intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn: Một số kĩ năng viết văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

20
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn: Một số kĩ năng viết văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống" trang bị vốn kiến thức cần thiết cho công tác giảng dạy của mình thì cũng cần phải thường xuyên nghiên cứu tìm ra phương pháp dạy học thích hợp để chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng cao nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém, nâng cao số lượng học sinh khá giỏi. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn: Một số kĩ năng viết văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống

  1. CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC  SINH LỚP 9 THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN. Tác giả chuyên đề: Đỗ Thị Thanh Huyền 1. Chức vụ: Giáo viên trường THCS Thanh Lãng 2. Tên chuyên đề: Một số kĩ năng viết văn nghị luận xã hội về một   hiện tượng đời sống.  I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:     Kiểu bài nghị  luận xã hội trong chương trình Ngữ  văn trung học cơ  sở  là  một đơn vị kiến thức quan trọng góp phần đáp ứng mục tiêu môn học, đồng  thời   còn   đáp   ứng   được   những   vấn   đề   mà   thực   tiễn   cuộc   sống   đang   đặt  ra .Nghị  luận xã hội là phưong pháp nghị  luận lấy đề  tài từ  các lĩnh vực xã  hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ  cái đúng, sai,  tốt, xấu của vấn đề  được nêu ra. Từ  đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về  vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống và bản thân. Những đề  tài và nội dung này thường là những vấn đề  có ý nghĩa thiết thực trong cuộc  sống, có tính giáo dục và tính thời sự  cao. Đối với học sinh, các bài văn nghị  luận xã hội thường mang đến cho các em những suy nghĩ và nhận thức đúng   đắn về cuộc sống;  đặc biệt là uốn nắn nhận thức cho các em về những vấn  đề  có tính hai mặt của đời sống xã hội đang tác động trực tiếp đến thế  hệ  trẻ.     Như chúng ta đã biết trong cấu trúc đề  thi vào THPT môn Ngữ  văn những  năm gần đây đều có câu hỏi, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức xã hội và   đời sống để  viết bài nghị  luận xã hội hoặc một đoạn văn khoảng 200 từ  (hoặc một trang giấy thi).     Học sinh phải biết bám sát vào quy định trên để  định hướng ôn tập và làm  bài thi cho hiệu quả.  Ở  kiểu bài nghị  luận xã hội, học sinh phải trình bày  1
  2. những hiểu biết, ý kiến, quan niệm, cách đánh giá, thái độ...của mình về  các  vấn đề  xã hội, từ  đó rút ra được bài học (nhận thức và hành động) cho bản   thân. Để làm tốt, học sinh không chỉ biết vận dụng những thao tác cơ bản của   bài văn nghị  luận (như  giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh,  bác bỏ...) mà còn phải biết trang bị cho mình kiến thức về đời sống xã hội .   Muốn bài văn nghị luận xã hội có sức thuyết phục thì nhất thiết phải có dẫn   chứng thực tế. Cần tránh tình trạng hoặc không có dẫn chứng hoặc lạm dụng  dẫn chứng mà bỏ qua các bước đi khác của quá trình lập luận.    Mặt khác với kiểu bài nghị  luận xã hội, học sinh cần làm rõ vấn đề  nghị   luận, sau đó mới đi vào đánh giá, bình luận, rút ra bài học cho bản thân. Thực  tế cho thấy nhiều học sinh mới chỉ dừng lại  ở việc làm rõ vấn đề  nghị  luận  mà coi nhẹ  khâu thứ  hai, vẫn coi là phần trọng tâm của bài nghị  luận. Vì  những yêu cầu trên mà việc rèn luyện giúp cho học sinh có kĩ năng làm tốt   một bài văn , đoạn văn nghị luận xã hội là một việc làm rất cần thiết.    Trong quá trình dạy học, trường THCS Thanh Lãng tôi nhận thấy có những  thuận lợi và khó khăn khi dạy nghị luận xã hội về  một hiện tượng đời sống   như sau :        Về phía giáo viên: Các giáo viên bộ môn Ngữ văn đã chú ý đến mảng nghị  luận xã hội đặc biệt là  ở  chương trình lớp 9. Nhưng do thời lượng chương  trình hạn chế nên không có nhiều điều kiện bổ  sung kiến thức cũng như  rèn  luyện kĩ năng viết bài nghị  luận xã hội cho học sinh. Với thời gian 3 tiết lí  thuyết chỉ  đủ  để  giáo viên giới thiệu khái niệm, kiểu bài, dạng đề  và cách   làm bài một cách đơn giản nhất.       Về  phía học sinh: Thực tế  qua giảng dạy  ở trường THCS tôi nhận thấy  một số học sinh học rất tốt môn Ngữ văn, các em vững kiến thức, thành thạo   các bước viết bài văn , đoạn văn thì bên cạnh vẫn còn một số em còn chậm,   tiếp thu kiến thức còn hạn chế, khi thực hành còn nhầm   lẫn giữa các bước,  2
  3. diễn đạt còn lủng củng.  Đa phần các em thường hiểu lơ  mơ, viết hời hợt,   không có những trăn trở  sâu sắc, không có cái nhìn toàn diện, đa chiều. Đôi   khi viết theo tính chất cảm hứng, không nắm vững qui trình làm bài. Gặp  phải đề lắt léo hay vấn đề  nghị  luận ẩn sau câu chữ, hình ảnh là không làm   được.   Về phía nhà trường: Nhà trường đã có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu ­ kém   nhưng chưa thể giảm hết khó khăn cho cả thầy và trò.    Cụ thể kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến của lớp 9A2 năm   học  2019 – 2020 như sau: Sĩ số học sinh Số HS chưa biết cách làm Số HS biết cách làm 39 SL (%) SL (%) 19 48,71% 20 51,28%          Qua tìm hiểu nguyên nhân tôi nhận thấy rằng do học sinh có một đặc tính  tâm lý là nhanh nhớ nhưng chóng quên. Có khi ngay tại lớp các em nhớ  cách   làm bài nhưng sau vài ngày kiểm tra lại các em đã quên gần hết (nếu các em   không được ôn luyện thường xuyên).      Qua một số bài kiểm tra định kì, mỗi bài một câu nghị luận xã hội chiếm  khoảng 30% bài viết chỉ đủ để các em tiếp cận và làm quen với cách làm bài   chứ chưa thể đạt đến độ thuần thục, nhuần nhuyễn được.      Do học sinh chưa nắm vững các phương pháp, chưa vận dụng kỹ  năng  viết bài một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo vào từng bài tập cụ thể.      Đứng trước thực trạng trên, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ văn,  tôi nhận thấy bên cạnh việc trang bị  vốn kiến thức cần thiết cho công tác  giảng   dạy   của   mình   thì   cũng   cần   phải   thường   xuyên   nghiên   cứu   tìm   ra  3
  4. phương pháp dạy học thích hợp để  chất lượng giảng dạy ngày càng được  nâng cao nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém, nâng cao số lượng học   sinh khá giỏi. Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một số  kĩ năng nâng cao chất lượng thi  vào lớp 10 : “Một số kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội  về một hiện   tượng đời sống’’  II . ĐỐI TƯỢNG Đối tượng học sinh lớp 9 của trường Trung học cơ sỏ Thanh Lãng năm  học 2021– 2022. III . GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN  1. Làm công tác tư tưởng cho học sinh (định hướng):      Trước hết giáo viên cần phải dập tắt trong các em quan niệm: Văn nghị  luận là loại văn “khô khan” là chưa hợp lý, vì ở bất cứ thể văn nào, khô khan   hay hấp dẫn là  ở  chất lượng. Chất lượng một bài văn nghị  luận phụ  thuộc   vào cảm hứng, kiến thức: cách lập luận, dùng từ, câu....    Sau là phải có kiến thức: Kiến thức phong phú cũng có nghĩa là mình nắm   được lẽ  phải, giúp cho mình đưa ra những luận điểm chắc chắn, giàu sức  thuyết phục. Trái lại nếu kiến thức nghèo nàn hay sáo rỗng thì bài văn nhạt   nhẽo, nặng nề, hô khẩu hiệu. Khi kiến thức đã phong phú thì các yếu tố  kĩ  thuật của văn bản, về cơ bản sẽ biết sử dụng một cách tự nhiên. Bởi vì một   triết gia đã nói “Cái gì được quan niệm rõ ràng thì diễn đạt sẽ  mạch lạc”.   Việc trau dồi và cẩn trọng trong công tác kĩ thuật thì không bao giờ  thừa.  Luôn luôn phải cân nhắc, sắp xếp cái nào trước, cái nào sau, chọn đi chọn lại   từ nào cho chuẩn xác, sinh động. 2. Củng cố và khắc sâu kiến thức lí thuyết về các viết đoạn  văn , bài văn   nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. 4
  5.      Về  kiểu bài nghị  luận xã hội , muốn làm tốt kiểu bài này trước hết giáo  viên cần hướng dẫn và yêu cầu học sinh nắm chắc phần lí thuyết thì mới vận  dụng tốt trong khi làm bài ,  cụ thể là: * Khái niệm:   Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sông xã hội là bài nghị ,luận  bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng  chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. * Yêu cầu: Yêu cầu của một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong   đời sống xã hội:      Về nội dung: Bài văn nghị luận phải nêu rõ được sự  việc, hiện tượng có   vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó, chỉ  ra nguyên   nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của ngưòi viết.    Về hình thức: Bài văn nghị luận phải có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, có luận  điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lòi văn chính xác,  sống động.   * Đặc điểm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống Gồm có 2 đặc điểm chính mà các bạn cần tập trung phân tích là nội dung và  hình thức. Đặc điểm nội dung 1. Nêu rõ sự việc có vấn đề cần nghị luận: Cần tập trung giới thiệu và  nêu rõ vấn đề chính cần nghị luận. 2. Phân tích đúng – sai : Là cách thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của mình  về vấn đề cần nghị luận. Phải chỉ ra được những việc đúng – sai, lợi –  hại, tiêu cực – tích cực trong hiện tượng đó. 5
  6. 3. Chỉ ra nguyên nhân: Khi đã phân tích những điểm đúng – sai về hiện  tượng hay sự việc đó thì các bạn cần đưa ra các nguyên nhân và lý giải  được đó là nguyên nhân chủ quan hay khách quan tác động. 4. Bày tỏ thái độ: Bày tỏ về tư tưởng, ý kiến riêng của chính mình về vấn  đề đó nhưng phải dựa trên cơ sở khách quan là lý lẽ và dẫn chứng phải  thuyết phục được người đọc, người nghe. Đặc điểm về hình thức 1. Bố cục phải mạch lạc: Bài nghị luận phải chia rõ bố cục gồm 3 phần  mở bài, thân bài, kết bài và các ý phải sắp xếp theo trình tự hợp lý. 2. Luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực: Luận cứ là những dẫn chứng, lý  lẽ mà mình đưa ra để chứng minh cho luận điểm đó. Dẫn chứng phải  có tính xác thực hay được trích dẫn từ những nguồn tin đáng tin cậy. 3. Lập luận hợp lý: Có thể sử dụng nhiều phương pháp lập luận như  chứng minh, so sánh, đánh giá… để tạo được hiệu quả cao nhất. 4. Lời văn chính xác, sống động: Lời văn phải chính xác, đanh thép, mạnh  mẽ nhưng văn nghị luận là phải nói lý, nhưng trong lý cần phải có tình.  Có thể diễn đạt một cách khéo léo như sử dụng thêm các biện pháp tu  từ, hình ảnh để giúp bài văn thêm sinh động. * Cách nhận diện dạng bài nghị luận hiện tượng đời sống Kiểu bài nghị luận về hiện tượng đời sống thường đề cập đến những hiện  tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống xã hội như: ­ Ô nhiễm môi trường, sự nóng lên của trái đất, nạn phá rừng, thiên tai lũ  lụt… ­ Bạo hành gia đình, Bạo lực học đường, tai nạn giao thông… ­ Tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục, hiện tượng chảy máu  chất xám… 6
  7. ­ Phong trào tiếp sức mùa thi, giúp đỡ đồng bào lũ lụt, tấm gương người tốt,  việc tốt, nếp sống đẹp  * Các bước làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống Bước 1: Tìm hiểu đề Xác định ba yêu cầu:  ­ Yêu cầu về nội dung: Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào (hiện  tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất tiêu  cực, đang bị xã hội lên án, phê phán.)? Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài  viết? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào? ­ Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng ? (giải  thích, chứng minh, bình luận,…) ­ Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong văn học, trong đời sống thực tiễn  (chủ yếu là đời sống thực tiễn). Bước 2: Lập dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận b. Thân bài: ­ Khái niệm và bản chất của hiện tượng (giải thích); mô tả được hiện tượng ­ Nêu thực trạng và nguyên nhân (khách quan – chủ quan ) của hiện tượng  bằng các thao tác phân tích, chứng minh ­ Nêu tác dụng – ý nghĩa (nếu là hiện tượng tích cực; tác hại­ hậu quả (nếu là  hiện tượng tiêu cực) ­ Giải pháp phát huy (nếu là hiện tượng tích cực); biện pháp khắc phục (nếu  hiện tượng tiêu cực) c. Kết bài ­ Bày tỏ ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội vừa nghị luận 7
  8. ­ Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân Bước 3: Tiến hành viết bài văn ­ Triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã xây  dựng (theo dàn ý) ­ Một bài nghị luận xã hội thường có yêu cầu về số lượng câu chữ nên cần  phân phối lượng thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài dòng, sa vào  kể lể, giải thích vấn đề không cần thiết. Trên cơ sở dàn ý, cần luyện cách  viết và trình bày sao cho ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu và có tính thuyết phục  cao. Bước 4: Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết *Cách viết đoạn văn       Khi gặp dạng bài viết đoạn văn nghị  luận xã hội về  một hiện tượng đời   sống các em cần triển khai theo các bước sau: – Bước 1 :  Nêu vấn đề: + Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ  câu nói hoặc hiện tượng đời sống   được đưa ra. – Bước 2: Triển khai vấn đề: + Nêu cách hiểu về vấn đề. + Đánh giá hiện tượng, đây là một hiện tượng tích cực. + Bàn luận về vấn đề: Nêu biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề  hoặc mở  rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân. + Bài học nhận thức và hành động: Khẳng định tính nhân văn của vấn đề; từ  đó rút ra bài học cho bản thân. – Bước 3. Tổng kết vấn đề: Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự  của hiện   tượng. 8
  9. 3. Hướng dẫn cách làm bài cụ thể: Gv hướng dẫn HS viết theo gợi ý  Ví dụ  1.  Viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày ý kiến của   anh/chị về nạn bạo hành trong xã hội. a. Mở bài: Giới thiệu về vấn nạn bạo hành trong xã hội b. Thân bài: * Nêu bản chất của hiện tượng ­ giải thích hiện tượng ­ Nạn bạo hành: sự hành hạ, xúc phạm người khác một cách thô bạo, làm ảnh  hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của người khác, đang trở thành  phổ biến hiện nay. ­ Nạn bạo hành: thể hiện ở nhiều góc độ, nhiều phương diện của đời sống  xã hội. Nạn bạo hành diễn ra trong: gia đình, trường học, công sở… * Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân  tích, chứng minh ­ Hiện tượng khá phổ biến trong xã hội (d/c) ­ Do bản tính hung hăng, thiếu kiềm chế của một số người. ­ Do ảnh hưởng của phim ảnh mang tính bạo lực (nhất là đối với tầng lớp  thanh thiếu niên). ­ Do áp lực cuộc sống. ­ Do sự thiếu kiên quyết trong cách xử lí nạn bạo hành. * Tác hại của hiện tượng. ­ Làm tổn hại đến sức khỏe, tinh thần của con người ­ Làm ảnh hưởng đến tâm lí, sự phát triển nhân cách, đặc biệt là tuổi trẻ * Đề xuất giải pháp. 9
  10. ­ Cần lên án đối với nạn bạo hành. ­ Cần xử lí nghiêm khắc hơn với những người trực tiếp thực hiện hành vi  bạo hành. ­ Cần quan tâm, giúp đỡ kịp thời đối với nạn nhân của bạo hành. c. Kết bài: ­ Lên án hiện tượng ­ Bài học nhận thức và hành động của bản thân Ví dụ 2 . Đồng cảm và sẻ chia với người có hoàn cảnh khó khăn là một nếp  sống đẹp trong xã hội hiện nay. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày ý kiến  của anh (chị) về nếp sống ấy. a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận . b. Thân bài: Bước 1: Miêu tả hiện tượng. ­ Đồng cảm: Là biết rung cảm trước những buồn, vui của người khác, hiểu  và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời mình, luôn đặt  mình trong hoàn cảnh của mọi người để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện  thái độ quan tâm của mình. ­ Sẻ chia: Cùng người khác sẻ chia niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi  người khác cần. Không tỏ thái độ thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người  khác cũng như không ganh ghét, đố kị, nhạo báng vinh quang, niềm vui của  họ. ­ Đồng cảm, sẻ chia là nếp sống đẹp, là lối sống được coi trọng trong xã hội  ta hiện nay. Bước 2: Nguyên nhân của hiện tượng. 10
  11. ­ Lối sống đồng cảm, sẻ chia bắt nguồn từ truyền thống nhân ái của dân tộc  ta: : “Lá lành đùm lá rách”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”… ­ Xã hội ngày càng phát triển, nhiều lối sống hiện đại được du nhập vào  nước ta nhưng nhân dân ta vẫn giữ được lối sống đồng cảm, sẻ chia. Bước 3: Tác dụng của lối sống. ­ Làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. ­ Làm cho một dân tộc, một đất nước trở nên vững mạnh. ­ Phê phán lối sống ích kỷ, vô cảm do bị cuốn theo những tham vọng vật chất  của nhiều người trong xã hội hiện nay. c. Kết bài: Liên hệ bản thân ­ Phải biết sống đồng cảm, sẻ chia không chỉ trong suy nghĩ, tình cảm mà  phải hành động thực tế . ­ Có tinh thần giúp đỡ, hi sinh cho những người xung quanh mình. Ví dụ 3: Hoạt động từ thiện đang trở thành vấn đề “nóng” trong đời sống  cộng đồng vào thời gian gần đây. Hãy viết đoạn văn (khoảng 10­25 dòng),  chia sẻ quan điểm của em về cách làm từ thiện có ý nghĩa. a. Mở đoạn  .Giới thiệu vấn đề:    Từ thiện là một trong những phong trào đang trở thành xu hướng phổ biến  trong xã hội hiện nay. Nhưng cách làm từ thiện có ý nghĩa chứ không phải  chạy theo xu thế là một vấn đề khá là bất cập. b. Thân đoạn . Bàn luận Giải thích ­ Từ thiện có nghĩa là làm việc tốt từ lòng yêu thương (người). 11
  12. ­ Từ thiện là một hành động trợ giúp người yếu thế. Phân tích ­ Vì sao cần làm từ thiện? + Xã hội chẳng thiếu những số phận bất hạnh. + Các cơ quan, tổ chức chỉ có thể hỗ trợ một bộ phận nhỏ đặc biệt là trong  tình hình hiện nay: khi đại dịch hoành hành, thiên tai .... + Làm việc thiện trở thành một nếp sống quen thuộc, một nét sống đẹp của  dân tộc ta. + Dẫn chứng ­ Những ích nợi của việc từ thiện: + Họ nhận thấy tâm hồn mình được thoải mái hơn, nhẹ lòng hơn. + Có người thì họ không làm vì mình mà để phúc đức lại cho con cháu. + Họ chỉ mong muốn đóng góp một phần cho xã hội: để cuộc sống của  những người bất hạnh được dịu đi. + Một xã hội tốt là một xã hội giàu lòng yêu thương, có nhiều người yêu  thương nhau. Phản đề:  ­ Phê phán một lớp người trong xã hội còn vô cảm, dửng dưng, không biết  quan tâm, sẻ chia…với những người có hoàn cảnh bất hạnh trong xã  hội. ­ Có những người chỉ làm từ thiện để lấy danh nghĩa, lấy sự nổi tiếng về cho  bản thân chứ không xuất phát từ thực tâm thiện nguyện. Từ thiện là  tốt nhưng từ thiện sai cách, sai đối tượng lại đem đến những điều  phản tác dụng. Bài học nhận thức và hành động 12
  13. ­ Nhận thức được từ thiện là hành động tốt đẹp trong xã hội, thể hiện tình  yêu thương của con người với đồng loại, là cơ sở để xây dựng các  mối quan hệ xã hội và phát triển đất nước. ­ Hành động: Tuổi trẻ càng cần tích cực trong công tác từ thiện. Việc thiện  thật ra không đòi hỏi nhiều tiền bạc và thì giờ, chỉ cần có một tấm  lòng. c . Kếtđoạn:   Không có thứ gì trên đời buộc người ta phải làm việc thiện, hãy làm từ thiện  sao cho thật có ý nghĩa. Ví dụ 3. Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần   giảm thiểu tai nạn giao thông. Em háy viết một đoạn văn diễn dịch  trình bày suy nghĩ của mình ? a.Mở đoạn: Nêu sự cấp bách và tầm quan trọng hàng đầu của việc phải giải  quyết vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông đang có chiều hướng gia  tăng như hiện nay. b.Thân đoạn:  *Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây  nên: đường bộ, đường thủy, đường sắt... trong đó phần lớn các vụ tai nạn  đường bộ. *Nguyên nhân dẫn đến Tai nạn giao thông: ­ Khách quan: Cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém; phương tiện tham gia  giao thông tăng nhanh; do thiên tai gây nên... ­ Chủ quan:  + Ý thức tham gia giao thông ở một số bộ phận người dân còn hạn chế,  đặc biệt là giới trẻ, trong đó không ít đối tượng là học sinh. 13
  14. + Xử lý chưa nghiêm minh, chưa thỏa đáng. Ngoài ra còn xảy ra hiện  tượng tiêu cực trong xử lý. *Hậu quả: gây tử vong, tàn phế, chấn thương sọ não... Theo số liệu thống kê của WHO ( Tổ chức y tế thế giới) : Trung bình mỗi  năm, thế giới có  trên 10 triệu người chết vì tai nạn giao thông. Năm 2006,  riêng Trung Quốc có tới 89.455 người chết vì các vụ tai nạn giao thông. Ở  Việt Nam con số này là 12,300. Năm 2007, WHO đặt Việt Nam vào Quốc gia   có tỉ lệ các vụ tử vong vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới với 33 trường  hợp tử vong mỗi ngày. *Tai nạn giao thông đang là một quốc nạn, tác động xấu tới nhiều mặt trong  cuộc sống: ­ Tai nạn giao thông ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý: Gia đình có  người thân chết hoặc bị di chứng nặng nề vì tai nạn giao thông ảnh hưởng  rất lớn tới tinh thần, tình cảm; Tai nạn giao thông tăng nhanh gây tâm lí hoang  mang, bất an cho người tham gia giao thông. ­ Tai nạn giao thông gây rối loạn an ninh trật tự: kẹt xe, ùn tắc giao thông; kẻ  xấu lợi dụng móc túi, cướp giật...  ­ Tai nạn giao thông  gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế bao gồm: chi phí mai  táng cho người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về phương  tiện giao thông về hạ tầng, chi phí khắc phục, chi phí điều tra...  ­ Tai nạn giao thông làm tiêu tốn thời gian lao động, nhân lực lao động: Tai  nạn giao thông làm kẹt xe, ùn tắc giao thông dẫn đến trễ giờ làm, giảm năng  suất lao động; Tai nạn giao thông làm chết hoặc bị thương ảnh hưởng đến  nguồn lực lao động xã hội.     Giảm thiểu tai nạn giao thông là là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với  toàn xã hội. Thanh niên, học sinh cần làm những gì để góp phần giảm thiểu  tai nạn giao thông ? 14
  15.  * Đề xuất một số biện pháp: ­ Tuyên truyền cho mọi người biết tác hại và hậu quả nghiêm trọng của tai  nạn giao thông. ­ Tự giác nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ ATGT khi tham gia giao thông. ­ Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông. Cùng giương cao khẩu  hiệu " Nói không với phóng nhanh vượt ẩu", " An toàn là bạn, tai nạn là thù"... ­ Thành lập các đội thanh niên tình nguyện xuống đường làm nhiệm vụ. ­ Phát hiện và báo cáo kịp thời với các cơ quan đoàn thể nơi gần nhất những  trường hợp vi phạm ATGT. ­ Về phía trường học, cần phát động và giáo dục kịp thời những trường hợp  học sinh vi phạm. ­ Về phía chính quyền, cần xử lí thật nghiêm minh hơn nữa những trường  hợp vi phạm. c.Kết đoạn : Khẳng định lại vấn đề   Ví dụ 4 . Viết một đoạn văn theo cách tổng phân hợp trình bày suy nghị  về  vấn đề ô nhiễm môi trường a. Mở đoạn : Nêu vấn đầ nghị luận Vấn đề  môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị  ô  nhiễm là một vấn đề  cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra   những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng   khiếp. Ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường đang được đẩy lên mức báo động.  Chúng ta cần nhận thức vấn đề  này như  thế  nào? Thực trạng, nguyên nhân,   hậu quả, và giải pháp để  giải quyết vấn đề  này thế  nào là một vấn đề  cần   được bàn luận. b. Thân đoạn 15
  16. Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất  cả  các yếu tố  tự  nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có  ảnh  hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi   sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là môi trường tự nhiên  và môi trường xã hội. Môi trường tự  nhiên bao gồm các thành phần tự  nhiên  như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,... M ôi trường xã hội  là tổng thể  các mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ cá nhân   với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,... 1. Hiện trạng môi trường sống của chúng ta.        ­ Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra  môi trường  không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu  ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác,... đã ảnh hưởng xấu   đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người, nó gây ra nhiều bệnh   về đường hô hấp,... ­ Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay nhiều nơi trên thế giới và đặc biệt là   Việt Nam đối mặt với nguy cơ rơi vào trình trạng ô nhiễm nguồn nước, nhu  cầu   về   nước   uống   và   nước   sinh   hoạt   ở   nhiều   vùng   miền   đang   bị   thiếu  nghiêm trọng, số  lượng người được sử  dụng nước sạch chiếm tỉ  lệ  không  lớn.  ­ Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công  nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện,... đã và đang làm cho nguồn đất  đai bị cạn kiệt, khô cằn.... ­ Ô nhiễm về  ánh sáng, âm thanh tiếng  ồn tại các đô thị  lớn trong các   dịp lễ  tết của Việt Nam và thế  giới đã gây ra các bệnh lí về  mắt; âm thanh   của các loại động cơ  quá lớn đặc biệt  ở  các đô thị  lớn cũng  ảnh hưởng rất  nhiều đến chất lượng cuộc sống của con người. 2. Nguyên nhân­ Hậu quả. 16
  17. a. Nguyên nhân  *Khách quan:  ­ Tình trạng nóng lên của trái đất gây ra những biến động lớn về  khí  hậu toàn cầu dẫn đến các hiểm hoạ  thiên tai ngày càng khủng khiếp: lũ lụt,   động đất, sóng thần, hạn hán, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp... ­ Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao  phủ bị giảm ngiêm trọng, nó gây ra biến đổi khí hậu: ví dụ bão lũ tại các tỉnh   miền Trung Việt Nam tháng 10 năm 2009 gây ra những hậu quả nghiêm trọng  về người và tài sản quốc dân... ­ Luật pháp chưa thực sự  nghiêm minh, chưa đủ  mạnh để  ngăn chặn   mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường... * Chủ quan: ­ Ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường. ­ Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã  bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí,  rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,... ­ Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế... b. Hậu quả. ­ Ô nhiễm môi trường nước – sản xuất, sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm  trọng. Nhiều loại dịch bệnh xuất hiện... ­ Ô nhiễm môi trường đất  ảnh hưởng xấu đến cây trồng, vật nuôi và  con người.  ­ Ô nhiễm môi trường không khí: gây ra rất nhiều lọai bệnh về đường  hô hấp.... 3. Giải pháp. 17
  18. ­ Khắc phục những nguyên nhân trên (phân tích và dẫn chứng) ­ Nêu một số quốc gia, thành phố, các vùng miền trên thế  giới và Việt   Nam có môi trường xanh­sạch­đẹp để  lấy làm mô hình áp dụng cho những  nơi có môi trường ô nhiễm. ­ Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để  xử  phạt thích đáng cho các   cá nhân và tổ chức vi phạm. ­ Giáo dục ý thức cộng đồng về bảo về môi trường. c . Kết đoạn ­       Việt Nam ­ một nước đang phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường là 1 vấn  đề hết sức cấp bách... ­       Cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để  khắc   phục   những   hậu   quả   của   sự   ô   nhiễm môi   trường,   tạo   ra môi  trường sống trong lành cho con người,... Ví dụ 5.   Viết đoạn theo cách quy nạp trình bày  suy nghĩ của em về vấn nạn bạo lực  học đường. a.Mở đoạn : Dẫn dắt vấn đề  Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường  là một vấn đề hết sức xa xôi, không xảy ra phổ biến,chỉ tồn tại ở những  nước phương Tây hay ở những nước lân cận(Trung Quốc). Đồng thời cũng vì  thế mà không ý thức được sâu sắc về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu quả  nghiêm trọng của nó tới thế hệ trẻ nói riêng, con người nói chung. Song thời  gian gần đây, bạo lực học đường đã có những chiều hướng gia tăng, phát  triển phức tạp và trở thành một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối  khiến mọi người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc. Phải chăng đó chính là  một dự báo “sóng ngầm đang thành bão”. Đứng trước thực trạng đó mỗi  18
  19. chúng ta cần có nhận thức và hành động như thế nào? b.Thân đoạn. 1. Giải thích. ­ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công  lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh  thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. ­ Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở  nhiều nơi trên thế giới,hiện đang xâm nhập và lan rộng ở VN. Do đó đang trở  thành một vấn nạn nghiêm trọng của toàn xã hội. 2. Hiện trạng. a. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều  hinh thức như: + Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn  thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. + Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con  người thông qua những hành vi bạo lực. b. Chứng minh: ­ Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các  clip bạo lực không chỉ đơn giản chỉ là các nam sinh mà nay hot nhất chính là  clip của các nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà  Nội,(nữ sinh hà nội bị đánh hội đồng gây xôn xao)được dư luận đề cập nhiều  nhất gần đây với đoạn clip dài chưa quá 2phút; Ở TPHCM, Nghệ An… ­ Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm chết  bạn bè, thầy cô…(Tại TP.HCM,2 nam hs (1 em lớp 7,1 em lớp 9)trường  THCS Nguyễn Huệ,Q.4,xích mích khi chát zớii nhau trên mạng dẫn đến đâm  nhau trong ngày tổng kết trường,khiến 1 em bị thương nặng)(1 nữ học sinh  lớp 9 trường THCS Nguyễn Công Trứ dùng dao lam"xả" lên mặt nữ sinh  trường khác) 19
  20. ­ Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức. ­ Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…(cách đây nhiều  năm trc đây là vấn đề được dư luận chú trọng nhất,nhưng sau này đây chỉ là  hiện tượng hi hữu,ít được chú ý) 3. Nguyên nhân ­ xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành  người yêu, không cùng đẳng cấp... ­ Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm  soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong  quan điểm sống. ­ Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi  mang tính bạo lực (kiếm, súng...)=>nguyên nhân sâu xa:bạo lực học đường  xuất phát từ xã hội: Nhiều ý kiến của các chuyên gia tâm lý cho rằng bạo lực  học đường ngày càng manh động, gia tăng là do xã hội nhìn đâu, lĩnh vực nào  cũng có bạo lực. Một số thầy cô cho rằng nguyên nhân của bạo lực học  đường là do học sinh bị ảnh hưởng của game online đầy bạo lực. Các game  bạo lực này đang dần phá hủy tâm hồn và nhân cách các em, biến các em  thành những con người dữ tợn. ­ Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực  trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo  lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia  tăng( : Những năm gần đây, cảnh bạo lực diễn ra khắp nơi, khắp các lĩnh  vực, bạo lực sân cỏ, cầu thủ đánh nhau, huấn luyện viên chửi trọng tài, cổ  động viên choảng nhau; bạo lực kinh doanh đâm chém để tranh giành thị  phần. Ngoài đường phố xe taxi húc vào xe cảnh sát, đánh trả lại cảnh sát. Rồi  bạo lực gia đình, con cái hù dọa cha mẹ, mẹ đánh đập con gây thương tích,  con hành hạ cha đến ngất xỉu… và rất nhiều hình thức bạo lực khác, không  riêng gì bạo lực học đường. ). (Ở đây để vấn đề thêm sâu sắc có thể lấy dẫn  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2