intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy con các phương tiện đi lại

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

82
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu đi bằng ôtô - Không được đặt bé ngồi trong lòng vì xe có thể phanh (thắng) lại đột ngột, rất nguy hiểm. Tốt nhất là để trẻ trong nôi nhỏ có quai xách. Với các loại xe có túi khí ở hàng ghế trước thì bắt buộc phải cho trẻ ngồi đằng sau vì khi có sự cố, túi khí bung ra có thể làm cho trẻ bị ngạt thở. - Không để nắng chiếu thẳng vào bé, mỗi khi hạ kính xe xuống thì tránh gió lùa vào chỗ bé. Nếu dùng máy lạnh cũng phải...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy con các phương tiện đi lại

  1. Khi đưa trẻ đi tàu xe Nếu đi bằng ôtô - Không được đặt bé ngồi trong lòng vì xe có thể phanh (thắng) lại đột ngột, rất nguy hiểm. Tốt nhất là để trẻ trong nôi nhỏ có quai xách. Với các loại xe có túi khí ở hàng ghế trước thì bắt buộc phải cho trẻ ngồi đằng sau vì khi có sự cố, túi khí bung ra có thể làm cho trẻ bị ngạt thở. - Không để nắng chiếu thẳng vào bé, mỗi khi hạ kính xe xuống thì tránh gió lùa vào chỗ bé. Nếu dùng máy lạnh cũng phải rất cẩn thận vì cơ thể bé rất nhạy cảm. - Sau 2 tiếng chạy xe nên dừng nghỉ nửa tiếng, những ngày nắng nóng nên nghỉ thường xuyên hơn. - Ôtô cần sạch sẽ, không hôi hám, không có mùi xăng dầu. Cũng nên chọn thời điểm khởi hành phù hợp để tránh tắc đường vì tắc nghẽn giao thông không chỉ kéo dài thời gian đi đường mà còn làm mệt mỏi mọi người.
  2. Khi đi tàu hỏa - Nên mua vé nằm, thoải mái cho cả mẹ lẫn con và thuận tiện cho việc thay tã lót. Nhưng nếu không có vé nằm hoặc đoạn đường khá ngắn thì cần chọn chỗ ngồi thuận lợi. - Nên cho bé nằm trong nôi nhỏ có quai xách và lưu ý không để mặt trời rọi thẳng vào mắt bé cũng như tránh gió lùa, nước mưa hắt. Trong nhiều trường hợp, cần che tai cho bé để tránh tiếng ồn, tiếng còi tàu... Nếu đi máy bay - Nên yêu cầu để được bố trí chỗ ngồi phù hợp, thường là khu vực giữa máy bay - nơi ít chao đảo nhất. - Khi máy bay bắt đầu lăn bánh ra đường băng, bạn nên cho bé nằm trong nôi có quai xách và đặt ngay dưới chân mình. Khi máy bay cất và hạ cánh, nên cho bé bú mẹ hoặc bú bình vì động tác nuốt sẽ giúp bé cân bằng được áp lực và không bị đau tai. Trẻ lớn hơn có thể cho ngậm kẹo. - Vì không khí trong khoang hành khách khá khô và có thể hơi lạnh nên bạn cần cho bé uống nước nhiều lần (mỗi lần một ít, tuyệt đối không cho uống nước có ga) và mặc đủ ấm (có thể đắp chăn mỏng).
  3. - Cần đặc biệt lưu ý là khi trẻ đang bị cảm lạnh thì không được đi máy bay vì sự cân bằng áp lực khi máy bay lên xuống dễ làm trẻ bị đau tai nặng. Ngoài ra, nếu trẻ bị viêm mũi, viêm xoang hay mới mổ tai thì cũng không nên đi máy bay. - Với trẻ nhỏ, có thể cho uống thuốc chống say xe trước khi lên đường (nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng). Khi bé có biểu hiện say xe (da tái, nôn và không muốn ăn, ngáp nhiều, vã mồ hôi, thở nhanh), bạn nên đắp một chiếc khăn mát lên trán và cổ bé. Bạn cũng có thể chống sau tàu xe cho bé bằng cách day ấn huyệt Hợp cốc (khi khép chặt ngón tay cái và ngón trỏ, huyệt nằm ở điểm cao nhất của khối cơ nổi lên giữa hai xương bàn tay nối liền ngón cái và ngón trỏ). Chuyện ăn uống Dù sử dụng phương tiện giao thông nào đi nữa thì trước đó tất cả trẻ em cần được ăn đủ nhưng không quá no, tốt nhất là thức ăn đạm, nếu không thì thức ăn tinh bột (lưu ý đến tuổi của bé). Bạn bắt buộc phải mang theo đủ sữa, bột dinh dưỡng, bột sữa, sinh tố hoa quả, trà dinh dưỡng...để bé ăn dọc đường. Một phích nhỏ đầy nước nóng chuẩn bị sẵn từ nhà và một chai to nước tinh lọc hay nước đun sôi để nguội là không thể thiếu. Nếu sử dụng túi lạnh thì không nên để thức ăn sẵn trong đó quá lâu.
  4. Khi nào cần điều trị ngôn ngữ? Nhiều người khi biết con mình gặp khó khăn về ngôn ngữ thì đã quá trễ hoặc lo lắng thái quá. Dưới đây là chỉ dẫn của khoa Tâm Lý Bệnh Viện Nhi Đồng I, nhằm giúp các bậc phụ huynh phát hiện những dấu hiệu báo động cần được điều trị trước khi quá muộn. Từ lúc sinh đến 6 tháng tuổi, một đứa trẻ bình thường sẽ biết bập bẹ phát âm. Người thân cần nói một cách êm ái và nồng nàn với bé. Luôn luôn cười với bé. Giải thích những tiếng động mà trẻ nghe thấy, gọi tên các đồ vật trong nhà và trò chuyện với bé. Báo động: Nếu bé không phản ứng với tiếng động, cần xem bé có nghe rõ không hoặc qua ánh mắt bé, thấy bé có tìm cách giao tiếp với bạn không. 18 tháng: Bé hiểu những câu ngắn đơn giản, ngoài từ “ba, mẹ”, từ vựng của bé dồi dào hơn. Bạn cần nói chuyện với bé bình thường bằng những từ đơn giản nhưng không được đơn giản hóa. Cho bé xem những cuốn sách bằng bìa cứng, những cuốn tạp chí có hình thể, màu sắc sinh động. Kể chuyện cho bé nghe. Báo động: Nếu sự phát triển ngôn ngữ của bé có dấu hiệu ngưng đột ngột hoặc bị thoái lui thay vì sự phát triển đi lên.
  5. 2 tuổi: Bé hiểu được những mệnh lệnh phức tạp. Bé biết nói tên bé, biết phối hợp 2-3 từ thành câu ngắn. Nên làm giàu từ vựng của bé qua các tình huống giao tiếp, giải thích cho bé những từ bé chưa hiểu. Nếu bé phát âm không đúng, bạn hãy phát âm đúng nhưng không bắt bé lặp lại. Báo động: Từ vựng của bé ngoài tiếng “ba, mẹ”, bé chỉ hiểu được vài từ khác. Bé chưa biết phối hợp 2 từ để cấu thành những câu nhỏ. 4 tuổi: Trẻ nói không lỗi văn phạm và cú pháp trầm trọng. Bạn hãy kể và cùng trẻ đọc truyện, nhằm phát triển ước muốn đọc sách và giúp trẻ dễ dàng học ngôn ngữ viết sau này. Báo động: Nếu thấy trẻ khó bắt đầu làm câu, lặp lại âm hoặc từ. Những câu của trẻ ngắn và có cấu trúc sai. Không phải lúc nào cũng hiểu được điều trẻ nói. Trẻ khó khăn khi kể lại những sự việc đơn giản mới xảy ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2