intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Nhượng quyền thương mại với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Chia sẻ: Nguyến Thanh Chúc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:35

178
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việt Nam trong những năm gần đây có những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 8%, một quốc gia có dân số trên 82 triệu người, tình hình kinh tế ổn định, nhà nước khuyến khích đầu tư, sức mua của thị trường được đánh giá là rất cao trên thế giới.Hơn nữa, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh trong nước.Trong bối cảnh như vậy, rõ ràng việc quyết định...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Nhượng quyền thương mại với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

  1. ĐỀ TÀI “Nhượng quyền thương mại với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” Giảng viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện :
  2. LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................... 3 Phần I: Tổng quan về mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mạ i ............... 5 1.1 Quá trình hình thành nhượng quyền thương mạ i trên thế giới ......................... 5 1.2 Quan niệm về nhượng quyền thương mại .......................................................... 5 1.3 Đặ c điểm của nhượng quyền thương mạ i ................................ ......................... 7 1.4 Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia nhượng quyền thương mại ......... 9 1.5 Ưu đ iểm và nhược đ iểm của nhượng quyền thương mạ i ................................. 11 Phần II -Thực trạ ng mô hình nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay 17 2.1. Quá trình hình thành và phát triển mô hình Franchise ở Việt Nam ............... 17 2.2 Những cơ hộ i đối với doanh nghiệp Việt Nam ................................................. 19 2.3.Những thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam .......................................... 22 2.4.Thực trạng việc áp dụng mô hình nhượng quyền ở doanh nghiệp Việt Nam .. 23 Nhược điểm : ................................ ................................ ................................ ......... 28 Phần 3 - Mộ t số giả i pháp phát triển bền vững mô hình nhượng quyền thương mạ i ở các ................................................................................................................ 30 3.1.Đối với Nhà nước ............................................................................................. 30 3.2.Đối với các doanh nghiệp là nhà nhận quyền ................................ .................. 31 3.3 Đối với các doanh nghiệp là nhà nhượng quyền ................................ ............. 33
  3. LỜI NÓI ĐẦU **** Việt Nam trong những năm gần đây có những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 8%, một quốc gia có dân số trên 82 triệu người, tình hình kinh tế ổn định, nhà nước khuyến khích đầu tư, sức mua của thị trường được đánh giá là rất cao trên thế giới.Hơn nữa, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh trong nước.Trong bối cảnh như vậy, rõ ràng việc quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh nào đảm bảo cho nhà đầu tư có được hiệu quả tốt nhất về sử dụng vốn, phát triển nhanh thị trường, mở rộng nhanh thị phần là điều rất đuợc quan tâm.Sau khi gia nhập WTO, cơ chế kinh tế của nước ta thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho các công ty, tập đoàn kinh tế của nước ngoài “tấn công” vào thị trường Việt Nam.Bằng con đường nhượng quyền thương mại nhiều tên tuổi lớn thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề của thế giới đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam.Doanh nghiệp Việt Nam cũng mang những nhân tố phù hợp với hoạt động kinh doanh nhượng quyền. Họ năng động, luôn phấn đấu tạo dựng sự nghiệp riêng của mình nhưng kinh nghiệm và vốn còn ít nên nếu phát triển với nội dung thương hiệu và hệ thống sẵn có thì sẽ dễ dàng thành công hơn.Dường như mô hình nhượng quyền thương mại đã trả lời được câu hỏi đặt ra của các nhà đầu tư trong nước. Nhận thức được xu hướng tất yếu về mô hình nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm tìm hiểu về mô hình nay.Tuy nhiên do đây là một mô hình mới du nhập vào nước ta nên thông tin về nó còn ít chưa thống nhất,số lượng và chất lượng việc áp dụng mô hình này ở Việt Nam còn thấp. Chính vì vậy, sau thời gian tìm hiểu tài liệu cũng như nghiên c ứu em đã lựa chọn đề tài “Nhượng quyền thương mại với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” làm bài đề án của mình, nhằm tìm hiểu tình hình thực tế về hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình này. Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo,bài đề án được kết cấu thành 3 phần:
  4. Phần 1. Lý luận chung về mô hình nhượng quyền thương mại Phần 2. Thực trạng mô hình nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay Phần 3. Một số giải pháp phát triển bền vững mô hình nhượng quyền thương mại ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do hạn chế về trình độ kiến thức và khả năng tiếp cận số liệu, nên những thiếu sót về nội dung và hình thức của bản đề án là không tránh k hỏi. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô.
