Khóa luận tốt nghiệp: Nhượng quyền thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa điều kiện và khả năng áp dụng ở Việt Nam trong thời gian tới
lượt xem 36
download
Đề tài Nhượng quyền thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa điều kiện và khả năng áp dụng ở Việt Nam trong thời gian tới trình bày những vấn đề cơ bản về toàn cầu hóa và nhượng quyền thương mại cũng như kinh nghiệm xây dựng và phát triển mô hình này ở một số nước trên thế giới và trong khu vực. Đánh giá điều kiện và khả năng phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới. Nêu ra cơ hội và thách thức đối với việc xây dựng và phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới. Nêu ra cơ hội và thách thức đối với việc xây dựng và phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa. Từ đó đưa ra một số giải pháp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nhượng quyền thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa điều kiện và khả năng áp dụng ở Việt Nam trong thời gian tới
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA - ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI Họ và tên sinh viên : NguyÔn ThÞ H¶i Hµ Lớp : Anh 7 Khoá : 44 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Ph¹m Duy Liªn Hà Nội, tháng 5 năm 2009
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... iii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chƣơng 1 :NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TOÀN CẦU HÓA VÀ NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI ............................................................................................ 4 1.1. TOÀN CẦU HÓA VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN THƢƠNG MẠI ...................................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm .................................................................................................. 4 1.1.2. Sơ lược quá trình hình thành của toàn cầu hóa ....................................... 6 1.1.3. Tác động của toàn cầu hóa đến nền kinh tế thế giới................................. 7 1.2. NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI .............................................................. 9 1.2.1. Những khái niệm cơ bản ........................................................................... 9 1.2.2. Đặc điểm .................................................................................................. 13 1.2.3. Các hình thức nhượng quyền thương mại .............................................. 16 1.3. ĐIỀU KIỆN CẦN ĐỂ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI ..................................................................................... 19 1.3.1. Xây dựng bản sắc thương hiệu................................................................ 20 1.3.2. Tiêu chuẩn hóa quy trình đồng bộ .......................................................... 21 1.3.3. Lựa chọn đối tác phù hợp ....................................................................... 22 1.3.4. Nỗ lực tiếp thị .......................................................................................... 23 1.3.5. Chiến lược dài hạn .................................................................................. 24 1.4. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA Ở MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG KHU VỰC ........................................................ 24 1.4.1. Hoa Kỳ ..................................................................................................... 24 1.4.2. Singapore................................................................................................. 30 1.4.3. Thái Lan .................................................................................................. 33
