intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Vật lý: Phần Nam châm - Lực điện từ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:41

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Vật lý: Phần Nam châm - Lực điện từ” áp dụng các kỹ thuật dạy học cho học sinh cũng đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư, chau chuốt từ bài giảng cho đến thí nghiệm. Đồng thời mỗi học sinh có thể rút ra nội dung kiến thức thông qua thí nghiệm, quan sát hiện tượng và thực hành. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn Vật lý: Phần Nam châm - Lực điện từ

  1. PHÒNG GD­ĐT HUYỆN BÌNH XUYÊN TRƯỜNG THCS THANH LÃNG Chuyên đề: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Phần kiến thức: Nam châm ­Lực điện từ Người viết: Nguyễn Văn Cao Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Thanh Lãng, TT Thanh Lãng, huyện Bình  Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc A. Thực trạng chất lượng thi tuyển sinh vào lớp 10 của đơn vị năm học 2021­ 2022. Năm học 2021­2022, trường THCS Thanh Lãng thi vào lớp 10 THPT có tỷ lệ  điểm xét tuyển xếp thứ  36 của tỉnh và xếp thứ  2 của huyện (sau trường Lý Tự  Trọng). Có thể  nói với kết quả  như  vậy thì rất đáng tự  hào với các em học sinh  khóa vừa qua.  Tuy nhiên năm học 2021­2022, các em thi vào THPT với môn tổ  hợp có thi  môn khoa học tự nhiên là môn sinh học, đây là môn học có nhiều kiến thức thực tế  cùng với sự học thuộc kiến thức bài học là phần lớn nên các em chăm chỉ học tập  thì kết quả sẽ được nâng cao dễ dàng hơn môn vật lý. Môn vật lý là môn khoa học tự  nhiên với rất nhiều kiến thức mà đa số  là  vận dụng kiến thức để  làm bài tập. Nếu các em không có kiến thức vững, không  hiểu bản chất thì các em sẽ  gặp rất nhiều khó khăn và dẫn đến làm sai bài tập.   Cho nên vấn đề  đặt ra với giáo viên Vật lý là làm thế  nào để  có thể  kích thích  được sự đam mê, hứng thú trong học tập môn Vật lý cho học sinh. Do vậy người  giáo viên cần biết phân loại học sinh học tập  ở  lớp mình phụ  trách, đưa ra các  dạng bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh, nâng cao dần dần, từ  từ  cho   các em, giúp các em có thể tiếp thu và lĩnh hội vận dụng được.  Với chương “Nam châm ­ Lực điện từ” thì sự áp dụng các kỹ thuật dạy học  cho học sinh cũng đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư, chau chuốt từ bài giảng cho   đến thí nghiệm. Đồng thời mỗi học sinh có thể rút ra nội dung kiến thức thông qua   thí nghiệm, quan sát hiện tượng và thực hành. B. Đối tượng học sinh:  lớp 9, dự kiến số tiết dạy: 6 tiết (02 buổi) C. Nội dung I. Hệ thống kiến thức cơ bản 1. Nam châm 1
  2. ­ Nam châm có đặc tính là hút được sắt, thép, niken, cooban...tính chất đó gọi là từ  tính. Nam châm vĩnh cửu có từ tính giữ được lâu dài. ­ Nam châm nào cũng có hai từ cực. Khi để tự do, cực luôn luôn hướng về phương   Bắc gọi là cực Bắc (N), cực luôn luôn hướng về phía Nam gọi là cực Nam (S). ­ Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên thì đẩy nhau khác tên thì hút  nhau. 2. Tác dụng của dòng điện ­ Từ trường ­  Dòng điện tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần đó ta nói dòng điện có tác  dụng từ. ­ Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường.   Nhờ có từ trường mà nam châm hoặc dòng điện tác dụng lực từ lên kim nam châm  đặt trong nó. ­ Ta nhận biết từ trường bằng nam châm thử (kim nam châm để tự do) . Nơi nào có  lực tác dụng lên nam châm thử thì nới đó có từ trường. 3. Từ phổ ­ Đường sức từ ­ Để nhận biết hình ảnh của từ trường và nghiên cứu từ tính của nó người ta dụng   từ   phổ. ­ Các đường sức từ có chiều nhất định. Người ta quy ước chiều đường sức từ tại  một điểm là chiều đi từ cực Nam đến cực Bắc xuyên dọc theo trục của nam châm  được đặt cân bằng trên đường sức đó. Bên ngoài của thanh nam châm, đường sức  từ có hướng đi ra ở cực Bắc và đi và ở cực Nam. ­ Dòng điện chạy trong một  ống dây điện tạo ra một từ  trường giống như  từ  trường của một thanh nam châm. Phần từ  phổ   ở  bên ngoài ống dây có dòng điện  chạy qua giống như phần từ  phổ  ở bên ngoài của nam châm. Trong lòng ống dây  đường sức từ là những đường thẳng song song với trục ống dây. ­ Để xác định chiều đường sức từ  chạy trong các vòng dây người ta sử  dụng quy   tắc nắm tay phải. ­ Quy tắc nắm bàn tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay   hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây, thì chiều ngón tay cái choãi ra  chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. 4. Sự nhiễm từ của sắt và thép­ Nam châm điện ­ Trong từ trường sắt, thép, côban, niken...đều bị nhiễm từ tức là trở nên có từ tính. ­ Sau khi bị nhiễm từ, sắt non sẽ bị mất ngay từ tính nếu đưa ra khỏi từ  trường,  trái lại thép sẽ được giữ từ tính lâu dài. ­ Nam châm điện gồm một ống dây trong có lõi sắt non. Có thể làm tăng tác dụng   từ của nam châm điện bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây   hoặc tăng số vòng dây. 5. Lực điện từ và động cơ điện một chiều ­ Lực điện từ  là lực mà từ  trường tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện  chạy qua đặt trong từ trường. 2
  3. ­ Chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua phụ  thuộc vào chiều dòng điện và chiều đường sức từ. ­ Để  xác đinh chiều của lực điện từ, ta áp dụng quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay  trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay   giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ  chiều của lực  điện từ. ­ Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung  dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. ­ Động cơ  điện một chiều có hai bộ  phận chính là nam châm tạo ra từ  trường và   khung dây dẫn có dòng điện chạy qua. ­ Khi động cơ điện một chiều hoạt động, điện năng được biến thành cơ năng. II. Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề.                         Chúng ta có thể phân loại các dạng bài tập của Nam châm ­ Lực điện từ của   chương này như sau: Dạng 1: Bài tập về nam châm ­ cách nhận biết từ trường Dạng 2: Bài tập về từ phổ ­ Đường sức từ của nam châm  Dạng 3: Từ phổ ­ Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua, quy  tắc nắm tay phải. Dạng 4: Chiều của lực điện từ ­ quy tắc bàn tay trái  Dạng 5: Bài tập về ứng dụng của nam châm, nam châm điện, động cơ điện III. Hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bài tập  trong chuyên đề 1. Hướng dẫn học sinh tổng hợp kiến thức Học sinh thường gặp khó khăn khi nhắc lại, tái hiện kiến thức từ  đó không thể  vận dụng làm bài tập vì thế việc học sinh tự tổng hợp được kiến thức sẽ giúp các   em nhớ nhanh, nhớ lâu và vận dụng hiệu quả. ­ Phương pháp: Sử dụng sơ đồ tư duy ­ Thực hiện + Bước 1: Yêu cầu học sinh xem lại nội dung chương II: Điện từ học, mục lục  SGK + Bước 2: HS tìm những từ khóa (tên chương, tên bài…)  + Bước 3: Kết nối các từ khóa thành sơ đồ có từ trung tâm chia ra thành các nhánh  theo mạch kiến thức. 3
  4. + Bước 4: Học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy và trình bày trước lớp(1 đến 2 học  sinh) 2. Dấu hiệu nhận biết và phương pháp giải các dạng bài tập  ST Tên dạng  Nội dung kiến  Dấu hiệu nhận  T Phương pháp bài tập thức biết 1 Bài tập về  ­ Các đặc điểm về  ­Tự học, vấn đáp,  Xuất   hiện   các   từ  nam   châm  từ   tính   của   nam  kiểm tra như:Nam   châm,   từ  ­   cách  châm trường,   lực   từ… nhận   biết  ­   Cách   nhận   biết  hình   ảnh   nam  từ trường từ trường. châm… 2 Bài tập về  ­   Quy   ước   về  ­Phân tích hình vẽ Xuất   hiện   các   từ  từ   phổ   ­  chiều   đường   sức  ­Đặt vấn đề, vấn  như:Nam   châm,   từ  Đường  từ. đáp, kiểm tra trường,   từ   phổ,  sức từ của  ­   Tương   tác   giữa  đường   sức   từ,  nam châm hai nam châm. tương   tác,   hút,  đẩy… 3 Từ   phổ   ­  ­   Từ   phổ   ­   ĐST  ­Phân tích hình vẽ ­Xuất   hiện   các   từ  Đường  của   ống   dây   có  ­Đặt vấn đề, vấn  như:  Ống dây, dòng  sức từ của  dòng   điện   chạy  đáp, kiểm tra điện, từ  phổ, chiều  ống   dây  qua. đường sức từ, chiều  4
  5. có   dòng  ­ Quy tắc nắm tay  dòng   điện..hình   vẽ  điện   chạy  phải. ống dây qua,   quy  tắc   nắm  tay phải. 4 Chiều của  ­   Quy   tắc   bàn   tay  ­Phân   tích   hình  ­Xuất   hiện   các   từ  lực   điện  trái. vẽ,   thực   hành,  như:   lực   điện   từ,  từ   ­   quy  vấn đáp, kiểm tra chiều   dòng   điện,  tắc   bàn  chiều   đường   sức  tay trái từ…hình   vẽ   nam  châm,   đường   sức  từ… 5 Bài tập về  ­Cấu tạo và hoạt  ­Tự học , vấn  ­Xuất hiện các từ:  ứng   dụng  động của loa điện,  đáp, kiểm tra Nam châm điện, loa  của   nam  nam châm điện,  điện, động cơ  châm, nam  động cơ điện điện… châm  ­Sự nhiễm từ của  điện,  sắt thép động   cơ  điện 3. Minh họa phương pháp giải cụ thể từng dạng bài 3.1. Dạng 1: Bài tập về nam châm ­ cách nhận biết từ trường Ví dụ  1: Có 1 thanh nam châm bị  mờ màu sơn. Làm thế  nào để  xác định tên 2 từ  cực của nam châm? + Bước 1: Học sinh tự tìm hiểu đề và cách làm + Bước 2: Giáo viên yêu cầu 2 đến 3 học sinh trình bày cách làm của mình + Bước 3: Giáo viên cho học sinh khác đưa ra nhận xét và câu hỏi nếu chưa rõ cách   làm + Bước 4: Giáo viên chốt lại vấn đề và hướng dẫn nếu cần Hương dẫn: Đưa thanh nam châm về trạng thái tự do (cân bằng) bằng cách sau: ­ Dùng sợi chỉ buộc vào chính giữa của thanh nam châm rồi treo lên, khi cân   bằng, 1 đầu thanh nam châm luôn hướng về phía bắc địa lý là cực từ bắc của Nam   châm (N). Đầu còn lại hướng về phía nam địa lý là cực nam của nam châm (S). Ví dụ  2. Xung quanh trái đất có từ  trường không? Thí nhiệm nào chứng tỏ  điều  này? 5
  6. Hướng dẫn:  Xung quanh trái đất có từ  trường. Bản thân trái đất là nam châm   khổng lồ. Lý do: ­ Đặt mọi nơi trên trái đất, kim nam châm luôn chỉ hướng bắc – Nam. Vậy: + Cực từ bắc (N) của kim mam châm luôn bị hút về phía bắc địa lí   chứng  tỏ cực bắc địa lý của trái đất chính là cực từ nam (S) của nam châm khổng lồ. + Cực từ  nam (S) của kim nam châm luôn bị  hút về  phía cực Nam địa lý  chứng tỏ cực nam địa lí của trái đất chính là cực từ bắc (N) của nam châm khổng  lồ . 3.2. Dạng 2. Bài tập về từ phổ­ Đường sức từ của Nam châm VD1. Cho Nam châm với 2 từ  cực đã biết, vẽ  và xác định chiều các  đường sức từ bên ngoài nam châm. + Bước 1: Học sinh tự tìm hiểu đề, phân tích kí hiệu của hình vẽ và cách làm + Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hình vào vở và 2 đến 3 học sinh trình bày   cách làm của mình + Bước 3: Giáo viên cho học sinh khác đưa ra nhận xét và câu hỏi nếu chưa rõ cách   làm + Bước 4: Giáo viên chốt lại vấn đề và hướng dẫn nếu cần Hướng dẫn: ĐST của nam châm là các đường cong nối từ cực này sang cực  kia của nam châm và có chiều đi ra ở cực bắc (N), đi ra vào ở cực nam (S) (Ra bắc   – Vào Nam)   Tại cực N của các ĐST sẽ có chiều đi ra và tại cực S, các ĐST có  chiều đi vào. 6
  7. VD2. Cho biết chiều ĐST, hãy xác định tên từ cực của Nam châm. Hướng dẫn:  Theo quy  ước, các ĐST có chiều cùng đi vào  ở  một đầu và  cùng đi ra ở đầu kia (Ra bắc – Vào Nam).  Vậy đầu nào có ĐST đi ra là cực bắc (N) (đầu B); Đầu có các ĐST đi vào   là cực nam (S) (Đầu A). VD3. Biết sự  định hướng của kim nam châm bên cạnh. Hãy xác định  tên từ cực và chiều ĐST. Do đầu B của thanh nam châm hút cực bắc (N) của kim nam châm   Đầu B  là cực nam (S) của thanh nam châm và đầu A là cực bắc (N) của thanh nam châm. Theo quy ước về chiều ĐST (Ra bắc – Vào Nam). Thì: + Tại đầu A (Cực N) các ĐST có chiều đi ra. + Tại đầu B (Sực S) các ĐST có chiều đi vào. 3.3. Dạng 3. Từ phổ ­ ĐST của ống dây có dòng điện chạy qua. Quy tắc nắm  tay phải. Ví dụ  1. So sánh điểm giống và khác nhau giữa từ  phổ  của nam châm  và từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua (nam châm điện). + Bước 1: Yêu cầu học sinh nhắc lại đặc điểm từ phổ của nam châm và ống  dây có dòng điện chạy qua. 7
  8. + Bước 2: So sánh điểm giống và khác nhau. Hướng dẫn: Quan sát từ phổ hình thành bên ngoài nam châm và từ phổ của   ống dây có dòng điện dạy qua qua tay thấy: + Giống nhau: Phần từ  phổ  bên ngoài nam châm và bên ngoài  ống dây có  dòng điện chạy qua, đều là những đường cong khép kín nối từ  cực này sang cực  kia. + Khác nhau: Trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua cũng có các đường  sức từ được sắp xếp gần như song song. Ví dụ  2. Biết chiều dòng điện chạy qua các vòng dây, xác định chiều   của đường sức từ trong lòng ống dây và 2 từ cực của ống dây (Biết chiều dòng   điện, xác định chiều đường sức từ và từ cực của ống dây). + Bước 1: Học sinh tự tìm hiểu đề, phân tích kí hiệu của hình vẽ và cách làm. + Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hình vào vở và 2 đến 3 học sinh trình   bày cách làm của mình. + Bước 3: Giáo viên cho học sinh khác đưa ra nhận xét và câu hỏi nếu chưa rõ  cách làm. + Bước 4: Giáo viên chốt lại vấn đề và hướng dẫn nếu cần. Hướng dẫn: Theo quy tắc nắm tay phải:  ­ 4 ngón tay hướng theo chiều dòng điện, ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường  sức từ trong lòng ống dây. ­ Áp dụng vào hình: Sẽ có các đường sức từ đi ra ở đầu B, đi vào ở đầu A. ­ Theo quy  ước về  chiều ĐST thì đầu B là cực bắc (N), đầu An là cực từ  nam   (S). Ví dụ 3. Biết chiều đường sức từ, xác định chiều dòng điện. 8
  9. ­ Biết chiều đường sức từ đi ra ở đầu A và đi vào ở đầu B. ­ Hãy xác định chiều dòng điện trong các vòng dây và 2 cực của nguồn. Hướng dẫn: Áp dụng quy tắc nắm tay phải lên hình vẽ sao cho ngón tay cái  hướng từ B A (Theo chiều ĐST). ­ Khi đó chiều của 4 ngón tay sẽ là chiều của dòng điện (hình vẽ) chạy qua   các vòng dây). ­ Và dòng điện có chiều đi từ  cực (+) sang cực (­) nên tay có 2 cực nguồn   như trên hình. Ví dụ  4. Biết sự  định hướng   của nam châm  ở  gần   xác định chiều  đường sức từ, chiều dòng điện và tên cực từ của ống dây. Biết kim nam châm bị hút về phía đầu B của ống dây. Hướng dẫn: ­ Dựa vào sự tương tác giữa 2 nam châm, cực bắc (N) của kim nam châm bị  hút về phía đầu B của ống dây.  Đầu B phải là cực nam (S) của ống dây.  Đầu A là cực bắc (N). 9
  10. * Theo quy  ước về chiều đường sức từ  (Ra bắc – Vào nam) thì các đường  sức từ sẽ đi ra ở đầu A (cực bắc) và đi vào đầu B (cực nam) của ống dây. * Áp dụng quy tắc nắm tay phải (Nắm bàn tay phải sao cho ngón tay hướng  theo chiều dòng điện chạy qua. Khi đó 4 ngón tay hướng theo chiều dòng điện  chạy qua các vòng dây. * Dòng điện có chiều đi từ cực (+) sang cực (­)  Xác định được 2 chốt của  nguồn. 3.4. Dạng 4. Chiều của lực điện từ. Ví dụ 1. Xác định chiều lực điện từ. Khi biết chiều dòng điện và chiều  đường sức từ (theo phương pháp hình chiếu). Hình chiếu đứng. * Quy ước:  ­ Véc tơ  đại lượng có phương     với mặt phẳng tờ  giấy, có chiều từ  ngoài vào trong mặt phẳng tờ giấy ­ Véc tơ  đại lượng có phương   với mặt phẳng tờ  giấy, chiều từ  trong ra  ngoài. * Xác định chiều lực điện từ trong các trương hợp sau: * Thực hiện: + Bước 1: Học sinh tự tìm hiểu đề, phân tích kí hiệu của hình vẽ và cách làm + Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hình vào vở và 2 đến 3 học sinh trình   bày cách làm của mình + Bước 3: Giáo viên cho học sinh khác đưa ra nhận xét và câu hỏi nếu chưa rõ  cách làm + Bước 4: Giáo viên chốt lại vấn đề và hướng dẫn nếu cần Trường hợp a a. Hướng dẫn. Các ĐST có chiều ra bắc  10
  11. (N) vào Nam (S). Dòng điện có chiều từ  trái   phải. ­ Áp dụng quy tắc bàn tay trái ta xác định  được véc tơ lực điện từ có chiều từ ngoài  vào trong   mặt phẳng tờ giấy (hình vẽ) Trường hợp b b. Các ĐST có chiều  từ cực N   S. Véc  tơ dòng điện có hướng từ ngoài vào trong   mặt phẳng tờ giấy. ­ Áp dụng quy tắc bàn tay trái, xác định  được véc tơ  lực điện từ  có chiều từ  trên  xuống ( hình vẽ) Trường hợp c c.   Dòng   điện   có   chiều   từ   trong   mặt  phẳng tờ  giáy ra ngoài. Tương tự  ta sẽ  xác định được chiều của lực điện từ, từ  phải sang trái (hình vẽ) Ví dụ 2.Xác định chiều dòng điện, khi biết chiều lực điện từ và chiều đường  sức từ. 11
  12. Trường hợp a a. HD: ­ Trên hình vẽ, ta thấy véc tơ  lực   điện   từ   có   phương   vuông   góc   với   mặt  phẳng tờ  giấy, chiều hướng từ  trong ra  ngoài.   Các   đường   sức   từ   có   chiều   trái  sang phải. ­ Áp dụng quy tắc Bàn tay trái, ta xác định  được dòng điện có chiều từ  trên xuống  dưới. Trường hợp b b. HD: ­ Véc tơ  lực điện từ  có phương  vuông góc với mặt phẳng tờ  giấy, chiều  hướng từ ngoài vào trong. Các đường sức  từ có chiều từ trên xuống.  ­ Tương tự, ta xác định được dòng điện  có chiều từ trái sang phải.  Trường hợp c c. HD: ­ Các dấu chấm cho biết phương  12
  13. các   đường   sức   từ   vuông   góc   với   mặt  phẳng tờ  giấy, chiều hướng từ  trong ra  ngoài. Lực điện từ  có chiều từ  trái sang  phải. ­ Áp dụng quy tắc bàn tay trái, xác định  được dòng điện có chiều hướng từ  dưới  lên.  Ví dụ  3. Xác định chiều ĐST và tên từ  cực của Nam châm khi biết  chiều dòng điện và chiều lực điện từ. Hãy xác định tên từ cực của Nam châm và chiều các ĐST dưới đây.  Trường hợp a a. HD: ­ Biết chiều I, F như trên hình,  vận dụng quy tắc bàn tay trái sẽ  xác  định được các ĐST có chiều hướng  từ dưới lên trên.  ­ Vậy theo quy  ước về chiều ĐST thì  cực dưới là cực Bắc (N) vì tại đó các  ĐST đi ra. Cực  ở trên là cực Nam (S)  vì tại đây các ĐST đi vào.  Trường hợp b b.   HD:   ­   Trên   hình   cho   thấy     có  13
  14. phương   vuông   góc   tờ   giấy,   chiều  hướng từ trong ra ngoài.   hướng từ dưới lên. ­ Áp dụng quy tắc bàn tay trái       Các   ĐST có chiều từ phải sang trái.       Cực bên phải là cực từ  Bắc (N),   cực bên trái là cực từ Nam (S) Trường hợp c c. Trên hình vẽ  cho thấy chiều dòng  điện và lực điện từ.  ­   Áp   dụng   quy   tắc   bàn   tay   trái   xác  định   được   các   ĐST   sẽ   có   phương  vuông   góc   mặt   phẳng   tờ   giấy   và  chiều hướng từ  ngoài vào trong (thể  hiện bởi dấu cộng). Ví dụ 4. Bài tập vận dụng đồng thời quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay  trái.  Xác định chiều của lực điện  từ  tác dụng lên điểm N trên  hình vẽ 14
  15. HD:   Trước   tiên   vận   dụng  quy tắc nắm tay phải để xác  định   chiều   ĐST   trong   lòng  ống dây. Dòng điện đi từ cực + sang –        Chiều dòng điện qua các   vòng dây như hình vẽ. ­ Vận dụng quy tắc nắm tay  phải,   xác   định   được   chiều  các ĐST trong lòng  ống dây  (ra   ở   đầu   B,   vào   đầu   A).  Nghĩa   là   đầu   A   là   cực   từ  Nam   (S);   đầu   B   là   cực   từ  Bắc (N) của nam châm điện  này.  ­   Với   đoạn   dây   dẫn   thẳng  chứa   điểm   N,   biết   chiều  dòng   điện   hướng   từ   dưới  lên, chiều ĐST vừa xác định  được.        