  5. Phần I: Tổng quan về mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại 1.1 Quá trình hình thành nhượng quyền thương mại trên thế giới Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, hình thức sơ khai củ a lố i kinh doanh nhượng quyền đã xu ất hiện vào kho ảng th ế k ỷ 1 7-18 tại Châu Âu. Tuy nhiên, hoạt động nhượng quyền kinh doanh (hay nh ượng quyền thương mại) được chính thức khởi nguồn, phát triển tại Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 19. Năm 1840, các nhà sản xuất bia của Đứ c cho phép một vài quán bia quyền bán sản phẩm của họ. Năm 1851, lần đầu tiên trên th ế giới nhà sản xu ất máy khâu Singer củ a Mỹ ký cho thực hiện hợp đồng nh ượng quyền kinh doanh. Singer đ ã ký hợp đồng như ợng quyền và trở thành người tiên phong trong việc thoả thu ận hình thức như ợng quyền. Năm 1880 bắt đầu nhượng quyền bán sản ph ẩm cho các đại lý độc quyền trong lĩnh vực xe hơi, dầu lửa, gas. Trong thời gian này, phạm vi hoạt động nhượng quyền ch ỉ là chuyển quyền phân phối và bán sản ph ẩm củ a các nhà sản xuất. Franchise thực sự bùng phát kể từ sau n ăm 1945 ( khi Th ế Chiến II kết thúc), với sự ra đời củ a hàng lo ạt h ệ thống nhà hàng, khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản đ ể nhận d ạng nh ững hệ thống kinh doanh theo phương thức này.Vào th ập niên 60-70, nhượng quyền bùng nổ và phát triển mạnh ở Mỹ, Anh và một số nước khác. 1.2 Quan niệm về nhượng quyền thương mại Diễn giả quốc tế về franchise- Albert Kong đ ã đ ịnh ngh ĩa nửa đùa nửa thật về thuật ngữ “ franchise’’ trong phần trình bày của ông tại hộ i chợ triển lãm quố c tế về franchise đầu tiên tại Việt Nam rằng franchise là nhân bản vô tính. Tức là từ một cử a hàng hay m ột mô hình kinh doanh thành công nào đó, chủ thương hiệu có thể nhân rộng ra thành nhiều cửa hàng giống nhau như đúc thông qua franchise. Đúng ra đ iều này chỉ đ úng mộ t ph ần vì các cửa hàng mua
  6. franchise rất khó có thể giống hệt nhau như đố i với trư ờng hợp nhân bản vô tính.Vì mỗi địa phư ơng có phong tục tập quán khác nhau nên chủ thương hiệu phải tương đối linh động mà vẫn giữ được tính đ ồng bộ củ a hệ thống franchise. Tuy nhiên câu nói nử a đùa n ửa th ật của diễn giả Albert Kong cũng phản ánh phần nào đặc điểm nổi b ật của các hệ thống franchise đó là sự đồng bộ Luật nhượng quyền thương m ại mới ra đ ời củ a Việt Nam có định nghĩa nhượng quyền thương m ại là mộ t hoạt động thương m ại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ theo hai đ iều kiện chính : -Việc mua bán hàng hóa, cung ứng d ịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa tên thương hiệu, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh quảng cáo của bên nhượng quyền - Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nh ận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh Định nghĩa trên tuy đ ã khá dài và chi tiết nhưng nhiều chuyên gia vẫn chưa hoàn toàn hài lòng và đưa ra nhiều định nghĩa khác mà nộ i dung có thêm mộ t số ý m ới như theo hộ i đồng Thương m ại Liên bang Hoa Kỳ có đưa ra một đ ịnh ngh ĩa riêng : “ Franchise là một hợp đồng hay mộ t thỏ a thuận giữ a ít nhất hai người trong đó: Người mua franchise được cấp quyền bán hay phân phối sản phẩm , d ịch vụ theo một kế hoạch hay hệ thống tiếp th ị củ a chủ th ương hiệu. Ho ạt động kinh doanh củ a người mua franchise phải triệt để tuân theo kế hoạch hay hệ thống tiếp thị n ày gắn liền với nhãn hiệu, thương hiệu biểu tượng, kh ẩu hiệu, tiêu chí, qu ảng cáo và những biểu tư ợng thương mại khác củ a chủ thư ơng hiệu. Người mua franchise phải trả mộ t khoản phí trực tiếp hay gián tiếp gọ i là phí franchise” Tuy nhiên đ ể tìm ra một định nghĩa chính xác và đ ầy đ ủ nh ất cho đ ịnh ngh ĩa về franchise thì có lẽ tất cả những nhận định trên vẫn còn thiếu sót. Theo tôi Hiệp hội nh ượng quyền kinh doanh Quố c tế (The International Franchise Association) đ ã đưa ra khái niệm đầy đ ủ nhất về franchise :
  7. Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo h ợp đồng, giữa bên giao và bên nh ận quyền, theo đó bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp củ a bên nhận trên các khía cạnh như : bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận ho ạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, ph ương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đ ầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình. 1.3 Đặc điểm của nhượng quyền thương mạ i Như ợng quyền thương m ại cũng có mộ t số điểm tương đồng với các quan hệ như li xăng, đại lý bán hàng... Tuy vậ y, vẫn có thể phân biệt đư ợc quan hệ nhượng quyền thư ơng mại với các quan h ệ tương tự thông qua những đặc điểm cơ bản sau: - Vấn đ ề cốt lõi củ a một quan h ệ nhượng quyền thương m ại là việc bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo mộ t phương thức đã đ ược bên như ợng quyền xây dựng và phát triển thành công. - Sự tác động và ảnh hưởng qua lại giữ a bên nhượng quyền và bên nh ận quyền trong toàn bộ quá trình nhượng quyền cũng là một đặc điểm nổi bật của loại hình quan hệ nhượng quyền thương mại. Để làm rõ h ơn vấn đề này ta đi so sánh mộ t vài điểm với Li xăng đ ể biết thêm chi tiết. Trước tiên ta cần hiểu về li xăng để dễ dàng phân tích hơn. + Hợp đồng li - xăng : là việc chủ sở hữu mộ t sáng chế đã được cấp bằng độc quyền cho phép một cá nhân hay m ột pháp nhân khác thự c hiện trong n ước và trong thời h ạn của quyền sáng ch ế, m ột hoặc nhiều hành vi thuộc phạm vi các độ c quyền với sáng ch ế đã được cấp bằng độc quyền tại nước đó, khi có việc cho phép đó, mộ t “li - xăng” đ ược coi là đã được cấp. + Điểm giống nhau giữa nhượng quyền và li xăng : Mặc dù bên nh ận quyền và bên nhượng quyền đều là các đơn vị kinh doanh độc lập với nhau nhưng phí li xăng hay phí nh ượng quyền mà bên có quyền đ ã chuyển giao
  8. thường phụ thuộ c vào nỗ lực cho hoạt động kinh doanh của tất cả các bên. Nếu như hoạt độ ng kinh doanh củ a bên nhận quyền hoặc bên nhận li xăng càng có lãi thì phí li xăng hoặc phí nhượng quyền xác định theo tỷ lệ % nhất định của doanh thu sẽ càng cao. + Điểm khác nhau giữa li xăng và nhượng quyền thư ơng mại: đó là việc bên nhượng quyền tiếp tục phát triển hệ thống bí quyết, phương thức kinh doanh và liên tục chuyển giao các bí quyết, phương thứ c này cho bên nh ận quyền đóng vai trò là một nhân tố hết sức quan trọng đối với sự thành công trong hoạt đ ộng kinh doanh của bên nhận quyền. Vấn đề phát triển hệ thống bí quyết này bao gồm nhiều khía cạnh từ việc đ ào tạo cho nhân viên củ a bên nh ận quyền đ ến việc củng cố, phát triển các bí quyết, giám sát hoạt động của bên nhận quyền và h ỗ trợ b ên nhận quyền trong suố t thời hạn có hiệu lự c của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Một cấp độ gần hơn với như ợng quyền thư ơng mại đó là hoạt động đại lý. Hiện nay ở Việt Nam vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa đ ại lý và như ợng quyền. Để làm rõ vấn đề cần tìm sự khác biệt giữa nhượng quyền thương mại và đại lý để tìm ra thêm nh ững đặc đ iểm nổ i bật để nh ận biết với các lo ại hình kinh doanh khác. Trước tiên ta đi tìm nh ững đặc trưng cơ bản đ ể so sánh giữa hai hình thức : - Hoạt động Nhượng quyền thương m ại có 3 đ ặc trưng cơ bản: + Bên Nh ận quyền ph ải tổ chức ho ạt động kinh doanh mua bán hàng hóa, cung ứng sản ph ẩm theo yêu cầu, quy đ ịnh của Bên Nhượng quyền, gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thư ơng m ại, bí quyết kinh doanh, kh ẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên Nhượng quyền. + Bên Nhận quyền chịu sự kiểm tra, giám sát và đư ợc nhận sự hỗ trợ từ Bên Nh ượng quyền đố i với việc đ iều hành họat động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền. + Bên Nhận quyền phải trả phí nhượng quyền (theo quy định tại Hợp đồng Nh ượng quyền thương m ại) cho Bên Nhượng quyền. - Hoạt động làm đại lý có 3 đặc trưng cơ bản:
  9. + Bên Đại lý là đơn vị: nhận hàng hóa của Bên Giao đại lý đ ể bán, nhận ủ y quyền của Bên Giao đại lý đ ể cung ứng dịch vụ thuộ c quyền kinh doanh của Bên Giao đ ại lý, hoặc nhận tiền củ a Bên Giao đại lý để mua hàng cho Bên Giao đại lý. + Bên Giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa ho ặc tiền giao cho Bên Đại lý. + Trừ trường h ợp có thỏa thu ận khác, Bên Đại lý được nhận thù lao làm đại lý do Bên Giao đại lý chi trả thông qua một trong các hình thứ c sau: hưởng hoa hồng, hưởng chênh lệch giá, hoặc một khỏan tiền cụ thể đư ợc quy đ ịnh trong hợp đồng làm đại lý. Sau khi nhận định rõ về các đ ặc trưng cơ bản củ a nhượng quyền thương mại và đại lý, từ đ ây có thể rút ra đ iểm khác biệt đ ể phân biệt hai hình thức: -Điểm khác biệt giữa ho ạt động nhượng quyền và ho ạt động đại lý + Họ at động đại lý thiên về việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ trực tiếp từ Bên Giao đại lý, còn họat đ ộng như ợng quyền thương mại thiên về việc tổ chức điều hành kinh doanh gắn liền với các yếu tố mang tính thương hiệu của Bên Nh ượng quyền (không nhất thiết phải phân phố i trực tiếp hàng hóa, dịch vụ từ Bên Nhượng quyền, có thể thực hiện theo chỉ định của Bên Nh ượng quyền). +Về tài chính và chịu trách nhiệm pháp lý thì tách bạch rõ giữa Bên Nh ận quyền với Bên Nhượng quyền. Đối với họat động đ ại lý, thì Bên Giao đ ại lý vẫn có trách nhiệm liên đ ới đố i với họat động kinh doanh của Bên Đại lý liên quan đ ến hàng hóa mà mình đã giao, hoặc đối với hành vi ủ y quyền cung ứng dịch vụ. +Bên Nhận quyền ph ải trả phí nhượng quyền cho Bên Nhượng quyền.Ngược lại, Bên làm Đại lý được hưởng thù lao từ Bên Giao đại lý. 1.4 Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia nhượ ng quyền thương mại 1.4.1.Đối với người nhận quyền Trước hết, người nhận quyền phải ch ịu ràng buộ c bởi những điều kho ản của hợp đồng franchise. Hợp đồng này thường quy định, người nhận quyền ch ỉ
  10. được phép kinh doanh trong mộ t không gian địa lý nhất định và ph ải áp dụng cách thức kinh doanh củ a người nhượng quyền chuyển giao. Chi tiết h ơn, ngư ời nhận quyền sẽ được thừa hưởng những quyền chủ yếu sau: -Quyền phân phối: Người nh ận quyền ký hợp đồng nhượng quyền là để mua quyền phân phối sản phẩm trong một ph ạm vi lãnh thổ nhất định. Ngư ời nh ận quyền không được phép tái chuyển nhượng quyền này cho một bên khác n ếu không được sự đồng ý củ a nhà nh ượng quyền cũng như không được tách ra khỏ i hệ thống đ ể thực hiện các ý tư ởng kinh doanh của mình trên nền tảng đã thực hiện. -Sản ph ẩm và khách hàng: Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, thông thường nhà nhượng quyền sẽ trở thành nhà cung cấp sản phẩm đ ầu vào cho hoạt động kinh doanh và người nhận quyền mặc nhiên có được những khách hàng truyền thống củ a h ệ thống. Ví dụ, Công ty Cà phê Trung Nguyên sẽ cung cấp cà phê các chủng loại cho toàn bộ h ệ thống với giá ưu đãi, các khách hàng trung thành với hương vị cà phê Trung Nguyên có th ể thưởng th ức ở hơn 1000 cửa hàng nhượng quyền của Trung Nguyên ở trong và ngoài nước. -Hỗ trợ kỹ thuật, đ ào tạo, ho ạt động tiếp thị: Uy tín của mộ t mắt xích trong hệ thống nh ượng quyền sẽ quyết định uy tín củ a cả một hệ thống, đặc biệt là đối với những h ệ thống nhượng quyền mới phát triển. Do vậy, một trong những vấn đề được các nhà nhượng quyền rất quan tâm là hoạt động đ ào tạo, chuyển giao kinh nghiệm qu ản lý, điều hành. Điều này giúp tạo nền tảng vững chắc cho nhà nhận quyền tiến hành hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận và giữ được u y tín của thương hiệu sản phẩm. - Được cấp phép: Người nh ận quyền được phép phân phối hàng hóa, d ịch vụ mang th ương hiệu, nhãn hiệu, hình thức quảng cáo hay các biểu tượng mang tính thương mại khác, đồng thời có quyền tiếp cận các số liệu về ho ạt động kinh doanh của hệ thống nhượng quyền, các bí quyết công nghệ tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng để đ ạt hiệu quả cao nhất 1.4.2. Đố i với người trao quyền
  11. Người cấp phép nhận quyền sẽ giữ quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của người nhận quyền, thu phí nh ận quyền (franchise fee)và khoản hoa hồng (loyalty fee) định kỳ tính theo tỷ lệ ph ần trăm doanh thu. Hai khoản phí này đư ợc coi là chi phí phải trả cho quyền tham gia vào quan hệ nhận quyền và sử dụng h ệ thống và thương hiệu củ a nhà nh ượng Để b ảo vệ hệ thống, các nhà nhượng quyền thường áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để đảm bảo sự đáp ứng tiêu chuẩn ở các phần tử trong toàn bộ h ệ thống. 1.5 Ưu điểm và nhược đ iểm của nhượ ng quyền thương mại 1.5.1 Ư u điểm của nhượng quyền thương mạ i Ưu điểm lớn nh ất của hình thức nhượng quyền thương m ại là kh ả năng tập hợp các nhà bán lẻ độc lập lại với nhau và họ cùng sử dụng một thương hiệu và quan điểm kinh doanh duy nhất. Việc tập hợp này đ em lại nhiều cái lợi: sự nhận biết về thương hiệu từ ngư ời tiêu dùng, sự nhất quán trong việc đ áp ứng yêu cầu của khách hàng, sức mạnh của việc quảng cáo tập trung và hiệu qu ả từ việc mua hàng của một nhóm đông người tiêu dùng. Khi tham gia như ợng quyền th ương mại thì hai bên nhà trao quyền và bên nhận quyền đ ều có rất nhiều lợi ích như : 1.5.1.1.Đố i với nhà nhậ n quy ền Thứ nhất, giảm thiểu rủi ro: Việc mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh m ới có rất nhiều rủ i ro và tỷ lệ thất bại cao. Lý do chính củ a t ỷ lệ thất bại cao là do người quản lý là những ngư ời mới bư ớc vào nghề, không có kinh nghiệm và ph ải mất nhiều th ời gian cho việc học hỏi các đặc trưng riêng của từng loại hình kinh doanh. Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được huấn luyện, đào tạo và truyền đạt các kinh nghiệm qu ản lý, bí quyết thành công của các lo ại hình kinh doanh đ ặc thù. Thứ hai, được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Ngày nay, trên th ị trường có hàng ngàn sản ph ẩm và dịch vụ có cùng giá trị sử dụng nhưng đ ược cung cấp b ởi các nhà sản xuất khác nhau. Do đó, việc cố gắng tạo dựng mộ t
  12. thương hiệu nổi tiếng, đ ược khách hàng tin cậy và nh ớ đến là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Thứ ba, tận dụng các nguồ n lực. Bên nh ận quyền chỉ tập trung vào việc đ iều hành hoạt động kinh doanh, ph ần còn lại như xây d ựng chiến lược tiếp thị, qui trình vận hành, chiến lược kinh doanh sẽ do bên nhượng quyền đảm trách và chuyển giao. Thứ tư, được mua nguyên liệu, sản ph ẩm với giá ưu đãi: bên nhượng quyền luôn có những ưu đ ãi đ ặc biệt về cung cấp sản ph ẩm, nguyên liệu cho bên bên nhận quyền. Do đó, bên nh ận quyền được mua sản phẩm hoặc nguyên liệu với khố i lượng lớn theo một tỷ lệ khấu hao đầy hấp dẫn. Giá của các sản phẩm, nguyên liệu đ ầu vào th ấp sẽ là một trong những lợi th ế cạnh tranh lớn. Nếu trên thị trường có những biến động lớn như việc khan hiếm nguồn hàng thì bên nhượng quyền sẽ ưu tiên phân phối cho bên nhận quyền trư ớc. Điều này giúp cho bên nh ận quyền ổn đ ịnh đầu vào, tránh được những tổn thất từ biến động thị trường 1.5.1.2.Đố i với nhà nhượng quyền -Vố n luôn là mộ t mối lo ngại lớn nhất khi muốn m ở rộng hoạt động kinh doanh. Nhưng trong hệ thống nh ượng quyền, người bỏ vốn ra đ ể mở rộng hoạt động kinh doanh lại chính là bên nh ận quyền. Điều này giúp cho bên nh ượng quyền có thể m ở rộng ho ạt động kinh doanh bằng chính đồng vốn của ngư ời khác và giảm chi phí cho việc thâm nhập th ị trường. Đồng thời việc phải bỏ vốn kinh doanh là động lực thúc đ ẩy bên nh ận quyền phải cố gắng hoạt động có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận h ơn cho bên nhượng quyền. -Mở rộng hoạt động kinh doanh mộ t cách nh anh chóng: Hình thức như ợng quyền sẽ giúp doanh nghiệp m ở rộng hoạt động kinh doanh, xây dựng sự h iện diện ở kh ắp mọi n ơi một cách nhanh chóng với hàng trăm cử a hàng trong và ngoài nước mà không một hình thứ c kinh doanh nào có thể làm được. -Thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu: Khi sử dụng hình th ức nhượng quyền, bên như ợng quyền sẽ tạo được những lợi thế trong việc quảng cáo, qu ảng bá
  13. thương hiệu của mình. Mở rộng kinh doanh và sự xu ất hiện ở khắp nơi của chuỗi cửa hàng sẽ đ ưa hình ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng mộ t cách dễ dàng hơn. Hoạt động quảng cáo càng hiệu quả, hình ảnh về sản phẩm, thương hiệu càng được nâng cao, giá trị vô hình của công ty càng lớn sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho bên nh ận quyền khi sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu củ a bên nhượng quyền. Và n hư th ế cả bên nhượng quền và bên nhận quyền ngày càng thu được nhiều lợi nhuận từ việc áp dụng hình thứ c kinh doanh nhượng quyền. -Tố i đa hoá thu nhập: Khi nhượng quyền, bên nhận quyền ph ải trả tiền b ản quyền thuê th ương hiệu và tiền phí để đư ợc kinh doanh với tên và h ệ thống của bên nhượng quyền. Đồng thời bên nh ận quyền ph ải mua sản ph ẩm, nguyên liệu của bên như ợng quyền nhờ đó mà bên nhượng quyền có thể tối đ a hoá thu nh ập của mình. -Tận dụng nguồn nhân lực: Bên nhận quyền sẽ là người bỏ vốn ra kinh doanh và đây là động lực để thúc đ ẩy họ làm việc tốt h ơn. Vì khi người nh ận quyền là chủ nên họ có trách nhiệm hơn. Nhờ vậy, bên nhượng quyền tận dụng được nguồn nhân lực từ phía nhận quyền. 1.5.2. Nhược điểm của nhượng quyền thương mạ i Tuy nhiên, hình thức nh ượng quyền th ương mại không phải thích h ợp cho tất cả mọi người. Những loại hình doanh nghiệp ho ạt động hoàn toàn độc lập có thể khó chịu khi ph ải thự c hiện theo những yêu cầu và đặc điểm ho ạt động nghiêm ngặt của hình thức kinh doanh nhượng quyền. Và cũng cần biết là có một vài ph ương thức như ợng quyền kém hiệu quả sẽ không huấn luyện các doanh nghiệp xử lý tố t các tình huố ng khó kh ăn trong kinh doanh, sẽ không hỗ trợ doanh nghiệp tố t khi có vấn đ ề phát sinh, và sẽ không sử dụng hiệu quả chi phí dành cho qu ảng cáo cho thương hiệu củ a doanh nghiệp. Mặt trái của nh ượng quyền thương m ại: - Mất quyền kiểm soát: + Nhà nhượng quyền sẽ mất quyền kiểm soát tuyệt đối đối với bí m ật kinh doanh và nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ.
  14. + Bên nhận như ợng quyền sẽ phải chịu sự kiểm soát từ người như ợng quyền. Khác với việc tự tiến hành các ho ạt động kinh doanh một cách độc lập thì việc nh ận nhượng quyền sẽ có nhiều hạn chế đặt ra đố i với người nh ận nhượng quyền; + Hai khoản thu phí nhận quyền và kho ản hoa hồng định k ỳ đư ợc coi là chi phí phải trả cho quyền tham gia vào quan hệ nh ận quyền và sử dụng hệ thống và thương hiệu của nhà như ợng quyền. Người nhận quyền vì thế không có được sự tự lập cần thiết về cách thức tiến hành hoạt động kinh doanh. Nếu phụ thuộ c hoàn toàn vào h ệ thống, người nhận quyền có thể cũng chịu ảnh hưởng của những rủi ro của hệ thống. - Một h ợp đồng b ị ràng buộc: Người nhận quyền ph ải chịu ràng buộc b ởi những điều khoản của hợp đồng franchise. Hợp đồng này th ường quy định, người nh ận quyền chỉ đ ược phép kinh doanh trong một không gian đ ịa lý nhất định và ph ải áp dụng cách thức kinh doanh của người nhượng quyền chuyển giao. Điều đó sẽ hạn chế tính năng động và sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của người nhận quyền. Mặc dù người nh ận quyền có thể th ừa h ưởng được uy tín của thương hiệu, m ặc nhiên có được lượng khách hàng truyền thống của người nhượng quyền và không cần đầu tư nhiều trí tuệ để xây dựng mô hình kinh doanh cá nhân như kinh doanh độc lập nh ưng nhữ ng điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền làm giảm tính linh ho ạt trong hoạt động kinh doanh - Các vấn đ ề của bên nhận nhượng quyền. Nếu doanh nghiệp đang cân nhắc việc nh ận nhượng quyền thương mại, cần cân nhắc những rủi ro khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền. . Rủi ro đối với bên nhận nhượng quyền xuất phát từ sự bất cân xứng về thông tin giữa bên nhượng quyền (chiếm ưu thế về tài sản, vốn, th ị trường) và bên nh ận nhượng quyền. Vị thế cuả bên nhận nhượng quyền thấp h ơn so với bên nhượng quyền ngay từ khi thỏa thu ận thiết lập hợp đồng thương mại đến khi chính thứ c tham gia vào hệ thống nhượng quyền th ương mại. Bên nhượng quyền có thể tự tìm kiếm các đố i tác hoặc các đối tác tự tìm đ ến đề nghị nhượng quyền. Do vậy, họ luôn ở th ế chủ động, chiếm ưu thế so với bên nhận nhượng quyền. Bên cạnh đó
  15. người nh ận nhượng quyền có th ể b ị hạn chế về việc bán hoặc chuyển như ợng hoạt động thư ơng mại đã nhận như ợng quyền hoặc ph ải được sự chấp thu ận của bên nhượng quyền. Hiện nay khi Việt Nam ra nhập WTO, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ hướng tới th ị trường Việt Nam thông qua hình thức như ợng quyền thương mại và các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể sẽ lự a chọn việc phát triển hoạt động kinh doanh theo hình thứ c này do nh ững tiềm năng phát triển mà loại hình này m ang lại. Việc đánh giá lợi ích và m ức độ rủ i ro của cả hai bên trong nhượng quyền sẽ quyết định sự thành công của một thương vụ nhượng quyền quyền thương m ại 1.4 Một số mô hình nhượng quyền thương mạ i thành công trên thế giới 1.4.1 Chuỗ i cửa hàng thức ă n nhanh McDonald’s McDonald’s là một tập đoàn chuỗi nhà hàng lớn nhất trên thế giới của n ước Mỹ được bắt đầu nhân rộng mô hình từ năm 1955. Tính đ ến thời điểm cuố i năm 2004 thì McDonald’s có tổng cộng 30.220 nhà hàng nhà hàng tại 120 quốc gia trên thế giới.Tuy nhiên, McDonald’s nổ i tiếng không ph ải do đây là chuỗ i nhà hàng áp dụng hình thứ c Franchise đầu tiên hay lớn nh ất thế giới, mà nó nổ i tiếng vì phát minh ra một phương thứ c Franchise đặc thù và hiệu quả nh ất. Hàng dài người xết hàng phía trước nhà hàng của hai anh em Dick anh McDonald và Mac McDonal ch ỉ để mua chiếc bánh hamberger kẹp thịt với giá 15cent (rẻ hơn các đối thủ cạnh tranh rất nhiều). Điều thú vị ở phư ơng thức bán hàng đó là thức ăn đư ợc bán thông qua các ô cửa sổ, nhân viên làm việc tất bật và khoa học; và th ực đơn thật đơn giản ch ỉ có mấy món. Mô hình kinh doanh này có chi phí đ iều hành thấp và có thể nhân rộng dễ d àng. Chủ cửa hàng đ ã nghĩ tới chuyện nhân rộng mô hình kinh doanh củ a họ từ trước nhưng khi triển khai đ ã khôn g m ấy thành công vì không kiểm soát được tính đồng bộ của các cửa hàng mua Franchise. Nhiều cử a hàng mua Franchise tự ý thay đổ i màu sắc, thực đơn, và thậm chí cả biểu tượng của công ty. Hai anh em Dick anh McDonald và Mac McDonal kí hợp đồng ủ y quyền cho Ray Kroc như mộ t đại lí franchise độc quyền dưới tên công ty McDonald’s System mà sau đó đổi thành McDonald’s Corporation lừng danh th ế giới. McDonald’s còn độc
  16. quyền cung cấp cho cả hệ thống franchise m ột số mặt hàng chiến lược như m áy xay sinh tố đa năng (multimixer), khoai tây chiên, pho mát và bánh táo chiên. Tuy nhiên nguồn lợi nhuận lớn nh ất của McDonald’s lại là do kinh doanh bất động sản mang lại. Trong lĩnh vực đ iều hành, dưới sự lãnh đ ạo của Ray Kroc, các tiêu chu ẩn mang tính đ ồng bộ củ a cả hệ thống franchise được áp đặt và giám sát vô cùng nghiêm ngặt. McDonald’s đã gặt hái được nhiều thành công to lớn. Cứ trung bình 3 giờ đông hồ thì có mộ t nhà hàng McDonald’s mọc lên ở đâu đó trong 120 quố c gia mà McDonald’s có chi nhánh. McDonald’s ch ỉ điều hành khoảng 15% các nhà hàng trong tổng sống hơn 30.000 nhà hàng của toàn bộ hệ thống, phần còn lại 85% được điều hành bởi 4.500 đối tác mua franchise. McDonald’s được xếp h ạng nh ất về tổng số doanh thuvà tổng số lượng cửa hàng đang hoạt động. Ban đ ầu, McDonald’s đào tạo nhân viên thông qua hình thứ c th ực tập tại cửa hàng, nh ưng sau đó trung tâm huấn luyện chuyên nghiệp đầu tiên của McDonald’s có sức chứa 15 học viên đã được khai trương vào tháng 2/1961 để phụ c vụ tố t hơn cho công tác đ ào tạo. Đây là trung tâm hu ấn luyện bài bản đ ầu tiên được áp dụng cho chuỗi nhà hàng đầu tiên trên thế giới, và sau này phát triển thành trường Đại Họ c McDonald’s nổi tiếng với sức chứa kho ảng 1.000 học viên. Trư ờng Đại họ c đ ã trở thành một công cụ rất hữu ích giúp cho việc quảng bá thương hiệu của McDonald’s. McDonald’s đã trở thành mộ t hình ảnh đáng học hỏ i nh ất của các tập đoàn thức ăn nhanh khác trên th ế giới. 1.4.2 Trung tâm điện máy trả góp Maho Ngày 18.6.2006, tại thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm bán lẻ hàng điện máy, điện lạnh Maho (108 Lê Th ị Hồng Gấm, Q.1) chính thức khai trương với d ịch vụ b án hàng trả chậm không cần thế chấp. Đây là hình thứ c kinh doanh bán trả góp tiện ích kiểu mới, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, do 3 đơn vị h ợp tác: công ty trách nhiệm hữu h ạn (TNHH) Minh Việt là ch ủ sở hữu mô hình bán lẻ Maho, công ty cổ phần nhiếp ảnh thành phố trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng và ngân hàng á Châu hỗ trợ trả chậm bằng hình thứ c vay tín chấp. Maho là thương hiệu chuyên doanh hàng điện tử bằng hình thức trả ch ậm đã phát