- Chƣơng 2 : ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................................................................................................ 39 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA ............................................ 39 2.1.1. Hệ thống nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam .. 41 2.1.2. Hệ thống nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam ............................................................................................ 45 2.2. NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA ............................................ 49 2.3. ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM...................................................................................................................... 54 2.3.1. Điều kiện pháp luật ................................................................................. 54 2.3.2. Điều kiện kinh tế ..................................................................................... 58 2.3.3. Điều kiện chính trị................................................................................... 62 2.3.4. Điều kiện văn hóa, xã hội........................................................................ 64 2.3.5. Hội thảo và triển lãm về franchise .......................................................... 66 2.4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................. 68 Chƣơng 3 : CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................................................................................. 74 3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA ...................................................................................... 74 3.1.1. Toàn cầu hóa và ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam ........................... 74 3.1.2. Cơ hội ...................................................................................................... 78 3.1.3. Thách thức .............................................................................................. 80
- 3.2. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI .............................................................. 82 3.3. CÁC GIẢI PHÁP .......................................................................................... 86 3.3.1 Các giải pháp vĩ mô .................................................................................. 86 3.3.2. Các giải pháp vi mô ................................................................................. 90 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 102
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Asia-Pacific Economic Diễn đàn kinh tế khu vực châu Á - APEC Cooperation Thái Bình Dương Association of South East Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam ASEAN Nations Á ASEM The Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á-Âu Franchising and Licensing FLA Hiệp hội Nhượng quyền Singapore Association FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội International Enterprise Hiệp hội các doanh nghiệp quốc tế IES Singapore Singapore IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế Investment & Trade Promotion Trung tâm xúc tiến thương mại và ITPC Centre of Ho Chi Minh City đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh KFC Kentucky Fried Chicken Gà rán Kentucky Local Enterprise Technical Dự án Hỗ trợ kỹ thuật cho doanh LETAS Assistance Scheme nghiệp địa phương (Singapore) ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức i
- Permanent Normal Trade Quy chế Quan hệ Thương mại PNTR Relations Bình thường Vĩnh viễn Tổng mức bán lẻ hàng hóa và TMBLHHDV doanh thu dịch vụ TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh Uniform Franchise Offering Tài liệu công bố về nhượng quyền UFOC Circular thương mại cho khách hàng United Nations Conference on Hội nghị Thương mại và Phát triển UNCTAD Trade and Development của Liên hợp quốc WB World Bank Ngân hàng Thế giới Hội đồng Nhượng quyền thương WFC World Franchise Council mại thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới ii
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Ưu điểm của Franchise ............................................................................... 16 Bảng 1.2: Yếu tố cơ bản tạo nên tính đồng bộ ............................................................ 22 Bảng 1.3: Franchise Business Economic Outlook, 2006-2009 .................................... 26 Bảng 1.4: Mười hệ thống nhượng quyền hàng đầu của Mỹ ......................................... 29 Bảng 1.5: Doanh thu nhượng quyền thương mại ở Thái Lan (triệu USD) ................... 38 Bảng 2.1: Thống kê hệ thống nhượng quyền thương mại ............................................ 40 Bảng 2.2: Những thương hiệu Việt Nam đã và đang chuẩn bị ..................................... 44 Bảng 2.3: Những thương hiệu nước ngoài nhượng quyền tại Việt Nam ..................... 47 Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm từ 1997 - 2007 (%) ........................ 59 Bảng 2.5: 10 thị trường bán lẻ phát triển nhanh nhất toàn cầu năm 2008 .................... 60 Bảng 2.6: Tổng mức và tốc độ tăng TMBLHHDV ..................................................... 61 Bảng 2.7: Mười ngành kinh doanh franchise phổ biến trên thế giới ............................ 62 Bảng 2.8: Tỷ lệ dân số Việt Nam khu vực thành thị và nông thôn 1995 - 2007 ........... 65 Bảng 3.1: Thay đổi cơ cấu GDP của Việt Nam năm 1990 - 2008................................ 75 Biểu 1.1 : Tổng số cửa hàng nhượng quyền tại Mỹ qua các năm................................. 25 Biểu 1.2: Tỷ lệ thành công với doanh ngiệp kinh doanh độc lập và doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền ở Mỹ................................................................................. 25 Biểu 1.3: Cơ cấu hệ thống nhượng quyền thương mại tại Singapore, 2007 ................. 31 Biểu 1.4: Doanh thu giữa hai khu vực : nhà nhượng quyền nội địa và nhà nhượng quyền nước ngoài tại Thái Lan từ 2004-2006 ..................................................... 35 Biểu 1.5: Cơ cấu hệ thống nhượng quyền thương mại ở Thái Lan, 2006 ..................... 37 iii
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhượng quyền thương mại (Franchise) là hình thức kinh doanh có lịch sử phát triển lâu dài tại các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ và đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ ở các nước Châu Á. Thực tế đã chứng minh đây là phương thức kinh doanh an toàn và hiệu quả cho cả bên nhận quyền và nhượng quyền cũng như cho toàn xã hội và người tiêu dùng. Tuy nhiên, hình thức này mới chỉ gia nhập thị trường Việt Nam hơn 10 năm nay. Số lượng các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng mô hình này còn hạn chế, hiệu quả kinh tế cũng chưa cao. Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các khu vực, các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, mọi mặt trong lĩnh vực họat động kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung, lĩnh vực nhượng quyền thương mại nói riêng đều có những biến chuyển rõ rệt. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới WTO (11/1/2007) đã tạo điều kiện thuận lợi cho phương thức này phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, bắt kịp xu thế thời đại. Cho đến nay nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về nhượng quyền thương mại vẫn chưa thực sự sâu sắc và cặn kẽ. Do vậy, để hoạt động nhượng quyền thương mại đi vào hoạt động một cách quy củ, bài bản và chuyên nghiệp, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về mô hình này trước khi áp dụng, phải xuất phát từ thực tiễn tìm hiểu và nghiên cứu để từ đó tìm ra giải pháp thúc đẩy hoạt động này phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Người viết đã mạnh dạn chọn đề tài: " Nhượng quyền thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa: điều kiện và khả năng phát triển ở Việt Nam trong thời gian tới" 1
- 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc tìm hiểu những nhân tố giúp hoạt động nhượng quyền thương mại thành công kết hợp với thực tiễn triển khai ở Việt Nam và khả năng phát triển trong thời gian tới, người viết mạnh dạn nêu ra một số giải pháp thúc đẩy hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung vào việc tìm hiểu một số kiến thức cơ bản về nhượng quyền thương mại cũng như kinh nghiệm xây dựng và phát triển mô hình này của một số nước trên thế giới và trong khu vực. Từ đó, áp dụng vào tìm hiểu thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại Việt Nam cũng như rút ra bài học cho sự phát triển của nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Đặc biệt, người viết chú trọng tới việc nghiên cứu những điều kiện và khả năng phát triển của phương thức này tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận này là phương pháp duy vật biện chứng, thu thập tài liệu và tổng hợp - phân tích, phương pháp diễn giải - quy nạp, phương pháp mô tả khách quan, phương pháp lôgic, thống kê, so sánh. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, khóa luận gồm 3 chương Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về toàn cầu hóa và nhượng quyền thương mại Chƣơng 2: Đánh giá điều kiện và khả năng xây dựng và phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới 2
- Chƣơng 3: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xây dựng và phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới 6. Dự kiến kết quả đạt đƣợc Thông qua những kết quả nghiên cứu của khóa luận, người viết mong muốn có được cái nhìn tổng quát về tình hình tiến hành nhượng quyền thương mại ở Việt Nam, những điều kiện ở Việt Nam cho sự phát triển của phương thức này cũng như khả năng phát triển của mô hình này trong thời gian tới và mong rằng khóa luận sẽ đóng góp một vài giải pháp cho việc thúc đẩy hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển ở Việt Nam trong tương lai không xa. Để hoàn thành khóa luận này, người viết xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn PGS. TS Phạm Duy Liên đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tận tình để người viết có thể hoàn thành khóa luận này. 3
- Chƣơng 1 :NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TOÀN CẦU HÓA VÀ NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI 1.1. TOÀN CẦU HÓA VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN THƢƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm Toàn cầu hóa là một quá trình lịch sử, là kết quả sáng tạo của con người và tiến bộ công nghệ. Thuật ngữ toàn cầu hóa (tiếng Anh là Globalization) xuất hiện lần đầu tiên trong từ điển của Anh năm 1961, và được sử dụng phổ biến từ khoảng cuối thập niên 1980 trở lại đây. Tuy nhiên, cho đến hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này, song nói chung, có hai cách hiểu toàn cầu hóa theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp Toàn cầu hóa theo nghĩa rộng: Theo quan niệm rộng, toàn cầu hóa được xác định như một hiện tượng hay một quá trình trong quan hệ quốc tế, làm tăng sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên nhiều mặt của đời sống xã hội( từ kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa đến môi trường...). Ban thư ký của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho rằng “ toàn cầu hóa là một quan niệm có nhiều mặt vì nó bao quát cả lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị và các hậu quả của sự phân phối” [19,tr.64 ]. Còn theo tác giả Lê Hữu Nghĩa “toàn cầu hóa xét về bản chất là một quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau của tất cả các khu vực đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới” [7,tr.56 ]. Như vậy, theo nghĩa rộng, toàn cầu hóa có thể hiểu là một quá trình, theo đó sự ảnh hưởng cũng như sự tác động mọi mặt của đời sống từng quốc gia, từng nước trở nên không có giới hạn, không bị ràng buộc bởi khoảng cách lãnh thổ, địa lý, khu vực, 4
- vùng hay từng nước. Đối với toàn cầu hóa theo nghĩa rộng, những gì được gọi là giới hạn, rào cản hầu như dần dần đều mất tác dụng. Toàn cầu hóa theo nghĩa hẹp Toàn cầu hóa theo nghĩa hẹp là một khái niệm gắn liền với kinh tế. Theo đó, toàn cầu hóa được dùng để chỉ hiện tượng hay quá trình hình thành thị trường toàn cầu, làm tăng sự tương tác và tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia. Hội nghị thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) đưa ra định nghĩa “ toàn cầu hóa liên hệ tới các luồng giao lưu không ngừng tăng lên của hàng hóa và nguồn lực vượt qua biên giới giữa các quốc gia, cùng với sự hình thành các cấu trúc tổ chức trên phạm vi toàn cầu, nhằm quản lý các hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế không ngừng gia tăng đó” [12,tr.23]. Theo Bjon Hettne, “ toàn cầu hóa bao hàm sự làm sâu sắc quá trình quốc tế hóa, tăng cường chức năng của phát triển và làm yếu đi khía cạnh lãnh thổ của phát triển. Về cơ bản, toàn cầu hóa bao hàm sự tăng lên của thị trường chức năng thế giới, không ngừng xâm nhập và lấn át các nền kinh tế quốc gia trong quá trình làm mất đi đặc tính quốc gia” [9,tr.34] Như vậy, theo quan niệm hẹp, toàn cầu hóa giới hạn sự tác động của nó trong phạm vi các nhóm nước, nhóm khu vực hoặc giới hạn ở phạm vi kinh tế. Do đó, có thể gọi toàn cầu hóa theo nghiã hẹp là toàn cầu hóa kinh tế. Dù có những quan điểm khác nhau về toàn cầu hóa, nhưng có thể rút ra 3 điểm cơ bản của toàn cầu hóa : - Toàn cầu hóa là một quá trình, một xu thế phát triển tất yếu gắn liền với sự phát triển và tiến bộ của xã hội loài người. Quá trình này diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn cầu. - Toàn cầu hóa là quá trình làm biến đổi sâu sắc, toàn diện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, môi trường.. của thế giới theo hướng loại bỏ 5
- những sự ngăn cách về vị trí địa lý, từ đó tiến tới loại bỏ sự khác biệt về thể chế, về chính trị của từng quốc gia để tạo ra một sân chơi chung với sự tác động, can thiệp mạnh mẽ của các nước phát triển, các tập đoàn xuyên quốc gia. Các nước đang phát triển sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, thậm chí sẽ mất cả chính quyền nếu không có những chính sách phù hợp khi tham gia vào quá trình này. - Mục đích của toàn cầu hóa là nhằm phát triển kinh tế, do đó toàn cầu hóa kinh tế đóng vai trò chủ yếu trong quá trình toàn cầu hóa. 1.1.2. Sơ lƣợc quá trình hình thành của toàn cầu hóa Quan niệm cổ điển cho rằng toàn cầu hóa bắt đầu vào khoảng thế kỷ 15 sau khi có những cuộc thám hiểm hàng hải quy mô lớn, đánh dấu bởi sự kiện Christopher Columbus đi tìm Ấn Độ nhưng lại phát hiện ra Châu Mỹ. Theo Thomas Friedman, tác giả cuốn "Thế giới phẳng" toàn cầu hóa 1.0 ( hay là làn sóng toàn cầu hóa đầu tiên) kéo dài từ 1492 khi Columbus dương buồm, mở ra sự giao thương giữa Thế giới Cũ và Thế giới Mới cho đến khoảng 1800. Trong Toàn cầu hoá 1.0 tác nhân then chốt của sự thay đổi, động lực thúc đẩy quá trình hội nhập toàn cầu là sức mạnh của mỗi quốc gia. Trong kỉ nguyên này, các nước và các Chính phủ (thường được tôn giáo hay chủ nghĩa đế quốc hay sự kết hợp của cả hai xúi giục) đã dẫn đường phá bỏ các bức tường và nối chặt thế giới lại với nhau, thúc đẩy sự hội nhập toàn cầu. Kỉ nguyên lớn thứ hai, Toàn cầu hoá 2.0, kéo dài từ 1800 đến 2000, bị gián đoạn bởi Đại Khủng hoảng và Chiến tranh Thế giới I và II. Trong Toàn cầu hoá 2.0, nhân tố then chốt của thay đổi, động lực thúc đẩy hội nhập toàn cầu là các công ty đa quốc gia. Các công ty đa quốc gia này tiến hành toàn cầu hoá vì thị trường và lao động, đầu tiên do sự bành trướng của các công ty cổ phần Hà Lan và Anh và Cách mạng Công nghiệp làm mũi nhọn. Trong nửa đầu của thời đại này, hội nhập toàn cầu được cấp lực bởi sự sụt giảm chi phí chuyên chở, nhờ động cơ hơi nước và đường sắt, và trong nửa sau bởi 6
- sự sụt giảm các chi phí liên lạc - nhờ sự phổ biến của điện tín, điện thoại, PC, vệ tinh, cáp quang, và phiên bản ban đầu của World Wide Web (WWW). Chính trong thời đại này mà chúng ta thực sự thấy sự ra đời và trưởng thành của một nền kinh tế toàn cầu, theo nghĩa rằng đã có sự dịch chuyển đủ của hàng hoá và thông tin từ lục địa này sang lục địa khác để ở đó có một thị trường toàn cầu, với sự chênh lệch giá về các sản phẩm và lao động. Vào khoảng năm 2000 chúng ta đã bước vào một kỉ nguyên mới hoàn toàn: Toàn cầu hoá 3.0. Trong khi động lực trong Toàn cầu hoá 1.0 là các nước tiến hành toàn cầu hoá và động lực trong Toàn cầu hoá 2.0 là các công ty tiến hành toàn cầu hoá, động lực trong Toàn cầu hoá 3.0 là năng lực mới tìm thấy cho các cá nhân để cộng tác và cạnh tranh toàn cầu. Song Toàn cầu hoá 3.0 không chỉ khác các kỉ nguyên trước ở chỗ nó làm thế giới co lại và phẳng thế nào và nó trao quyền cho các cá nhân ra sao. Nó khác ở chỗ Toàn cầu hoá 1.0 và Toàn cầu hoá 2.0 chủ yếu do các cá nhân và doanh nghiệp Âu Mĩ dẫn dắt. Tuy Trung Quốc thực sự là nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thế kỉ mười tám, chính các nước, các công ty, những người thăm dò phương Tây tiến hành phần lớn việc toàn cầu hoá và định hình hệ thống. Trong toàn cầu hoá 3.0, các công ty - to và nhỏ - cũng được trao quyền [14, tr.9,10]. 1.1.3. Tác động của toàn cầu hóa đến nền kinh tế thế giới Trong quá trình toàn cầu hóa, khi thế giới bắt đầu chuyển từ một mô hình tạo giá trị chủ yếu theo chiều dọc từ trên xuống (chỉ huy và kiểm soát) sang một mô hình tạo giá trị theo chiều ngang (kết nối và cộng tác), tất cả mọi thứ đều phải thay đổi, đều phải sắp xếp lại. Những ngành công nghiệp dân tộc đã bị tiêu diệt và đang ngày càng bị tiêu diệt, bị thay thế bởi những ngành công nghiệp mới - những ngành công nghiệp mà việc thâu nạp chúng trở thành một vấn đề sống còn đối với tất cả các dân tộc văn minh, những ngành công nghiệp không dùng những nguyên liệu bản xứ mà dùng những nguyên liệu đưa từ những miền xa xôi nhất trên trái đất đến và sản phẩm làm ra không 7
- những được tiêu thụ ngay trong nước mà còn được tiêu thụ ở tất cả các nơi trên trái đất nữa. Thay cho những nhu cầu cũ được thoả mãn bằng những sản phẩm trong nước, thì nảy sinh ra những nhu cầu mới, đòi hỏi được thoả mãn bằng những sản phẩm đưa từ những miền và xứ xa xôi nhất về. Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và các dân tộc vẫn tự cung tự cấp là sự phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc. Công cụ lao động được cải tiến mau chóng, nhờ đó nên các phương tiện giao thông cũng trở nên vô cùng thuận tiện. Toàn cầu hoá thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội hoá các lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần). Toàn cầu hoá góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế thế giới, đặc biệt tăng mạnh tỷ trọng các sản phẩm chế tác (hiện chiếm 21,4%) và các dịch vụ (hiện đã chiếm đến 62,4%) trong cơ cấu kinh tế thế giới [4, tr.6]. Toàn cầu hoá truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn những thành quả mới mẻ, những đột phá sáng tạo về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa kiến thức và kinh nghiệm đến với các dân tộc, tại nhiều nước, đến từng gia đình, từng người dân, dọn đường cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Do đó, tạo thêm khả năng phát triển rút ngắn và mang lại những nguồn lực rất quan trọng, rất cần thiết cho các nước đang phát triển, từ các nguồn vốn vật chất đến các nguồn tri thức và kinh nghiệm cả về chiến lược dài hạn và về tổ chức tiến hành, cả ở tầm vĩ mô của quốc gia và ở tầm vi mô của từng doanh nghiệp và từng hộ. Toàn cầu hoá một mặt gây sức ép mãnh liệt và gay gắt về sức cạnh tranh và hiệu quả của mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp, chỉ rõ vị trí hàng đầu của yếu tố chất lượng, yếu tố thời gian, yếu tố nâng cao giá trị gia tăng để có sức cạnh tranh và hiệu quả. Mặt khác, toàn cầu hoá mở ra những địa bàn và cách thức hoạt động mới, những thị trường mới, những đối tác mới cho từng nước, nhất là các nước đang phát triển. 8
- Tuy nhiên, tiến trình toàn cầu hóa đặc biệt đặt các nước đang phát triển trước những thách thức to lớn của việc hội nhập và phát triển. Do yêu cầu của toàn cầu hóa là đòi hỏi các nước phải phá vỡ các hàng rào bảo hộ quốc gia, dỡ bỏ các biện pháp thuế quan và phi thuế quan cũng như các rào cản khác nên ở nền kinh tế đang phát triển, sản xuất kinh doanh trong nước luôn chịu sức ép nặng nề của các dòng hàng hóa - dịch vụ, công nghệ nhập khẩu và những chấn động khu vực và toàn cầu , trong đó nguy cơ lớn nhất là những chấn động về tài chính - tiền tệ thường sẽ ngay lập tức có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của mọi quốc gia. Toàn cầu hóa cũng làm cho hiện tượng "chảy máu chất xám" diễn ra nhiều và dễ dàng hơn, kéo theo biến tướng là nạn "săn đầu người". Hai hiện tượng này đã góp phần gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, giữa từng khu vực riêng biệt trong một đất nước. 1.2. NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI 1.2.1. Những khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Khái niệm nhượng quyền thương mại Vài năm trở lại đây, chúng ta thường nghe báo chí nhắc đến các thuật ngữ franchise, franchising và được dịch ra tiếng Việt là nhượng quyền thương mại hay nhượng quyền kinh doanh. Thực chất franchise, franchising, nhượng quyền thương mại hay nhượng quyền kinh doanh đều được dùng để chỉ một phương thức kinh doanh đặc biệt - khởi nguồn và phát triển tại Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 19. Nhượng quyền thương mại thực sự phát triển mạnh và bùng phát kể từ sau năm 1945 (khi Thế chiến II kết thúc), với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những hệ thống kinh doanh theo phương thức này. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, nhượng quyền thương mại trở thành phương thức kinh doanh thịnh hành, thành công không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn ở những 9
- nước phát triển khác như Anh, Pháp... Sự lớn mạnh của những tập đoàn xuyên quốc gia của Hoa Kỳ và một số nước châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, khách sạn - nhà hàng đã góp phần “truyền bá” và phát triển hình thức này trên toàn thế giới. Ngày nay, franchise đã có mặt tại hơn 150 nước trên thế giới, riêng tại châu Âu có khoảng 200 ngàn cửa hàng kinh doanh theo phương thức nhượng quyền [48]. Từ khi ra đời cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về phương thức kinh doanh đặc biệt tùy vào nền văn hóa, kinh tế hay chính trị. Hiệp hội nhượng quyền thương mại quốc tế (the International Franchise Association)1 đã định nghĩa: "Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình"[22,tr.19]. Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (the US Federal Trade Commission - FTC) định nghĩa một hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng theo đó Bên giao: (i) hỗ trợ đáng kể cho Bên nhận trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của Bên nhận. (ii) li-xăng nhãn hiệu cho Bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của Bên giao và (iii) yêu cầu Bên nhận thanh toán cho Bên giao một khoản phí tối thiểu [22,tr.19]. 1 Hiệp hội lớn nhất Hoa Kỳ và thế giới được thành lập năm 1960, có khoảng 30.000 thành viên bao gồm các doanh nghiệp bán, mua franchise 10
- Liên minh Châu Âu (EU) định nghĩa “quyền thương mại là một tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng". Nhượng quyền thương mại có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh được Khái niệm ở trên [22,tr.20]. Luật sở hữu công nghiệp của Mêhicô có hiệu lực từ 6/1991 quy định: "Nhượng quyền thương mại tồn tại khi với một li-xăng cấp quyền sử dụng một thương hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một người sản xuất, chế tạo, hoặc bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ với các phương pháp vận hành (operative methods), các hoạt động thương mại, hoặc hành chính đã được chủ thương hiệu (brand owner) thiết lập, với chất lượng (quality), danh tiếng (prestige), hình ảnh của sản phẩm, hoặc dịch vụ đã tạo dựng được dưới thương hiệu đó." [22,tr.20]. Theo quy định về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam được quy định lần đầu tiên tại Luật Thương mại 2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: 1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; 2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh” [18, tr.67]. 11
- 1.2.1.2. Những khái niệm liên quan Hệ thống nhượng quyền thương mại được hình thành nên bởi các thành phần cơ bản sau: Nhà nhƣợng quyền (Franchisor) là một cá nhân hoặc tổ chức sở hữu thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ hoặc bí quyết, có mô hình kinh doanh tối ưu... và tiến hành hình thức kinh doanh bằng cách nhượng quyền cho một hoặc nhiều đối tác qua việc thực hiện hợp động nhượng quyền thương mại. Nhà nhận quyền (Franchisee) là cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh được bên nhượng quyền thông qua hợp đồng nhượng quyền cho phép sử dụng thương hiệu, mô hình kinh doanh, hệ thống các quy trình... để kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ theo một chuẩn thống nhất được nhà nhượng quyền quy định trong cẩm nang nhượng quyền trong một khoảng thời gian, địa điểm và phạm vi nhất định. Phí nhƣợng quyền ( Initial fee or Franchise fee) là khoản phí không hoàn lại mà nhà nhận quyền phải trả cho nhà nhượng quyền để gia nhập hệ thống nhượng quyền cho việc kinh doanh ở một địa điểm hoặc khu vực xác định trong một khoảng thời gian nhất định được hai bên thống nhất trong hợp đồng nhượng quyền. Tùy vào chiến lược kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và uy tín trên thương trường của nhà nhượng quyền mà mức phí này có giá trị khác nhau. Đôi khi mức phí này cũng thay đổi tùy theo vùng miền địa lý của từng hệ thống nhượng quyền thương mại. Phí hoạt động hay phí vận hành (Royalty fee) là khoản phí mà nhà nhận quyền phải trả hàng tháng hoặc quý hoặc năm cho nhà nhượng quyền, được căn cứ trên doanh thu thu được tại địa điểm hoạt động của mình. Mức phí này có thể là tỷ lệ phần trăm doanh thu của tất cả sản phẩm được bán tại cửa hàng hoặc là một mức phí cố định mà nhà nhận quyền phải trả cho nhà nhượng quyền khi tham gia vào hệ thống. Cũng như trường hợp phí nhượng quyền, tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh, ngành nghề kinh 12