Áp dụng quy tắc bàn tay  trái, ta sẽ  xác định được lực  điện từ tác dụng lên điểm N  có   phương   vuông   góc   mặt  phẳng tờ giấy, chiều hướng  từ  ngoài vào trong thể  hiện  trên hình bởi dấu (+) 3.5 Dạng 5:   Bài tập về   ứng dụng của nam châm , nam châm điện, động cơ  điện +Học sinh cần nhớ  và nắm được các kiến thức cơ  bản về  Nam châm vĩnh  cửu và nam châm điện +Ứng dụng: Kim nam châm, labàn, Đi­na­mô xe đạp, Loa điện (loa điện có cả  hai loại nam châm), động cơ điện đơn giản, máy phát điện đơn giản… ­ Một số ví dụ Ví dụ  1: Vì sao khi chế  tạo động cơ  điện có công suất lớn, ta phải dùng nam  châm điện để tạo ra từ trường? *Thực hiện + Bước 1: Học sinh tự tìm hiểu đề và cách làm + Bước 2: Giáo viên yêu cầu 2 học sinh trình bày câu trả lời của mình 15
  16. + Bước 3: Giáo viên cho học sinh khác đưa ra nhận xét và câu hỏi nếu chưa rõ  + Bước 4: Giáo viên chốt lại vấn đề và hướng dẫn nếu cần Hướng dẫn giải: Vì để chế tạo ra nam châm điện có từ trường mạnh đơn giản hơn nam châm vĩnh  cửu và khi dùng nam châm điện thì người ta có thể tùy chỉnh được độ  mạnh yếu  của từ trường. Ví dụ 2: Để hút các mảnh kim loại ra khỏi bãi rác người ta sử dụng một cần cẩu   có nam châm điện. Để lấy các mảnh kim loại này ra khỏi cần cẩu thì người ta sẽ: A. Đảo chiểu dòng điện qua nam châm điện B. Ngắt điện, không cho dòng điện đi qua nam châm điện C. Sử dụng một nam châm có lực hút lớn hơn D. Tăng cường độ dòng chạy qua các vòng dây trong nam châm điện Hướng dẫn giải: Đáp án B. Khi ngắt dòng điện qua nam châm điện thì nam châm điện mất hết từ  tính nên   không hút các mảnh kim loại được nữa. Dưới tác dụng của trọng lực thì các   mảnh kim loại này sẽ rơi ra khỏi cần cẩu Ví dụ  3:Vì sao khi cho dòng điện chạy qua loa điện, thì loa điện lại phát ra âm   thanh? Hướng dẫn giải: Vì khi có dòng điện chạy qua loa thì  ống dây dao động. Màng loa được gắn với   ống dây nên khi đó màng loa sẽ dao động theo ống dây và phát ra âm thanh. 4. Một số bài tập trắc nghiệm  4.1.  Dạng 1: Bài tập về nam châm ­ cách nhận biết từ trường Câu 1:(Chương 2/bài 21/ mức 1) Nam  châm vĩnh cửu có thể hút được các vật nào sau đây? 16
  17. A. Sắt, đồng,  B. Sắt, nhôm, vàng. C. Sắt, thép, Niken.  D. Nhôm, đồng, chì. bạc Đáp án: C Câu 2:(Chương 2/bài 21/ mức 1)  Bình thường kim nam châm luôn chỉ hướng A. Bắc ­Nam. B. Đông ­ Nam. C.Tây ­ Bắc. D.Tây ­ Nam. Đáp án: A Câu 3:(Chương 2/bài 21/ mức 1)  Phát biểu nào sau đây là khôngđúng khi nói về nam châm?  A. Nam châm luôn có hai tư c ̀ ực Bắc và Nam. B. Nam châm có tính hút được sắt, niken. C. Mọi chỗ trên nam châm đều hút sắt mạnh như nhau.     D. Khi bẻ đôi một nam châm, ta được hai nam châm mới. Đáp án: C Câu 4:(Chương 2/bài 21/ mức 2) Tương tác giữa hai nam châm: A. các tư c ̀ ực cùng tên thì hút nhau; các cực khác tên thì đẩy nhau. B. các tư c ̀ ực cùng tên thì đẩy nhau; các cực khác tên thì hút nhau.     C. các tư c ̀ ực cùng tên không hút nhau cũng không đẩy nhau; các cực khác tên thì  đẩy nhau. 17
  18. D. các tư c ̀ ực cùng tên thì hút nhau; các cực khác tên không hút nhau cũng không  đẩy nhau. Đáp án: B Câu 5: (Chương 2/bài 21/ mức 2) Nam châm hình chư U hút các v ̃ ật bằng sắt, thép mạnh nhất ở  A. phần cong của nam châm. C. hai tư c ̀ ực của nam châm. B. phần thẳng của nam châm. D. tư c ̀ ực Băc c ́ ủa nam châm. Đáp án: C Câu 6: (Chương 2/bài 21/ mức 2) Một thanh nam châm thẳng được cưa ra làm nhiều đoạn ngắn. Chúng sẽ trở thành  A. những nam châm nhỏ, mỗi nam châm nhỏ chỉ có một tư c ̀ ự c. B. những thanh nam châm nhỏ, mỗi nam châm nhỏ có đầy đủ hai tư c ̀ ực . C. những thanh kim loại nhỏ không có từ tính. D. những thanh hợp kim nhỏ không có từ tính. Đáp án: B Câu 7:(Chương 2/bài 22/ mức 1) Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Dòng điện gây ra từ trường. C. Các vật nhiễm điện tạo ra từ  B. Các hạt mang điện tích tạo ra từ  trường. trường. D. Các dây dẫn tạo ra từ trường. Đáp án: A Câu 8:(Chương 2/bài 22/ mức 1) 18
  19. Từ trường không tồn tại ở đâu?  A. Xung quanh một nam châm. C. Xung quanh điện tích đứng yên. B. Xung quanh một dây dẫn có dòng điện  D. Mọi nơi trên Trái Đất. chạy qua. Đáp án: C Câu 9: (Chương 2/bài 22/ mức 1) Dươi tac dung t ́ ́ ̣ ư tr ̀ ương cua trái đ ̀ ̉ ất: A. Kim nam châm chỉ hướng Bắc – Nam. B. Hai nam châm đặt gần nhau, chúng sẽ hút nhau. C. Hai nam châm đặt gần nhau, chúng sẽ đẩy nhau. D. Nam châm luôn hút được sắt. Đáp án: A Câu 10: (Chương 2/bài 22/ mức 2) Một kim nam châm được đặt tự do trên trục thẳng đứng. Đưa nó đến các vị trí  khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện. Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam  châm. A. Kim nam châm lệch khỏi hướng Nam ­ Bắc. B. Kim nam châm luôn chỉ hướng Nam­ Bắc. C. Kim nam châm không thay đổi hướng. D. Kim nam châm mất từ tính. Đáp án: A 4.2. Dạng 2: Bài tập về từ phổ ­ Đường sức từ của nam châm  Câu 1: (Chương 2/bài 23/ mức 1) Điều nào sau đây là đúng khi nói về đường sức từ: A. Tại bất kỳ điểm nào trên đường sức từ, trục của kim nam châm cũng tiếp xúc  với đường sức từ tai điêm đó. ̣ ̉ 19
  20. B. Với một nam châm, các đường sức từ cắt nhau. C. Chiều của đường sức từ hướng từ cực bắc sang cực nam của kim nam châm  thử đặt trên đường sức từ đó. D. Bên ngoài một nam châm thì đường sức từ đi ra từ cực nam và đi vào cực bắc  của nam châm đó. Đáp án: A Câu 2: (Chương 2/bài 23/ mức 1) Đặt một số kim nam châm tự do trên một đường sức từ ( đường cong ) của một  thanh nam châm thẳng. Trục của các kim nam châm A. se song song nhau. ̃ B. gần nhau sẽ vuông góc với nhau. C. se luôn n ̃ ằm trên một đường thẳng. D. tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đo.́ Đáp án: D Câu 3: (Chương 2/bài 23/ mức 1) Hãy chọn phương án đúng: Đường sức từ là những đường cong  A. mà ở bên ngoài thanh nam châm, nó có chiều đi từ cực nam đến cực bắc. B. mà độ dày thưa được vẽ một cách tùy ý. C. mà không liền nét, nối từ cực nọ đến cực kia của nam châm. D. mà ở bên ngoài thanh nam châm, nó có chiều đi từ cực bắc đến cực nam. Đáp án: D Câu 4: (Chương 2/bài 23/ mức 1) ̀ ̉ ̉ ́ ường sức từ ta co thê kêt luân đ Qua hinh anh cua cac đ ́ ̉ ́ ̣ ược đô manh yêu cua t ̣ ̣ ́ ̉ ừ  trương d ̀ ựa vao:̀ A.Đường sức từ cong nhiều hay cong ít. B.Đường sức từ sắp xếp dày hay thưa. C.Đường sức từ to hay nhỏ. D.Số đường sức từ nhiều hay ít. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2