội. Các nhân tố đầu vào: + Nguyên nhiên liệu, năng lượng + Lao động + Cơ sở vật chất kĩ thuật Các nhân tố đầu ra:Thị trường Chính sánh vừa là nhân tố đầu vào, vừa nhân tố đầu ra BÀI 12: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP Công nghiệp nước ta đang phát triển nhanh, với cơ cấu ngành đa dạng, trong đó có những ngành công nghiệp trọng điểm, Công nghiệp phân bố tập trung ở một số vùng, nhất là ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. I. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP * Cơ cấu ngành: Có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực. Một số ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành: 16
- + Thế mạnh lâu dài: về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thị trường(trong nước và xuất khẩu) + Chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp. + Sự phát triển của những ngành này có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. * Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế: nhà nước, ngoài nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài. * Cơ cấu theo lãnh thổ: Phân bố ko đều, tập trung ở 1 số vùng như Đông Nam Bộ, ĐBSH II. CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRONG ĐIỂM 1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu Khai thác than: + Phân bố chủ yếu Quảng Ninh, + Sản lượng: 15 đến 20 triệu tấn/năm. + Hình thức: khai thác lộ thiên là chính, còn lại là khai thác hầm lò. Khai thác dầu khí: + Được phát hiện và khai thác chủ yếu ở vùng thêm lục địa phía Nam. + Sản lượng: Hàng trăm triệu tấn dầu và hàng tỉ mét khối khí đã được khai thác. + Dầu thô là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay. 2. Công nghiệp điện Bao gồm nhiệt điện và thuỷ điện. Sản lượng: trên 40 tỉ kWh/năm và ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Các nhà máy thuỷ điện lớn là Hoà Bình, Yaly, Trị An,... Nhiệt điện lớn nhất là Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) chạy bằng khí. Nhiệt điện Phả Lại là nhà máy nhiệt điện chạy bằng than lớn nhất cả nước. 4. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Các phân ngành chính là (cơ cấu): + Chế biến sản phẩm trồng trọt (xay xát, sản xuất đường, rượu, bia, nước ngọt, chế biến chè, thuốc lá, cà phê, dầu thực vật). + Chế biến sản phẩm chăn nuôi (chế biến thịt, trứng, sữa), thực phẩm đông lạnh, đồ hộp,... + Chế biến thuỷ sản (làm nước mắm, sấy khô, đông lạnh,...). Phân bố rộng khắp; Tập trung nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, 5. Công nghiệp dệt may Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng của nước ta, dựa trên ưu thế về nguồn lao động rẻ. Xuất khẩu đi nhiều nước và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. 17
- Các trung tâm dệt may lớn: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định,... III. CÁC TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP LỚN Vùng trung công nghiệp lớn nhất: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Hai trung tâm CN lớn nhất: Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. KẾT LUẬN CHUNG: Công nghiệp nước ta có cơ cấu đa dạng. Các ngành công nghiệp trọng điểm chủ yếu vẫn dựa trên những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên như công nghiệp khai thác nhiên liệu, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm hoặc dựa trên thế mạnh về lao động như công nghiệp dệt may. Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá đất nước. BÀI 13: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA DỊCH VỤ Dịch vụ là một trong ba khu vực kinh tế lớn, gồm các ngành dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công cộng. Các ngành dịch vụ thu hút ngày càng nhiều lao động, tạo việc làm, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế. I. CƠ CẤU VÀ VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ TRONG NỀN KINH TẾ 1. Cơ cấu ngành dịch vụ Dịch vụ gồm một tập hợp các hoạt động kinh tế, rất rộng lớn và phức tạp. Đó là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người. Cơ cấu: dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất và dịch vụ công cộng. 2. Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống Giao thông vận tải, thương mại:cung cấp nguyên liệu, vật tư; tiêu thụ sản phẩm của các ngành. Tạo mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài. Thu hút nhiều lao động, tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế. 18
- II. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ Ở NƯỚC TA 1. Đặc điểm phát triển Dịch vụ: khoảng 25% lao động nhưng đóng góp 38,5 % trong cơ cấu GDP (năm 2002). 2007Atlats Dịch vụ nc ta phát triển khá nhanh (do mở cửa kinh tế, Chuyển dịch kinh tế) cơ hội vươn lên ngang tầm Quốc tế. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhất là lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, du lịch, giáo dục đại học,... cho thấy khả năng thu lợi nhuận cao của các ngành dịch vụ. Thách thức: Việc nâng cao chất lượng dịch vụ + đa dạng hoá các loại hình dịch vụ phải dựa trên trình độ công nghệ cao, lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt. 2. Đặc điểm phân bố Sự phân bố của dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố của các đối tượng đòi hỏi dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư. Các hoạt động dịch vụ tập trung ở những nơi đông dân, kinh tế phát triển: thành phố, thị xã, đồng bằng Vùng núi, dân cư thưa thớt, kinh tế tự cấp, tự túc: dịch vụ còn nghèo nàn. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta KẾT LUẬN CHUNG: Dịch vụ là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người. Ở nước ta, khu vực dịch vụ mới thu hút khoảng 25% lao động nhưng lại chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP. Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, các hoạt động dịch vụ đã phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế. Các hoạt động dịch vụ tập trung những nơi đông dân và kinh tế phát triển. Bài 14 GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIÊN THÔNG Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đang phát triển rất nhanh. Các loại hình dịch vụ này ngày càng đa dạng và hoạt động có hiệu quả. I. GIAO THÔNG VẬN TẢI 1. Ý nghĩa GTVT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với mọi ngành kinh tế và sự hoạt động hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Giao thông vận tải thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong nước và ngoài nước. Nhờ vào việc phát triển giao thông vận tải mà nhiều vùng khó khăn đã có cơ hội để phát triển. 19
- 2. Giao thông vận tải ở nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình a. Đường bộ: Chở được nhiều hàng hoá và hành khách nhất, đồng thời cũng được đầu tư nhiều nhất. Các tuyến đường quan trọng đang được mở rộng, nâng cấp + Quốc lộ 1A: Hữu Nghị Lạng Sơn Năm căn Cà Mau; Là tuyến QL xương sống, qua 6/7 vùng kinh tế, tạo mối liên hệ kinh tế giữa các vùng. + Quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 51, quốc lộ 22, đường Hồ Chí Minh. Khó khăn:đường hẹp và chất lượng xấu. b. Đường sắt: Tổng chiều dài đường sắt chính tuyến là 2632 km. Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh) cùng với quốc lộ 1A là xương sống của giao thông vận tải ở nước ta. Các tuyến đường sắt còn lại đều nằm ở miền Bắc. c. Đường sông: Mới được khai thác ở mức độ thấp Tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long, sông Hồng d. Đường biển: Gồm vận tải ven biển và vận tải biển quốc tế. Vận tải biển quốc tế được đẩy mạnh do việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Ba cảng biển lớn nhất là Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn. e. Đường hàng không: Phát triển đội máy bay theo hướng hiện đại hoá. Mạng nội địa có 24 đường bay đến 19 sân bay địa phương với ba đầu mối chính là Hà Nội (Nội Bài), Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất). Mạng quốc tế ngày càng được mở rộng, trực tiếp nối Việt Nam với nhiều nước ở châu Á, châu Âu, Bắc Mĩ và Ôxtrâylia. g. Đường ống: Ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí. Là cách hiệu quả nhất để chuyên chở dầu mỏ và khí. KẾT LUẬN CHUNG: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông được đầu tư lớn và có hiệu quả. Các tuyến đường được đầu tư nâng cấp, các cầu mới đang thay cho nhà. Bài 15.THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH Trong điều kiện kinh tế càng phát triển và mở cửa, các hoạt động thương mại và du lịch có tác dụng thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống và tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. I. THƯƠNG MẠI 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề ôn thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh
61 p | 679 | 116
-
Đề ôn thi vào lớp 10 Chuyên ngoại ngữ (Có đáp án)
6 p | 656 | 71
-
Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn: Văn bản nghị luận và văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 9
54 p | 16 | 7
-
Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn: Một số kĩ năng viết văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống
28 p | 19 | 7
-
Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh: Verb form
61 p | 20 | 7
-
Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Địa lí: Nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 môn Địa lí phần Địa lí dân cư
17 p | 15 | 6
-
Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Lịch sử: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến nay
41 p | 14 | 6
-
Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh: Một số nội dung kiến thức và bài tập trong đề thi THPT vào lớp 10
93 p | 28 | 6
-
Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Vật lý: Phần Nam châm - Lực điện từ
41 p | 13 | 6
-
Chuyên đề ôn thi vào 10 môn Địa lí: Các vùng kinh tế
34 p | 18 | 6
-
Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn: Truyện hiện đại Việt Nam (1945-1975)
20 p | 37 | 5
-
Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Toán: Một số hình phẳng và hình khối trong thực tiễn
17 p | 14 | 5
-
Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Lịch sử: Phần Lịch sử Việt Nam trong những năm 1919 - 1939
45 p | 8 | 5
-
Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Hóa học: Các dạng bài tập về kim loại
17 p | 7 | 5
-
Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Toán: Một số dạng toán về hàm số bậc nhất y = ax + b (a≠0)
25 p | 16 | 4
-
Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Toán: Góc và tứ giác nội tiếp
14 p | 10 | 4
-
Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Toán: Một số dạng toán về hàm số bậc hai và phương pháp giải
9 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn