intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công tác an sinh xã hội ở khu vực biên giới của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

6
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết làm rõ một số đặc điểm, tình hình có liên quan và thực trạng công ASXH của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ASXH ở khu vực biên giới của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công tác an sinh xã hội ở khu vực biên giới của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang

  1. CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO TỈNH HÀ GIANG ThS. TRẦN ĐỨC HƯNG*1 CN. PHẠM THỊ BẢY**2 Tóm tắt: Đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) là một là một trong những công tác trọng tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phản ánh rõ nét chức năng xã hội của Phật giáo, qua đó, truyền bá thông điệp từ bi, nhân ái của đạo Phật vào đời sống xã hội. Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang là cơ sở tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với phương châm: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” và triết lý vì con người, muốn mang lại cho con người cuộc sống hạnh phúc, an lạc, Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang đã luôn tích cực triển khai các hoạt động cứu khổ độ sinh, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân các dân tộc ở khu vực biên giới tỉnh Hà Giang. Bài viết làm rõ một số đặc điểm, tình hình có liên quan và thực trạng công ASXH của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ASXH ở khu vực biên giới của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang thời gian tới. Từ khóa: Giáo hội Phật giáo, nhân dân, an sinh xã hội, khu vực biên giới. Đặt vấn đề Bảo đảm ASXH là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội góp phần xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ, công tác ASXH được triển khai đến nhiều đối tượng, trong đó có nhân dân ở khu vực biên giới tỉnh Hà Giang. Với tinh thần từ bi, cứu khổ, cứu nạn, Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều nội dung, hình thức công tác ASXH cho nhiều đối tượng thụ hưởng ở Học viện Biên phòng. * Phó Chánh Văn phòng, Viện Khoa học Tổ chức cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương. **
  2. 864 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... khu vực biên giới tỉnh Hà Giang, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần xây dựng khu vực biên giới ngày càng giàu mạnh, là phên dậu vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dùng để phân tích các số liệu, luận giải những vấn đề thực tiễn công tác ASXH ở khu vực biên giới tỉnh Hà Giang. Phương pháp thống kê: Tác giả đã thống kê số liệu về công tác ASXH ở khu vực biên giới của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang từ năm 2015 - đến hết năm 2019, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá về công tác ASXH ở khu vực biên giới của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang. Phương pháp chuyên gia: Tác giả sử dụng thông qua việc trao đổi trực tiếp với một số nhà khoa học, các chức sắc, tăng ni, tín đồ phật tử về những nội dung liên quan đến công tác ASXH ở khu vực biên giới của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang. 1. Đặc điểm tình hình địa bàn khu vực biên giới tỉnh Hà Giang Hà Giang là tỉnh có vị trí chiến lược nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc. Khu vực biên giới tỉnh Hà Giang gồm 7 huyện biên giới (Xín Mần, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn) tiếp giáp với các huyện Mã Quan, Malypho, Phú Ninh của tỉnh Vân Nam và Nà Pô của khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tổng chiều dài tuyến biên giới thuộc địa bàn tỉnh Hà Giang là 277.566 km. Khu vực biên giới tỉnh Hà Giang bao gồm 32 xã và 2 thị trấn, 346 thôn bản (122 thôn giáp biên) với tổng số 23.245 hộ/117.606 khẩu, thuộc nhiều thành phần dân tộc sinh sống như: Mông, Tày, Nùng, Dao, Sán chỉ, Hán, Lô Lô, Giáy…, trong đó, dân tộc Mông chiếm đa số. Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, kinh tế - xã hội của tỉnh có sự phát triển đáng kể, công tác ASXH được cấp ủy, chính quyền và các tổ chức quan tâm chú trọng. Chính vì vậy, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, khu vực biên giới tỉnh Hà Giang địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi, nhiều sông suối, giao thông đi lại khó khăn; khí hậu thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, nhiệt độ lạnh, ảnh hưởng đến việc canh tác, lao động sản xuất của nhân dân. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa khá lớn, thường xảy ra sạt lở, giông lốc ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt của nhân dân nên tình trạng nghèo đói và kết quả giảm nghèo chưa bền vững. Nhân dân còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu. Bên cạnh đó, hệ thống y tế, giáo dục còn chưa đáp ứng với tình hình thực tế,
  3. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 865 tình trạng thiếu việc làm, mất đất sản xuất và điều kiện sinh kế gặp nhiều khó khăn, tình trạng tái nghèo, thiếu khả năng chăm sóc sức khỏe, vấn đề công dân xuất cảnh trái phép đi lao động làm thuê Trung Quốc chưa được giải quyết triệt để. Chính vì vậy, bảo đảm ASXH ở khu vực biên giới tỉnh Hà Giang là một nhiệm vụ quan trọng cần được tiến hành thường xuyên, liên tục với sự chung tay của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội và toàn xã hội, trong đó có vai trò quan trọng của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang. 2. Thực trạng công tác an sinh xã hội ở khu vực biên giới của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang Phát huy tinh thần từ bi cứu khổ của đạo phật và truyền thống dân tộc “Thương người như thể thương thân”; “lá lành đùm lá rách”, trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sự quan tâm giúp đỡ của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tăng ni, tín đồ phật tử trong tỉnh luôn đồng hành, ủng hộ tạo nên những thuận duyên trong công tác ASXH. Sự đóng góp của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang trong công tác ASXH ở khu vực biên giới ngày càng sâu rộng, đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Qua khảo sát cho thấy, mức độ huy động nguồn lực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội không ngừng gia tăng. Mặc dù đời sống của tăng ni, tín đồ phật tử còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng Ban trị sự Phật giáo tỉnh đã vận động tăng ni, tín đồ phật tử cùng với các Hội đoàn Phật tử tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội. Từ năm 2015 đến năm 2019, tổng giá trị từ thiện của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang cho nhân dân ở khu vực biên giới đạt trị giá khoảng 8.250.000.000 đồng với sự tham gia của các cơ sở như Ban Từ thiện xã hội, chùa Quan Âm, chùa Quan Thế Âm Tân Quang, chùa Nậm Dầu, chùa Hộ Quốc, chùa Thiên ân và một số Hội đoàn Phật tử Thiện Tâm, Hội đoàn phật tử A Di Đà. Công tác ASXH ở khu vực biên giới của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang tập trung vào một số hoạt động trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, trợ giúp, cứu trợ xã hội. Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang đã xây dựng 5 điểm trường, 4 nhà văn hóa, tặng quà 1.350 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo nhân dịp các ngày lễ tết. Phối hợp với các trung tâm y tế cấp phát thuốc cho 650 hộ gia đình. Tổ chức các chương trình “Nồi cháo tình thương” cấp phát cháo cho hơn 2.165 bệnh nhân nghèo tại các Bệnh viện huyện Vị Xuyên, Yên Minh, Hoàng Su Phì. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cán bộ, chiến sĩ, các cháu học sinh nghèo trong chương trình “Nâng bước em đến trường” và “Con nuôi Đồn Biên phòng” trên địa bàn 12 đồn Biên phòng quản lý. Tổ chức tặng sách vở, quần áo và đồ dùng sinh hoạt
  4. 866 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... cho các em học sinh tại một số điểm trường trên địa bàn huyện Đồng Văn, Mèo Vạc. Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang còn chú trọng quan tâm đến công tác đền ơn đáp nghĩa. Trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang đã vận động các tăng ni, phật tử quyên góp xây dựng 10 ngôi nhà tình nghĩa; tặng quà 150 hộ gia đình có người thân là thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng. Hằng năm, với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn những người đã hy sinh vì dân tộc, vì đất nước, Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang đã tổ chức lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ ở nghĩa trang huyện Vị Xuyên. Bên cạnh đó, Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang còn vận động tín đồ, chức sắc tham gia chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo không để ai bị bỏ lại phía sau”, tham gia dự án “Bò giống cho người nghèo nơi biên giới” nhằm giúp nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Nhìn chung, công tác ASXH ở khu vực biên giới của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang ngày càng tăng về quy mô, mở rộng về đối tượng thụ hưởng, phong phú, đa dạng về hình thức thể hiện và linh hoạt, sáng tạo trong cách thức tiến hành. Quá trình hoạt động đã có sự phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đặc biệt, đã thu hút được sự tham gia không chỉ của tăng ni mà còn của đông đảo người dân, doanh nghiệp, góp phần chia sẻ gánh nặng với Nhà nước trong việc giải quyết vấn đề an sinh xã hội; cùng Nhà nước và xã hội chung tay vì một xã hội tốt đẹp, mọi người dân có cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên, công tác an sinh xã hội ở khu vực biên giới của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang vẫn còn một số hạn chế như tính kết nối hệ thống trong hoạt động xã hội từ thiện của Phật giáo chưa cao. Trình độ tổ chức của đội ngũ làm công tác bảo trợ xã hội còn hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp. Công tác an sinh xã hội ở khu vực biên giới của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang có thời điểm còn mang tính độc lập. 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác an sinh xã hội cho nhân dân ở khu vực biên giới của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang Một là, tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang đối với công tác ASXH ở khu vực biên giới Công tác chỉ đạo, giám sát của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang là khâu rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả công tác ASXH. Công tác ASXH của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang được tiến hành với nhiều đối tượng, phạm vi khác nhau. Chất lượng, hiệu quả của công tác ASXH tác động trực tiếp đến tình cảm, niềm tin của nhân dân và cấp ủy, chính quyền địa phương góp phần xây dựng hình ảnh, uy tín của Giáo hội. Do vậy, để tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
  5. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 867 Thứ nhất, tổ chức quán triệt đầy đủ các văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng Trị sự và các Chỉ thị của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và của cấp ủy, chính quyền địa phương có liên quan đến công tác an sinh xã hội. Việc quán triệt góp phần nâng cao nhận thức của các chức sắc, tăng ni, tín đồ phật tử về phương hướng hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng Trị sự cũng như chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Trên cơ sở đó làm cho các tăng ni, tín đồ phật tử nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm, tích cực tham gia vào công tác an sinh xã hội; tuân thủ giới luật và chấp hành tốt những quy định của Hiến chương cũng như Nội quy Ban Tăng sự, gương mẫu chấp hành pháp luật, lời nói đi đôi với việc làm. Thứ hai, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác điều tra, nghiên cứu, khảo sát, nắm chắc chất lượng đời sống, thu nhập, nhà cửa... của người dân ở khu vực biên giớivà điều kiện thực tế Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang để ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch cụ thể hóa nội dung công tác ASXH phù hợp với từng đối tượng thụ hưởng. Thứ ba, tăng cường kiểm tra, giám sát; chú trọng công tác sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình ASXH điển hình. Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang cần tăng cường kiểm tra, giám sát các chùa, Hội đoàn phật tử trong tổ chức thực hiện các nghị quyết, kế hoạch về an sinh xã hội; kịp thời đôn đốc, nhắc nhở, động viên, chấn chỉnh những sai sót của các tăng ni, tín đồ phật tử. Khi triển khai công tác ASXH cần có kế hoạch, biện pháp kiểm tra và phân công các chức sắc phụ trách, tăng ni, tín đồ phật tử thực hiện một cách cụ thể. Hằng năm, cần chú trọng công tác sơ tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình điển hình. Để tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát với công tác an sinh xã hội, Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang cần thực hiện tốt một số biện pháp sau: Cần nghiên cứu, quán triệt Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các nghị quyết, quyết định của Hội đồng Trị sự và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về công tác an sinh xã hội, chủ động nắm chắc tình hình của nhân dân có liên quan đến công tác an sinh xã hội. Chăm lo xây dựng, kiện toàn cơ cấu tổ chức của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang ở các cấp có trình độ, năng lực trong chỉ đạo, giám sát. Tiếp tục kiện toàn, bổ
  6. 868 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... sung các chức danh còn khuyết của Ban Trị sự để có đủ nhân lực thực hiện nhiệm vụ. Tiến hành tập hợp số liệu về tăng ni, tự viện, đề nghị Trung ương Giáo hội cấp giấy chứng nhận cho tăng ni có đủ điều kiện. Ban hành nghị quyết về công tác an sinh xã hội. Trong nghị quyết cần đánh giá chính xác, khách quan tình hình đời sống nhân dân, các điều kiện kinh tế - xã hội; dự báo chính xác tình hình thời gian tới; xác định đúng nội dung, phương pháp tiến hành công tác ASXH, chỉ đạo các tăng ni thực hiện nghiêm túc các kế hoạch, chương trình ASXH. Hai là, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội trong công tác ASXH ở khu vực biên giới. Phối hợp là một yêu cầu tất yếu nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xã hội hóa công tác ASXH. Thực tiễn cho thấy, việc triển khai công tác ASXH ở khu vực biên giới của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang có những thời điểm mang tính độc lập; trong khi đó, hệ thống cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành, Mặt trận Tổ quốc… có điều kiện nắm bắt thông tin về tình hình đời sống nhân dân và thường xuyên giám sát công tác ASXH của các cơ quan, tổ chức tôn giáo. Do đó, việc phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan, ban ngành và Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang là một yêu cầu quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác ASXH, đảm bảo cho công tác ASXH ở khu vực biên giới của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang thiết thực, đúng đối tượng và có chiều sâu. Quan hệ phối hợp giữa Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang với cấp ủy chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội cần tập trung vào các nội dung: Phối hợp trao đổi thông tin về chương trình, kế hoạch triển khai công tác ASXH của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang theo từng giai đoạn và nội dung các hoạt động cụ thể đối với các đối tượng. Phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình các đối tượng mà Giáo hội Phật giáo hướng tới và triển khai các chương trình ASXH ở các cơ quan, tổ chức như ở các bệnh viện, trường học… Phối hợp giúp đỡ Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang tham gia phát triển hoạt động trợ giúp xã hội và dạy nghề. Đối với các cơ sở của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang nhưng chưa thành lập các trung tâm cần hướng dẫn giúp đỡ, tạo điều kiện về thủ tục theo quy định của pháp luật để thành lập trung tâm góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc, giáo dục, đào tạo, nhằm thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước.
  7. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 869 Để thực hiện tốt các nội dung phối hợp trên, Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang cần thực hiện tốt một số nội dung sau: Thứ nhất, quán triệt, giáo dục cho các tăng ni, tín đồ phật tử nắm và nhận thức đúng về quan hệ phối hợp giữa Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang với cấp ủy chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc, cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội. Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang cần thường xuyên bồi dưỡng cho các tăng ni, tín đồ phật tử nắm vững giáo lý, giáo luật của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nâng cao phẩm chất đức hạnh, nâng cao nhận thức về vai trò công tác phối hợp, nội dung, cách thức phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc, cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, nhất là đối với các tăng ni trực tiếp tiến hành các hoạt động xã hội. Đồng thời, quán triệt cho tăng ni, tín đồ phật tử hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành và Mặt trận Tổ quốc. Công tác giáo dục của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang phải được tiến hành thường xuyên, đa dạng bằng nhiều hình thức khác nhau, như: Thông qua các buổi lễ, tổ chức sinh hoạt của các chùa, tổ chức các lớp bồi dưỡng, sinh hoạt hoặc lồng ghép vào các buổi giảng đạo của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang đối với các tăng ni, tín đồ phật tử. Thứ hai, thường xuyên nghiên cứu, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch phối hợp trong công tác ASXH giữa Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang với cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Kế hoạch phối hợp là cơ sở quan trọng để xác định trách nhiệm, nội dung công việc của các cơ quan ban ngành và Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang. Do đó, Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang cần chủ động nghiên cứu, rà soát các kế hoạch phối hợp, trên cơ sở đó cùng nhau bàn bạc, thống nhất xây dựng nhằm xác định rõ nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện công tác ASXH. Trong xây dựng kế hoạch phối hợp công tác ASXH, cần xác định rõ vai trò giám sát, hướng dẫn, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành; vai trò của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang. Nội dung kế hoạch cần xác định rõ các công việc, cơ chế phối hợp, giám sát; nắm và trao đổi công việc; trách nhiệm; đối tượng, nội dung công tác ASXH, công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang. Quá trình xây dựng các kế hoạch phối hợp triển khai công tác ASXH cần căn cứ vào nhiệm vụ chính trị ở địa phương, nhất là chủ trương lãnh đạo công tác an ninh - quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội trên
  8. 870 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... từng địa bàn. Thường xuyên rà soát các kế hoạch phối hợp hiện hành, kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót, bất cập, căn cứ vào tình hình thực tế để điều chỉnh bổ sung, xây dựng kế hoạch phối hợp mới, bảo đảm sát thực tế và chặt chẽ, thực chất, có chiều sâu. Ba là, nâng cao năng lực, trình độ tổ chức của đội ngũ tăng ni tham gia tiến hành công tác ASXH. Công tác ASXH của Phật giáo tỉnh Hà Giang không thể đạt hiệu quả cao khi năng lực và trình độ tổ chức của đội ngũ cán bộ tham gia công tác ASXH còn hạn chế. Điều này đồng nghĩa với việc đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH vừa là chủ thể tiến hành công tác ASXH nhưng cũng là đối tượng cần được trang bị về năng lực và trình độ tổ chức. Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực cho các tăng ni tiến hành công tác ASXH là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài, là trách nhiệm của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang. Mặt khác, từ thực trạng công tác ASXH những năm vừa qua cho thấy sự cần thiết phải nâng cao hơn nữa nhận thức và trình độ, năng lực tổ chức cho đội ngũ tăng ni tương xứng với yêu cầu nâng cao chất lượng, công tác ASXH trong thời kì hội nhập và phát triển quốc tế, tập trung trên một số nội dung sau: Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH của Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang về vai trò công tác ASXH. Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang cần giáo dục cho đội ngũ tăng ni về vai trò công tác ASXH trong sự nghiệp xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta; xác định công tác ASXH là một là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và các tổ chức tôn giáo. Quán triệt cho các tăng ni, tín đồ phật tử nắm vững tinh thần, ý nghĩa cao đẹp của Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Chú trọng tạo một nền giáo dục đúng nghĩa với tinh thần giác ngộ giải thoát, có chất lượng, tập trung chuyên chú về giới luật, đạo đức, phẩm hạnh cho tăng ni, tín đồ phật tử; từ đó, chủ động tích cực tham gia thực hiện công tác ASXH. Thứ hai, trang bị kiến thức về chủ trương, đường lối của đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ta, các kiến thức về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo... cho đội ngũ chức sắc, các tăng ni. Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang cần trang bị các đường lối, chủ trương của đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước trong các lĩnh vực an ninh - quốc phòng - đối ngoại - kinh tế - xã hội, nhất là lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, giảm nghèo bền vững, nghèo đa chiều, trong giải quyết việc làm, trợ cấp, trợ giúp, cứu
  9. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 871 trợ xã hội; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo vệ môi trường sinh thái. Phổ biến Luật Tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Tín ngưỡng tôn giáo; Bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính Giáo hội để mọi Tăng ni nắm vững và chấp hành nghiêm các quy định của Giáo hội và pháp luật, thực hiện nhiều chương trình đồng hành với địa phương trong công tác ASXH. Kịp thời triển khai các bài giảng, tài liệu hoằng pháp của Trung ương Giáo hội đến các cơ sở tự viện. Hằng năm, Giáo hội Phật giáo tỉnh cần phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương có các chương trình, kế hoạch bồi dưỡng kiến thức cho các tăng ni phụ trách và tham gia công tác ASXH; đồng thời, cử các chức sắc, tăng ni tham gia các khóa, lớp bồi dưỡng do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức. Ngoài ra, cần phát huy tinh thần tự học, tự trau dồi đạo đức, kiến thức của các tăng ni, tín đồ phật tử. Thứ ba, nâng cao năng lực tiến hành công tác ASXH cho đội ngũ tăng ni tham gia công tác ASXH. Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang cần nâng cao năng lực tiến hành công tác ASXH, nhất là cần nắm được tâm tư, nguyện vọng, tâm lý của đối tượng bảo trợ xã hội, nội dung, phương pháp, trình tự các bước trong tiếp xúc, tiến hành công tác ASXH cho từng đối tượng; phương thức phối hợp với các ban, ngành, lực lượng trong công ASXH, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm trong dạy học và các kỹ năng cần thiết khác. 4. Kết luận Bảo đảm ASXH ở khu vực biên giới tỉnh Hà Giang là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và toàn xã hội. Phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, hội nhập cùng xã hội, hiện hữu trong lòng dân tộc, quyết tâm giữ vững tinh thần độc lập dân tộc, phụng sự chúng sinh là cúng dường chư phật, Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang đã đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang triển khai nhiều chương trình ASXH ở khu vực biên giới, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, xây dựng biên giới giàu mạnh trong thời kỳ mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2018), Báo cáo tổng kết công tác phật sự năm 2018, Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
  10. 872 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 2. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2017), Văn kiện Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII - Nhiệm kỳ 2017 - 2022, Hà Nội. 3. Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang (từ năm 2015 - 2019), Báo cáo tổng kết công tác phật sự, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Giang. 4. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2008), Kinh Diệu pháp Liên Hoa, Thích Trí Tịnh dịch, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 5. Thích Trí Quảng (2008), Phật giáo nhập thế và phát triển, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2