  17. triển ở mộ t số nước châu á như Malaysia, Indonesia... Công ty TNHH quốc tế Minh Việt (nhà phân phối và sản xu ất các sản phẩm Fujifilm, Pigeon, Kaila...) đã nghiên cứu phương thức kinh doanh này và có một số đ iều ch ỉnh cho hợp với thực tế Việt Nam. Hàng hoá củ a các cửa hàng Maho do các công ty Panasonic, Sanyo, Samsung, Sony... cung cấp. Người mua hàng không cần trả trước kho ản nào, ch ỉ chọn hàng và trả tiền hàng tháng cho đến khi hết giá trị món hàng. Khách đến mua hàng theo mô hình trả góp tiện ích này cần có: chứ ng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, bảng chứng nhận lương hoặc thu nhập từ 1,5 triệu đồng/tháng trở lên... Ngoài ra, các cơ quan chủ quản cũng có thể bảo lãnh cho cá nhân hoặc nhóm người lao động mua hàng tại đây. So với mức giá mua hàng trả ngay, mứ c giá mua hàng trả chậm cao hơn 13 - 15% với thời gian trả chậm trong khoảng 12 - 18 tháng (tính bình quân giá món hàng cộng thêm lãi suất ngân hàng kho ảng 1,1%/tháng). Khách hàng có thể mua cùng lúc nhiều món hàng trong khoản tiền từ 5 triệu đến tối đa 100 triệu đồng. Đố i tượng mà trung tâm này nhắm đ ến là công nhân, người lao động tại các công ty, doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh nh ượng quyền kiểu mới này sẽ được phát triển trên cả nước với hơn 40 điểm bán, theo ông Andreas, tổng giám đốc công ty Minh Việt. Những nhà kinh doanh có kinh nghiệm phân phối bán lẻ có th ể h ợp tác với Minh Việt m ở các cử a hàng Maho với số vốn khoảng 500 triệu đồng và đ ịa đ iểm trưng bày từ 40m2 trở lên. Minh Việt cung cấp trọn gói các dịch vụ bán lẻ trả chậm với phí nhượng quyền 5.000USD/3 năm và phí quản lý 3%/tháng/doanh thu trước thuế. Phần II -Thực trạng mô hình nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay 2.1. Quá trình hình thành và phát triển mô hình Franchise ở Việt Nam
  18. Giữa thập niên 90, ở Việt Nam đã có mộ t vài doanh nghiệp kinh doanh thiết bị lọc nước do Việt kiều về đầu tư đã đư a ra hình thức nhượng quyền thư ơng mại nhưng thị trường lúc b ấy giờ chưa thực sự sôi động và bản thân thư ơng hiệu củ a các doanh nghiệp đó cũng ch ưa nổi tiếng nên đã không thành công. Nhiều năm trở lại đ ây, hình th ức như ợng quyền thương mại mới trở lại với các thương hiệu tên tuổi như Kinh Đô, Trung Nguyên, Lotteria, Phở 24... Tập đoàn Kinh Đô đã trở thành mộ t trong những công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn trong cả nước với tổng giá trị vốn hóa thị trư ờng kho ảng 400 triệu USD với mạng lưới 150 nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp trên cả nước.Trong đó, có nhiều cửa hàng Kinh Đô đã áp dụng phương thức như ợng quyền thương m ại. Còn đố i với Công ty cà phê Trung Nguyên, đây là thư ơng hiệu cà phê số 1 và cũng là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên áp dụng mô hình kinh doanh như ợng quyền thương m ại. Hiện Trung Nguyên đã có 1.000 quán cà phê ở Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc và đang tiếp tục phát triển tại M ỹ, Đức, Australia thông qua phương thứ c nhượng quyền thương m ại. Nh ững tín hiệu mới từ Trung Nguyên, Kinh Đô... như vừa nêu trên là dấu hiệu cho thấy không ít doanh nghiệp Việt Nam đã sớm kh ẳng định được vị th ế của mình trên thương trường và cũng đã biết cách nhượng quyền thương mại thành công trong nền kinh tế mở cửa hội nhập quốc tế. Dù vậy, Việt Nam chỉ mới đang trong giai đo ạn kh ởi động nên tiềm năng phát triển trong lĩnh vực này còn rất lớn và ch ắc chắn sẽ tăng trưởng mạnh trong vài n ăm tới. Trước xu th ế phát triển và nhu cầu tiếp cận phương thức kinh doanh m ới, thì nhượng quyền thương m ại là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam muốn tìm hiểu các cơ hội đầu tư, cơ hộ i hợp tác trong lĩnh vực kinh doanh mới mẻ và hấp dẫn này. Đây là công thức thành công lý tư ởng cho các doanh nghiệp trong nước vì sản phẩm chất lượng, thư ơng hiệu nổi tiếng, đầu tư ít tốn kém nên tỷ lệ thành công lên tới 95%. Đáng chú ý, các ngành hàng tiêu dùng, dịch vụ, bản lẻ đang có xu hướng phát triển nhanh, mở ra nhiều triển vọng và cơ hộ i kinh doanh nhượng quyền thư ơng m ại mới cho các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh.
  19. 2.2 Những cơ hội đ ối với doanh nghiệp Việt Nam Việt Nam trong những n ăm gần đ ây có rất nhiều điều kiện thu ận lợi đ ể phát triển mạnh m ẽ mô hình franchise và đó chính là cơ hộ i rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng thành công mô hình này.Những thu ận lợi đó có thể kể đến như : - Th ứ nh ất nhượng quyền thương m ại là xu thế toàn cầu.Nó là một phát triển tất yếu và là yêu cầu kinh tế thị trường. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng hình thức nh ượng quyền thương m ại làm đòn bẩy để phát triển thị trường, nâng cao giá trị cho thương hiệu củ a mình và đ ã đạt được một số thành công nhất định. Sự kiện Việt Nam gia nh ập Tổ chức Th ương mại thế giới (WTO) vừa là cơ hộ i vừa là thách thức với doanh nghiệp trong nước. Như ợng quyền thương m ại là cách thức tố t nh ất giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quảng bá và nâng cao uy tín th ương hiệu, gia tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí. Khi tiến hành mở cửa hội nhập kinh tế q uốc tế. Thị trường nhượng quyền lúc này sẽ trở nên sôi động h ơn, chuyên nghiệp hơn với sự nở rộ của khu vực kinh tế d ịch vụ. Đây là cơ hội cho các cá nhân, tổ chứ c có thể trở thành đố i tác nhượng quyền củ a những thư ơng hiệu lớn, tiếng tăm. Điều này đồ ng nghĩa với mộ t cơ hội thành công cao hơn, một tiềm năng phát triền xa hơn - Các m ặt hàng truyền thống của Việt Nam là những sản phẩm tiềm năng có thể áp dụng mô hình Franchise.Bởi tên tuổi của những sản phẩm này đ ã khá nổ i tiếng ở thị trường trong nư ớc cũng như trên thị trường quốc tế.Có rất nhiều những sản phẩm truyền thống như gốm sứ Bát Tràng, lụa tơ tằm, hàng nông sản nổi tiếng như vải thiều Hưng Yên, bưởi Năm roi,cà phê Buôn Ma Thuật… đã rất nổi tiếng. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang khai thác các tiềm năng từ các sản phẩm truyền thống như Trung Nguyên đã xây d ựng lên thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuộ t và Phở 24 phát triển món phở truyền thống của Việt Nam. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, hủ tiếu Nam Vang TyLum đ ang được chủ thư ơng hiệu nhượng bán thư ơng hiệu nhằm quảng bá món hủ tiếu nổi tiếng nam bộ. Tháng 7/2002 công ty lụ a tơ tằm á Châu - AQ Silk đã bán quyền sử dụng thư ơng hiệu AQ Silk cho mộ t Việt kiều Mỹ và sẽ là nhà phân phối sản
  20. phẩm thủ công m ỹ n ghệ và tơ lụ a của AQ Silk tại bang Michigan. Còn rất nhiều những th ương hiệu truyền thống nổi tiếng cần đ ược phát triển và gìn giữ, nhượng quyền thương m ại là cách tốt để phát triển và bảo vệ thư ơng hiệu truyền thống của Việt Nam. - Dân số Việt Nam hơn 80 triệu dân với tỷ lệ dân số trẻ d ưới 30 tuổi chiếm hơn 50% và lự c lượng này có mức chi tiêu ngày càng cao. Trong một nghiên cứu mới đây của hàng Việt Nam có chất lượng cao năm 2006 thì những người trong độ tuổi tạo ra thu nhập (22-55 tuổi) là nh ững người chi tiêu nhiều nh ất, chiếm 70,29%. Do thu nhập và mức sống tăng lên nên càng ngày người tiêu dùng càng chú trọng đến chất lượng sản ph ẩm, dịch vụ và thương hiệu cũng tạo nên nhu cầu mua hàng hơn là yếu tố giá cả. Khuynh hư ớng tiêu dùng cũng đã có sự chuyển d ịch từ h ình thức truyền thống sang các phương thức bán hàng hiện đại (Việt Nam đ ược AT Kearney xếp hàng thứ 3 về tiềm n ăng của thị trường bán lẻ) góp phần cho ho ạt động kinh doanh nhượng quyền phát triển. - Việt Nam có đặc trưng là các cửa hàng bán lẻ không b ắt buộc ph ải tập trung vào các khu th ương mại chuyên kinh doanh buôn bán mà có thể xuất hiện ở bất cứ đ âu. Điều này khiến franchise giúp thương hiệu đ ến bất kì ngõ ngách nào. Các trung tâm mua sắm, đô th ị, khu th ương mại dịch vụ... còn phân bố rải rác, thích h ợp đ ể các thương hiệu mạnh phát triển chuỗi - hệ thống bán hàng. - Ngoài ra các yếu tố vĩ m ô như: n ền kinh tế tăng trưởng liên tục trong nhiều năm và hiện nay đang trong mộ t giai đoạn cao với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 8%, (giai đoạn này của Việt Nam được ví với Trung Quố c vào năm 2003); tình hình kinh tế ổn đ ịnh, nhà nước khuyến khích đầu tư , sứ c mua của th ị trường được đánh giá là rất cao trên thế giới, nền chính trị ổn đ ịnh, môi trường đầu tư an toàn là những đ iều kiện cực kì thu ận lợi cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền. - Điều kiện thuận lợi cuối cùng có thể kể đến là Việt Nam đ ã có những quy định cụ thể về ho ạt động kinh doanh nhượng quyền thương m ại. Đây là những cơ sở pháp lý cần thiết để b ảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên như ợng quyền, bên nhận quyền và ngư ời tiêu dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2