- doanh, vùng miền kinh doanh hay uy tín của nhà nhượng quyền mà mức phí này có giá trị khác nhau. Thông thường phí hoạt động này được nhà nhượng quyền tái đầu tư lại hệ thống thông qua các chương trình xúc tiến bán hàng hoặc các chương trình đào tạo, khen thưởng... cho hệ thống nhượng quyền của mình. Cẩm nang nhƣợng quyền (Franchise operation manuals) là tài liệu do nhà nhượng quyền biên soạn, trong đó bao gồm toàn bộ các yếu tố chuyển giao của hệ thống, các định hướng, tôn chỉ hoạt động cũng như những chuẩn mực tạo tiền đề để các yếu tố quan hệ được hình thành và phát triển. Nhà nhận quyền sẽ hoạt động tuân theo cẩm nang nhượng quyền này. 1.2.2. Đặc điểm Theo các định nghĩa được nêu ra ở trên, chúng ta có thể khái quát nhượng quyền thương mại có 4 đặc điểm chung sau: Thứ nhất, nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại trong đó có việc sử dụng chung thương hiệu. Hàng hóa trong hợp đồng nhượng quyền thương mại chính là việc sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền một khoản phí chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu. Chúng ta thường quen sử dụng thuật ngữ “mua franchise” và “bán franchise” nhưng thực chất người nhận quyền không bao giờ mua được thương hiệu hay công thức kinh doanh mà chỉ “thuê” từ chủ thương hiệu trong một thời gian nhất định2. Vậy nhượng quyền thương mại chỉ liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu chứ không có sự chuyển giao quyền sở hữu thương hiệu. Điều này có nghĩa là chủ sở hữu vẫn có quyền tiếp tục khai thác và phát triển thương hiệu của mình và trên thực tế vẫn là chủ sở hữu đối với thương hiệu đó còn việc chuyển giao quyền sở hữu thương hiệu là việc mua đứt bán đoạn thương hiệu cho một đối tác khác, người chủ ban đầu của thương 2 Tuy nhiên do thói quên nên người viết vẫn sử dụng thuật ngữ “mua franchise” và “bán franchise” 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tiềm năng phát triển mô hình nhượng quyền thương mại (franchise) trong hệ thống kinh doanh đồ ăn nhanh (fastfood) tại Việt Nam: KFC và bài học kinh nghiệm
91 p | 318 | 83
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua hoạt động nhượng quyền thương mại của công ty cà phê Trung Nguyên
96 p | 264 | 69
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn nhanh trên thế giới - bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
94 p | 381 | 55
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam
139 p | 268 | 52
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam
108 p | 297 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại trong ngành bán lẻ tại thị trường Việt Nam
99 p | 203 | 46
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhượng quyền phân phối sản phẩm trên thế giới và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam
93 p | 177 | 33
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt nam và phương hướng phát triển trong thời gian tới
116 p | 127 | 30
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhượng quyền thương mại và xu hướng phát triển của mô hình này tại Việt Nam
102 p | 161 | 28
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam
118 p | 143 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của nhà hàng King BBQ Huế
117 p | 143 | 25
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội
85 p | 43 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam
107 p | 132 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2017
85 p | 34 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp phát triển hệ thống phân phối theo hình thức nhượng quyền của công ty TNHH Gạo Gạch
73 p | 37 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp phát triển hệ thống phân phối theo hình thức nhượng quyền của công ty TNHH Gạo Sạch
73 p | 37 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật Việt Nam
59 p | 13 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn